Thói Quen Tự Kỷ Luật

1. Review sách Thói Quen Tự Kỷ Luật

Review sách Thói Quen Tự Kỷ Luật
Review sách Thói Quen Tự Kỷ Luật

“Biết tự kỷ luật bản thân, không điều gì là không thể. Nếu không làm được, thì mục tiêu dù đơn giản nhất, cũng thành một giấc mơ bất khả”. ~ Theodore Roosevelt

Quyển sách này sẽ chỉ ra những nguyên nhân tâm lý và khoa học thần kinh đằng sau các hành vi thiếu lý trí của con người, mà vốn thường đi ra từ cảm xúc của chúng ta.Đồng thời, bạn cũng sẽ được gợi ý những cách khác nhau để đặt bản thân vào khuôn khổ kỷ luật, từ đó cải thiện chất lượng đời sống của mình.

Ba thành tố cần thiết giúp bạn đạt được những mục tiêu của mình:

  • Đầu tiên, bạn cần động lực để thay đổi và đặt ra những mục tiêu rõ ràng
  • Thứ 2, bạn cần dõi theo sát sao hành vi của mình
  • Thứ 3 là ý chí.

Chương I: Thói Quen Tự Kỷ Luật – Động Lực Dẫn Đến Thành Công

Thí nghiệm kẹo marshmallow

Trẻ mầm non được yêu cầu ngồi trong một căn phòng. Nghiên cứu viên phát cho mỗi bạn một viên kẹo và đưa ra 2 lựa chọn:

– Có thể ăn ngay

– Hoặc đợi 20 phút, và được ăn 2 viên kẹo

Rõ ràng chờ thêm để được 20 phút sẽ sáng suốt hơn. Nhưng nhiều người không thể chờ đợi. Thí nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra hành vi xử lý của các em có chống lại sự cám dỗ. Để tránh được cám dỗ, con người phải rèn luyện sức mạnh ý chí.

Một vài lợi ích quan trọng đến từ rèn luyện sức mạnh ý chí:

  • Bạn ưu tiên cho công việc: sức mạnh của tính tự kỷ luật giúp bạn tin tưởng bản thân có khả năng thực hiện các mục tiêu dài hạn.
  • Bạn cảm nhận được ý niệm của sự hoàn thành.
  • Bạn cảm thấy có khả năng kiểm soát cuộc đời mình.
  • Tính kỷ luật mang đến cho bạn sự tự do.
  • Bạn cải thiện được những mối quan hệ của mình.
  • Bạn kiên định hơn: rèn luyện ý chí giúp ta kiên định với mục tiêu và thực hiện nó hơn.
  • Bạn có thể kiểm soát hành vi của mình.

Chương II: Tại Sao Khó Tự Kiểm Soát Bản Thân?

1. Nguyên tắc giảm giá trị khi trì hoãn

Trong thí nghiệm: “lấy 2 cái bánh ngay lập tức, hoặc đợi thêm 2 phút nữa và lấy 6 cái bánh”. Người trưởng thành chỉ có thể đợi được khoảng 19% . Đó chính là cơ chế suy nghĩ của con người. Nếu phát hiện thứ giá trị hơn, ta sẽ lao theo nó. Và dường như trong thí nghiệm này 2 cái bánh ăn ngay có giá trị hơn 6 cái sau hai phút chờ đợi. Đây chính là sự giảm giá trị khi trì hoãn.

Nguyên tắc 10 phút: Sau này, khi muốn lấy một thứ gì để thỏa mãn ngay nhu cầu của mình, thì thử kiên nhẫn đợi 10 phút và không làm gì cả. Trong 10 phút ấy, phần não lý trí sẽ vạch ra những lý do để phần não cảm xúc trì hoãn nhu cầu hiện tại. Ngoài ra, thời gian chờ đợi như thế cũng là một bài tập rèn luyện sức mạnh ý chí. Và nếu, sau 10 phút bạn vẫn còn khao khát điều mình muốn, thì cứ tự nhiên thưởng thức.

2. Hệ thống nóng và lạnh của não bộ

– Hệ thống lạnh là phần nhận thức trong mỗi người (đó là lý trí chứ tri thức và các thông tin mà bạn có thông qua kinh nghiệm). Chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định lý trí và đề xuất những việc đúng đắn nên làm để bạn đạt mục tiêu của mình.

– Hệ thống nóng hoạt động dựa trên cơ sở cảm xúc và sự bốc đồng. Chịu trách nhiệm đưa ra những phản hồi nhanh và mang tính phản xạ khi đứng trước những cám dỗ nhất thời.

3. Chứng kỳ vọng phi thực tế

Xảy ra khi bạn đặt kỳ vọng xa vời về tốc độ, số lượng, mức độ dễ dàng và kết quả của những thay đổi mình muốn tạo ra trong đời. Ví dụ như việc đặt mục tiêu quá lớn tại thời điểm quá mới mẻ; nó quá khó để hoàn thành so với thời gian và nguồn lực hiện có.

Bạn phải luôn điều chỉnh kỳ vọng của mình gần với thực tế để thoát khỏi “chứng” này. Người ta cần có mục tiêu lớn lao trong đời, nhưng trong hành trình ấy, bạn luôn phải biết rằng có những tình huống không thể kiếm soát hay biến cố không ngờ lúc nào cũng có thể xuất hiện và dẫn đến thất bại.

4. Hiệu ứng “cái-quái-gì-thế-này”: xuất hiện ở những người không có khả năng duy trì kế hoạch kiểm soát ý chí và cải thiện đời sống mỗi khi có một gián đoạn nào đó, dù nhỏ, xảy đến.

5. Căng thẳng đánh gục ý chí

Khi trải qua căng thẳng, bạn sẽ thấy rằng bản thân mình dễ sa ngã vào những thứ không có lợi ích lâu dài. Điều này xảy đến bởi căng thẳng đánh gục ý chí của bạn. Chính vì vậy, việc bạn cần làm là cố gắng giảm thiểu mức độ căng thẳng để tăng cường sức mạnh ý chí.

6. Ảo tưởng về khả năng tự kiềm chế: xu hướng đánh giá quá cao khả năng tự kiểm soát của mình khiến cho ta dễ bị cám dỗ hơn bởi những thói xấu muốn tránh bỏ.

7. Nguyên lý Parkinson

Nguyên tắc này cho rằng, công việc tự thân nó sẽ nhiều dần lên để lắp đầy khoảng thời gian mà ta dự định dùng để hoàn thành nó. Nếu bạn nghĩ một công việc nào đó cần một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành, thì thông thường bạn sẽ có xu hướng làm xong trong đúng bấy nhiêu thời gian, khó có thể sớm hay nhanh hơn.

Chính vì vậy, một trong những lý do quan trọng nhất của thiếu tính tự kỷ luật, chính là chúng ta dành quá dư thời gian cho các công việc và tự cho mình nhiều cơ hội để xao nhãng.Tuy nhiên, giải pháp rất đơn giản, bạn nên dành ít thời gian hơn cho bất kỳ công việc nào, nó sẽ giúp bạn tập trung hơn vào nhiệm vụ đang làm.

Chương III: Những Yếu Tố Chính Giúp Kích Hoạt Thói Quen Tự Kỷ Luật

1. Vai trò của vùng vỏ não trước trán: khi nhắc đến tính tự kỷ luật, người ta thường nói về ba vai trò quan trọng nhất của nó: trí nhớ làm việc, kiểm soát xung động và khả năng thích & linh hoạt của nhận thức.

Phần phía trên bên trái của võ não trước trán: sức mạnh của hành động “tôi sẽ” giúp bạn quyết tâm hơn khi thực hiện các công việc quan trọng, dù có thể cảm thấy chúng rắc rối và chán chường.

Phần phía trên bên phải của vỏ não trước trán: sức mạnh “tôi sẽ không”; nó giúp bạn kiềm chế bản hân mình trước những cám dỗ hay thèm muốn

Phần ở giữa dưới của vỏ não trước trán: có chức năng tạo nên sức mạnh “tôi muốn”, giúp quản lý những mục tiêu và ham muốn, xác định xem bạn muốn điều gì.
Các tế bào ở vùng não này hoạt động càng nhanh và mạnh mẽ bao nhiêu thì bạn sẽ càng có nhiều động lực để thực hiện mục tiêu bấy nhiêu, dù cho các cám dỗ cứ vây chặt lấy bạn.

2. Trả lời câu hỏi “tại sao” để kích hoạt tính tự kỷ luật

Phần lới người ta quan đến hai điều là “làm thế nào” & “cái gì”, nhưng không tập trung vào câu hỏi “tại sao”. Người ta sẽ không những gì bạn àm, họ mua lý do vì sao bạn làm điều đó – đây là cách mà Apple đã quảng cáo chiếc máy tính của mình.

Khi sức mạnh “tại sao” của bạn càng lớn thì nguồn động lực bên trong càng dồi dào, mạnh mẽ, giúp bạn đeo đuổi công việc đang làm. Theo đó, bạn sẽ cảm nhận bản thân mình sống kỷ luật và tập trung hơn vào công việc. Đúng lúc này, hai phần nội tâm và con người bên ngoài của bạn đã hòa hợp làm một Hạnh phúc thật sự nảy nở từ đây.

3. Mở rộng tư duy phát triển/ tăng trưởng

– Tư duy cố hữu: là người tin rằng trí tuệ và những khả năng tinh thần khác của họ là những thứ đã được hun đúc sẵn, không thể thay đổi hay phát triển gì thêm. Chỉ có mỗi năng lực là yếu tố mang đến thành công, và nếu bạn không có điều này, thì mọi nỗ lực đều là thừa thãi.

– Tư duy phát triển: họ luôn tin rằng, năng lực và trí tuệ của họ có thể lớn dần theo dòng thời gian cùng với kinh nghiệm. Họ hiểu rằng, những khả năng cơ bản mà bản thân có được chỉ là điểm khởi đầu của đầy ắp tiềm lực bên trong.

4. Điều gì thực sự thúc đẩy bạn? (tiền bạc hay thứ gì khác)

Cảm nhận được sự tiến bộ của bản thân chính là một trong những nguồn động lực cốt lõi khiến người ta kiên định với mục tiêu, chứ không phải là tiền bạc.

5. Sử dụng phương tiện cam kết: phương tiện này có thể được dùng để giúp người ta điều chỉnh động cơ làm việc của mình hay đưa ra chọn lựa một cách hợp lý hơn để khắc phục sự thiếu kiên nhẫn hay những hành động thiếu lý trí.

Chương IV: Sử Dụng Sức Mạnh Ý Chí

1. Suy thoái sức mạnh ý chí là gì?

Hãy so sánh ý chí với cơ bắp. Nếu sử dụng cơ bắp vào các hoạt động chạy nhảy, khiêng vác tihf dĩ nhiên chúng sẽ mỏi nhừ. Ý chí cũng tương tự, cũng là một loại cơ bắp và biết mỏi mệt.

2. Chứng suy kiệt vì quyết định: chỉ tình trạng nguồn năng lượng ý chí bị ăn mòn dần trong quá trình bạn đưa ra quyết định, không quan trọng quyết định đó là lớn hay nhỏ.

Một giải pháp dễ nhất là bạn giảm thiểu số lượng các quyết định linh tinh. Bạn không cần phải quyết định mọi thứ vụn vặt hàng ngày như chọn ăn gì, mặc gì.

3. Quỹ năng lượng: sự thay đổi của lượng đường tác động đến quá trình tự kiểm soát bản thân của mỗi người.

Não bộ sẽ đặt câu hỏi rằng, lượng năng lượng có đang tăng hay giảm. Và dựa trên đánh giá ấy, chúng sẽ quyết định dùng hay tiết kiệm năng lượng cho những việc cần thiết trong tương lai. Vì vậy, bạn cần duy trì lượng đường và sử dụng năng lượng ý chí vào từng việc phù hợp.

4. Thay đổi môi trường xung quanh để xây dựng tính tự kỷ luật: hạn chế tiếp xúc với những người có năng lượng tiêu cực.

Bạn nên đến những nơi mà có người cùng chí hướng với mình thay vì phải sống trong một môi trường khiến bạn bị cám dỗ, đánh mất kiểm soát bản thân.

Chương V: Những Thói Quen Tăng Cường Sức Mạnh Ý Chí

Chánh niệm – thần dược tăng cường ý sức mạnh ý chí: là một một nhận thức thông suốt có được qua sự tập trung có chủ đích và không phán xét trong từng giây phút hiện tại.
Giấc ngủ chất lượng giúp ý chỉ trở nên mạnh mẽ hơn. Làm sao để có được một giấc ngủ chất lượng? Số giờ ngủ không phải là vấn đề quan trọng duy nhất, bởi bạn cần một giấc ngủ thật ngon. Khoảng thời gian tốt nhất để chìm vào giấc ngủ là từ 22h – 0h đêm.

Vận động cơ thể để rèn luyện sức mạnh ý chí: thói quen tập thể dục rất có ích trong việc cải thiện khả năng tự kiểm soát bản thân vừa tác động tích cực lên cơ thể lẫn tinh thần.

Tắm nước lạnh để tăng cường sức mạnh “cơ bắp” của ý chí

Đừng ngắt mạch làm việc giữa chừng: theo dõi quá trình rèn luyện và tích dấu từng ngày sẽ tạo thành một chuỗi ngày, điều này vừa tạo nên mạch làm việc vừa dễ theo dõi quá trình tiến bộ và tạo động lực.

Bắt đầu ngày mới bằng việc “ăn ếch'”- đầu ngày là lúc bạn có nhiều năng lượng nhất, vì vậy hãy xử lý ngay “con ếch” (chỉ những hoạt động khó nhằn, sau khi hoàn thành được nó bạn sẽ cảm thấy phấn khởi để thực hiện những việc khác.

Chương VI: Chiến Lược Rèn Luyện Tinh Thần Thép Của Biệt Kích Hải Quân (SEALS)

Bốn vấn đề cốt yếu tôi luyện tinh thần thép

– Đặt mục tiêu dài hạn & ngắn hạn

– Mường tượng những gì mình mong muốn, thành công trong tươi lai như tấm bản đồ chỉ dẫn bạn đến mục tiêu

– Đối thoại tích cực với chính mình để giúp bản thân luôn tiến về phía trước mà không bị đánh bại do chướng ngại

– Kiểm soát cơn bộc phát (cả tích cực lẫn tiêu cực)

Nguyên tắc 40%: những dấu hiệu đầu tiên của sự mệt mỏi chỉ báo hiệu rằng bạn đã sử dụng 40% năng lượng, và vẫn còn 60% chưa dùng đến
Kỹ thuật hít thở 4×4: hít vào trong 4 giây và từ từ thở ra trong 4 giây. Cách này giúp ta tập trung và suy nghĩ rõ ràng khi tâm trí gặp căng thẳng, rối bời trong các tình huống khó khăn.

Chương VII: Làm Chủ Cảm Xúc Kiểm Soát Bản Thân

1. Kỹ thuật lướt qua ham muốn: đó là khi bạn chăm chú quan sát các ham muốn dần trôi qua tâm trí của mình.

Một công cụ để loại bỏ nghiện ngập và dựa trên chán niệm để giúp ta loại trừ thói quen xấu có tên là RAIN:

  • Nhận diện (Recognize): nhận ra cảm giác ham muốn trỗi lên trong lòng
  • Chấp nhận (Accept): chấp nhận cảm giác đó đang dâng lên trong cơ thể, và quan sát nó
  • Điều tra (Investigate): suy nghĩ, phân tích những nguyên nhân tạo nên thói xấu hay ham muốn của mình
  • Ghi chú (Note): ghi chú trong tâm trí những cảm xúc và ham muốn từng trỗi dậy trong người

Cách hữu hiệu để làm chủ cảm xúc và kiểm soát ham muốn là tạo ra một khoảng cách giữa bạn và chúng. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua sức mạnh của chánh niệm. Nói cách khác, nhờ vào chánh niệm, bạn trở thành một người ngoài cuộc.

2. Đưa ra lựa chọn trước khi cảm xúc chi phối: nghĩa là bạn phải đưa ra lựa chọn nhanh chóng và chủ động trước khi bị ảnh hưởng bởi cảm xúc.

Đưa ra dự tính trước những cách giải quyết tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Theo đó, sử dụng mệnh đề “nếu-thì” để ứng biến các tình huống khác nhau.

Cảm xúc có những ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng tự kiểm soát của chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta cần quan sát thật kỹ cảm xúc của mình, cố gắng tách bạch bản thân ra khỏi những ham muốn.

Chương VIII: Kết Thân Với Con Người Tương Lai Của Mình Và Đánh Bại Những Thoả Mãn Tức Thời

Tương lai không phải là thứ mà chúng ta sẽ bước vào và trải nghiệm. Tương lai là thứ mà chúng ta dựng nên.

Thực ra, hầu hết ai cũng nghĩ rằng, bản thân họ ở tương lai sẽ là một con người tài giỏi, năng nổ và đầy lý tưởng, thậm chí dù cho họ không phải là một người như thế ở hiện tại. Đó là lý do vì sao người ta thường đặt nhu cầu bản thân hiện tại cao hơn lợi ích của con người tương lai. Họ luôn nghĩ rằng con người tương lai ấy là một kẻ mạnh mẽ, giỏi giang hơn và có thể đặt được những lợi ích đấy mà không cần đến sự hỗ trợ của con người hiện tại.

Ngụ ý chính ở đây là, bạn càng nhìn con người tương lai của mình như kẻ xa lạ thì bạn sẽ càng ưu tiên hưởng thụ những vui vẻ, lạc thú hiện tại. Ngược lại, nếu bạn nghĩ rằng con người tương lai của mình là một người bạn, thì sẽ tạo được mốc nối kết ở hiện tại và tương lai.

2. Đánh giá Sách Thói Quen Tự Kỷ Luật

Đánh giá Sách Thói Quen Tự Kỷ Luật
Đánh giá Sách Thói Quen Tự Kỷ Luật

1 Nhận sách mình rất ưng về cách gói hang rất kĩ,giao khá nhanh, trân trọng khách hàng như vậy của tiki.sẽ quay lại ủng hộ tiki.

2 Sách mới đẹp, tiki đóng góp bọc sách cẩn thận. giao nhanh, tối qua đặt sáng nay đã có. hi vọng sách giúp ích cho mình.\

3 Đợi mãi mới có sách để đọc, shop đóng gói kỹ, bao bìa của sách không bị nhăn, đọc sơ qua thì thấy nội dung khá hấp dẫn, đáng để mua.

4 Sách hay in đẹp, giao hàng nhanh, riêng về sản phẩm về sách thì tiki là nhất rồi nè, cho 5* nhé, hình ảnh minh họa vì mình lười chụp quá.

Nhiều người cho rằng kỷ luật khiến cho họ cảm thấy gò bò, không thoải mái. Thực tế, nếu chúng ta biết kỷ luật bản thân trên tinh thần tự giác nó sẽ giúp bạn có một cuộc sống khoa học hơn và mọi việc trong cuộc sống cũng diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều so với việc vạ đâu làm đấy, không có kế hoạch hay kỷ luật bản thân.

Cuộc sống này là của chúng ta và đương nhất quyền quyết định sống như thế nào là nằm ở mỗi người. Không ít bạn trẻ ngày này vẫn đang lầm tưởng kỷ luật chính là sống theo khuôn khổ và rất mệt mỏi, tự do mới là điều họ mong muốn. Thế nhưng nếu đi học, đi làm hay ở bất cứ đâu cũng tự do mà không có sự kỷ luật thì bạn sẽ khó mà có cuộc sống khoa học. “Tự do không phải là tùy ý làm điều mình thích mà tự do là tự mình làm chủ.”

3. Giới thiệu sách Thói Quen Tự Kỷ Luật – Tác giả Som Bathla

Thói Quen Tự Kỷ Luật

Trong những liệt kê dưới đây, bạn có thấy những điều này quen thuộc?

Chuông báo thức reo inh ỏi, bật dậy tắt, rồi thở than “5 phút nữa thôi mà”.

Công việc thì ngập đầu, nhưng mắt lại dán chặt vào màn hình vi tính, lòng thầm nói “1 tập này nữa thôi”.

“Tháng này nhất định phải cho ra một dự án hoành tráng. Cơ mà, mai bắt đầu làm kế hoạch cũng được mà!”

Trong bất kỳ tổ chức nào cũng thường có hai dạng nhân viên. Một là những người luôn đi làm đúng giờ, luôn đúng deadline và hai là những người luôn trễ nãi, trì hoãn mọi thứ dù chỉ năm phút. Để ý kỹ, bạn sẽ quan sát được thành quả công việc và mức độ thành công của họ khác nhau như thế nào. Quyết định là ở bạn, chọn một hay hai?

Đã đến lúc thay đổi cuộc đời m.ình, hoặc ít nhất là cứu lấy tương lai của bạn. Đọc THÓI QUEN TỰ KỶ LUẬT là bước đầu trên hành trình đổi mới bản thân. Mời bạn cầm sách lên và đọc ngay, đừng để bất kỳ điều gì khiến bạn trì hoãn thêm một lần nào nữa!

Về tác giả – Som Bathla

Tác giả người Ấn Độ được đánh giá là một trong Top 50 những nhà văn nổi tiếng thuộc lĩnh vực Kinh doanh – Tài chính và kỹ năng sống của trang Amazon với nhiều cuốn sách bán rất chạy về những chủ đề như cách thay đổi lối mòn tư duy, khắc phục hành vi và nâng cao năng lực để nhanh chóng gặt hái được những kết quả mỹ mãn.

Ông là người đam mê nghiên cứu tâm lý và hành vi con người nhằm giúp độc giả biến tiềm năng thành hiệu suất công việc, thành toàn bản thân và sống cuộc đời viên mãn.

Giới thiệu sách Thói Quen Tự Kỷ Luật - Tác giả Som Bathla
Giới thiệu sách Thói Quen Tự Kỷ Luật – Tác giả Som Bathla

Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Thói Quen Tự Kỷ Luật
  • Mã hàng 8935074132444
  • Tên Nhà Cung Cấp Cty Văn Hóa Văn Lang
  • Tác giả Som Bathla
  • Người Dịch Khuê Nguyên
  • NXB Hồng Đức
  • Trọng lượng (gr) 180
  • Kích Thước Bao Bì 19 x 13 x 0.8 cm
  • Số trang 160
  • Hình thức Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

4. Mua sách Thói Quen Tự Kỷ Luật ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Thói Quen Tự Kỷ Luật” khoảng 66.000đ đến 70.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Thói Quen Tự Kỷ Luật Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Thói Quen Tự Kỷ Luật Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Thói Quen Tự Kỷ Luật Fahasa” tại đây

5. Đọc sách Thói Quen Tự Kỷ Luật ebook pdf

Để download “sách Thói Quen Tự Kỷ Luật pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 22/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

[Review sách, Pdf, Ebook, Tải sách]

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *