Đời Ngắn Lắm, Đừng Làm Việc Vô Nghĩa!

Giới thiệu sách Đời Ngắn Lắm, Đừng Làm Việc Vô Nghĩa! – Tác giả David Graeber

Đời Ngắn Lắm, Đừng Làm Việc Vô Nghĩa!

Là một khảo cứu xuất sắc, Bullshit Jobs: Đời ngắn lắm, đừng làm việc vô nghĩa! chỉ ra sự tồn tại và tác hại xã hội của những công việc vô nghĩa, những “nghề thừa” quanh ta. Giáo sư David Graeber cho rằng hơn một nửa công việc hiện tại là vô nghĩa, và chúng gây ra những thiệt hại đáng kể về mặt đạo đức và tinh thần, tạo nên những vết sẹo trong tâm hồn con người.

Nhưng, hầu như không có ai nói về vấn đề này cả! Ông mô tả và lý giải các vấn đề ẩn sâu bên dưới quan niệm và thái độ của con người đối với công việc:

  • Rất nhiều người dành cả cuộc đời để làm các công việc mà họ thầm tin rằng chúng thực sự không cần thiết.
  • Cứ như có ai đó đang tạo ra những công việc vô bổ chỉ nhằm mục đích bắt tất cả chúng ta phải làm việc.
  • Tại sao có tình trạng khi một người vừa mới bắt đầu nói về niềm tự hào trong công việc thì người khác lại thầm nghĩ rằng công việc của mình lẽ ra không nên tồn tại?
  • Làm sao để con người có thể được tự do làm những công việc họ thật sự yêu thích trong đời?

Bullshit Jobs: Đời ngắn lắm, đừng làm việc vô nghĩa! là một bài kiểm tra đầy kịch tính, kích thích tư duy về cuộc sống lao động của chúng ta.

Định nghĩa về bullshit jobs – những việc vô nghĩa của giáo sư david graeber:

  • Định nghĩa tam thời thứ nhất: Công việc vô nghĩa là một hình thức việc làm hoàn toàn vô nghĩa, không cần thiết hoặc có tính độc hại mà đến cả người làm công việc đó cũng không thể biện minh cho sự tồn tại của nó.
  • Định nghĩa tạm thời thứ hai: Công việc vô nghĩa là một hình thức việc làm hoàn toàn vô nghĩa, không cần thiết hoặc có tính độc hại mà đến cả người làm công việc đó cũng không thể biện minh cho sự tồn tại của nó mặc dù họ cảm thấy buộc phải giả vờ rằng nó không phải việc vô nghĩa.
  • Định nghĩa cuối cùng: Công việc vô nghĩa là một hình thức của việc làm có trả lương, và nó hoàn toàn vô nghĩa, không cần thiết hoặc có tính độc hại mà đến cả người làm công việc đó cũng không thể biện minh cho sự tồn tại của nó, mặc dù họ cảm thấy buộc phải giả vờ rằng nó không phải việc vô nghĩa, như một phần của điều kiện làm việc.
Đời Ngắn Lắm, Đừng Làm Việc Vô Nghĩa!
Đời Ngắn Lắm, Đừng Làm Việc Vô Nghĩa!

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Đời Ngắn Lắm, Đừng Làm Việc Vô Nghĩa!
  • Mã hàng 8935278600800
  • Tên Nhà Cung Cấp Saigon Books
  • Tác giả David Graeber
  • NXB NXB Thế Giới
  • Trọng lượng (gr) 400
  • Kích Thước Bao Bì 20.5 x 14 cm
  • Số trang 388
  • Hình thức Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Đời Ngắn Lắm, Đừng Làm Việc Vô Nghĩa!

Đánh giá Sách Đời Ngắn Lắm, Đừng Làm Việc Vô Nghĩa!
Đánh giá Sách Đời Ngắn Lắm, Đừng Làm Việc Vô Nghĩa!

1 Cuốn sách này nói về những điều mình nghĩ từ lâu. Liệu rằng chúng ta đi làm những công việc vô nghĩa. Tưởng tượng tất cả bác sĩ, kỹ sư thay thế bằng telesell, môi giới thì sao. Tại sao xã hội vẫn có những công việc hằng ngày chỉ đi để ăn quà vặt, lướt Facebook rồi về nhà.

2 Về hình thức thì sách đẹp, chất giấy ổn. Nội dung thì mình chưa đọc nên chưa review được. Mua được giá sale quá rẻ và giao hàng cực nhanh.

3 Quyển này mình mua cho bạn nên chưa xem nội dung. Nhưng nghe nói khá hay. Đóng gói đẹp không rách sách.

4 Trình bày một góc nhìn mới chân thật hơn về xã hội hiện đại và quy chuẩn xã hội về việc làm.

5 Nhận sách mình rất ưng về cách gói hang rất kĩ,giao khá nhanh, trân trọng khách hàng như vậy của tiki.sẽ quay lại ủng hộ tiki.

Review sách Đời Ngắn Lắm, Đừng Làm Việc Vô Nghĩa!

Review sách Đời Ngắn Lắm, Đừng Làm Việc Vô Nghĩa!
Review sách Đời Ngắn Lắm, Đừng Làm Việc Vô Nghĩa!

Bullshit Jobs – công việc vô nghĩa, một hiện tượng xã hội đã tồn tại, ăn sâu vào trong nhận thức, đạo đức con người. Khi phần lớn mọi người thấy công việc của mình đang làm là vô bổ, nhưng lại tin rằng tình trạng này là bình thường, là không thể tránh khỏi, thậm chí là đáng ao ước. Vậy điều gì khiến mọi người hiện nay, không nhìn nhận một cách nghiêm túc về vấn đề này? Dưới góc nhìn của một giáo sư ngành nhân chủng học, một nhà hoạt động chính trị và một nhà báo, David Graeber đem đến cho người đọc một cách nhìn trực diện để nhận thức rõ sự hiện diện và tác hại của nó đối với xã hội trên mọi khía cạnh. Có thể nói, khi viết cuốn sách này, tác giả đã cho độc giả có dịp được nói, được nghe về hiện tượng này một cách hoàn chỉnh, để rồi cảm thấy nhẹ nhõm trong tâm hồn của chính mình.

Tổng quan cuốn sách

Cuốn sách này là kết quả của cuộc nghiên cứu có hệ thống, với sự kế thừa, phát triển, đi sâu phân tích từ bài tiểu luận mà Graeber viết cho tạp chí Strike vào năm 2013: “Về hiện tượng các công việc vô nghĩa”. Bài viết đã trở thành một hiện tượng được lan truyền rộng rãi ngay lập tức. Với 12 ngôn ngữ được dịch ra trên toàn thế giới, trang web của Strike, nơi đăng tải bài viết gốc luôn trong tình trạng nghẽn vì truy cập quá lớn. Các trang blog mọc nên như nấm, bình luận sôi nổi về vấn đề này, những lời thú nhận từ những người đang trải qua, hay những lời chia sẻ, xin ý kiến… Tất cả, giống như một ngọn đuốc bùng cháy khi gặp mồi lửa. Bài viết thực sự là một chất xúc tác hiệu quả, để mọi lực lượng lao động nhìn nhận nghiêm túc, và tìm ra hướng đi cho bản thân: từ bỏ công việc vô nghĩa hiện tại, đi tìm điều gì đó có ý nghĩa hơn. Bullshit Jobs chỉ ra sự tồn tại và hệ quả tiêu cực cho xã hội của những công việc vô nghĩa, những “nghề thừa” quanh chúng ta.

Nhìn vào cấu trúc nội dung của sách, tác giả đi từ những bước đầu tiên khi tiếp cận một vấn đề. Khái niệm thế nào là công việc vô nghĩa. Nhưng không dừng lại ở cách hiểu “nôm na” hay “đại khái” mà định nghĩa được đúc kết từ quá trình phân tích các mặt của hiện tượng này trong xã hội để chỉnh sửa cho ra một định nghĩa đúng nhất. Tiếp đó, tác giả cho thấy những nỗ lực thú vị của mình khi phân loại các công việc vô nghĩa. Và để tránh gây ra sự “ùn tắc” trong việc tiếp cận các khái niệm, một ví dụ hiệu quả đưa ra để tháo gỡ những bối rối của người đọc. Sau khi đã có những định hình nhất định về công việc vô nghĩa, tác giả bắt đầu khám phá một số ảnh hưởng về mặt đạo đức và tâm lý khi người ta bị mắc kẹt trong một công việc vô nghĩa. Những tác động của nó đối với cuộc sống, cảm xúc, động lực làm việc của con người là như thế nào. Hay nó tạo ra hệ quả gì khi mỗi người chấp nhận sống chung với nó dù biết đó là “cội nguồn của bất hạnh”. Với kết luận ban đầu mà tác giả đưa ra “rằng chúng gây ra những thiệt hại đáng kể về mặt đạo đức và tinh thần, tạo nên vết sẹo trong tâm hồn con người”, vì thế ở Chương 4, những nghiên cứu đi sâu vào cảm xúc của con người khi bị buộc phải giả vờ làm việc. Không chỉ dừng lại ở việc mô tả các hình thức công việc vô nghĩa đang tồn tại, David Graeber còn đi sâu phân tích tốc độ tăng trưởng của loại công việc này và phải dùng đến từ “sự bùng phát” để nói lên mức độ của chúng trong tình hình thực tế hiện nay (Chương 5). Chương 6, nhắc đến những khía cạnh liên quan đến giá trị xã hội mà công việc này ảnh hưởng. Từ việc tạo ra một thang đo giá trị để thấy mức độ vô nghĩa trong xã hội, đến giá trị kinh tế và giá trị xã hội khác biệt như thế nào… Để thấy sức ảnh hưởng của loại công việc này đối với toàn bộ các mặt của đời sống xã hội, tác giả kết thúc cuốn sách với một vài suy nghĩ về ý nghĩa chính trị của tình hình việc làm hiện nay và hướng đi khả thi cho người đọc (Chương 7).

Bullshit Jobs – Công việc vô nghĩa là gì?

Bình thường khi nhắc đến bullshit, chúng ta thường nghĩ đến những trò nhảm nhí, lố bịch, vô tác dụng, không có ý nghĩa gì trong cuộc sống. Nên khi nghe đến Bullshit Jobs, tôi đã nghĩ rằng, những người làm những công việc này thì được lợi ích gì chứ. Chẳng có ai lại đi trả lương cho những người làm công việc này cả. Nhưng những gì trong cuốn sách của Graeber cho thấy một hiện tượng hoàn toàn trái ngược. Những người làm các công việc này được thuê tuyển và trả lương đầy đủ, thậm chí còn hậu hĩnh là đằng khác.

Hơn nữa, người làm những công việc này lại hoàn toàn nhận thức được cái vô nghĩa theo đúng nghĩa đen của nó và họ không thể tự thuyết phục bản thân rằng có một lý do chính đáng nào đó để làm công việc như vậy. Và nếu vào một ngày đẹp trời nào đó, những người làm công việc này, đột nhiên biến mất thì cũng chẳng gây ra sự khác biệt nào cho thế giới hoặc thậm chí người ta còn không để ý rằng người đó biến mất. Ví dụ của Công chức Tây Ban Nha bỏ việc trong sáu năm để nghiên cứu lý thuyết Spinoza mà tác giả đã chỉ dẫn. Ông ta nhận lương đầy đủ suốt 6 năm không đến văn phòng làm việc mà tập trung nghiên cứu các tác phẩm của Spinoza.

Công việc vô nghĩa là một hình thức của việc làm có trả lương, và nó hoàn toàn vô nghĩa, không cần thiết hoặc có tính độc hại mà đến cả người làm công việc đó cũng không thể biện minh cho sự tồn tại của nó, mặc dù học cảm thấy buộc phải giả vờ rằng nó không phải việc vô nghĩa, như một phần của điều kiện làm việc.

Những thắc mắc, nhầm lẫn về công việc vô nghĩa với công việc tồi tệ được giải thích chi tiết và rõ ràng. Đây hoàn toàn là hai công việc khác nhau, chúng thật ra còn đối nghịch nhau nữa. Công việc vô nghĩa thì thật trái khoáy là được trả lương khá hậu hĩ và có điều kiện làm việc rất tốt, chỉ là chúng vô nghĩa. Công việc tồi tệ thì thường là những việc cần phải làm để phục vụ lợi ích xã hội, chỉ có điều những người làm công việc này bị đối xử và trả công rất kém.

Nhìn vào công việc dọn dẹp thông thường, cho dù không có cảm giác làm người ta mất phẩm giá, và ngày nay có thể gần như chắc chắn rằng họ được tôn trọng, nhưng chúng vẫn có thể dễ dàng trở nên như vậy. Dù vậy thì ít nhất, những người làm công việc này cảm thấy tự hào, bởi rằng những tòa nhà, con phố cần được dọn dẹp và nếu như không có họ thì thành phố sẽ ngập trong rác.

Công việc tồi tệ thường thuộc về giới cổ cồn xanh và trả công theo giờ, còn công việc vô nghĩa thường là giới cổ cồn trắng và trả lương theo tháng. Những người làm công việc vô nghĩa thường được vây quanh bởi hào quang, được tôn trọng, được trả lương cao và đối xử như người thành đạt, chỉ là họ vẫn tự hiểu được rằng mình chẳng làm gì, chẳng có ích gì mà thôi.

Mặt khác, công việc vô nghĩa luôn cho ta một mường tượng liên quan đến khu vực công. Nơi thường được cho là bộ máy hành chính cồng kềnh, bành trướng với các chức danh không cần thiết. Ký ức ở các quốc gia như Liên Xô cũ cũng sẽ cho ta hiểu về vấn đề này. Khi mà chính sách ai cũng có việc làm và do đó người ta đã đặt ra đủ thứ việc trên đời để phân bổ việc làm, bất kể có cần thiết hay không. Một điều lưu ý thêm, thứ gọi là bullshit Jobs không chỉ tồn tại trong giới chức công quyền, mà các nước theo chủ nghĩa tư bản, nơi đề cao tính hiệu quả nhất, thì ngày này cũng không kém gì khu vực công trong việc làm vô dụng. Với đủ mọi chức danh quản lý, hành chính ra đời theo cấp số nhân, đối nghịch với sự sụt giảm người lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm, sửa chữa, duy trì mọi thứ.

Công việc vô nghĩa có những loại nào?

Với nghiên cứu của mình, tác giả đã đưa ra năm loại công việc vô nghĩa cơ bản và mô tả các đặc điểm cơ bản của từng loại.

Nhóm làm nền là những công việc chủ yếu để làm cho người khác cảm thấy rằng họ quan trọng. Nghĩ đến các quan lại giàu có và quyền lực thời xưa thì sẽ thấy, vây quanh bởi hành tá người hầu, khách trú, xu nịnh, thuộc hạ. Họ cứ loanh quanh bên cạnh người giàu sao cho thật ấn tượng. Vậy thì điều tương tự trong thế giới hiện tại là gì? Những nhân viên gác thang máy mặc đồng phục và chỉ làm một việc là nhấn nút chọn tầng cho bạn như ở Brazil là một ví dụ. Cấp tiến hơn nhưng vẫn mang tính chất của loại công việc này là nhân viên tiếp tân và tiền sảnh.

“Vị trí của tôi tại công ty này là hoàn toàn không cần thiết và không phục vụ mục đích nào khác ngoài việc làm cho sếp tôi có vẻ ngoài hào nhoáng hơn và cảm thấy như là một người thành đạt.” Jack nói.

Nhóm tay sai là những người làm công việc có tính lôi kéo, nhưng chủ yếu là để nói đến những người tồn tại chỉ vì người khác sử dụng họ. Tác giả lấy ví dụ từ lực lượng quân đội, chiến lược gia truyền thông PR, luật sư doanh nghiệp, nhân viên tiếp thị… hẳn sẽ làm nhiều người thắc mắc những công việc này có thật sự nhảm nhí hay không. Lý do tác giả đưa ra là bởi chính họ đã thổ lộ rằng họ không có giá trị cho xã hội và cảm thấy khốn khổ. Họ làm việc với tính lôi kéo và sự lừa dối người khác để làm những việc bất chấp lẽ thường

Nhóm vá víu là những người làm việc để giải quyết một vấn đề mà đáng lý ra nó không nên tồn tại. Họ dành toàn thời gian để làm tương thích cho những điều không phù hợp. Dọn dẹp chẳng hạn, sẽ không có vấn đề gì nếu là dọn dẹp thông thường. Nhưng dọn dẹp sau khi một người vô cớ gây ra hỗn độn hoàn toàn không cần thiết thì thật sự gây khó chịu. Vậy mà tạo ra công việc và thuê một người chỉ làm việc này thì chỉ có gây oán hận mà thôi.

Nhóm làm màu là nói về các lao động chỉ tồn tại để tổ chức có thể tuyên bố rằng họ đang làm một việc gì đó, mà trên thực tế thì không làm gì cả. Điều khốn khổ nhất đối với kiểu công việc này là nhân viên thường nhận thức rõ công việc của họ không chỉ hướng đến mục đích bề ngoài mà còn phá hoại cái mục đích đó nữa. Thử tưởng tượng khi xảy ra việc trộm cắp, việc đầu tiên họ làm là lập ra “Ủy ban tìm kiếm sự thật” để điều tra tận cùng. “Ủy ban tìm kiếm sự thật” chính là thứ để làm màu cho mọi người rằng tổ chức đó đang thực sự quan tâm giải quyết vấn đề này. Mặc dù thực tế không biết họ có làm việc hay không.

Cuối cùng là nhóm vẽ chuyện. Nhóm này thường nghĩ tới công việc ở mức giao việc, và tất cả mọi việc họ làm là tạo ra những việc không cần thiết, vô nghĩa cho cấp dưới. Để tìm ra những lời thú nhận từ những người này thường khó, ít người chịu thừa nhận vấn đề này. Và chỉ có thể mong chờ từ những người muốn được thanh thản lương tâm nói ra mà thôi.

Năm loại kể trên đây chắc chắn chưa đầy đủ so với sự “đông đảo” của chúng trong xã hội ngày nay. Người tạo phong trào, người tiếp dân cũng là những người có vai trò làm các công việc vô nghĩa. Tác giả cũng giải thích thêm về liệu có tồn tại trên thế giới một công việc vô nghĩa mà ta không biết. Điều này được đánh giá về mức độ chủ quan cá nhân và thực tế khách quan. Chắc chắn, với một công việc mà 30 người thực hiện y như nhau, thì sẽ có ít nhất một người cho rằng công việc của họ không vô nghĩa. Và nhìn ở mức rộng hơn, thì sẽ có một nhóm người không chỉ phủ nhận công việc của họ là nhảm nhí mà còn thể hiện thái độ thù địch với ý tưởng trên. Bạn có bao giờ thấy các chủ doanh nghiệp nói là mình thuê một nhân viên về mà không không làm gì không?( điều này dễ đoán mà)

Công việc vô nghĩa là cội nguồn của bất hạnh

Bắt đầu khám phá những ảnh hưởng của loại công việc này về đạo đức và tâm lý của người bị mắc kẹt trong đó. Thực sự là một vấn đề cần phải được giải đáp. Khi tác giả đưa ra thực trạng công việc mà được trả lương một cách đầy đủ để không làm gì cả, tưởng chừng nghe rất vô lý. Và dù điều này có thật, thì tại sao có một công việc vô nghĩa lại khiến cho chúng ta khổ sở?

Người ta có thể hình dung rằng những người được trả tiền để không làm gì là may mắn. (Thỉnh thoảng vẫn có người nói rằng họ không thể tin vào vận may của mình khi nhận được công việc như vậy. Nhưng cực kì ít). Nhiều người còn bối rối trước phản ứng của chính họ vì không hiểu tại sao việc “được trả lương để không làm gì” lại khiến mình thấy vô giá trị và chán nản. Và vì không có được lời giải thích rõ ràng cho cảm xúc của mình nên họ lại càng khổ sở.

Theo tác giả, một hiện tượng gọi là “bối rối về đạo đức” đưa ra vấn đề rằng một mặt, mọi người được khuyến khích để giả định con người luôn có xu hướng tìm cho mình một tình huống mà họ có thể nhận được lợi ích cao nhất mà ít tốn thời gian và công sức. Mặt khác, chúng ta lại có xu hướng mâu thuẫn với các giả định này. Cách mọi người hành động và phản ứng trước các tình huống thường không đúng với xác dự báo dựa trên lý thuyết về bản chất con người. Kết luận hợp lý duy nhất là lý thuyết này đã sai đối với một số bản chất quan trọng của con người.

Vậy khi những người trẻ mới ra trường, họ bắt đầu trên con đường tìm kiếm việc làm thì liệu sau khi đã trải qua những công việc nhảm nhí này, họ sẽ học được những điều gì?

1.Cách làm việc dưới sự giám sát trực tiếp của người khác;

2.Cách giả vờ làm việc ngày cả khi không có gì để làm;

3. Người ta không được trả tiền để làm những việc họ thực sự thích, dù việc đó hữu ích hoặc quan trọng đi chăng nữa;

4.Người ta được trả tiền để làm những việc vô ích và không quan trọng, mà họ cũng chẳng thích;

5. Ít nhất là đối với các công việc cần tiếp xúc với công chúng, ngay cả khi người ta được trả tiền để làm các nhiệm vụ mà họ không thích thì học cũng phải giả vờ là thích.

Động lực làm việc của con người để duy trì những công việc nhảm nhí này được xem xét đánh giá dựa trên bản chất của con người. Con người chắc chắn có xu hướng bị giày vò và cảm thấy căm ghét những công việc mà họ cho là mất phẩm giá. Cảm giác sống không có mục đích khiến cho bản thân họ không tìm ta được động lực để theo đuổi hay duy trì một điều gì. Chính vì thế, có lẽ vấn đề một người bị kẹt trong tình huống họ nghĩ mình được tuyển vào để làm một công việc có ích, nhưng sau đó nhận ra công việc của mình rõ ràng là vô nghĩa và phải giả vờ là mình đang làm việc hữu ích, thì rốt cuộc họ sẽ bị những tổn thương tâm lý nghiêm trọng sẽ hiểu được tại sao. Nó không chỉ là một cú đánh vào sự cảm nhận về tầm quan trọng của bản thân, mà còn là sự tấn công trực tiếp vào chính nền tảng của sự cảm nhận về cái tôi. Một con người không thể tạo ra một tác động có ý nghĩa đối với thế giới sẽ không thể tồn tại.

Cảm giác khi làm công việc vô nghĩa

Chương này, tác giả tập trung đi sâu vào khía cạnh cảm xúc của những người phải làm một công việc vô nghĩa. Bị buộc phải giả vờ làm việc là điều khiến mọi người vô cùng bức xúc vì nó cho thấy bạn hoàn toàn phụ thuộc vào quyền lực của một người khác. Làm việc hoặc giả vờ làm việc không phải vì bất kỳ lý do chính đáng nào, mà chỉ vì làm cho có làm việc, nên không có gì ngạc nhiên khi nó khiến người lao động bị tổn thương.

Một điều nữa, sự mơ hồ trong việc xác định nguyên nhân ép chúng ta giả vờ làm việc, khiến cho chúng ta bực tức, phẫn nộ cũng chỉ đang làm thêm khổ sở, mà không biết do đâu. Có một cái gì đó khủng khiếp, lố bịch, kỳ quặc đang diễn ra, nhưng thậm chí còn không hiểu rõ mình có được phép thừa nhận chuyện đó hay không, và thường thì chúng ta càng không rõ ai hay cái gì phải nhận trách nhiệm.

Cảm giác thất vọng kinh khủng của những nhân viên khi việc học hành, rèn luyện hay nỗ lực để được làm việc thì lại không phải làm gì khi vào môi trường thực. Đối với một số người, sự vô nghĩa của công việc còn làm tăng thêm nỗi chán nản, và đối với người khác thì làm trầm trọng thêm nỗi lo lắng. Sự lặp đi lặp lại vô nghĩa trong công việc, cộng thêm quá trình kéo dài, dần hình thành các triệu chứng lo âu căng thẳng. Những câu hỏi như mình đang làm công việc này vì điều gì? Nó đem lại lợi ích gì cho bản thân hay cho cộng đồng?…

Căng thẳng thần kinh là một chủ đề nữa cần nhắc tới là hậu quả của Bullshit Jobs. Những hành vi bạo hành tinh thần kiểu như này dần quá quen thuộc với những người từng làm việc trong môi trường văn phòng. Như vị sếp luôn nhắc mãi về một lỗi mà ai cũng biết là nó đã được khắc phục hoàn toàn từ lâu rồi ấy thì điều thực sự mà ông sếp muốn nói là gì? Sự vô nghĩa trong việc này chỉ đơn thuần là nâng cao quyền lực của vị sếp và sức ép tinh thần cho nhân viên mà thôi.

Những căn bệnh liên quan đến căng thẳng thần kinh dường như là hậu quả do người lao động phải làm việc những công việc vô nghĩa. Họ bị trầm cảm, lo âu, kết hợp với đủ loại triệu chứng khác về thể chất.

Sự bùng phát của công việc vô nghĩa

Tác giả đưa ra những lý do đủ sức thuyết phục để người đọc tin rằng, những năm gần đây và càng về sau, tổng số công việc vô nghĩa, tỷ lệ các công việc được chính những người làm nó coi là nhảm nhí đã và sẽ tăng lên nhanh chóng, mức độ nhảm nhí cũng gia tăng đáng kể.

Những số liệu gia tăng, và mức độ hình thành các việc làm trong các ngành từ nông nghiệp sản xuất, dịch vụ với đủ các chức danh khác nhau, đôi lúc sẽ khiến chúng ta tự hỏi, những chức danh được ra đời nhằm mục đích gì. Cơ cấu việc làm ở những quốc gia sản xuất và được chọn là công xưởng sản xuất cho thế giới, nơi mà chúng ta nghĩ sẽ tập trung nhiều việc làm nhất thì các biểu đồ thống kế sẽ cho thấy điều ngược lại. Vậy thì không biết, số lượng công việc gia tăng đáng kể hiện nay là ở đâu?

Lĩnh vực quản lý hành chính với số lượng nhân viên hành chính tăng vọt tại Hoa Kỳ, giai đoạn 2005, sẽ thấy con số tuyển sinh việc làm tăng vọt. Các ngành bảo hiểm, tài chính, bất động sản, những ngành nghề mà bình thường sẽ nghĩ đến họ thực sự phải làm việc thì mới đem lại những giá trị cho nền kinh tế, hay dự đoán tình hình tài chính trên nền vĩ mô của quốc gia.

Chắc chắn các kiểu công việc vô nghĩa đã tồn tại từ lâu, nhưng những năm gần đây, chúng đã tăng lên mạnh mẽ đi kèm với mức độ nhảm nhí hóa các “việc làm thực thụ”, trong xã hội chủ nghĩa tư bản ngày càng rõ nét, thì việc hình thành và ngày càng lớn mạnh của loại công việc này thật sự phá vỡ sự logic của chủ nghĩa tư bản, hoặc có thể thế giới chưa đạt đến giai đoạn chủ nghĩa tư bản như của Các Mác đã nói. Ngành tài chính và dịch vụ cũng là những lĩnh vực cho thấy sự tác động của chúng đối với tình hình việc làm hiện nay.

Càng về cuối sách, David Graeber sẽ giải thích những tác động về mặt văn hóa và chính trị của ngành nghề này. Một cái nhìn có hệ thống về giá trị xã hội và tiền lương, cũng như mối quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản và sự hình thành quan hệ lao động. Để thấy, được rốt cuộc việc làm được tác động bởi những yếu tố nào, và thực sự xã hội hiện nay đang tạo ra môi trường như thế nào để tạo điều kiện cho công việc nhảm nhí sinh sôi và phát triển.

Giải pháp cho hiện tượng

Tác giả đề cập đến mô hình Thu nhập Cơ bản đang được đánh giá sẽ làm thay đổi tình hình việc làm hiện nay. Phong trào này kêu gọi thay thế tất cả các phúc lợi xác hội bằng mỏ khoản phí cố định, bằng nhau, được trả cho tất cả mọi công dân trong nước. Việc áp dụng Thu nhập cơ bản chung nhằm cân bằng tiền lương giữa nam và nữ, giữa người già, người trẻ, đẳng cấp cao, thấp… thì những khác biệt giữa các công việc và con người dần tan biến.

Khoản tiền này không yêu cầu tất cả người nhận phải đạt được một tiêu chuẩn gì, ai cũng sẽ được nhận, ai cũng xứng đáng được nhận như nhau thì nó sẽ giống như là quyền của con người mà không phải từ thiện.

Những gì mà Thu nhập Cơ bản đề xuất là tác sinh kế khỏi công việc. Hiệu quả ngay lập tức của nó sẽ là làm giảm mạnh số lượng công việc quan liêu ở bất kỳ quốc gia nào thực hiện nó. Một bộ máy hành chính khổng lồ, cái bóng của các tổ chức phi chính phủ bao quanh nó, chỉ để làm người nghèo cảm thấy thêm tồi tệ về bản thân họ, khi họ phải nhận sự quan tâm, giúp đỡ từ Chính phủ, và như một sự tương hỗ, bộ máy Chính phủ ngày càng bành trướng với mọi chức vụ để “phục vụ” người dân.

Nếu như Thu nhập Cơ bản chung theo đánh giá của Graeber và những nhân vật “người thật việc thật” trong cuốn sách thật sự được áp dụng, thì những bộ phận mà có thể nói là đáng ghét, và thừa thãi nhất của cấp hành chính sẽ ngay lập tức bị loại bỏ. Nó sẽ giúp mọi người sẽ có đánh giá, quyết định về công việc họ muốn làm là theo đuổi ý nghĩa, đam mê của mình, hay sự giàu có,… mà không phải suy nghĩ đến sinh kế.

Và cuối cùng, điều tác giả đưa ra của cuốn sách này, không phải một vấn đề xã hội, những tác hại của nó và giải pháp cụ thể cho nó mà điểm chính là để mọi người bắt đầu suy nghĩ và tranh luận về một xã hội tự do chân chính thực sự có thể như thế nào, chứ không phải những sự tự do trừu tượng, điều quan trọng nhất của chúng ta.

Lời kết

Cuốn sách của Graeber đã nói lên cảm nhận của người đọc hay của đa số mọi người trên thế giới này. Tác giả đã công khai một vấn đề mà chính những người đang mắc kẹt trong công việc nhảm nhí này và đang khổ sở vì chúng không dám lên tiếng. Những nỗ lực nghiên cứu của ông không chỉ tạo ra sự vui vẻ cho người đọc khi được thấu hiểu, mà còn cho thấy sự nực cười về một hiện tượng đang vận hành trong xã hội hiện nay. Và ẩn sau là sự đau đớn bởi chúng ta đã sai lầm rất nhiều và cũng mất vô khối thời gian dành cho nó.

Mua sách Đời Ngắn Lắm, Đừng Làm Việc Vô Nghĩa! ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Đời Ngắn Lắm, Đừng Làm Việc Vô Nghĩa!” khoảng 111.000đ đến 119.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Đời Ngắn Lắm, Đừng Làm Việc Vô Nghĩa! Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Đời Ngắn Lắm, Đừng Làm Việc Vô Nghĩa! Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Đời Ngắn Lắm, Đừng Làm Việc Vô Nghĩa! Fahasa” tại đây

Đọc sách Đời Ngắn Lắm, Đừng Làm Việc Vô Nghĩa! ebook pdf

Để download “sách Đời Ngắn Lắm, Đừng Làm Việc Vô Nghĩa! pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *