Sao Ta Làm Điều Ta Làm
Giới thiệu sách Sao Ta Làm Điều Ta Làm – Tác giả Edward L Deci
Sao Ta Làm Điều Ta Làm
Thấu hiểu động lực; Giải mã hành vi; Làm chủ cuộc đời – Quyển sách chứa đựng hy vọng, cho biết những gì chúng ta có thể làm với chính mình
Liệu rằng, mọi quyết định mà bạn đưa ra trong từng giai đoạn của cuộc đời có chính là từ niềm yêu thích, sự thôi thúc từ bên trong hay bị chi phối bởi các tác nhân bên ngoài?
Đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, chúng ta luôn vật lộn để đưa ra những lựa chọn. Khó phân định đâu là quyết định xuất phát từ việc bản thân muốn “chọn làm”, đâu là những quyết định bị kiểm soát “phải làm”.
Bắt nguồn từ trăn trở tương tự về việc tự chủ hay bị kiểm soát, Edward L. Deci cùng cộng sự của mình đặt ra câu hỏi: Tại sao trẻ em chào đời với thiên hướng khát khao học hỏi, chúng tò mò và hiếu kỳ với tất cả mọi thứ, thế nhưng tính hiếu kỳ và năng lực học hỏi này dần suy giảm khi bọn trẻ bước vào môi trường học đường? Bằng những nghiên cứu và quan sát của mình, Edward L. Deci đã cho ra đời quyển sách “Sao ta làm điều ta làm”, nhằm giúp giải quyết những trăn trở về động lực thúc đẩy hành vi con người thông qua các nghiên cứu về khía cạnh nền tảng của Tâm lý học hành vi: Động lực.
Edward L. Deci trình bày về động lực nội tại của con người xoay quanh sự phân biệt quan trọng trong hành vi, giữa việc nó là tự chủ hay bị kiểm soát. Tự chủ là hành động đúng theo cái tôi của bản thân, nghĩa là cảm thấy tự do và tự nguyện khi hành động. Ngược lại, bị kiểm soát nghĩa là hành động vì phải chịu áp lực. Khi bị kiểm soát, con người hành động mà không cảm thấy có sự tán thành của bản thân. Lúc này, những hành vi của họ không phải là biểu hiện của cái tôi, vì cái tôi đã bị kiểm soát và khuất phục.
Một hành vi được coi là lành mạnh, hiệu quả và có khả năng tự duy trì phải đến từ một động lực nội tại có tính tự chủ, hợp nhất với cái tôi của mỗi người. Hoạt động tự chủ đòi hỏi rằng một điều lệ hay quy tắc được nội hóa phải được chấp nhận là của bản thân bạn; điều lệ đó phải trở thành một phần trong bạn. “Yếu tố then chốt để xác định liệu con người có đang sống một cách tự chủ hay không là liệu họ có cảm thấy, tận sâu bên trong, rằng những hành động của họ là lựa chọn của chính họ hay không.”, Edward L. Deci nhấn mạnh.
Có nhiều hiểu lầm về những thứ có thể tạo động lực cho hành vi con người, trong đó hai hiểu lầm cơ bản nhất là phần thưởng và hình phạt. Hình phạt hiển nhiên là thứ có tính kiểm soát, và vì vậy nó làm xói mòn động lực. Nhưng trái với suy nghĩ của nhiều người, phần thưởng là động lực bên ngoài, và nó cũng làm suy yếu động lực nội tại – sức sống, sự tự nguyện, tính chân thật và hiếu kỳ vốn nằm trong bản chất của con người.
Qua 13 chương sách, Edward L. Deci cùng cộng sự Richard M. Ryan, bước đầu xác định những điểm đối lập của sự tự chủ và bị kiểm soát, từ đó chỉ ra tầm quan trọng của tính tự chủ, nhu cầu tự chủ trong mỗi con người. Từ những nghiên cứu về động lực để xem xét mối quan hệ giữa sự tự chủ với trách nhiệm, khám phá sự khác biệt giữa động lực nội tại và ngoại tại, Edward L. Deci dẫn dắt độc giả một lần nữa suy ngẫm vấn đề thúc đẩy tính trách nhiệm trong cuộc sống, duy trì tính tự chủ giữa vô vàn sự kiểm soát để hướng đến cuộc sống tự do, hạnh phúc.
“Cuốn sách này chứa đầy hy vọng, vì nó cho biết những gì chúng ta có thể làm cho chính mình, cho con cái, nhân viên, bệnh nhân, học sinh và các vận động viên của chúng ta – đúng hơn là những gì chúng ta có thể làm cho xã hội”, tác giả khẳng định.
“Sao ta làm điều ta làm” không phải thần dược có khả năng cứu chữa cho cuộc đời của bất cứ ai, mà với những quan sát của mình, Edward L. Deci đã đưa ra các giải pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề trăn trở trong hành vi con người. Theo ông, các giải pháp này tương thích với mỗi cá nhân trong việc quản lý bản thân, và chúng có thể áp dụng cho các vai trò giáo viên, nhà quản lý, cha mẹ, bác sĩ và huấn luyện viên.
Cách “chữa bệnh” bắt đầu từ việc hiểu về động lực của con người – ở mức độ có tính tự chủ và sử dụng những hiểu biết đó để quản lý bản thân hiệu quả hơn, kết nối và tạo ra những mối quan hệ bền chặt hơn, thúc đẩy sự tự chủ lành mạnh của bản thân và những người xung quanh để kiến tạo một cuộc sống ý nghĩa.
Tiến sĩ Edward L. Deci sinh năm 1942, là giáo sư tâm lý học và là giám đốc chương trình động lực con người ở Đại học Rochester. Cùng với Richard Ryan, Edward L. Deci đã xây dựng Lý thuyết về tự quyết (SDT – self-determination theory). SDT là học thuyết vĩ mô về động lực con người và có sức ảnh hưởng lớn trong nhánh tâm lý học hành vi. Lý thuyết này được áp dụng rộng rãi để dự đoán hành vi và chỉnh đốn hành vi trong nhiều phạm vi khác nhau, bao gồm: giáo dục, chăm sóc sức khỏe, môi trường làm việc, nuôi dạy con, thể thao…
Dành hơn 40 năm miệt mài với các nghiên cứu về động lực, Edward L. Deci đã có những đóng góp vô cùng quan trọng với việc chỉnh đốn và cải thiện hành vi cũng như hạnh phúc của con người nói chung. Nhà tâm lý học Daniel Goleman cho rằng “Edward L. Deci là một trong những nhà tư tưởng sắc sảo nhất, sáng suốt nhất và quan trọng nhất của tâm lý học hiện đại”.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Sao Ta Làm Điều Ta Làm
- Mã hàng 8935086856758
- Tên Nhà Cung Cấp FIRST NEWS
- Tác giả: Edward L Deci
- Người Dịch: Huỳnh Hiếu Thuận
- NXB Dân Trí
- Trọng lượng: (gr) 350
- Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 14.5 cm
- Số trang: 320
- Hình thức: Bìa Mềm
- Xem thêm: Top sách nên đọc
2. Đánh giá Sách Sao Ta Làm Điều Ta Làm
1 Giao hàng nhanh đóng gọi đẹp cẩn thận.
2 Mình đọc review khá hay nên đã mua luôn, đc sale rẻ hơn bìa và giao hàng nhanh.
3 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận.
4 Hàng giao đến rất nhanh, mình đặt trưa hôm qua mà trưa hôm nay đã có rồi. Sách được bọc một lớp seal, không móp gáy và góc bìa, mình rất thích. Về nội dung sách thì mình chưa đọc nên không thể đưa ra đánh giá, ai muốn mua thì hãy xem review trên mạng trước nhé!
5 Sách hay nên đọc.
Review sách Sao Ta Làm Điều Ta Làm
“Tự do đích thực liên quan đến sự cân bằng giữa việc chủ động đối phó với môi trường xung quanh mình và tôn trọng nó. Tự do về mặt tâm lý đòi hỏi một thái độ chấp nhận người khác. Chúng ta không chỉ sống riêng mình mà còn là một phần của hệ thống rộng lớn hơn, và bởi vì bản ngã đích thực có những xu hướng kép hướng về sự tự chủ và gắn kết với người khác, nên người nào có hành động xuất phát từ một bản ngã được phát triển tốt sẽ chấp nhận những người khác và tôn trọng môi trường xung quanh, cũng như chủ động tác động đến cả hai”. (Trích dẫn sách “Sao Ta Làm Điều Ta Làm”, Edward L. Deci và Richard Flaste)
Đằng sau mỗi hành động của chúng ta là một hệ thống các lập luận, động lực, hành vi, tính cách, kết hợp với các diễn biến xung quanh trong quá trình chúng ta đưa ra các quyết định của mình. Mỗi cá nhân khác nhau sẽ có những động cơ, động lực khác nhau, và quá trình để cá nhân tiến tới những quyết định đó sẽ hé lộ rất nhiều điều về tính cách, định hướng của bản thân cũng như xu hướng của xã hội nói chung. Cho dù chúng ta đến với quyết định của mình trong hoàn cảnh nào, chúng ta đều có những phạm vi tự chủ và ràng buộc nhất định. Những điều kiện này là một phần tất yếu xoay quanh cuộc sống và con người chúng ta. Vì sao chúng ta quyết định hành động theo ý muốn của bản thân, tất cả sẽ được giải đáp trong cuốn sách “Sao Ta Làm Điều Ta Làm” được chắp bút bởi hai tác giả Edward L. Deci và Richard Flaste.
Về tác giả và tác phẩm:
Edward L. Deci và Richard Flaste là những “bộ não” đứng sau các nội dung nghiên cứu của cuốn sách “Sao Ta Làm Điều Ta Làm”. Edward L. Deci là giáo sư Tâm lý học và Giáo sư Gowen về Khoa học Xã hội tại Đại học Rochester, đồng thời là giám đốc chương trình nghiên cứu về động lực con người. Ông là nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực tâm lý học với các lý thuyết về động lực nội tại và xuất phát từ ngoại cảnh cũng như những nhu cầu tâm lý cơ bản. Đồng hành cùng với Richard Ryan, ông là người đồng sáng lập lý thuyết tự quyết (self-determination theory – SDT), một lý thuyết động lực đương đại có ảnh hưởng rộng rãi. Lý thuyết tự quyết là một lý thuyết vĩ mô về động lực của con người, phân biệt giữa các hình thức động lực tự chủ và bị ràng buộc, được áp dụng rộng rãi để dự đoán và thông báo về sự thay đổi trong những hành vi của con người trong nhiều ngữ cảnh như: trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nơi làm việc,… Edward L. Deci còn nắm giữ vị trí giám đốc của Viện Bảo tàng Monhegan tại Monhegan, thành phố Maine.
Richard Flaste sinh năm 1942 tại thành phố New York, Hoa Kỳ. Vào năm 1972, ông tốt nghiệp Đại học Pace bậc Cử nhân. Sau đó, ông tiếp tục việc học của mình và tốt nghiệp Thạc sĩ vào năm 1977 tại Đại học New York. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình với vai trò là người chuyên viết mục báo về phụ huynh – con trẻ cho tạp chí New York Times vào năm 1973 cho đến năm 1976, ông chuyển sang làm trợ lý biên tập. Bên cạnh công việc chính của mình, ông còn tham gia vào một số dự án như hợp tác với tác giả James Brody trong cuốn sách “Jane Brody’s Good Seafood Book” cũng như những đóng góp cho lĩnh vực tâm lý học cùng với Edward L.Deci trong cuốn sách “Sao Ta Làm Điều Ta Làm” (Tựa đề gốc: “Why We Do What We Do: The Dynamics of Personal Autonomy”).
Cuốn sách “Sao Ta Làm Điều Ta Làm” là cuốn sách thuộc thể loại educational self-help, được xuất bản lần đầu vào năm 1995, và nhận được nhiều lời khen từ các tờ báo, tạp chí. Trong cuốn sách này, hai tác giả sẽ hé lộ thật nhiều nghiên cứu, quan sát và nhận định của mình về động lực và hành vi của con người, từ đó có thể giúp chúng ta phần nào đó hiểu hơn và cải thiện bản thân, có thể giúp đỡ những người xung quanh.
Về nội dung tác phẩm:
Xuyên suốt cuốn sách, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những từ khóa như “tự do”, “tự chủ”, “động lực”, “hành vi” và chúng cũng là những chủ đề nhỏ mà tác giả đã đặt trọng tâm nội dung cuốn sách.
Khi đứng trước những quyết định trong cuộc đời, dù nhỏ nhặt hay trọng đại, chúng ta đều phải ngẫm đi ngẫm lại những thứ như: Lý do khiến chúng ta đi đến quyết định này? Điều kiện ngoại cảnh cho chúng ta những cơ hội ra sao? Động lực nào thúc đẩy chúng ta có những quyết định như vậy? Trong quá trình đưa ra quyết định đó chúng ta bị ràng buộc, hạn chế bởi những điều kiện như thế nào? Chúng ta có thật sự hài lòng và cảm thấy nhẹ nhõm trước những quyết định đó không? Rõ ràng, động lực đằng sau mỗi lời nói, hành động, quyết định, những đường đi nước bước của chúng ta là một câu chuyện phức tạp.
Dưới góc nhìn của hai tác giả Edward L. Deci và Richard Flaste, động lực của con người được nghiên cứu dựa trên hai chiều hướng: bị kiểm soát và tự chủ. Trong quá trình đi đến những quyết định, có lẽ chúng ta chưa thể nhận thức được rõ ràng những động lực nằm trong và ngoài tầm kiểm soát của mình. Những động lực gợi sự tự chủ xuất phát từ những mong muốn và nguyện vọng của cá nhân, chẳng hạn như sự tò mò, yêu thích đối với một vấn đề nào đó. Ngược lại, những động lực bị kiểm soát nằm trong sự chi phối của những người tạo ra động lực đó cho chúng ta, có thể xuất hiện dưới dạng là phần thưởng, hoặc hình phạt. Trong cuộc đời, hầu hết chúng ta đều từng một lần có những động lực ấy, hoặc tạo ra những động lực mang tính ràng buộc cho những người xung quanh. Chúng ta có thể khơi gợi sự tự chủ hoặc đặt ra sự kiểm soát với những người mà chúng ta làm việc cùng. Và trên thực tế, việc kiểm soát và việc khơi gợi sự tự chủ đều có mặt tốt và ngược lại, và quan trọng hơn là đều có thể có ích cho việc tạo ra động lực ở mỗi cá nhân. Khi nhìn vào hai khía cạnh này, chúng ta sẽ bắt gặp những câu hỏi như: Vậy thì với cương vị hay địa vị hiện tại của mình, chúng ta phải “thắt chặt kiểm soát” bằng những lời hứa hẹn về khen thưởng, những lời “đe dọa” về sự trừng phạt hay tạo điều kiện để “gợi mở sự tự chủ”? Trong xã hội với những tình huống muôn hình vạn trạng, có lẽ không có câu trả lời nào xác thực hay cố định. Một điểm mà tôi đồng ý với tác giả của cuốn sách chính là việc họ đã đề xuất giải pháp hướng đến sự tự chủ của mỗi con người. Sự tự chủ cũng là sự kiểm soát của cá nhân đó, tạo ra những động lực nội tại vô cùng mạnh mẽ. Phần lớn sự kiểm soát sẽ tạo ra những động lực “không phải thuộc về cá nhân đó”, không thực sự là những nguyện vọng cốt lõi của con người. Về bản chất, sự kiểm soát không hoàn toàn tiêu cực, nhưng nếu sự kiểm soát tồn tại trong thời gian dài và chi phối nhiều hoạt động của con người, nó sẽ làm mất đi những động lực cơ bản nội tại của con người, làm cho con người mất dần sự hứng thú, tận tâm với những công việc mà mình làm. Một ví dụ điển hình nhất chính là những động lực xoay quanh tiền bạc. Trong sách, các thí nghiệm nghiên cứu cho thấy các giải pháp lấy tiền làm động lực dần dần tạo cho con người một “thói quen” làm việc vì tiền, dần mất kết nối với bản ngã, đam mê, với những động lực sâu bên trong. Và đây cũng là cái giá phải trả cho những thói quen vì tiền của con người.
Các giải pháp hướng đến sự kiểm soát không hoàn toàn tiêu cực. Tôi đồng ý với việc đặt vấn đề của tác giả về sự kiểm soát như sau: “Thay vì kiểm soát hãy trao quyền lựa chọn, là khía cạnh trung tâm trong việc ủng hộ quyền tự chủ của một người. Điều cốt yếu của một lựa chọn có ý nghĩa là nó sinh ra sự tự nguyện. Chính vì vậy, những người ở vị thế có uy quyền cần phải bắt đầu cân nhắc về cách trao đi nhiều quyền lựa chọn hơn”. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta có thể bác bỏ những khía cạnh của sự kiểm soát mà con người có thể phát huy. Nếu như không có sự kiểm soát, sự tự chủ sẽ không thể hình thành. Sự kiểm soát, nếu được thực hiện một cách thiện chí và chừng mực, sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để con người tìm ra được sự tự chủ của bản thân. Phải chăng, nếu như tác giả có thể cân nhắc đưa vào thêm những khía cạnh mà con người có thể phát huy của sự kiểm soát, hoặc những lời khuyên về sự kiểm soát tích cực, có lẽ cuốn sách sẽ hoàn thiện hơn khi nói về hai khía cạnh của động lực con người.
Lời kết:
Với những phân tích, nghiên cứu, góc nhìn chân thực của hai tác giả, cuốn sách “Sao Ta Làm Điều Ta Làm” là một cuốn sách có sức hút và gần gũi trong lĩnh vực tâm lý học. Không chỉ nghiên cứu, các tác giả còn đưa ra những lời khuyên giúp chúng ta có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với bản thân, giúp đỡ những người xung quanh. Có lẽ, cuốn sách giống như một “hồi chuông cảnh tỉnh” cho chúng ta khi đứng trước những lựa chọn, những sự việc trong cuộc đời. Phải chăng, thấu hiểu về sự tự chủ và kiểm soát có thể giúp chúng ta thấu hiểu về con người và cuộc sống? Hy vọng cuốn sách sẽ có thể phát huy tác dụng trong cuộc sống và công việc của mỗi chúng ta.
Mua sách Sao Ta Làm Điều Ta Làm ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Sao Ta Làm Điều Ta Làm” khoảng 134.000đ đến 139.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Sao Ta Làm Điều Ta Làm Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Sao Ta Làm Điều Ta Làm Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Sao Ta Làm Điều Ta Làm Fahasa” tại đây
Đọc sách Sao Ta Làm Điều Ta Làm ebook pdf
Để download “sách Sao Ta Làm Điều Ta Làm pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Tập Trung Tâm Trí, Suy Nghĩ Thông Minh, Quyết Định Sáng Suốt
- Thói Quen Nhỏ Làm Nên Cuộc Đời Lớn
- Sống, Làm Việc Và Yêu
- Thôn Tám Mộ
- Bản Hòa Tấu Hôn Nhân (Bộ 2 Tập)
- Anh Biết Gió Từ Đâu Tới ( 2Tập)
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free