Ruột Ơi Là Ruột

Giới thiệu sách Ruột Ơi Là Ruột – Tác giả Giulia Enders

Ruột Ơi Là Ruột

Mời gọi chúng ta khám phá một trong những cơ quan phức tạp nhất, quan trọng nhất và có thể nói là diệu kỳ nhất trong cơ thể, nơi cư trú của cả một thế giới sống động – với số lượng đông đảo gấp nhiều lần loài người cư ngụ trên Trái đất gồm các chiến binh tí hon của hệ miễn dịch và vô vàn quần thể vi sinh vật có lợi đang tích cực làm việc để nuôi sống và bảo vệ chúng ta: đường ruột. Qua cuộc hành trình của miếng bánh đi từ miệng, thực quản, dạ dày xuống ruột non, ruột già rồi dừng chân ở một luống rau nào đó, cùng những hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh và ví dụ gần gũi, cuốn sách cung cấp những thông tin hữu ích về quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, tầm quan trọng của vi khuẩn tốt với trẻ sơ sinh, mối liên hệ của hệ vi khuẩn đường ruột với các chứng bệnh, từ chứng bất dung nạp, chứng dị ứng, cho đến các chứng bệnh kỳ lạ mà ta tưởng chừng chẳng hề có liên quan như chứng căng thẳng, bệnh Alzheimer và cả hiện tượng tự sát…

Cuốn sách chắc làm thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt của chúng ta, để có một đường ruột khỏe mạnh, bởi “đường ruột khỏe, cơ thể mạnh”.

Ruột Ơi Là Ruột
Ruột Ơi Là Ruột

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Ruột Ơi Là Ruột
  • Mã hàng 8935235212237
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
  • Tác giả: Giulia Enders
  • Người Dịch: Nguyễn Ngọc Tú
  • NXB: NXB Thế Giới
  • Trọng lượng: (gr) 380
  • Kích Thước Bao Bì: 14 x 20.5
  • Số trang: 352
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Ruột Ơi Là Ruột

Đánh giá Sách Ruột Ơi Là Ruột
Đánh giá Sách Ruột Ơi Là Ruột

1 Ruột ơi là ruột là cuốn sách giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ quan tiêu hóa bên trong cơ thể chúng ta từ miệng đến hậu môn. cơ quan tiêu hóa là bộ não thứ hai của chúng ta, giúp mik hiểu rõ thức ăn đi từ miệng vào diễn ra như thế nào, sách giúp mình hiểu rõ về từng cơ quan tiêu hóa một cách cụ thể. tác giả là một bác sĩ giỏi người Đức.

2 Sách là cuốn bách khoa thu nhỏ về hệ thống đường ruột – hệ tiêu hoá tương thông liên quan qua lại với các hệ thống khác trong cơ thể… tiểu vũ trụ thu nhỏ trong lòng cơ thể… cơ chế tiếp nhận thế giới tới với chúng ta.

3 Sức khỏe của mình không tốt nên mình mua sách về để tìm hiểu. Biết đâu bản thân có thêm kiến thức mới. Mình tin là mua về sẽ không phí.

4 Mình mua quyển này theo gợi ý trên Youtube, chưa đọc nên chưa đánh giá được nội dung ntn. Nhưng mà bìa sách bị gãy một góc, màu bìa xanh xanh mát mắt nhưng mà nhìn hơi cũ.

5 Sách y học thường thức vốn kén người đọc và cuốn này thì lại càng thấy ít có review, đọc xong thì mình cũng hiểu: vì nó khá dài! Thật ra với độ dài chỉ khoảng 330 trang thôi nhưng vì lượng kiến thức quá nhiều nên nhiều lúc cảm giác như đang đọc Sapiens phiên bản sách y học vậy. Tuy nhiên, đây là cuốn sách khiến mình drop hẳn bộ Nhân tố enzyme để đọc, nên hãy cân nhắc những điểm cộng này để lựa chọn cuốn này đầu tiên khi có ý định tìm hiểu về mảng sách y học thường thức nói chung hay hệ tiêu hoá nói riêng: 1. Minh hoạ: cuốn này tán đổ mình ngay vào khoảng trang 30 : vì hình vẽ quá đáng yêu và sáng tạo. Cuốn này được minh hoạ bởi Jill Enders, một hoạ sĩ thiết kế đồ hoạ chuyên về truyền thông trong khoa học. 2. Bố cục: rất rõ ràng, trình bày một cách khoa học và tập trung Sách gồm ba phần: phần một giới thiệu chung về ruột, cấu trúc và các hoạt động của nó (nhưng chính xác là về hệ tiêu hoá từ miệng tới hậu môn), phần hai về hệ thần kinh của ruột và ảnh hưởng của nó tới một số hoạt động bất thường của hệ tiêu hoá, và phần ba chi tiết về hệ vi sinh vật đường ruột. 3. Nội dung: để khái quát thì cuốn sách này là một nghiên cứu sâu và khá đầy đủ về cấu trúc và chức năng chung của hệ tiêu hoá, nhưng, được trình bày một cách đúng kiểu “sách thường thức”, nghĩa là mọi người – với kiến thức cơ bản – đều có thể đọc và hiểu được. Tác giả sử dụng nhiều cách nói tượng trưng hài hước và đúng lúc, ví dụ ngay khi vừa đưa ra một giả thuyết y học có tính chất gây lú thì ngay lập tức cô giải thích, mô tả, khá dài dòng nhưng dễ hiểu, (quan trọng là) hợp lý, khiến tổng thể đọc rất cuốn hút và thú vị.

Review sách Ruột Ơi Là Ruột

Review sách Ruột Ơi Là Ruột
Review sách Ruột Ơi Là Ruột

01. Điều đầu tiên tác giả có nhắc đến là trong Y khoa, có những loại thuốc, những nguyên nhân gây bệnh, những phương pháp điều trị hay nghiên cứu mang lại hiệu quả to lớn cho người bệnh trên thực tế, nhưng vì tính cẩn trọng của khoa học, đôi khi những thành quả này phải mất 10-20 năm hoặc lâu hơn mới được công nhận. Hậu quả là nhiều bệnh nhân đã ko chờ nổi…Có những thông tin, những nghiên cứu được các nhà khoa học biết đến và chắc chắn từ lâu nhưng đa phần mọi người không biết vì mấy ai được tiếp cận hay quan tâm đến những tin tức khoa học chuyên ngành.

02. Cơ thể ta từ lúc bắt đầu là bào thai về cơ bản đã hình thành ra 3 ống để trở hành 3 hệ cơ quan: hệ thần kinh, hệ tim mạch và hệ tiêu hóa. Nhưng vì nhiều nguyên nhân mà hệ tiêu hóa “bị hắt hủi” trong các nghiên cứu khoa học và tụt lại khá xa về số lượng công trình, trong khi đó nói về hệ tiêu hóa đa phần mọi người chỉ nghĩ đến việc đi vệ sinh và…xì hơi 😃.

03. Cơ thể con người là 1 bộ máy cực kỳ tinh vi, phức tạp và hoàn hảo, không tin ư, bạn chỉ cần đọc qua phần về “đi ngoài” thì sẽ phần nào hiểu rõ cái cơ chế mà ít ai “quan tâm” nhưng vẫn thực hiện hằng ngày này. Vì sao lại bị “tào tháo đuổi”, vì sao bị táo bón, bị dị ứng…tất cả là do “cái miệng hại cái thân” cả, mà chủ yếu là hại đến cộng đồng vi khuẩn trong ruột non và ruột già. Cơ thể ta có hơn 2kg vi khuẩn các loại với số lượng hàng ngàn tỉ “cư dân” sống rải rác trong cơ thể nhưng đông đúc hơn cả là ở ruột già.

04. Tư thế ngồi xổm là thuận lợi nhất cho ruột già tống chất thải ra ngoài, tránh các hiện tượng …tiêu cực cho ruột già mà thế giới hiện đại dùng bệ xí mới bị, ngày xưa người ta ngồi xổm ko bị bao giờ.

05. Ruột có “hệ thần kinh riêng”, nó phối hợp với các “cộng đồng” vi khuẩn trong ruột để giúp cơ thể hấp thụ thức ăn, vệ sinh đường tiêu hóa, cung cấp và đào tạo kháng thể và nhiều nhiều chức năng khác…trong đó các nhà khoa học ngày càng làm nhiều thí nghiệm chứng minh chính 1 số loại vi khuẩn bé xíu xiu trong ruột không những ảnh hưởng đến sức khỏe của ta mà đến cả các vấn đề về trí não, thần kinh như…trầm cảm, tâm thần phân liệt, mệt mỏi, giảm trí nhớ…v.v…

06. Bạn sẽ được hiểu thêm về quá trình ăn và tiêu hóa thức ăn, từ cổng vào cho đến cổng ra, mỗi cơ quan, mỗi bộ phận đều được tự nhiên thiết kế tối ưu, đều có lý do hợp lý mà bình thường ta cũng không nghĩ tới. Nếu nói cơ quan cảm giác lớn nhất của cơ thể là da thì bạn đã lầm, hệ thống cảm giác của ruột nếu trải rộng ra thì sẽ có diện tích gấp 100 lần da, và các nếp gấp của ruột nếu căng ra hết sẽ dài hơn 7km, mục tiêu quan trọng nhất là để tiêu hóa tối ưu thức ăn.

07. Các cơ quan mà người ta hay gán cho nó cái nhãn là “thừa” như “ruột thừa” hay amindan thực ra đều quan trọng, có nó, hệ vi sinh và hệ miễng dịch của chúng ta hoạt động ổn và trơn tru hơn rất nhiều.

08. Ruột già không phải chỉ đơn giản là “hầm chứa” bẩn thỉu mà nó cực kỳ quan trọng để huấn luyện và điều phối miễn dịch, hấp thu lần cuối không để phung phí nước và các khoáng chất…

09. Tại sao các nước Âu Mỹ, sạch sẽ hơn lại gặp nhiều vấn đề về dị ứng hơn các quốc gia khác, tại sao bị dị ứng với cái này mà không phải cái kia và làm thế nào để đối phó?

10. Tại sao có người ăn ít vẫn béo? Hãy hỏi 1 số vi khuẩn đặt trưng của họ mà những người gầy không có. Tại sao ăn đường, nhất là các loại đường tinh luyện không tốt cho sức khỏe nhưng ta lại cứ thèm ngọt…?

11. Tại sao 1 số loài động vật có não, nhưng khi tìm được chỗ “an cư” nó lại tự ăn mất não? Tương tự thực vật, chúng không cần di chuyển nên cũng chẳng cần não. Đọc đến đoạn này mình mới nhớ là có đọc qua 1 số tài liệu nói về sự liên quan mật thiết giữa vận động cơ thể và học tập. Có thể bạn ko chứng minh được ngay, nhưng rõ là người nào lười vận động mà không phải là do bệnh tật thì đa phần cũng lười suy nghĩ, và cũng như cơ bắp, não mà không được sử dụng thì nó tự nhiên thui chột…các vế sau…hậu quả như thế nào…các bạn tự suy nghĩ nhá.

12. Sức khỏe của hệ tiêu hóa nói chung và đường ruột nói riêng, đã và đang được chứng minh là liên hệ chắc chắn, không thể tách rời với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Chỉ cần 1 vài vụ “bạo động” trong ruột, dù nhỏ, bởi các vi khuẩn bé xíu xiu, cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của con người.

13. Tại sao việc rửa tay, vệ sinh đồ dùng nhà bếp, nấu chính thức ăn, vệ sinh môi trường sống và tránh xa các vật nuôi đang bệnh (nhất là đối với phụ nữ đang mang thai) là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để bảo vệ hệ vi sinh trong ruột cũng như sức khỏe của ta?

14. Tại sao việc sinh nở truyền thống, cho bú sữa mẹ lại quan trọng và có lợi cho trẻ sơ sinh hơn là đẻ mổ và cho ăn sữa ngoài…

15. Chỉ có khoản 5% các loại vi khuẩn là hoàn toàn xấu và có hại cho cơ thể. Nhưng phải ở 1 số lượng hay 1 tỷ lệ nào đó bọn nó mới bùng phát thành các loại bệnh hay rối loạn cho cơ thể. Đa phần các vi khuẩn là có lợi, 1 số là vừa có lợi vừa có hại tùy theo sự cân bằng của chúng trong cơ thể, còn các loại không lợi cũng không hại thì đa phần là sẽ tạo ra cái lợi gián tiếp cho cơ thể, điển hình đơn giản nhất là nó sẽ chiếm chỗ hoặc chiếm thức ăn hay hạn chế sự phát sinh của các vi khuẩn có hại.

16. Tác hại của các loại kháng sinh. Sai lầm lớn nhất là dùng kháng sinh để điều trị các bệnh do virus chứ không phải vi khuẩn. Kháng sinh hầu như không diệt được virus mà chỉ có các kháng thể tự nhiên của cơ thể mới diệt được. Việc dùng kháng sinh sẽ tiêu diệt phần lớn các hại khuẩn cũng như lợi khuẩn nên hay gây ra tình trạng tiêu chảy sau khi dùng vì đường ruột bị mất cân bằng. Đôi khi phải mất đến vài tháng thì hệ vi sinh trong ruột mới phục hồi được. Nhưng nguy hiểm nhất là tình trạng kháng thuốc, một số vi khuẩn sống sót sau các đợt kháng sinh sẽ tự thích nghi và sinh sôi, tạo thành những chủng vi khuẩn kháng kháng sinh và gây ra tử vong cho hàng ngàn trường hợp mỗi năm vì “lờn thuốc”.

17. Chất xơ từ rau củ quả là thức ăn và tạo môi trường cực kỳ quan trọng cho các lợi khuẩn phát triển, nó sẽ giúp cho các lợi khuẩn sinh sôi, hơn nữa các hại khuẩn đa phần ăn đường và chất béo chứ không ăn được chất xơ nên việc ăn nhiều chất xơ cũng góp phần “bỏ đói” làm cho các hại khuẩn “chết đói”.
Còn nhiều, nhiều kiến thức hay, thực tế, mà mình muốn gõ lại cho các bạn đọc nhưng bài viết sẽ trở thành quá dài. Lời khuyên là bạn nên mua, đọc và đọc đi đọc lại để nhớ những kiến thức có phần “căn bản” (nhưng không mấy ai biết) này vì nó cực kỳ có ích cho sức khỏe của bạn và những người thân xung quanh bạn.

TỔNG KẾT: Mình tự đánh giá quyển sách này được tầm 8.5/10 và khuyên các bạn nên tìm đọc để hiểu thêm về kiến thức sức khỏe, ăn uống và vệ sinh.

Mua sách Ruột Ơi Là Ruột ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Ruột Ơi Là Ruột” khoảng 68.000đ đến 80.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Ruột Ơi Là Ruột Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Ruột Ơi Là Ruột Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Ruột Ơi Là Ruột Fahasa” tại đây

Đọc sách Ruột Ơi Là Ruột ebook pdf

Để download “sách Ruột Ơi Là Ruột pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

One Reply to “Ruột Ơi Là Ruột”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *