Tôi Đã Đi Du Học Bằng Học Bổng Như Thế Nào?

Giới thiệu sách Tôi Đã Đi Du Học Bằng Học Bổng Như Thế Nào? – Tác giả Chu Đình Tới

Tôi Đã Đi Du Học Bằng Học Bổng Như Thế Nào?

Xuất phát điểm là học sinh nông thôn, điều kiện học ngoại ngữ không có. Nhưng tác giả không ngừng nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức để hiện thực hóa giấc mơ du học của chính mình. Cũng như cố gắng phấn đấu để sự nghiệp nghiên cứu của bản thân ngày càng hữu ích hơn và ngày càng tốt hơn.

Cuốn sách viết về hành trình gian nan của chính tác giả để chinh phục các học bổng ở nhiều nước khác nhau, cũng như quá trình thay đổi bản thân, thích nghi được với mọi hoàn cảnh, môi trường, văn hóa khác nhau như Hàn Quốc, Nhật Bản…

Nhận định

“Cuốn sách chia sẻ những kinh nghiệm rất quý báu và chân thành của tác giả về quá trình phấn đấu học tập của bản thân, với mong muốn khích lệ những bạn trẻ có hoài bão, ước mơ du học. Cuốn sách đã truyền cảm hứng cho người đọc tin rằng với sự nỗ lực không ngừng, bạn có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống để biến ước mơ thành sự thật!”

(Thạc sĩ Ngô Minh Hà – Giảng viên Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam)

“Khi đọc xong quyển sách này, tôi đã khóc vì thấy được một phần cuộc sống du học của mình trong đó. May mắn tôi đã có thời gian ngắn nghiên cứu cùng tác giả, anh là một người anh, một người bạn cùng chia sẻ bao vui buồn ở xứ sở Kim Chi này. Tác giả là người cầu tiến và đầy trải nghiệm nên tôi tin rằng cuốn sách này có rất nhiều thông tin hữu ích, không chỉ thông tin học bổng mà còn những chia sẻ về cuộc sống của một nghiên cứu sinh ở châu Á cũng như châu Âu. Tôi hy vọng qua cuốn sách, các bạn trẻ sẽ tìm cho mình một hướng đi tốt trong tương lai. Chúc các bạn thành công!”

(Tiến sĩ Trần Giang Vũ Vi – Nghiên cứu sau tiến sĩ (Postdoc) tại Đại học Ulsan, Hàn Quốc; Từng học tiến sĩ tại Đại học Ulsan bằng học bổng BK21 của chính phủ Hàn, và học bổng của trường Đại học)

Tôi Đã Đi Du Học Bằng Học Bổng Như Thế Nào?
Tôi Đã Đi Du Học Bằng Học Bổng Như Thế Nào?

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Tôi Đã Đi Du Học Bằng Học Bổng Như Thế Nào?
  • Mã hàng 8935251402056
  • Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books
  • Tác giả: Chu Đình Tới
  • NXB: NXB Thế Giới
  • Trọng lượng: (gr) 280
  • Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 13
  • Số trang: 212
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Tôi Đã Đi Du Học Bằng Học Bổng Như Thế Nào?

Đánh giá Sách Tôi Đã Đi Du Học Bằng Học Bổng Như Thế Nào?
Đánh giá Sách Tôi Đã Đi Du Học Bằng Học Bổng Như Thế Nào?

1 Cuốn sách rất hay và là ngọn lửa truyền động lực cho những ai muốn đi du học. Chúc tác giả hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

2 Mình từng có ước mơ du học nhưng đã không thực hiện được vì nhiều lý do. Và giờ đã là mẹ của 2 bé nhỏ. Mình lại muốn nung nấu ước mơ ấy cho các con của mình. Vì thế mình quyết định mua cuốn sách này. Sách rất hay, nội dung thiết thực từ những trải nghiệm thực tiễn của tác giả trong quá trình săn tìm học bổng du học. Mình học hỏi được rất nhiều điều từ sách này, chắc chắn sẽ hỗ trỡ nhiều cho mình trong việc định hướng cho con mình trong việc tìm cơ hội du học sau này.

3 Cuốn sách này sẽ như kim chỉ nam cho những ai nuôi ước mơ du học đến những chân trời mới. Hãy biến uóc mơ thành sự thật vì đã có cuốn sách là bạn đồng hành.

4 Rất tuyệt vời!!! Tôi đã đọc một cách ngấu nghiến không rời hết cả cuốn sáng, thậm chỉ cả máy trang bìa. Tác giả quả là một tấm gương đáng để noi theo. Tôi mong tác giả ra thêm nhiều cuốn sách nữa. Tôi để ý tác giả có nêu đã viết tất cả 6 cuốn sách mà lên mạng tìm không đủ, hình như chỉ có 3/6 cuốn được xuất bản.

5 Sách tự thuật lại quá trình đi học và quả trình vươn lên của tác giả, mình rất ngưỡng mộ anh ấy, bên cạnh đó là câu chuyện gia đình rất cảm động của tác giả.

Review sách Tôi Đã Đi Du Học Bằng Học Bổng Như Thế Nào?

Review sách Tôi Đã Đi Du Học Bằng Học Bổng Như Thế Nào?
Review sách Tôi Đã Đi Du Học Bằng Học Bổng Như Thế Nào?

Đọc thử

Giống như phần lớn học sinh ở nông thôn Việt Nam, trong suốt giai đoạn phổ thông từ cấp một đến cấp ba tôi đều học trường làng. Những ngôi trường gắn bó với tuổi thơ của tôi đều nằm trong xã, khi nhắc đến tên, chắc chỉ có những học sinh cũ của trường mới biết, như trường Tiểu học Sơn Đà, trường Trung học cơ sở Sơn Đà, và trường Phổ thông trung học Bất Bạt. Ít người biết vì những trường này đều có địa chỉ tại xã Sơn Đà, huyện Ba Vì – một huyện miền núi thuộc diện nghèo nhất của tỉnh Hà Tây trước kia, nay đã sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Ít người biết còn vì theo chất lượng đào tạo (dựa vào số lượng học sinh giỏi, đỗ đại học, giáo viên giỏi…), những trường này thường nằm cuối sổ trong huyện Ba Vì khi đó. Thật vậy, những bạn đồng lứa với tôi trong xã thuộc diện gia đình có điều kiện, khi lên đến cấp ba đều cố gắng thi vào và học ở những trường tốt hơn trong huyện và trong tỉnh như trường Trung học phổ thông Tây Đằng, trường Trung học phổ thông Ngô Quyền ở Sơn Tây, hay trường chuyên Nguyễn Huệ ở Hà Đông. Tôi còn nhớ, nhóm hay đi thi học sinh giỏi cùng tôi từ cấp một đến cấp hai có gần 20 người, khi lên cấp ba, hơn chục bạn trong những gia đình khá giả hơn đi học nơi khác, chỉ còn lại dưới 10 người, trong đó có tôi, tiếp tục bám trụ lại trường cấp ba Bất Bạt.

Bản thân tôi tự nhận thấy, mình không xuất sắc trong giai đoạn phổ thông, bằng chứng là trong suốt 12 năm học, chỉ có vài năm tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi, còn lại đều chỉ là học sinh tiên tiến. Tôi từng được lựa chọn tham dự một số kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện… và chỉ có năm lớp Sáu tôi giành được giải thưởng cấp huyện môn Sinh học. Nhưng tôi thích học và học khá những môn khối A như Toán, Lý và Hóa. Trong lớp tôi thường đứng tốp đầu về những môn này, thậm chí những bài kiểm tra trên lớp tôi đều thấy dễ nên thường làm bài xong từ rất sớm và ra ngoài trước các bạn. Đó cũng là lý do tôi chọn khối A là khối sẽ thi đại học sau này.

Kinh tế gia đình tôi chỉ ở mức bình thường, nhiều khi khó khăn. Cha tôi là bộ đội về hưu, mẹ tôi khi đó làm nông, nên thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào nguồn lương hưu của cha và nghề nông của mẹ. Nhưng cha mẹ luôn dành tất cả để anh em tôi học tập, cả về thời gian và vật chất. Trong khi các bạn đồng trang lứa với tôi phần lớn đều phải chăn trâu, chăn bò, làm nông, bán hàng… để phụ giúp kinh tế gia đình, anh em tôi không phải làm việc gì cả, chỉ tập trung vào học tập. Cha tôi thường nói: “Bố mẹ không có tiền cho các con, nhưng sẽ cố gắng hết mình để cho các con được học hành đến nơi đến chốn”. Tôi còn nhớ, khi tôi đang học cấp ba, trưa nắng mẹ một mình đi gặt, một mình suốt lúa ngoài sân, cha tôi là thương binh nên không đủ sức khỏe phụ giúp mẹ, mồ hôi mẹ ướt áo nhưng mẹ không cho tôi giúp, mẹ bắt tôi ngồi học. Tôi thương mẹ muốn đi nấu cơm đỡ mẹ, mẹ cũng không đồng ý, mẹ bảo: “Việc của con là cố gắng học, suốt lúa xong mẹ sẽ đi nấu cơm…”. Có thể vì thế, tôi và các em luôn tự giác, cố gắng học tập và nỗ lực hết mình để không phụ công cha mẹ. Cha mẹ nhiều tuổi và cũng không được học nhiều, nên không thể chỉ bảo chúng tôi, do vậy phần lớn là anh em tôi tự học, một số môn quan trọng như Toán, Lý, Hóa thì hồi cấp hai mới được đi học thêm. Khi lên cấp ba, khu vực tôi học rất ít thầy dạy giỏi những môn này, nên tôi phải tìm thầy học thêm ở trung tâm huyện – thị trấn Tây Đằng, cách nhà hơn 10km, nhưng tôi cũng chỉ học thêm môn Hóa, phần vì học thêm nhiều môn tốn kém, phần vì các thầy dạy môn khác đủ học sinh không nhận nữa, do đó tôi tự học Toán và Lý.

Tôi nhớ như in, những chiều mùa đông trời tối nhanh và lạnh, tôi đạp xe đi học thêm hơn 10 cây số, về đến nhà cũng bảy, tám giờ, trời tối thui, có hôm muộn hơn, đường làng không có ánh đèn, khi đó còn là đường đất, bụi và nhiều ổ gà, vừa đói vừa lạnh… tôi vừa đạp xe vừa mò đường, nhiều khi bị ngã. Mùa đông miền Bắc trời hay mưa phùn, mưa khiến đường đất sình lầy khó đi, bánh xe bết đầy bùn không đi được, tôi phải xuống dắt xe, dép lê bị dính bùn có lần không nhấc được chân và tụt mất dép… nhưng tôi vẫn quyết tâm đi học thêm môn Hóa. Cũng may khi đó có một anh bạn “nối khố” cùng làng tên là Lê Anh Hoàng, nay là giảng viên Học viện Phòng không Không quân, và một hai bạn ở thôn khác đi học cùng. Nhà tôi ở đầu làng Yên Thịnh, ở đó có hai cây gạo cổ thụ, những chiều mùa đông tôi đi học về muộn, trời tối đen như mực nhưng nhiều hôm khi về đến đầu làng đã thấy mẹ ở đó từ bao giờ, mẹ sốt ruột, lo cho tôi, nên ra đó đứng chờ. Rồi những trưa hè nóng bức, có hôm nhiệt độ trên 37oC, nắng chói chang, tôi đạp chiếc xe đạp cũ đi học thêm, mặt đỏ bừng, mồi hôi ướt áo, người đen cháy, nhưng tôi cũng không bỏ cuộc. Thời đó xe máy hiếm lắm, chỉ những nhà nào có điều kiện lắm mới có xe Cúp hoặc Dream Thái để đi. Trong nhóm đi học thêm chúng tôi chỉ vài người gia đình có xe máy nên được bố mẹ cho mượn, còn chúng tôi phải còng lưng đạp xe và thường nói với nhau: “Uớc gì có cái xe máy mà đi cho đỡ khổ nhỉ, hay chỉ cần cái xe Ba Bét Nhè (tên lóng của xe Babetta) cũng được!” Thực tình, lúc đó tôi chỉ ước có cái xe đạp tốt hơn để đi cho đỡ khổ chứ chẳng mơ có xe máy, vì biết gia đình mình còn khó khăn. Năm tôi học lớp Mười hai, cha mẹ thương tôi đi lại vất vả và cũng để động viên tôi phấn đấu cho kỳ thi đại học sắp tới nên đã vay mượn để mua cho tôi một chiếc xe đạp cào cào của Trung Quốc. Món quà ý nghĩa đó đã khích lệ tôi rất nhiều trong học tập.

Tôi thương cha mẹ và các em nên luôn cố gắng học tập. Các bạn khác buổi tối thường đi chơi, nhà tôi ở gần đường, họ đi qua thường gọi, nhưng tôi không đi. 11 giờ đêm họ đi chơi về, vẫn thấy tôi ngồi học gần cửa sổ, lại í ới trêu đùa, tôi coi như không nghe thấy. Thời học phổ thông tôi hay học khuya, thường đi ngủ lúc 12 giờ đêm hoặc một giờ sáng. Trong suốt quãng đời đi học đó, tôi không tham gia bất cứ cuộc đi chơi hay liên hoan nào của lớp, không phải vì tôi không muốn, mà vì tôi sợ tốn tiền của cha mẹ, tôi muốn tiết kiệm để cha mẹ nuôi các em. Từ nhỏ cho đến hết lớp Mười hai, những lần xa nhà nhất của tôi là khi được trường đưa đi thi học sinh giỏi ở các trường khác trong huyện. Khi đó, tôi cũng chưa từng được đi xe ô tô khách, chưa biết Sơn Tây ở đâu, thành phố Hà Nội như thế nào. Tôi chỉ biết học, tôi khát khao được học và muốn thoát nghèo bằng việc học. Tôi tìm mua những cuốn sách nâng cao và luyện thi đại học môn Toán, Lý, Hóa rồi về tự học, tự giải bài tập, giải đi giải lại nhiều lần, chỗ nào không hiểu sẽ tìm thầy để hỏi. Bên cạnh những cách giải theo phần hướng dẫn, tôi luôn cố gắng tìm ra cách giải mới đôi lúc ngắn gọn hơn, nhưng cũng có lúc dài hơn hướng dẫn. Tôi biết cha mẹ đã cố gắng đầu tư cho việc học của tôi trong khả năng hết sức có thể. Họ sẵn sàng trích ra một khoản tiền trong thu nhập eo hẹp hằng tháng của gia đình để cho tôi mua tài liệu học tập, ôn thi, phương tiện đi lại… Ý thức được điều này, tôi đã luôn tự nhủ phải cố gắng học tập, phấn đấu để làm vui lòng và đền đáp công ơn của cha mẹ…

Mua sách Tôi Đã Đi Du Học Bằng Học Bổng Như Thế Nào? ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Tôi Đã Đi Du Học Bằng Học Bổng Như Thế Nào?” khoảng 53.000đ đến 54.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tôi Đã Đi Du Học Bằng Học Bổng Như Thế Nào? Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tôi Đã Đi Du Học Bằng Học Bổng Như Thế Nào? Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tôi Đã Đi Du Học Bằng Học Bổng Như Thế Nào? Fahasa” tại đây

Đọc sách Tôi Đã Đi Du Học Bằng Học Bổng Như Thế Nào? ebook pdf

Để download “sách Tôi Đã Đi Du Học Bằng Học Bổng Như Thế Nào? pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *