Lịch Sử Tư Tưởng Nhật Bản

Giới thiệu sách Lịch Sử Tư Tưởng Nhật Bản – Tác giả Thích Thiên Ân

Lịch Sử Tư Tưởng Nhật Bản

Mọi người Việt Nam trong khi hãnh diện với nền văn hóa cổ truyền của dân tộc, và trong khi thiết tha với công cuộc phục hưng những tinh thần truyền thống của Đông phương – dù chúng ta vẫn niềm nở tiếp nhận thâu hóa các ngành văn minh kỹ nghệ Âu Mỹ – thì chúng ta không thể nào không nghiên cứu tìm hiểu đến những nước láng giềng, nhất là những nước cùng một nguồn gốc văn hóa với dân tộc chúng ta. Nhật Bản là một trong số các nước láng giềng ấy.

Chúng ta nghiên cứu đến các ngành văn hóa tư tưởng của Nhật Bản, ngoài mục đích tìm hiểu những điểm dị đồng giữa hai dân tộc Việt – Nhật, còn có một lợi ích khác là sẽ nhờ đó rút tỉa những kinh nghiệm thích ứng với hoàn cảnh dân tộc trong việc tiếp nhận văn hóa ngoại quốc, hầu cải tiến và xây dựng xứ sở.

Lịch sử tư tưởng Nhật Bản được Đông Phương xuất bản lần đầu tại Sài Gòn năm 1965, là thành quả nghiên cứu trong gần 10 năm sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản của Thích Thiên Ân. Sau hơn 50 năm kể từ lần xuất bản đầu tiên, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị và là tài liệu tham khảo hữu ích khi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và tư tưởng Nhật Bản.

Nhân kỷ niệm 150 năm Minh Trị Duy tân (1868-2018) và 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2018), Lịch sử tư tưởng Nhật Bản được tái bản. Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích, cung cấp cho độc giả những thông tin quý giá về: nước Nhật Bản thời cổ đại, tư tưởng truyền thống, tôn giáo (Phật giáo, Nho giáo, Thần đạo) và tư tưởng Nhật Bản thời cận và hiện đại. Sách gồm 4 phần:

  • Phần thứ nhất: Quốc gia Nhật Bản ở thời cổ đại
  • Phần thứ hai: Tư tưởng truyền thông của Nhật Bản
  • Phần thứ ba: Tôn giáo với tư tưởng Nhật Bản
  • Phần thứ tư: Nhật Bản ở thời cận đại và hiện đại
Lịch Sử Tư Tưởng Nhật Bản
Lịch Sử Tư Tưởng Nhật Bản

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Lịch Sử Tư Tưởng Nhật Bản
  • Mã hàng 8935270701079
  • Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books
  • Tác giả: Thích Thiên Ân
  • NXB: NXB Hồng Đức
  • Trọng lượng: (gr) 400
  • Kích Thước Bao Bì: 14 x 20.5
  • Số trang: 352
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Lịch Sử Tư Tưởng Nhật Bản

Đánh giá Sách Lịch Sử Tư Tưởng Nhật Bản
Đánh giá Sách Lịch Sử Tư Tưởng Nhật Bản

1 Sách rất có chiều sâu chứ không phải chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, tác giả đã bỏ công tìm hiểu rất nhiều cổ thư Nhật Bản về tôn giáo và luân lý, đạo đức trải rộng qua các thời kỳ để đúc kết ra quyển này. Ở quyển "Lịch Sử Tư Tưởng Nhật Bản" này, tác giả Thích Thiên Ân như mở ra một hành trình dài dẫn người đọc đi ngược về lịch sử mấy ngàn năm của Nhật Bản. Từ thuở sơ khai, thời tụ lạc cho đến cận hiện đại, tác giả như khai mở ra cho người đọc cõi lòng của người Hòa, họ nghĩ gì, làm gì ở từng thời điểm nào. Tuy không quá dày nhưng lượng thông tin từ sách lại rất cô đọng nên cùng cần một vốn hiểu biết tương đối về văn hóa, lịch sử Đại Hòa để có thể lý giải cách mà dân chúng xứ này tư duy và hành động. Từ thời Thái Cổ, người Đại Hòa đã tự cho rằng xứ sở của mình là Thần Quốc do duy độc một dòng dõi Thiên Hoàng, đại diện cho chư thần dẫn dắt vạn dân, do đó mà thường được ngợi ca là Vạn thế nhất hệ. Thiên Hoàng ngoài việc là vua trên đất cũng là Thần, vì là hậu duệ của Đức Thiên Chiếu Thái Thần (tư tưởng này thường được nhắc đến trong cổ thư, tiêu biểu như Thần Hoàng Chính Thống Ký). Thêm nữa, người Hòa bị ảnh hưởng của Nho giáo Trung Hoa (đã được biến đổi để phù hợp với bản xứ), lại còn xem Thiên Hoàng thành đại diện cho cả quốc gia nên hiếu trung với vua cũng là hiếu trung với xã tắc, tư tưởng này càng về sau càng mạnh mẽ trỗi dậy. Đến thời Minh Trị, khi mà các nước liệt cường Tây phương đang lăm le đất Nhật Bản thì tinh thần này lại càng dâng cao, các Tướng quân (Shogun) tình nguyện trao trả hoàng quyền lại cho vua để phù hợp với chủ trương Tôn vương nhương di (Thờ vua và đánh đuổi giặc di) trong dân chúng, đủ thấy sức ảnh hưởng không nhỏ của các tư tưởng. Quyển sách đưa ra một lược đồ khá tổng quan để người đọc nếu cần có thể đi ngay vào tìm hiểu sâu hơn về các hệ tự tưởng nội sinh cũng như ngoại du trên đất Nhật Bản, và ảnh hưởng sâu đậm của chúng đến quá trình hình thành và phát triển một nước Nhật Bản hiện đại hôm nay.

2 Sách đẹp. Mình có xài bookcare nên rất hài lòng ngoại hình của sách. Nội dung tốt, phục vụ học tập tốt.

3 Sách được bao bọc cẩn thận.

4 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung oke.

5 Sách hay và ý nghĩa.

Review sách Lịch Sử Tư Tưởng Nhật Bản

Vì sao Nhật Bản tự coi mình là một thần quốc?

Sách “Lịch sử tư tưởng Nhật Bản” đã nhấn mạnh rằng, tư tưởng quốc gia thái quá được xem là đặc tính quan trọng nhất, khiến Nhật Bản trở thành một đất nước phát triển như ngày nay.

Danh từ chủ nghĩa quốc gia thái quá xuất phát từ chữ Ultra – nationalism của tiếng Anh, hoặc nói theo tiếng Nhật là quốc gia chí thượng chủ nghĩa.

Theo nghiên cứu của tác giả, chủ nghĩa quốc gia thái quá của Nhật đã manh nha từ thời phong kiến cổ đại, và phát triển cực thịnh từ thời Minh Trị Duy tân trở đi.

Nguồn gốc sâu xa của chủ nghĩa quốc gia thái quá không phải khởi phát từ lòng tự hào đối với lãnh thổ to lớn hay binh lực cường thịnh mà chỉ xuất phát từ lòng ái quốc chân thành của người Nhật đối với quốc gia lãnh thổ nơi mình sinh ra.

Trong các yếu tố đã làm cho ý chí tự tôn tự đại đối với quốc gia lãnh thổ của người Nhật ngày càng tăng, yếu tố Thần đạo đóng vai trò quan trọng. Trong sách Thần hoàng chính thống ký cũng đã viết rằng “Đại Nhật Bản là một thần quốc. Thần quốc này do Thiên tổ khai phát và các vị Nhật thần tiếp nối kế thừa. Chỉ có nước ta mới như vậy, còn các nước khác thì không có. Cũng vì lẽ ấy nên nước ta được gọi là Thần quốc”.

Không chỉ có Thần đạo mới quan niệm Nhật Bản là một Thần quốc, mà Phật giáo, nhất là phái giáo Nhật Liên tôn cũng thường có những quan niệm tương tự như thế.

Khuynh hướng quốc gia hóa tôn giáo đã khiến Phật giáo Nhật Bản khác với Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa. Vì ở Ấn Độ, Phật giáo thường không trọng thị quốc gia và quốc vương, còn ở Trung Hoa từ xưa Phật giáo đã áp dụng theo hạnh “sa môn không cung kính vua chúa”, và cũng không nhắm đến mục đích chính trị.

Khi Phật giáo truyền đến Nhật Bản sẽ phải có sự chuyển hướng cho hợp với nhu cầu của dân tộc, của lợi ích quốc gia trước hết mới có thể tồn tại và phát triển được. Cũng bởi lý do ấy nên Phật giáo mới chuyển thành một thứ “Tân Phật giáo” luôn đi sát với quần chúng xã hội mà họ thường gọi là Đại thừa Phật giáo.

Ngoài Thần giáo và Phật giáo ra, chủ nghĩa quốc gia Nhật Bản lấy hệ thống tư tưởng của Nho giáo làm căn bản.

Ở Nhật Bản, quan niệm “Thiên hoàng và tổ quốc là trên tất cả” bao giờ cũng là quan niệm cốt cán của lòng ái quốc.

Nho giáo ở Nhật Bản là một tôn giáo, nhưng cũng là một quan niệm triết học luôn đặt trọng điểm vào khuynh hướng quốc gia chí thượng chủ nghĩa hoặc quyền lực chí thượng chủ nghĩa. Cũng vì thế nên Nho giáo được ưu đãi, được xem là nền tôn giáo thích hợp với tâm hồn và tư tưởng của người Nhật hơn các tôn giáo ngoại lai khác.

Nếu tìm hiểu Nho giáo Trung Hoa, chúng ta sẽ nhận thấy rằng, khi các bậc triết gia Trung Hoa nói đến quốc gia tức là nói đến quốc gia lý tưởng, một quốc gia tổng hợp, gồm cả các quốc gia khác. Còn ở Nhật Bản, mỗi khi nói đến quốc gia là chỉ nhấn mạnh, đề cập riêng đến quốc gia Nhật Bản mà thôi.

Các nhà Nho học ở Nhật như Yoshida Shoin, đã từng lên tiếng công kích Khổng Tử và Mạnh Tử như sau: “Đức Khổng Tử và Mạnh Tử là những người quên quốc gia mình, chỉ nghĩ đến việc cứu tế cho quốc gia kẻ khác, và cũng đã xem vua cha của mình giống như vua cha của người khác”.

Trong sách Lịch sử tư tưởng Nhật Bản, tác giả cũng đã đưa ra hai lý do giải thích tại sao các tôn giáo của Nhật lại đề cao tinh thần quốc gia lên trên hết như vậy.

Thứ nhất, bởi từ xưa đến nay vấn đề quốc gia luôn luôn quan hệ mật thiết với sinh hoạt xã hội của dân tộc Nhật Bản. Lịch sử sinh tồn của dân tộc thường bị chi phối bởi các vị văn quan, võ tướng, quần thần trong thể chế quốc gia rất bền chặt kiên cố.

Thứ hai, Nhật Bản là một quốc gia do nhiều hòn đảo hợp lại mà thành, là một thế giới cách biệt với các nước ở lục địa khác; vì thế quan niệm quốc gia của người Nhật ít có tính cách cộng đồng phổ biến, trái lại chỉ đóng lại trong phạm vi lãnh thổ mà thôi.

Chủ nghĩa quốc gia thái quá là yếu tố căn bản tạo cho người Nhật một quan niệm tự tôn tự đại đối với quốc gia lãnh thổ của mình. Chủ trương “Thế giới ở dưới một mái nhà” và chương trình “Đại Đông Á” mà chúng ta đã thấy trong trận chiến tranh thế giới lần thứ hai cũng chính là sản phẩm của chủ nghĩa quốc gia thái quá này.

Trong giai đoạn hiện tại, dù khái niệm quốc gia đã thay đổi, chủ nghĩa quốc gia thái quá thời chiến không còn, nhưng ý chí luôn luôn vì quốc gia vẫn còn là yếu tố căn bản để kết hợp tất cả cá nhân, tạo thành một lực lượng hùng mạnh trong việc cải thiện đời sống, xây dựng quốc gia theo lý tưởng mà Nhật Bản đang theo đuổi.

Sách Lịch sử tư tưởng Nhật Bản, được Đông Phương xuất bản lần đầu tại Sài Gòn năm 1965, là thành quả nghiên cứu trong gần 10 năm sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản của Thích Thiên Ân. Năm 2018, cuốn sách được tái bản nhân dịp kỷ niệm 150 năm Minh Trị Duy tân (1868-2018), và 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2018).

TRÍCH ĐOẠN HAY

“Từ nay, tất cả những vấn đề văn hóa tư tưởng cần được giải quyết ổn đáng. Để phát huy các ngành văn hóa tư tưởng quốc gia, điều cần nhất là chúng ta, mọi người dân đều phải cố gắng thoát ly ra ngoài những lệ thuộc ngoại lai, phải khai thác tận cùng những tính chất độc lập cố cựu, và phải phục hồi lại tất cả những văn hóa tư tưởng truyền thống của dân tộc. Những cố gắng ấy sẽ đưa đến thành công tốt đẹp, nếu mọi người chúng ta đều dựa vào những nguyên tắc căn bản là phát huy nền văn hóa độc lập truyền thống ở quá khứ và phục hồi những sinh hoạt tinh thần độc đáo của dân tộc ở hiện tại. Chỉ có như thế chúng ta mới có thể xây dựng cho nước nhà một nền văn hóa tư tưởng thuần túy dân tộc, và chỉ có như thế chúng ta mới có thể đóng góp một phần xứng đáng vào việc xây dựng cho nền văn hóa phong phú của thế giới nhân loại mỗi ngày một tiến bộ ở hiện tại và tương lai vậy.”

Mua sách Lịch Sử Tư Tưởng Nhật Bản ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Lịch Sử Tư Tưởng Nhật Bản” khoảng 104.000đ đến 110.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Lịch Sử Tư Tưởng Nhật Bản Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Lịch Sử Tư Tưởng Nhật Bản Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Lịch Sử Tư Tưởng Nhật Bản Fahasa” tại đây

Đọc sách Lịch Sử Tư Tưởng Nhật Bản ebook pdf

Để download “sách Lịch Sử Tư Tưởng Nhật Bản pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 28/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *