Tự Tình Cùng Cái Đẹp
Giới thiệu sách Tự Tình Cùng Cái Đẹp – Tác giả Chu Văn Sơn
Tự Tình Cùng Cái Đẹp
Thoạt đọc “Tự tình cùng Cái Đẹp” của Chu Văn Sơn thấy mỗi bài viết đều gắn liền với một địa danh cụ thể, những tưởng đó là du kí. Nhưng đọc sâu vào từng trang viết, hóa ra vẻ ngoài du kí kia chỉ là cái cớ để cho kẻ viết phơi trải những cảm và nghĩ bời bời của mình về cõi sống, về cái Đẹp đó đây trong cõi sống này.
Cái áo khoác du kí kia không át được một cốt lõi thể loại chưa bao giờ bị rắn lại, đó là tùy bút. Nhất là với những người viết có tài, tùy bút luôn được triển nở, biến hóa, mang những sắc hương khác lạ.
Có thể hình dung mỗi tùy bút của Chu Văn Sơn là mỗi “cuộc yêu”. Vâng, đó là một quan hệ yêu, nghĩa là có kẻ yêu và kẻ đáp đền. Tác giả của mỗi tùy bút đã đem lòng yêu dâng lên đối tượng mà mình bị quyến rũ, phụng thờ. Đến lượt, đối tượng thụ nhận tình yêu cũng đã đọc thấy ở kẻ yêu một lòng yêu to lớn, chân thành, nên đã hào hiệp đền bù. Đền bù bằng con chữ. Con chữ của một Chu Văn Sơn tùy bút
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Tự Tình Cùng Cái Đẹp
- Công ty phát hành: Liên kết với tác giả
- Kích thước: 14×20 cm
- Tác giả: Chu Văn Sơn
- Loại bìa: Bìa cứng
- Số trang: 188
- SKU: 6409508031020
2. Đánh giá Sách Tự Tình Cùng Cái Đẹp
1 Tình cờ biết đến Tự tình cùng cái đẹp khi mình đặt cuốn Ba đỉnh cao thơ mới. Cuốn sách thu hút người đọc ngay từ những trang đầu tiên khiến mình chỉ muốn ngồi đọc một mạch cho hết cuốn mà không muốn dừng lại. Và kết quả là ngồi nguyên một ngày đọc hết cuốn sách. Là một cuốn sách đáng để đọc!
2 Vì là người hâm mộ cái tài của thầy Chu Văn Sơn đã lâu, nên mình muốn mua quyển này từ lâu. May đúng dịp Tiki giảm giá nên mua được giá tốt. Bìa sách đơn giản mà đẹp đúng kiểu mình thích. Còn về nội dung thì miễn bàn rồi, đúng chất thầy Sơn. Không hiểu sao, chỉ với những chi tiết trông có vẻ bình thường vậy, mà thầy lại mở ra cả một thế giới quan, một cái nhìn đầy mới mẻ. Quá xuất sắc
3 Cực kì hay và có ích. mọi người nên sắm một cuốn cho riêng mình nhé để hiểu thêm về Thơ Mới.
4 Sách cực kỳ hay và đóng gói rất tốt ạ
5 Cực kì hài lòng!
Review sách Tự Tình Cùng Cái Đẹp
Dù chỉ sống 58 mùa xuân trên trần thế, nhưng nhà giáo – nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn được nhiều thế hệ sinh viên và bạn đọc yêu mến. Với các công trình nghiên cứu như Ba đỉnh cao Thơ mới, Thơ – Điệu hồn và cấu trúc… đủ làm nên một Chu Văn Sơn phê bình có một phong cách riêng không trộn lẫn. Bây giờ đọc Tự tình cùng cái đẹp – tập tùy bút xuất bản sau khi tác giả qua đời, bạn đọc mới giật mình nhận ra một Chu Văn Sơn nhà văn: mê đắm và tài hoa trong ngôn ngữ và có cái nhìn độc đáo trước cuộc đời đa thanh, đa diện.
Tùy bút Tự tình cùng cái đẹp (Nhà xuất bản Hội Nhà văn) gồm 12 tác phẩm được viết qua nhiều thời điểm khác nhau, mỗi tùy bút là một cảm hứng, một cảm quan nhân sinh của tác giả trước cuộc sống, tình yêu và cái đẹp: Angkor, những đối cực của cái đẹp; Đà Lạt và tôi; Ở Đầm Vạc, viết về cò; Kiếp tượng nhà mồ; Đoản văn từ Italia; Hẹn hò Tây Bắc; Sơn Đoòng; Viết cho rặng bằng lăng trước nhà; Phận hoa bên lề; Chốn thanh an; Chủ nghĩa mặt tiền. Tập tùy bút cuốn hút người đọc trước hết là ở sự phát hiện tinh tế của nhà văn trước cảnh sắc thiên nhiên, các công trình kiến trúc nguy nga hay mỗi “phận hoa bên lề” như một kiếp đời thương cảm. Chu Văn Sơn khiến người đọc ngỡ ngàng, xuýt xoa khi thấy anh nhìn ngắm, soi chiếu, giãi bày cảm xúc qua mỗi cái đẹp đang ngự trị trên mặt đất này. Tôi chưa đọc bài tùy bút, bút ký nào viết về Angkor, Sơn Đoòng hay Tượng nhà mồ… hay đến thế. Angkor còn xa lạ, Sơn Đoòng, Tượng nhà mồ thì quen, nhưng sao đọc những tùy bút của Chu Văn Sơn cứ tưởng lần đầu nhìn thấy, nghe thấy cái đẹp, cái bi, cái hùng kia tình tự cùng mình, bày giãi những nghĩ suy đã cất giấu qua ngàn năm giờ mới gặp người tri kỷ. Hóa ra, nhà văn Chu Văn Sơn chính là tri kỷ của cái đẹp chốn trần gian.
Thăm Angkor, người ta sẽ nghĩ ngay đến một công trình kỳ vĩ của đất nước chùa tháp. Ngoài lẽ đó, Chu Văn Sơn còn phát hiện công trình kiến trúc tuyệt mỹ ấy là những đối cực của cái đẹp: “Trong khi say ngắm, tôi chợt nhận ra: có một cái đẹp được gọi là Angkor. Dường như nó là sự hài hòa kỳ dị của những cặp đối cực riêng chỉ xứ sở này mới có” (trang 18). Thế rồi nhà văn đã chỉ ra biết bao cái đẹp đối cực, từ hoành tráng đến tinh vi, từ vô hình đến hữu hình tồn tại trong một Angkor tuyệt tác: “Con người và thần linh”, “Kỳ vĩ và kỹ xảo”, “Giáo gươm và điệu múa”, “Đá và cây”, “Khoảnh khắc và vĩnh cửu”. Đến Đà Lạt, thành phố của vẻ đẹp ngàn hoa, ngàn thông, Chu Văn Sơn lại tài hoa qua một phát hiện mới. Đà Lạt trong thẳm sâu của nó, anh cho rằng đây là “Xứ Trịnh ca” mà không phải Huế hay Sài Gòn – những nơi Trịnh Công Sơn gắn bó cuộc đời mình với biết bao ruột rà, thân thuộc: “Nếu đi sâu vào Đà Lạt, bạn sẽ gặp những con phố vắng. Đi sâu vào từng phố vắng, bạn sẽ gặp những quán cà phê. Đi sâu vào những quán cà phê, bạn sẽ gặp Trịnh Công Sơn” (trang 43). Tùy bút Ở Đầm Vạc, viết về cò là một thiên tùy bút đầy tâm trạng hoài niệm, lấp lánh chất nhân văn, thương người thương đời sâu lắng của tác giả: “Nhưng bao năm qua, đi tới vùng nào, cứ thấy lông cò trắng phau tung tỏa là tôi lại rùng mình. Và tôi nghiệm ra: ở đâu lông cò bay, ở đó cò bị giết; ở đâu cứt cò dày, ở đó cò xúm xít đông vui… Và ngày ấy tôi trở lại, liệu dưới mỗi gốc kia có còn vãi trắng những lớp phân cò, hay chỉ còn thấy những mớ lông lả tả ven đầm, mà khi nhìn kỹ, mỗi chân lông hãy còn nguyên một giọt máu?” (trang 61).
Ngoài các tùy bút kể trên, hai tùy bút Sơn Đoòng và Kiếp tượng nhà mồ cũng khiến ta giật mình khi nhận ra một Chu Văn Sơn tài hoa và mê đắm trong phát hiện cái đẹp và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ vào hàng tuyệt bút. Sơn Đoòng sắc sảo qua cái nhìn và phong tình ở cảm nhận. Đây được xem là thiên tùy bút có một không hai viết về Sơn Đoòng. Theo Chu Văn Sơn, Sơn Đoòng là kỳ quan của đá và nước: “Đá nước Sơn Đoòng là một mối kỳ duyên. Không giống một ái tình bay bổng. Mà như một cuộc yêu dữ dằn. Thứ dữ dằn của một ái ân thống khổ mà thống khoái. Ai bảo sơn thủy hữu tình chỉ có mỗi chiều êm ái? Còn cả chiều điên đảo nữa chứ. Ai muốn sơn thủy giao hòa thì đến miền suối dịu nước hiền, nước êm non tĩnh. Còn muốn gặp thủy sơn quần thảo, thì đến cảnh quan hang động, thì đến Sơn Đoòng” (trang 109). Kiếp tượng nhà mồ là một tùy bút buồn thê thiết, xao lòng của con người trần thế trước cái chết. Đọc thiên tùy bút này, ta thấy Chu Văn Sơn nặng lòng với kiếp người biết bao. Nhìn hình ảnh những kiếp tượng nhà mồ giao hoan, nhà văn nghĩ ngay đến “hành vi an ủi”, thấy được khát vọng sống rất hiện sinh mà đồng bào gửi gắm qua đời tượng: “Phải chăng giao hoan trong giờ phút thê lương ấy trên mặt đất cô liêu này là một hành vi an ủi, hành vi chống lại sự chết? Là lời tuyên chiến tức thì của cái sống với cái chết? Là cách ăn miếng trả miếng với cái chết?” (trang 73).
Ngôn ngữ tùy bút của Chu Văn Sơn là kiểu ngôn ngữ giàu chất thơ, mê đắm nên rất cuốn hút người đọc. Tùy bút là thể văn thiên về tùy hứng trong cảm xúc, cảm nhận cuộc sống, thành ra cách hành văn, giọng văn cũng biến hóa không cùng. Qua tập Tự tình cùng cái đẹp, chúng ta không chỉ gặp một Chu Văn Sơn giỏi phát hiện và biết giới thiệu cái đẹp trước cuộc đời bằng ngôn ngữ nghệ thuật, đó là thứ ngôn ngữ trác tuyệt và mê hoặc kỳ lạ.
Khép lại tập tùy bút với 183 trang in, vẫn nhủ thầm câu văn của Chu Văn Sơn, đại ý: Cái đẹp không thể kháng cự! Vâng, cái đẹp vốn yếu đuối, mong manh, chỉ mong tấm lòng hoài cố tri của người trần thế. May thay, Tự tình cùng cái đẹp ra đời được sự đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc gần xa, âu đó cũng là sự “hoài cố tri” cùng tác giả – nhà giáo, nhà phê bình, nhà văn Chu Văn Sơn khả kính, người suốt đời mê đắm với “Cõi đẹp” trần gian.
Mua sách Tự Tình Cùng Cái Đẹp ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Tự Tình Cùng Cái Đẹp” khoảng 129.000đ đến 129.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tự Tình Cùng Cái Đẹp Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tự Tình Cùng Cái Đẹp Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tự Tình Cùng Cái Đẹp Fahasa” tại đây
Đọc sách Tự Tình Cùng Cái Đẹp ebook pdf
Để download “sách Tự Tình Cùng Cái Đẹp pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Gieo Mầm Tính Cách Tự Tin
- Tự Tin Như Ánh Sáng
- Để Tự Tin Hơn: Tớ Yêu Chính Mình
- Thật Tuyệt, Tình Ta Thôi Trúc Trắc
- Ngắm Tuổi Trẻ Quay Cuồng Trong Tĩnh Lặng
- Xinh Đẹp Và Táo Bạo
- Để Có Một Tâm Hồn Đẹp
- Đời Ngắn Đừng Khóc Hãy Tô Son
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free
Cho em xin link tải sách với ạ, em đã like page ạ!
Page cho mình link tải sách với ạ! Mình đã like page rồi ạ.
cho mình xin link tải sách với ạ
cho mik xin link vS Ạ
TỰ TÌNH CÙNG CÁI ĐẸP LÀ MỘT CUỐN SÁCH RẤT HAY CỦA THẦY CHU VĂN SƠN MÀ TÔI BIẾT
TỰ TÌNH CÙNG CÁI ĐẸP LÀ MỘT CUỐN SÁCH RẤT HAY CỦA THẦY CHU VĂN SƠN MÀ TÔI BIẾT.Cuốn sách rất hay và ý nghĩa giúp tôi nhiều trong quá trình phân tích văn học.Đặc biệt phong cách viết của thầy Chu Văn Sơn cũng rast cuốn hút
canthianh2007@gmail.com , e like page rồi ạ
dat59762@gmail.com, e like r ạ