Nghệ Thuật Yêu – Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu

Giới thiệu sách Nghệ Thuật Yêu – Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu – Tác giả Erich Fromm

Nghệ Thuật Yêu – Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu

Nghệ Thuật Yêu (tên tiếng anh là The Art of Loving) được nhà phân tâm học Erich Fromm xuất bản năm 1957. Đây có lẽ là tác phẩm nổi tiếng hơn cả của Erich Fromm, được tái bản nhiều nhất bằng nhiều thứ tiếng.

Ở thời điểm đó khi Erich Fromm cho ra mắt cuốn sách này, ông đã trở thành học giả đầu tiên nghiên cứu về “tình yêu” và “năng lực yêu” như một đề tài nghiêm túc để nêu ra trước công luận. Đáng nói hơn là, hiếm khi những cuốn sách đó sống lâu hơn tác giả của chúng. Nhưng ở trường hợp này, hơn 25 năm sau khi ông mất, cuốn sách đã được dịch ra 34 thứ tiếng với hàng triệu bản in.

Ngày nay, với rất nhiều độc giả, đặc biệt là những độc giả trẻ, quyển sách này đã trở thành một phát hiện. Những độc giả đã có nó trên giá sách thì thường xuyên đọc lại. Tác phẩm hấp dẫn không hẳn là vì nhan đề mà còn vì cuốn sách cung cấp những hiểu biết sâu về bản tính người liên quan đến vấn đề có lẽ là “vấn đề của mọi vấn đề”: Lòng yêu thương.

Fromm viết về một chủ đề mà ta đã quá quen thuộc: Tình yêu. Tuy nhiên, như chính Fromm bộc bạch: «Bất cứ ai trông đợi sự chỉ dẫn dễ dãi về nghệ thuật yêu sẽ thất vọng khi đọc cuốn sách này. Cuốn sách, ngược lại, muốn cho thấy tình yêu không phải một thứ tình cảm mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng đắm chìm vào, dù người đó đạt tới mức độ trưởng thành nào.»

Fromm nhận định «Yêu là một nghệ thuật, giống như sống cũng là một nghệ thuật vậy». «Quá trình học hỏi một nghệ thuật có thể được chia thành hai phần: một là tinh thông lý thuyết; hai là tinh thông thực hành […] Nhưng, ngoài học kiến thức lý thuyết và kiến thức thực hành, còn có một yếu tố cần thiết thứ ba để trở thành người tinh thông – đó là phải coi việc tinh thông nghệ thuật là mối quan tâm tối hậu…»

Từ đây, cuốn sách của Fromm đã đi vào phân tích cặn kẽ lý thuyết về tình yêu, lý giải tình yêu như lời giải đáp cho sự tồn tại người và nhu cầu sâu xa nhất của con người là vượt qua sự chia cách, để rời khỏi ngục tù cô độc của mình, để có được “sự hòa giải bằng tình yêu” ; Fromm phân tích những hình thái khác nhau của tình yêu dựa trên đối tượng của tình yêu, như tình yêu đồng loại, tình mẫu tử, lòng tự yêu bản thân, tình yêu Thượng đế và tình yêu nhục cảm; cũng như phân tích «hình thái tình yêu giả tạo, mà trên thực tế, phần lớn chúng là những hình thức tan rã của tình yêu» trong xã hội chúng ta hiện nay.

Cuối cùng, để thực sự làm chủ được nghệ thuật yêu, Fromm đi đến những bàn luận về các tiền đề của nghệ thuật yêu, các phương pháp tiếp cận, và thực hành những điều ấy: kỷ luật, sự tập trung, kiên nhẫn và hết lòng quan tâm đến nghệ thuật ấy.

Fromm nói về tình yêu, nhưng không phải “thuyết giáo”. Fromm nói về tình yêu dựa trên chính bản chất của con người, với niềm tin rằng, dù đầy những khó khăn, « tình yêu không chỉ là một hiện tượng cá nhân hiếm có mà sẽ trở thành hiện tượng xã hội ».

Một cuốn sách nhỏ của Fromm, nhưng đúng như Peter D. Kramer nhận xét, «nhờ cuốn sách mỏng Nghệ Thuật Yêu này, chúng ta đã có sự thay đổi sâu sắc về nhận thức, sự hy vọng lạc quan và niềm an ủi. […] Và đây chính là bằng chứng cho lập luận của ông: được chuyện trò với một con người như vậy tức là cảm thấy được thách thức, cảm thấy được nâng đỡ và cảm thấy được yêu.»

Ở Việt Nam, trước năm 1975, chúng ta đã từng có hai bản dịch tác phẩm này, của người dịch Tuệ Sỹ với nhan đề “Tâm thức luyến ái”, và của Giáo sư Thụ Nhân với tên gọi “Phân tâm học về tình yêu”.

Bản dịch Việt ngữ này được Omega+ mua bản quyền và xuất bản theo ấn bản năm 2006 có bổ sung Lời giới thiệu của Peter D. Kramer và một phần Phụ lục nói về các mẫu chuyện tình yêu trong cuộc đời ông, do dịch giả Lê Phương Anh chuyển ngữ và dịch giả Phạm Anh Tuấn góp ý, hỗ trợ về các thuật ngữ.

Nghệ Thuật Yêu - Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu
Nghệ Thuật Yêu – Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Nghệ Thuật Yêu – Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu
  • Mã hàng 8935270702144
  • Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books
  • Tác giả: Erich Fromm
  • Người Dịch: Lê Phương Anh
  • NXB: NXB Thế Giới
  • Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
  • Trọng lượng (gr): 260
  • Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 14 cm
  • Số trang: 252
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Nghệ Thuật Yêu – Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu

Đánh giá Sách Nghệ Thuật Yêu - Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu
Đánh giá Sách Nghệ Thuật Yêu – Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu

1 “Chúng ta là những sinh vật xã hội, bị lo âu bởi chúng ta bị làm cho chia cách. Nền văn hóa đưa ra những phương tiện dễ dãi và sai lạc để xử lý nỗi lo âu này bằng cách khiến chúng ta trở nên giống nhau. Nó mời gọi chúng ta tiêu thụ cùng loại hàng hóa phải làm những công việc như nhau phải chấp nhận những mục tiêu giống nhau, định nghĩa chúng ta qua sự tuân phục và những khác biệt nhỏ không đáng kể. Nhưng nếu chúng ta thiếu lòng can đảm để trở thành các cá nhân, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được tình yêu, vì tình yêu là sự kết hợp trong điều kiện bảo tồn sự toàn vẹn của mỗi người’.” Đó là lời giới thiệu của Peter D.Kramer dành cho tác phẩm The Art of Loving – Nghệ thuật yêu của nhà phân tâm học người Đức – Erich Fromm. Cuốn sách được viết vào những năm 60 của thế kỷ trước nhưng giờ đây, sau hơn 50 năm, ta vẫn thấy nó giữ nguyên tính thời sự. Trong những ngày giãn cách vì dịch bệnh này, có gì bổ ích hơn là đọc một cuốn sách về tình yêu đồng loại, tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa để tiếp thêm sức mạnh chiến thắng con virus đáng sợ kia, đúng không các bạn ? Bạn đang đọc cuốn gì ? Hãy củng nhau review phía dưới để cho nhiều người cũng được biết đến hơn nhé.

2 Tác giả đã có những phân tích nên thơ và ngọt ngào về tình yêu của con người từ khi lọt lòng mẹ. Đứa trẻ vừa chào đời đã may mắn được bảo vệ bởi tình yêu của người mẹ – người mẹ chính là hơi ấm, thức ăn và là trạng thái hưng phấn của sự thỏa mãn và an toàn Tình yêu vô điều kiện mà đứa trẻ không cần làm gì để được có nó, đơn giản chỉ là “tôi được yêu vì tôi là tôi” – Trải qua nhiều năm tháng, đứa trẻ dần dần thoát khỏi cảm giác được yêu, chuyển sang trạng thái sáng tạo yêu – đó là khi đứa trẻ muốn làm một điều gì cho bố mẹ vui lòng – một bài thơ, một bức vẽ hay chỉ là một món quà nhỏ tặng bố mẹ – đã góp phần đưa đứa trẻ thoat khỏi tình yêu vị kỷ mà người mẹ đã ban phát cho nó từ buổi đầu đời.

3 Trước khi bạn muốn trở thành một chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực nào, điều đầu tiên bạn cần là lý thuyết, sau đến thực hành, và bạn cũng không ngừng nâng cao, trao dồi kỹ năng. Với tình yêu cũng vậy. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi quyển sách đưa bạn đến những nghịch lý nhưng rất đáng suy ngẫm nếu muốn xây dựng một tình yêu vững chãi, bền chặt.

4 Sách bảo quản tốt, có bọc bìa nhựa bảo vệ sạch. Đọc để hiểu thêm bản chất sự yêu thương. Để thể hiện tình yêu và vun đắp yêu thương không dễ như nói lời yêu thương. Nói luôn dễ hơn làm mà.

5 Mình đã đọc bản cũ có tên “tâm thức luyến ái” của Tuệ Sỹ dịch và rất thích. May mắn nó đã được tái bản, được dịch lại cho dễ đọc hơn, và bìa thì rất đẹp!

Review sách Nghệ Thuật Yêu – Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu

Review sách Nghệ Thuật Yêu - Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu
Review sách Nghệ Thuật Yêu – Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu

“Bất cứ ai trông đợi sự chỉ dẫn dễ dãi về nghệ thuật yêu sẽ thất vọng khi đọc cuốn sách này. Cuốn sách, ngược lại, muốn cho thấy tình yêu không phải một thứ tình cảm mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng đắm chìm vào, dù người đó đạt tới mức độ trưởng thành nào.”

Chưa có thời nào mà những câu “thả thính” lại được hưởng ứng một cách nhiệt tình và trở thành phong trào như thời nay. Hầu hết chúng ta đều khao khát tình yêu, không lúc này thì lúc khác – chúng ta sợ “ế”. Nhưng làm sao để có được tình yêu? Không lẽ cứ mãi “thả thính” trên facebook, tik tok, check-in ở vài quán cafe với dòng chữ “ngồi yên, tình yêu sẽ tới”…

Nếu có một cuốn bí kíp ghi lại các bước để chắc chắn có được tình yêu, để yêu và được yêu, hẳn nó sẽ được bán đắt như tôm tươi. Nhưng không, sẽ không bao giờ có một cuốn sách như thế cả. Bởi như nhà phân tâm học Erich Fromm viết từ năm 1957 trong cuốn Nghệ thuật yêu, “yêu là một thể nghiệm cá nhân mà mỗi người chỉ có thể có được nhờ chính mình, và dành cho chính mình.” Vậy chúng ta có thể làm gì, chờ đợi may mắn hoặc cứ thất bại hết lần này đến lần khác ư? Trên thực tế, hầu như không có phi vụ nào táo bạo, với nhiều mong đợi và kỳ vọng lớn lao nhưng lại thường xuyên thất bại – như tình yêu. Nếu chuyện này xảy ra với bất kỳ hoạt động nào khác, người ta thường sẽ hăng hái hơn để biết lý do thất bại và học cách cải thiện – hoặc sẽ bỏ cuộc. Nhưng nhân loại sẽ không từ bỏ tình yêu, nên dường như chỉ có một cách phù hợp duy nhất để vượt qua thất bại trong tình yêu, đó là nghiên cứu những lý do thất bại, và tiếp tục học hỏi ý nghĩa của tình yêu. Và đó cũng là khía cạnh mà Erich Fromm chọn để tiếp cận với tình yêu trong cuốn Nghệ thuật yêu.

“Bất cứ ai trông đợi sự chỉ dẫn dễ dãi về nghệ thuật yêu sẽ thất vọng khi đọc cuốn sách này. Cuốn sách, ngược lại, muốn cho thấy tình yêu không phải một thứ tình cảm mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng đắm chìm vào, dù người đó đạt tới mức độ trưởng thành nào.”

Như tác giả đã rào trước rằng đây không phải cuốn sách sơ xài dạy cho bạn cách yêu hay làm sao để có người yêu. Yêu phải chăng là một nghệ thuật? Nếu đúng thế, nó đòi hỏi sự hiểu biết và nỗ lực. Hay yêu là một cảm giác dễ chịu, và việc thể nghiệm tình yêu là một vấn đề cơ duyên, là cái mà người ta “ngã vào” [falling] nếu hữu duyên? Cuốn sách nhỏ này dựa trên tiền đề đầu, mặc dù hầu hết con người ngày nay chắc hẳn tin vào tiền đề sau.

Ở thời điểm khi Erich Fromm cho ra mắt cuốn sách này, ông đã trở thành học giả đầu tiên nghiên cứu về “tình yêu” và “năng lực yêu” như một đề tài nghiêm túc để nêu ra trước công luận. Cho đến nay nó vẫn là một trong số ít những cuốn sách nổi tiếng tập trung vào chủ đề này. Không phải mọi người nghĩ rằng tình yêu không quan trọng. Chúng ta khao khát tình yêu. Chúng ta xem bao nhiêu bộ phim về những chuyện tình hạnh phúc lẫn bất hạnh, nghe hàng trăm bài ca nhạt nhẽo về tình yêu, chúng ta cũng rất nỗ lực trong tình yêu – nhưng hiếm ai nghĩ cần phải học thật nghiêm túc về nó.

Thứ nhất, về mặt tâm lý hầu hết mọi người xem tình yêu trước tiên là vấn đề được yêu, hơn là yêu. Đa phần đàn ông và phụ nữ cố gắng nhiều không phải để yêu, mà cốt để trở nên hấp dẫn hơn và đáng được yêu hơn. Ai cũng nghĩ yêu thật đơn giản, miễn là thu hút được đúng đối tượng. Chúng ta thường chú trọng vấn đề đối tượng hơn là năng lực yêu. Và còn một sai lầm nữa dẫn tới việc mặc định rằng chẳng có gì để học về tình yêu, đó là chúng ta thường lẫn lộn giữa trải nghiệm ban đầu khi mới “sa vào” tình yêu với trạng thái lâu bền của việc đang yêu. Trên thực tế, chúng ta coi mức độ mãnh liệt, cuồng si, “điên rồ” vì nhau là bằng chứng cho tình yêu nồng nhiệt của mình, trong khi nó chỉ cho thấy mức độ cô đơn của chúng ta trước đó mà thôi.

Vậy nếu yêu là một nghệ thuật, ta phải học về nó như thế nào?

Bước thứ nhất cần làm là phải ý thức được yêu là một nghệ thuật, giống như sống cũng là một nghệ thuật vậy. Nếu ta muốn học cách yêu, chúng ta phải bắt đầu giống như cách ta học bất kỳ nghệ thuật nào khác, như âm nhạc, hội họa, làm mộc, hay y học và kỹ thuật. Quá trình học hỏi một nghệ thuật này được chia thành hai phần trong cuốn Nghệ thuật yêu của Erich Fromm: phần đầu là lý thuyết về tình yêu chiếm phần lớn cuốn sách; hai là các gợi ý để thực hành.

Khác với những gì chúng ta đã được nghe về tình yêu trong thơ ca lẫn đời thường, khi yêu không chỉ đơn giản là “chết ở trong lòng một ít”, LÝ THUYẾT VỀ TÌNH YÊU CỦA ERICH FROMM chính là nỗ lực truy tìm bản chất của tình yêu ở mọi góc độ: trong tiềm thức lẫn ý thức, qua tâm lý lẫn hành vi, đối với cá nhân lẫn văn hóa cộng đồng… “tình yêu” đối với Fromm “chính là câu trả lời chín chắn cho vấn đề tồn tại”.

Nhu cầu sâu xa nhất của con người là vượt qua sự chia cách, để rời khỏi ngục tù cô độc của mình. Con người – ở mọi thời đại và mọi nền văn hóa – đều phải đối mặt với một vấn đề duy nhất: làm sao vượt qua cảm giác bị chia cách, làm sao để đạt được sự hòa hợp, làm sao để siêu vượt khỏi cuộc sống cá nhân của mỗi người và tìm thấy sự cứu rỗi, tức tìm thấy lại sự “hòa điệu”, không còn bị “chia cách”. Đây cũng là câu hỏi được đặt ra cho người nguyên thủy sống trong hang động, dân du mục chăn gia súc, người nông dân ở Ai Cập, thương nhân xứ Phoenicia, binh lính La Mã, thầy tu thời Trung Cổ, võ sĩ Nhật Bản, nhân viên văn phòng hoặc công nhân nhà máy thời nay.

Cuốn sách dựa trên toàn bộ các thể nghiệm của Fromm. Ông nổi tiếng, chính xác là bởi vì trong thời đại của các hệ tư tưởng, Fromm không phải là một nhà tư tưởng. Ông nhiệt thành lấy những gì mình cần từ Do Thái giáo, từ chủ nghĩa Marx, từ phân tâm học, và sau đó là từ Đạo giáo và Thiền tông, song Fromm rốt cuộc là một người theo chủ nghĩa nhân văn.

Ông đặc biệt coi thường các bài báo trên những tờ tạp chí bóng bẩy, viết về hôn nhân hạnh phúc như thể việc quản lý môi giới kinh doanh. Ông viết, “cả một nhóm hoạt động trơn tru, thì cũng là mối quan hệ được ‘bôi trơn’ giữa hai người xa lạ suốt đời”. Ông xem sự hợp nhất của một cặp đôi là thứ lý tưởng – và không chỉ là “nhất thể tính” với đối phương. Với Fromm, ngay cả tình yêu nhục dục (theo nghĩa hẹp nhất) vẫn là, “ta yêu toàn thể nhân loại ở trong người ấy, yêu tất cả những gì sống động ở trong người ấy”.

Giống như đức tin tôn giáo, TÌNH YÊU CŨNG LÀ MỘT VIỆC THỰC HÀNH. Ông mô tả các yếu tố của tình yêu: kỷ luật, sự tập trung, tính kiên nhẫn và sự tinh thông nghệ thuật. Chúng ta “phải” là ai? Chúng ta phải trung thành với những thái độ nào? Giống như tự do, tình yêu đòi hỏi lòng can đảm. Tình yêu là một khả năng tự nhiên mà chúng ta có thể phát triển bên trong mình.

Nhưng, ngoài học kiến thức lý thuyết và kiến thức thực hành, còn có một yếu tố cần thiết thứ ba đó là phải coi việc tinh thông nghệ thuật là mối quan tâm tối hậu. Có lẽ, ở đây có câu trả lời cho câu hỏi vì sao trong nền văn hóa của chúng ta rất hiếm người học về nghệ thuật này, bất chấp những thất bại rõ ràng của họ: dù có khát vọng thầm kín về tình yêu, hầu hết mọi thứ khác vẫn được coi là quan trọng hơn tình yêu – thành đạt, thể diện, tiền bạc, quyền lực. Hầu như mọi năng lượng của ta đều được dùng để học cách đạt được những mục tiêu này, và hầu như chẳng còn năng lượng để học về nghệ thuật yêu. “Tình yêu mì ăn liền” có lẽ vẫn dễ dàng hơn.

Vậy vì sao cuốn sách có vẻ nghiêm túc và nặng nề như Nghệ thuật yêu đã tiếp tục tồn tại?

Bởi vì chúng ta biết rằng Fromm đã nhắm đúng mục tiêu – đó là chúng ta không thể tìm thấy tình yêu nếu đồng thời vẫn lười biếng và nhượng bộ những cám dỗ của văn hóa. Hay sẽ là nửa vời nếu chúng ta vừa hăng hái đi tìm tình yêu vừa yêu một cách dễ dãi. Để thay đổi tình yêu ta nhận, chúng ta sẽ phải thay đổi năng lực yêu – tức là khả năng trao đi tình yêu.

Về hình thức cuốn sách này cũng giữ được sự mới mẻ dù đã xuất bản từ rất lâu do tính cách cá nhân của Fromm được thể hiện rất rõ. Chủ đề, nhan đề, giọng điệu, tầm nhìn, và thông điệp – người đọc sẽ thấy những yếu tố nói trên bắt nguồn từ một con người quan tâm tới mình. Như đã viết trong Lời tựa, Erich Fromm không viết bằng giọng khoa trương: “để tránh phức tạp hóa không cần thiết, tôi đã cố gắng đề cập vấn đề bằng một ngôn ngữ khả dĩ ít chuyên môn nhất. Cũng vì lý do đó, tôi cũng đã hạn chế tối đa trích dẫn các tài liệu về chủ đề tình yêu”. Dẫu vậy, đây cũng không hẳn là một cuốn dễ đọc bởi bởi dù sao thì lượng kiến thức chuyên môn và những tư tưởng triết học vẫn rất nhiều và không thể diễn giải qua loa được.

Ở Việt Nam, trước năm 1975, chúng ta có hai bản dịch tác phẩm này, một của dịch giả Tuệ Sỹ với nhan đề Tâm thức luyến ái, và của Giáo sư Thụ Nhân với tên gọi Phân tâm học về tình yêu. Phiên bản mới nhất đổi thành Nghệ thuật yêu quả thật hợp lý hơn. Bởi chúng ta không chỉ yêu để làm nảy sinh tình yêu, như bất kỳ môn nghệ thuật nào khác, việc học và thực hành nó còn là cách để chúng ta nhìn lại bản thân, và từ đó nhìn đến những vấn đề sâu rộng hơn. Chúng ta sẽ không thể thỏa mãn trong tình yêu cá nhân nếu chúng ta không có khả năng yêu thương đồng loại, nếu không có đức khiêm hạ đích thực, lòng can đảm, đức tin và kỷ luật. Trong một nền văn hóa hiếm hoi những phẩm chất này, thì việc đạt được khả năng yêu ắt vẫn là một thành tựu hiếm có. Hoặc bất kỳ ai cũng có thể tự hỏi bản thân rằng có bao nhiêu người thực sự biết yêu trong những người ta quen biết?

Mua sách Nghệ Thuật Yêu – Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Nghệ Thuật Yêu – Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu” khoảng 70.000đ đến 76.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Nghệ Thuật Yêu – Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Nghệ Thuật Yêu – Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Nghệ Thuật Yêu – Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu Fahasa” tại đây

Đọc sách Nghệ Thuật Yêu – Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu ebook pdf

Để download “sách Nghệ Thuật Yêu – Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

2 Replies to “Nghệ Thuật Yêu – Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *