Cứ Đi Để Lối Thành Đường
Giới thiệu sách Cứ Đi Để Lối Thành Đường – Tác giả Phoenix Ho
Cứ Đi Để Lối Thành Đường
Cứ Đi Để Lối Thành Đường là những thao thức, những trải nghiệm sống động, những chia sẻ chân tình, tâm huyết của một người chọn nghề tư vấn hướng nghiệp làm tình yêu và lẽ sống của mình. Điều quan trọng nhất không phải là cố gắng không thay đổi mà chính là tìm ra điểm bất biến trong thế giới mau thay đổi này: đó là hiểu rõ bản thân.
Dù ở bất cứ thời điểm nào, chỉ cần một người hiểu rõ điểm mạnh của mình, biết được điều gì quan trọng nhất với bản thân, hiểu rõ những ảnh hưởng tích cực quanh mình, tìm hiểu kỹ đặc điểm của thị trường lao động rồi lên kế hoạch phát triển cho nghề nghiệp phù hợp với mình nhất là được. Và khi đã ra quyết định, thì phải sẵn sàng chịu trách nhiệm với tất cả kết quả, kể cả thất bại. Để rồi nhìn nhận lại bản thân, một lần nữa bắt đầu quy trình hướng nghiệp mới vì quá trình thật sự quan trọng mà bạn cần làm. Kết quả cuối cùng của quyết định nghề nghiệp tốt chính là sự bình an trong tâm hồn.
Việc xã hội ngày càng khắt khe với mọi công việc, ngành nghề đã trở thành vấn đề nan giải mà hầu hết các bạn trẻ đang vô cùng băn khoăn và lo lắng. Chính vì điều đó, các bạn mơ hồ trong định hướng tương lai cũng như chọn cho mình một ngành học phù hợp.
Nhưng các bạn trẻ thân mến, chúng ta không nên quá lo lắng trong định hướng nghề nghiệp, bởi lẽ cuộc sống luôn cho bạn cơ hội để lựa chọn và thể hiện năng lực của mình. Qua cuốn sách Cứ đi – để lối thành đường, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều về con đường huớng nghiệp, cũng như những câu chuyện rất thực tế và đời thường mà chính Phoenix Ho đã trải qua. Từ đó, chúng ta có thể cảm nhận được những khó khăn, trắc trở hay niềm vui và hạnh phúc mà chị đã trải nghiệm. Đó cũng chính là con đường sẽ dẫn bạn đi đúng hướng đến những chặng tiếp theo mà bạn chuẩn bị bước tới.
Vậy khó khăn nhất là chặng đường từ khi bắt đầu đến lúc chúng ta tìm ra lối rẽ của riêng mình. Trước khi được là chính mình, bạn phải hòa mình vào môi trường, học hỏi từ xung quanh và lớn mạnh từ từ. Khi đã quen, đã hiểu, đã vững vàng, lúc ấy chẳng ai có thể cản trở bạn tỏa sáng, thể hiện sức mạnh trong khả năng của mình. Vậy thì hãy dùng thời gian và sự kiên trì để chứng minh mình là ai, bạn nhé!
Cuốn sách Cứ Đi Để Lối Thành Đường gồm bốn phần chính:
- Hướng nghiệp là một hành trình;
- Nối liền hai thế hệ;
- Hướng nghiệp và tâm an;
- Những nghĩ suy.
Ngoài ra, còn có phần phụ lục phân tích về tác dụng hai mặt của phương pháp trắc nghiệm, được minh họa bằng những ca tư vấn cụ thể trong thực tiễn; những chỉ dẫn cần thiết về các bước chọn ngành, chọn trường và mục tiêu nghề nghiệp.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Cứ Đi Để Lối Thành Đường
- Tên Nhà Cung Cấp: FIRST NEWS
- Tác giả: Phoenix Ho
- NXB: NXB Thế Giới
- Trọng lượng: (gr) 550
- Hình thức: Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Cứ Đi Để Lối Thành Đường
1. Một Cuốn Sách Nên Có Trong Tủ Sách Của Bạn!
Cứ Đi Để Lối Thành Đường là những câu chuyện, chia sẻ của những người anh, người chị trong con đường hướng nghiệp của bản thân, họ tìm đến Phoenix như là một nơi để nói lên tiếng nói bên trong con người của mình, rồi dần họ tìm được thấy chính mình.
2. Tìm Thấy Chính Mình Đâu Đó Trong Từng Trang Sách Của Cô!
Biết đến cô qua một bài note mà cô share trên Facebook, bị ấn tượng mạnh bởi cái tên đặc biệt của cô. Sau đó lại nghe về cô nhiều hơn thông qua lời kể của các bạn và anh chị trong TVĐH. Rồi khi nhiều đêm trăn trở về hướng đi tương lai của mình, em được một người anh giới thiệu cuốn sách này với câu nói “Hay lắm. Mua đọc đi!” Và thế là đã bật dậy đặt hàng Tiki ngay vào lúc gần 2h khuya. Và đến lúc cầm trên tay quyển sách, lật giở từng trang, em đã không thể dừng đọc được. Chỉ có thể nói Cứ Đi Để Lối Thành Đường là một quyển sách cần phải có cho những ai còn chông chênh với câu hỏi “Tôi là ai? Tôi muốn gì?”
3. Sách Định Hướng Nghề Nghiệp Tốt!
Cuốn sách Cứ Đi Để Lối Thành Đường này rất hay và phù hợp với các bạn sinh viên, đặc biệt những bạn còn đang loay hoay tìm chọn con đường cho mình sau này. Nếu bạn chưa biết mình thích gì, muốn gì và hợp với điều gì… Cứ đi để lối thành đường là cách hay nhất.
4. Nhiều người cứ thay than vãn tại sao mọi thứ cứ thay đổi nhanh chóng và bản thân chẳng bao giờ bắt kịp, tại sao thành công luôn chừa họ ra mà đến với người khác. Thực chất, có những chuyện trong cuộc đời này không hẳn là do số phận hay các yếu tố ngoại cảnh tạo thành mà đều là do tâm thức của chúng ta chưa đủ vững vàng để bước tiếp mà thôi. “Cứ đi để lối thành đường” như một lời cổ vũ cho bạn trẻ – những người còn đang băn khoăn với suy nghĩ và cuộc sống của chính mình, để họ biết cách mạnh mẽ mà đi tiếp. Điều quan trọng chính là hãy hỏi bản thân cần gì, điều gì là tâm mình muốn nhất, hiểu rõ khả năng và cho phép bản thân đạt được những sở nguyện trong tầm với.
5. Biết đến cô qua một bài note mà cô share trên Facebook, bị ấn tượng mạnh bởi cái tên đặc biệt của cô. Sau đó lại nghe về cô nhiều hơn thông qua lời kể của các bạn và anh chị trong TVĐH. Rồi khi nhiều đêm trăn trở về hướng đi tương lai của mình, em được một người anh giới thiệu cuốn sách này với câu nói “Hay lắm. Mua đọc đi!” Và thế là đã bật dậy đặt hàng Tiki ngay vào lúc gần 2h khuya. Và đến lúc cầm trên tay quyển sách, lật giở từng trang, em đã không thể dừng đọc được. Chỉ có thể nói đây là một quyển sách cần phải có cho những ai còn chông chênh với câu hỏi “Tôi là ai? Tôi muốn gì?” Chúng ta đều có con đường riêng của mình, hãy mạnh dạn khám phá nó, sống vui với nó, và đừng chăm chăm hối hận về quá khứ vì – ngày hôm nay sẽ là quá khứ của ngày mai.
Review sách Cứ Đi Để Lối Thành Đường
Cứ Đi – Để Lối Thành Đường – Hành Trình Hướng Nghiệp Cho Người Trẻ Việt Nam
“Em cảm thấy hoang mang…”, “Em không thích ngành học của mình” đó là câu nói rất phổ biến của nhiều bạn trẻ hiện nay. Hàng năm số lượng cử nhân tốt nghiệp xong chuyển thẳng qua thất nghiệp vẫn đều đều không giảm. Nguyên nhân là do đâu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, hướng nghiệp cho học sinh là môn học bắt buộc. Các em từ nhỏ đã được tìm hiểu về những thiên hướng phát triển của bản thân. Thầy cô, phụ huynh và chính bản thân các em sẽ liên tục đặt ra những câu hỏi để từ đó em có thể tự xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích cá nhân. Nhờ vào những nền tảng vững chắc này mà khi lên cấp 3 các em đã có thể tự do lựa chọn ban ngành mình yêu thích để phát triển. Định hướng nghề nghiệp rõ ràng là hành trang giúp các em vào trường Đại học, sau đó ra trường đời dễ dàng hơn rất nhiều. Quay trở lại Việt Nam, chúng ta phải thừa nhận một thực tế đau lòng rằng hướng nghiệp của giáo dục nước ta vẫn chưa được coi trọng. Đến lớp 12 thậm chí lên đại học rồi đi làm, chúng ta vẫn lựa chọn nghề nghiệp theo ngành hot, theo sở thích nguyện vọng của gia đình. Để rồi từ đó kéo theo những gãy đổ từ bên trong của cả một thế hệ. “Cứ Đi Để Lối Thành Đường” của tác giả Phoenix Ho là quyển sách chia sẻ những tâm tư, trăn trở của một người chị đã đi trước dành cho thế hệ trẻ Việt Nam. Tuổi 18 bạn vẫn chưa biết được mình muốn, mình thích gì. 22 tuổi bạn vẫn chưa có được một công việc phù hợp. Tất cả đều không sao cả. Miễn là mình vẫn còn cố gắng, vẫn còn nỗ lực cho tương lai của bản thân là được.
Phần I: Hướng nghiệp là một cuộc hành trình – Cứ Đi Để Lối Thành Đường
Hướng nghiệp là một cuộc hành trình dài và bền bỉ. Trong cái thế giới liên tục và hàng ngày thay đổi thì tìm lại bên trong và hiểu vể bản thân là điều sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt.
Em chọn ngành gì?
Lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân là vấn đề khó khăn của rất nhiều người. Các em học sinh cùng gia đình khi chọn nguyện vọng thi đại học thường dựa vào ngành để gắn với một nghề nghiệp nhất định. Ví dụ như học Sư phạm thì sau này ra trường làm giáo viên, tốt nghiệp Kế toán thì chắc chắn sau này sẽ làm Kế toán hay kiểm toán…vân vân. Hoặc cảm tính hơn nữa sẽ dựa vào mức độ an toàn hay hấp dẫn của nghề nghiệp trong thời điểm hiện tại để lựa chọn ngành học.
Trên thực tế, 3, 4 năm Cao đẳng, Đại học là thời điểm vàng để em rèn luyện kỹ năng và xây dựng mạng lưới quan hệ. Dựa vào những kiến thức mà mình đã học được tại trường em có thể tự do hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mình mà không cần phải gắn với cái tên hay chức danh kèm theo đó. Có rất nhiều quan điểm cho rằng “Nghề chọn mình chứ mình không chọn nghề”. Câu nói này không có đúng có sai. Quan trọng là cách bạn nhìn nhận và diễn giải vấn đề như thế nào. Nghề nghiệp là một cuộc hành trình dài tìm kiếm. Chúng ta phải liên tục trải nghiệm để chọn được công việc phù hợp nhất với bản thân. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cũng nên nhận thức được rằng: Không có lựa chọn nào là đúng 100% cả, chỉ có lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh của bạn hiện tại mà thôi. Vì vậy, nếu công việc hiện tại không phù hợp thì bạn vẫn có thể bỏ và tiếp tục hành trình hướng nghiệp của mình.
Mỗi ngày có nhiều công việc mới được tạo ra, với nhiều tên gọi khác nhau, tùy vào nhu cầu của người tuyển dụng. Vì vậy, thay vì tập trung vào “tên nghề”, ta hãy chú tâm đến những kỹ năng mà công việc ấy đòi hỏi, rồi nối chúng với những kỹ năng có sẵn. Nếu ta có hơn 70% phù hợp, thì ta có thể nộp đơn thử vị trí đó rồi.
“Tôi là tác giả cuốn sách đời tôi”
Chịu trách nhiệm 100% về cuộc đời mình nghe đơn giản nhưng thật ra lại không dễ như tưởng tượng. Chúng ta luôn phải học cách trưởng thành, nhận lỗi sai do chính mình gây ra. Chấp nhận rằng cuộc sống hiện tại của mình là hệ quả của những lựa chọn trong quá khứ. Nhận thức được như vậy mới giúp bạn tiến bộ lên được.
Cha mẹ không thể sống thay cho mình hết cả cuộc đời. Vì vậy nếu những hướng dẫn của phụ huynh dành cho mình không còn đúng nữa thì bạn hãy đứng lên giành lại quyền chủ động cho cuộc sống của mình. Thuyết phục cha mẹ bằng những hành động nhỏ, công việc thường ngày như rửa chén, nấu cơm, lau nhà…vân vân. Thực hiện tốt nhiệm vụ của một thành viên trong gia đình để ba mẹ không còn thấy mình nhỏ bé nữa. Để ba mẹ có thể tin tưởng và trao cho mình đôi cánh để bay xa.
Đoản khúc về Giáo dục và Việc làm
Hướng nghiệp là một hành trình dài. Từ khâu chọn ngành nghề đến khi đi học và hậu tốt nghiệp. Mỗi giai đoạn đều có những khó khăn khác nhau. Nhiều bạn trẻ ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường rất năng động và lăn xả, họ nắm giữ vị trí làm lãnh đạo các đoàn hội này nọ. Cánh cửa tương lai của họ thật rộng mở. Cho đến khi ra trường thì lại bị gáo nước lạnh đầu tiên tạt thẳng vào mặt. Họ không thể bắt đầu được từ vị trí nhỏ, không thể làm quen được với những anh chị tiền bối ù lì ngại thay đổi… Để rồi từ đó hậu quả nhãn tiền là sau ba tháng đi làm lại nhảy việc.
Theo tác giả chia sẻ, công việc nào cũng vậy. Chúng ta nên học hỏi và làm từ những vị trí thấp nhất. Đức tính khiêm cung luôn nên đặt trên hàng đầu. Làm nhiều, rèn luyện nhiều thì kiến thức và kỹ năng vì thế sẽ tăng lên. Nếu bạn muốn thay đổi hệ thống thì cách tốt nhất là nên ở lại. Chỉ có hiểu thì mới thương. Sau khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng nếu vẫn cảm thấy lấn cấn, không phù hợp thì nhảy việc là điều tất yếu. Điều đặc biệt là hãy tin tưởng vào bản thân của mình. Tin vào sự lựa chọn của trái tim và cam kết theo đuổi cho đến cùng. Vì không có quyết định nào là đúng 100% cả, mà lúc nào cũng kèm theo cả những khó khăn và trắc trở. Phần ít những người xuất chúng trong xã hội đều vượt ra khỏi đám đông từ những công thức này.
Phần II: Nối liền hai thế hệ – Cứ Đi Để Lối Thành Đường
Trong hành trình tư vấn hướng nghiệp, giúp đỡ các bạn học sinh sinh viên gặp khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống, tác giả nhận ra một thực tế rằng: Những quyết định liên quan đến nghề nghiệp của người trẻ Việt Nam chịu ảnh hưởng ít nhiều đến sự ủng hộ của gia đình. Có rất nhiều bạn trẻ tìm đúng được công việc phù hợp với nguyện vọng và sở thích của bản thân nhưng nếu không nhận được sự ủng hộ của gia đình thì lựa chọn đó lại khiến em không được vui vẻ và hạnh phúc. Một số trường hợp cha mẹ bắt đầu hiểu, đồng ý và hỗ trợ con mình thì đó chính là nguồn động lực lớn lao để các bạn có thể đi vững trên con đường mình đã chọn. Gia đình trong văn hóa của người Á Đông luôn đóng một vai trò thiêng liêng nhất định. Hiểu được điều này thì chúng ta có thể tìm được cách giúp hóa giải những khó khăn, ngăn trở của gia đình thành những thuận lợi chắp cho bạn đôi cánh bay cao bay xa.
Đoản khúc về tình yêu vô điều kiện
Nếu ở trên đời này có người sẽ yêu thương bạn nhất dù cho bạn có khiếm khuyết về thân thể hay không được tài giỏi như những người bạn đồng trang lứa thì đó chính là cha mẹ của bạn đấy! Họ luôn sẵn sàng che chở và bảo bọc dù cho có 15 – 20 – 30 hay 40 tuổi thì bạn vẫn luôn nhỏ bé trong mắt của họ. Tuy nhiên, đôi khi yêu thương không đúng cách sẽ trở thành con dao hai lưỡi làm khoảng cách giữa hai thế hệ lại càng sâu sắc hơn.
Phần lớn ba mẹ của chúng ta được trưởng thành và lớn lên trong giai đoạn sau chiến tranh 1975. Thời kỳ bao cấp khó khăn, từng bữa cơm hạt gạo đều phụ thuộc vào tem phiếu của nhà nước. Chính những điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến mong muốn của phụ huynh về công việc trong tương lai của con. Giá trị tiên quyết mà nghề nghiệp phải có, đó là: tính an toàn và ổn định.
Ở mặt bên kia của vấn đề, chúng ta – những người trẻ thế hệ Y năng động và nhanh nhạy với công nghệ hiện đại, tìm hiểu thế giới bên ngoài bằng Facebook và Internet. Chúng ta sống trong một thời đại mới mà ở đấy tính ổn định vẫn là một khái niệm mơ hồ, không có ranh giới. Nghề nghiệp lý tưởng của thế hệ chúng mình là công việc mang lại ý nghĩa trong cuộc sống đồng thời cũng được yêu thương và gắn bó với nơi làm việc.
Chính những điều này đã tạo nên sự khác biệt và khoảng cách thế hệ. Ba mẹ không hiểu hết được những suy nghĩ, tâm tư của con. Con cái cũng không biết cách bày tỏ những tình cảm, ý nghĩ của mình cho phụ huynh mà đôi khi lại có những phản ứng quyết liệt hoặc đáng sợ hơn là im lặng và trút những muộn phiền, buồn bực của mình lên mạng xã hội.
Có lẽ như các thầy cô đã dạy tôi ngày xưa: “Trước khi làm mẹ tốt, em nên hiểu rõ tâm lý bản thân, để khi em phải đưa ra quyết định trong vai trò người mẹ, em hiểu rõ những quyết định ấy được dựa trên những giá trị nào, thay vì chỉ quyết định theo phản xạ cảm xúc của mình”
Thư gửi các bạn trẻ: Niềm tin phải được thiết lập từ từ
Vận mệnh cuối cùng vẫn do mình nắm giữ. Bạn không thể thay đổi được suy nghĩ của mọi người xung quanh nhưng có thể thay đổi được thái độ sống của bản thân. Để bố mẹ có thể tin tưởng và không áp đặt những quyết định lên con cái nhiều nữa, điều đầu tiên bạn cần phải làm đó là thiết lập niềm tin từ từ, “Trust – You have to earn”. Kiên nhẫn và cư xử trưởng thành là cách để bạn xây dựng hình ảnh cá nhân của mình.
Hãy ngẫm nghĩ thử xem trách nhiệm mà mình phải làm đi đôi với những quyền lợi nào. Ví dụ, trách nhiệm của bạn là phải học hành chăm chỉ, đạt thành tích cao trong học tập thì quyền lợi trong gia đình của bạn là được ăn cơm ngày ba bữa, không phải làm việc nhà, đi học cũng có người đưa đón. Từ đó tự xác định thử xem với cha mẹ những giá trị nào là quan trọng nhất đối với gia đình nhỏ của mình. Nếu phụ huynh coi trọng thành tích học tập thì bạn hãy thỏa mãn cha mẹ bằng cách chủ động hơn trong việc học, không để nhắc nhở và tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết ngoài trường học. Khi bạn làm tốt những trách nhiệm này, bố mẹ sẽ thấy được sự chủ động và tự lập của bạn trong học tập từ đó bạn sẽ dành quyền quyết định cho những lựa chọn của mình nhiều hơn.
Thư gửi các bậc bố mẹ: Ngày con ra trường
Lễ tốt nghiệp đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Ngày con khoác lên mình tấm áo cử nhân ba mẹ ngồi dưới cũng hãnh diện vì đã “lo xong phần cho con”. Những ngày sau đó, khi niềm vui đã qua đi, con hàng ngày vẫn đều đặn ngồi trên máy tính để tìm việc. Hai tuần, ba tuần rồi một tháng vẫn thấy con ậm ừ chưa kiếm được việc làm. Bố mẹ cảm thấy lo lắng và bắt đầu chạy đôn chạy đáo để tìm việc cho con. Trong trường hợp này, hiểu biết và cảm thông là hai yếu tố hàng đầu hỗ trợ con qua nhanh giai đoạn này.
Thông thường, để tìm kiếm công việc phù hợp thì cần ít nhất từ 3 – 6 tháng để tìm hiểu về thị trường tuyển dụng, công ty cũng như ngành nghề mình mong muốn. Giai đoạn này có thể tốn rất nhiều thời gian, nhưng về lâu về dài sẽ giúp ích rất nhiều cho tương lai của con sau này. Ba mẹ cũng có thể gíup đỡ con bằng cách động viên tinh thần cho con, giúp con bớt lo lắng và hướng những suy nghĩ của con về phía tích cực.
Phần III: Hướng nghiệp và tâm an – Cứ Đi Để Lối Thành Đường
Hướng nghiệp và cảm xúc là hai thứ tưởng không liên quan với nhau nhưng lại có mối liên hệ rất chặt chẽ. Đứng trước những sóng gió của cuộc đời, giữ được tâm an là cách giúp bạn làm tốt những vai trò của mình.
Viết về những nỗi sợ
Chúng ta được sinh ra và thừa hưởng nền Giáo dục, mà tại đó sự Hoàn hảo luôn được đề cao. Đó là nguyên nhân giải thích những nỗi sợ không tên của người trẻ. “Sợ mình chưa đủ giỏi”, “Sợ mình chưa đủ tốt”. Những cảm xúc và suy tư thật của bản thân bị dồn nén lại. Chúng ta sống không chỉ vì mình mà còn vì những người xung quanh, vì những định kiến xã hội và cả những nhãn mác gắn liền với chức vụ.
Những giọt nước mắt và nỗi buồn đôi khi lại làm chúng ta xấu hổ vì cảm thấy mình thật là mỏng manh và yếu đuối.
Cách tốt nhất để vượt qua được những giai đoạn khó khăn về tâm lý này là hãy học cách gọi tên những cảm xúc. Khi buồn, ta biết mình buồn. Khi giận, ta biết mình giận. Sau đó xoa dịu, lắng nghe và vỗ về nó, cảm ơn vì đã giúp bản thân mình sống sâu sắc và trưởng thành hơn.
Nhận ra được gốc rễ của những nỗi sợ sẽ giúp bạn vượt qua chúng dễ dàng hơn rất nhiều. Phải hiểu thì mới thương là chìa khóa cho cuộc sống viên mãn.
Đoản khúc về niềm đam mê
Câu chuyện tìm kiếm niềm đam mê trong công việc tư vấn – hướng nghiệp của tác giả cũng trải qua rất nhiều nốt thăng nốt trầm mới có được như ngày hôm nay. Thời trẻ, chị cũng mắc nhiều sai lầm khi chọn ngành học. Mãi đến tuổi 30, qua nhiều trải nghiệm và bài học cuộc sống, chị cũng chọn lựa đúng đắn khi theo học chương trình thạc sĩ tư vấn hướng nghiệp. Trong suốt thời gian ấy, chị đi làm ở rất nhiều vị trí từ công nhân hãng điện tử, đến nhân viên xếp quần áo trong cửa hàng, từ nhân viên giao dịch ngân hàng đến nhân viên tiếp điện thoại…Những trải nghiệm phong phú này là chất liệu cho cuộc sống của chị thêm phong phú. Đồng thời cũng giúp chị tiến gần hơn đến công việc hiện tại của mình.
Chúng ta là những cá thể độc lập và khác nhau. Mỗi một người là một câu chuyện, một hoàn cảnh. Dù cho hai anh em sinh đôi có cùng chung một cha mẹ và điều kiện sống, họ cũng không giống nhau hoàn toàn. Thế giới trở nên nhiều màu sắc và thú vị hơn cũng nhờ điều này.
Để tìm kiếm được niềm đam mê trong công việc, cách hay nhất vẫn là quên nó đi. Đừng chăm chăm vào cái đích đến của cuộc hành trình, mà hãy sống trọn vẹn và hết mình cho ngày hôm nay. Hiện tại là quá khứ của ngày mai. Hãy ra ngoài làm việc nhiều hơn, yêu thương nhiều hơn, tự tạo may mắn cho tương lai của mình. Quan trọng hết vẫn là phải hiểu được bản thân. Hiểu được mình muốn gì, cần gì và phải làm gì. Mỗi giai đoạn, mỗi chặng đường đã đi qua nên nhìn lại để biết mình đã đến được những đâu. Từ đó rút bài học kinh nghiệm rồi lại tiếp tục cuộc hành trình.
Phần IV: Những nghĩ suy – Cứ Đi Để Lối Thành Đường
Trong hành trình tìm việc, bên cạnh những kiến thức, kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu thì xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp là yếu tố cần thiết để giúp bạn kiếm được công việc tốt. Càng nhiều người biết đến khả năng của bạn, cơ hội tìm được vị trí phù hợp lại càng cao. Các bạn sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên ra ngoài và trải nghiệm nhiều hơn nữa. Đi làm thêm, đi tình nguyện, hoạt động công tác xã hội. Những thứ này sẽ giúp bạn rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết đồng thời tạo thêm cơ hội để gặp gỡ, tiếp xúc những anh chị tiền bối hay những bạn trẻ đồng trang lứa có cùng chí hướng.
Viết về sự biến động
Đi làm rồi sẽ thấy cuộc sống không tuyền một màu hồng như mình đã tưởng tượng. Hóa ra trường đời còn rất nhiều thứ cần phải học. Từ cách giao tiếp với sếp và đồng nghiệp, từ cách làm việc sao cho hiệu quả… Mọi thứ đều cần phải có thời gian để học hỏi và thích nghi. Thay vì than phiền về đồng nghiệp, về sếp cũng như công việc, thay đổi chính bản thân mình là điều nên và cần làm.
Giữ cho tâm được tĩnh lặng, quan sát mọi thứ với cái nhìn chiến lược và bao quát. Bạn sẽ không còn gắn những khó khăn, trở ngại theo suy nghĩ cá nhân nữa. Trí não nhờ thế cũng làm việc tốt hơn. Từ đó bạn có thể dễ dàng nghĩ ra được những cách giải quyết tích cực.
Tình yêu – biết tìm nơi đâu?
Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu ví hành trình tìm việc như kiếm người yêu đích thực. Trong mô hình “Vòng tròn tình yêu” mà tác giả đã giới thiệu, hiểu được mình là ai là điều vô cùng quan trọng. Vì chỉ khi học được cách yêu thương chính mình thì mới có thể quan tâm và chăm sóc được cho mọi người xung quanh. Tiếp theo, điều bạn cần phải làm đó làm nghiên cứu xem đời sống hôn nhân lý tưởng mà bạn mong muốn là như thế nào. Bạn thích một cuộc sống mà ở đấy bạn và người ấy cùng đi du lịch, bay nhảy khắp nơi hay mơ về tương lai mà ở đấy chồng/vợ cùng nấu và san sẻ những bữa cơm. Tất cả đều phải tìm hiểu kỹ.
Cuối cùng, điều bạn cần phải làm, đó là cho càng nhiều người càng tốt biết đến ước muốn của mình. Đồng thời, cũng nên ra ngoài nhiều hơn để tìm kiếm đối tượng trong mơ. Nếu crush một ai đó thì hãy thầm lặng quan sát, tìm hiểu thêm về họ. Kiên nhẫn và cho bản thân và họ một cơ hội. Hành trình đi tìm nghề nghiệp cũng vậy. Cách tốt nhất để biết mình có phù hợp với công việc đó không là phải thử! Can đảm và mạnh dạn lên bạn nhé vì trường hợp xấu nhất là người ta sẽ từ chối mình. Nhưng như vậy cũng vẫn tốt hơn là giấu những cảm xúc, tình cảm của mình lại bên trong và tiếc nuối. Hướng nghiệp và tình yêu luôn đi song hành cùng với nhau. Một người có tình yêu viên mãn thì công việc từ đó mà thăng tiến. Và cũng đúng luôn với chiều ngược lại. Nếu vẫn còn lận đận trong sự nghiệp và bơ vơ trong tình yêu thì điều đầu tiên cần phải làm là yêu thương bản thân mình trước bạn nhé. Mọi việc rồi sẽ ổn!
Lời kết:
Trong cái thế giới liên tục thay đổi thì thứ duy nhất bạn có thể giữ lại đó chính là bản thân của mình. Hành trình hướng nghiệp có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, trắc trở hơn bạn tưởng tượng. Nhưng hãy cứ tiếp tục và kiên trì bạn nhé. Ngọc chỉ tỏa sáng khi được mài giũa. Với cuốn sách Cứ Đi Để Lối Thành Đường chúc bạn sớm tìm được con đường riêng cho mình!
Mua sách Cứ Đi Để Lối Thành Đường ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Cứ Đi Để Lối Thành Đường” khoảng 58.000đ đến 78.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Cứ Đi Để Lối Thành Đường Shopee” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Cứ Đi Để Lối Thành Đường Tiki” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Cứ Đi Để Lối Thành Đường Fahasa” tại đây
Đọc sách Cứ Đi Để Lối Thành Đường ebook pdf
Để download “sách Cứ Đi Để Lối Thành Đường pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 30/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
ad ơi cho mình xin file sách “Cứ Đi Để Lối Thành Đường” được không
hoangtho114005@gmail.com
cho em xin link ebook cuốn “Cứ đi để lối thành đường” với ạ. Em đã like page r ạ. Cảm ơn ad nhiều!!!
hientran.htt3@gmail.com