Luận Ngữ Và Bàn Tính

Giới thiệu sách Luận Ngữ Và Bàn Tính – Tác giả Shibusawa Eiichi

Luận Ngữ Và Bàn Tính

Tác giả Shibusawa Eiichi được ca ngợi là thủy tổ của Chủ nghĩa Tư bản Nhật Bản, cha đẻ của triết lý kinh doanh hiện đại Nhật Bản, được liệt vào trong mười hai người sáng lập nên nước Nhật. Ông dành hơn nửa đời người để theo đuổi thực nghiệp, tổng kết lại có đến 500 công ty liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến ông trong nhiều vai trò khác nhau như giám đốc, chủ tịch, cố vấn, kiểm soát, nhà đầu tư, hoặc các chức vụ tương tự. Và những công ty này hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ vận tải đường bộ, đối ngoại, ngân hàng, thương mại, đến khai khoáng, gốm sứ, hóa chất, điện lực, bảo hiểm, vận tải biển.

Luận ngữ và bàn tính là cuốn sách tiêu biểu của Shibusawa Eiichi, biểu thị sự kết hợp giữa đạo xử thế và triết lý kinh doanh, cũng là tôn chỉ suốt cuộc đời của ông. Bằng tác phẩm này, Shibusawa đã giúp đổi mới nền kinh doanh nước Nhật bằng một thái độ trung dung, tuyên truyền và phát dương quan điểm người trí thức trong thời đại mới không nên coi rẻ tiền bạc, người làm kinh doanh cũng không được quên nhân nghĩa lễ trí tín. Từ đó, tổ chức mới vững bền, công ty mới phát đạt, đất nước được cường thịnh, và trong thành quả của cộng đồng sẽ có lợi ích của cá nhân như một lẽ tất nhiên.

————

Về tác giả:

Shibusawa Eiichi (1840-1931) sinh tại quận Hanzawa, đất Musashino (nay là thị trấn Fukaya, tỉnh Saitama), trong một gia đình làm nghề trồng dâu nuôi tằm và chế tạo thuốc nhuộm bằng lá chàm.

Năm 1867, Shibusawa tháp tùng công tử Tokugawa Akitake, em trai Shogun Yoshinobu, sang dự Hội chợ Paris và có cơ hội được mắt thấy tai nghe về Âu Mỹ.

Năm 1868 trở về nước, ông có thời gian ngắn làm việc cho chính phủ Minh Trị. Thế nhưng, nhận thấy tình hình đất nước còn nhiều khó khăn, người đời và chính phủ còn coi nhẹ thương nghiệp buôn bán, ông quyết tâm gia nhập giới thực nghiệp, tìm cách để Nhật Bản trở nên hưng thịnh.

Quá nửa cuộc đời mình ông theo đuổi thực nghiệp, tổng kết lại có đến 500 công ty có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới ông, trong nhiều vai trò khác nhau như giám đốc, chủ tịch, cố vấn, kiểm soát, tư vấn, nhà đầu tư hoặc các chức vụ tương tự. Và những công ty ông từng tham gia hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau từ vận tải đường bộ, đối ngoại, ngân hàng, thương mại và công nghiệp đến khai khoáng, gốm sứ, hóa chất, điện lực, bảo hiểm, vận tải đường biển…

Với những đóng góp to lớn cho nền thực nghiệp của Nhật Bản như vậy, ông được người đời ca ngợi là thủy tổ của chủ nghĩa tư bản Nhật, cha đẻ của triết lý kinh doanh hiện đại Nhật Bản, được liệt vào một trong mười hai người sáng lập nên nước Nhật. Chân dung của Shibusawa Eiichi sẽ được in trên đồng 1 man (tức 10.000 yên), tờ tiền có mệnh giá cao nhất của Nhật Bản, bộ tiền mới này dự kiến phát hành vào năm 2024.

Luận Ngữ Và Bàn Tính
Luận Ngữ Và Bàn Tính

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Luận Ngữ Và Bàn Tính
  • Mã hàng 8935235226890
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
  • Tác giả: Shibusawa Eiichi
  • Người Dịch: Nguyễn Mạnh Sơn
  • NXB: NXB Thế Giới
  • Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
  • Trọng lượng: (gr) 530
  • Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 14 cm
  • Số trang: 354
  • Hình thức: Bìa Cứng
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Luận Ngữ Và Bàn Tính

Đánh giá Sách Luận Ngữ Và Bàn Tính
Đánh giá Sách Luận Ngữ Và Bàn Tính

1 Một trong những tác phẩm xuất sắc mình từng đọc của shibusawa eiichi. trước đây từng đọc vũ nhã đàm tự truyện và cuốn của shimada masakazu về cuộc đời của shibusawa eiichi. những bài học cuộc đời và sự nghiệp cũng như ý chí của ông luôn là cho mỗi người chúng ta

2 Giao hàng nhanh chóng, trước cả dự kiến. Nhân viên giao hàng thân thiện. Sách đẹp, nội dung thì khá hay. Nói chung là hài lòng với lần mua hàng này.

3 Hơi thất vọng vì sách có vài vết đen. giá 1 nửa nên ko kì vọng nhiều. nội dung sách là lĩnh vực mới nên mình muốn thử sức. phù hợp với giá tiền

4 Tứ thư và Ngũ Kinh chỉ nằm trong sách sẽ là chữ, nằm trong kinh doanh mới giúp lưu giữ những di sản tinh thần. Hoá ra Khổng giáo chân chính không hề có điều gì trói buộc thân phận con người cả!

5 Sách đóng gói tốt, bìa cứng chắc chắn, giấy đẹp. Nội dung tư tưởng của sách phù hợp với thời đại, trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường hiện nay.

Review sách Luận Ngữ Và Bàn Tính

Review sách Luận Ngữ Và Bàn Tính
Review sách Luận Ngữ Và Bàn Tính

Nói thật là lúc đầu cuốn này làm tôi hơi có chút thất vọng. Tôi vốn là một fan bự của Fukuzawa Yukichi, đã đọc các tác phẩm được dịch ra tiếng Việt của ông như “Khuyến học”, “Khái lược văn minh luận” cùng một số tác phẩm viết về ông bằng tiếng Nhật. Do đó tôi có đặt kỳ vọng vào cuốn này bởi Shibusawa Eiichi cũng là người cùng thời với Fukuzawa mà lại làm trong lĩnh vực kinh doanh. Tôi đã mong cuốn sách này cho tôi thêm hiểu biết về các vấn đề kinh tế của Nhật Bản thời Minh Trị. Nhưng khi đọc những trang đầu tiên, tôi có cảm giác như mình đang ngồi nghe Khổng Tử giảng đạo đức vậy. (Đáng lẽ ra tôi nên đoán ra điều này mới đúng vì tiêu đề cuốn sách có “Luận ngữ” mà). Không phải tôi coi thường các giá trị đạo đức được Nho giáo chỉ dạy, nhưng có thể tôi đã qua cái tuổi để nghe giảng giải về đạo đức chăng 😊.

Lúc đầu tôi đã định bỏ qua không đọc tiếp nữa nhưng lại cảm thấy nếu không đọc hết sợ mình sẽ bỏ lỡ điều gì đó nên quyết định đọc cho hết cuốn sách. Và tôi đã không phải hối hận. Nếu chịu khó đọc chậm lại một chút sẽ thấy tác giả nói đến nhiều vấn đề mà đến nay vẫn còn là vấn đề, đặc biệt khi dùng nó làm lăng kính nhìn về Việt Nam sẽ thấy rất thú vị. Dưới đây tôi xin trích ra những đoạn mà tôi đã dùng bút hightlight lại.

Đoạn nói xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ trọng quan khinh dân, quan làm việc gì dù bất hợp lý hay xấu xa cũng được mắt nhắm mắt mở cho qua, nếu có bị trừng phạt cùng lắm là bị bãi chức mà thôi. Ngược lại, dân thường nếu có bất cứ hành vi nào sai trái dù rất nhỏ bé sẽ lập tức bị phơi bày, bị đẩy vào tình trạng khốn cùng của tội nhân. Dân thường dù cống hiến cho sự nghiệp quốc gia bao nhiêu cũng khó mà được công nhận. Ngược lại quan dù chỉ có một tấc công lao cũng tức khắc được vinh danh, khen thưởng hậu hĩnh. Những điều này chẳng phải rất giống với xã hội chúng ta ngày nay hay sao?

Đoạn nói về việc con người phải có dũng khí nói lên ý kiến quan điểm của mình: nếu không dùng lời nói để biểu đạt ý kiến của mình thì tất cả mọi chuyện sẽ bị chôn vùi một cách mơ hồ. Không nói sẽ chẳng ai biết mình đang nghĩ gì, nói ra biết đâu có thể giải quyết được khó khăn cho người khác. Với tôi đây đúng là một lời khuyên đúng thời điểm.

Đoạn nói về tính hai mặt của đồng tiền: tiền vốn là thứ vô hồn, không có năng lực phân biệt thiện ác, tốt xấu. Sự tốt xấu của đồng tiền được xác định bởi nhân cách của người sở hữu, sử dụng nó. Quá đúng.

Về việc ngăn ngừa đói nghèo, tác giả nói: “Trước giờ tôi luôn cho rằng sự nghiệp cứu trợ đói nghèo cần được giải quyết trên phương diện kinh tế hơn là phương diện nhân đạo. Đến ngày nay tôi lại thấy rằng việc đó phải được thực hiện từ phương diện chính trị”. Về vấn đề này thì quan điểm của tôi hơi khác, tôi cho là kinh tế thực hiện việc này tốt hơn chính trị.

Nói về thanh niên thời bấy giờ, Shibusawa viết: thanh niên thường chỉ biết nhìn vào thành tựu người khác đạt được rồi tỏ lòng khâm phục, kính trọng mà chẳng tìm hiểu nguyên nhân nào khiến họ có được kết quả như vậy. Thấy người này được vinh hoa, người kia phát tài thì ngưỡng mộ (và có khi cả ganh ghét – câu này của tôi) mà chẳng biết những nỗ lực, công sức mà họ đã phải âm thầm bỏ ra để có được thành quả như vậy. Muốn được vinh hoa phát tài phải có trí thức, còn phải nỗ lực làm việc, nhẫn lại, chịu khổ, những thứ không phải ai cũng làm được. Quả rất đúng với tình hình của thanh niên ngày nay.

Vì cuốn sách này nói nhiều về Luận ngữ – cuốn sách về đạo đức cũng là kim chỉ nam để tu dưỡng bản thân của tác giả nên bạn đọc sẽ đọc rất nhiều đoạn nói về đạo đức, nhân nghĩa… những điều mà có thể bạn sẽ nói “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Tôi cũng vậy, nhưng cũng có những đoạn tác giả suy nghĩ khá “cách tân”. Ví dụ, tác giả cho rằng các vấn đề liên quan đến xã hội, lao động nếu chỉ dựa vào quy định của pháp luật thôi sẽ không thể giải quyết một cách triệt để. Chế định pháp luật đương nhiên là tốt, nhưng không thể vì pháp luật đã quy định như thế mà nhất nhất mọi việc đều áp dụng pháp luật để phán quyết. Nếu các bên đối xử với nhau bằng sự tử tế, nhân nghĩa thì mới đạt được sự hài hòa thực sự. Thế nhưng xã hội lại chưa thực sự quan tâm đúng mức đến phương diện này. Về chuyện này tôi đồng cảm với tác giả.

Tôi đặc biệt thấy thú vị về cách nhìn của tác giả trong quan hệ kinh tế Nhật Trung. (Có thể đây là sự khác biệt giữa Fukuzawa và Shibusawa. Fukuzawa…ít nhiều có tư tưởng thoát Trung trong khi Shibusawa lại tôn kính Luận ngữ). Tác giả cho rằng, hai nước không chỉ thân cận về mặt địa lý mà về phong thổ, nhân tình cũng thân thiết hơn so với các nước Âu Mỹ. Nhật Bản và Trung Hoa có quan hệ đồng văn đồng chủng. Dù xét từ vị trí liền kề, từ lịch sử cổ kim hay các phương diện tư tưởng, phong tục, thị hiếu có nhiều điểm tương đồng, thì cho thấy hai nước không thể không hợp tác. Vấn đề là cần hợp tác như thế nào? Shibusawa cho rằng Nhật Bản cần nỗ lực khai thác tài nguyên Trung Hoa, xúc tiến sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao lợi nhuận thông thương. Nhưng không chỉ mưu cầu lợi ích cho riêng mình, Nhật Bản cũng phải làm sao để Trung Quốc có lợi. Vì thế tác giả chủ trương sự hợp tác phải theo khuôn khổ đạo đức, nên dùng đạo tương ái, trung thứ để kết giao.

Ở đây cũng phải nói thêm để bạn đọc khỏi hiểu nhầm, là mặc dù Shibusawa tôn sùng Luận ngữ nhưng không phải không nhận ra những khiếm khuyết của nó, và không phải vì học Luận ngữ mà sùng bái Trung Hoa. Shibusawa đã nhận ra rất nhiều hạn chế của Trung Hoa đương thời, như có đoạn nói khi ông sang Trung Quốc khảo sát ông đã rất thất vọng vì nó khác với tưởng tượng của ông. Trong đó, điều đáng thất vọng nhất là: “dù trong xã hội có tầng lớp thượng lưu và hạ lưu, song lại không tồn tại tầng lớp trung lưu, tạo nên sự bền chắc cho xã hội. Những nhân vật có kiến thức và nhân cách trác việt tuy không hề ít, nhưng khi quan sát tổng thể quốc dân Trung Hoa, lại thấy chủ nghĩa cá nhân và lợi kỷ nổi trội hơn cả, khiếm khuyết quan điểm vì quốc gia. Một đất nước mà toàn thể quốc dân thiếu đi cái tâm biết lo lắng cho quốc gia, một đất nước không tồn tại tầng lớp trung lưu, có thể nói đó chính là khuyết điểm lớn nhất của Trung Hoa hiện nay.” Từ rất lâu một người Nhật Bản đã có thể nhìn ra điều này ở Trung Quốc quả không phải tầm thường.

Nói về tâm lý sính ngoại của người Nhật lúc bấy giờ, Shibusawa chỉ trích tình trạng quá ưa chuộng sản phẩm ngoại nhập của đông đảo người Nhật Bản: hễ là sản phẩm ngoại nhập mọi người đều cho là đồ tốt, chỉ cần có nhãn hiệu nước ngoài là cục xà bông kia liền thành thượng phẩm, vì là đồ ngoại nên ai không uống whiskey sẽ bị xem là lạc hậu. Như thế làm sao giữ được uy quyền của một quốc gia độc lập, thể diện của một quốc dân một nước? Dù chỉ trích tâm lý sính hàng ngoại nhưng đồng thời Shibusawa cũng nhận thức rõ hàng hóa lưu thông từ nơi có đến nơi không có là một nguyên tắc kinh tế không thể phủ nhận. Nhưng chỉ nên mua những thứ hợp với nước mình, không được thu mua một cách thái quá những thứ không phù hợp. Quan trọng hơn là phải tìm cách phát triển sản phẩm trong nước như tiến hành nghiên cứu và điều tra tình hình sản xuất công thương nghiệp trong nước, tổ chức các buổi đánh giá sản phẩm, báo cáo, xây dựng các cửa hàng trưng bày sản phẩm… Như vậy từ rất lâu đã có những người Nhật Bản suy nghĩ phát triển sản xuất trong nước để cạnh tranh với hàng nhập khẩu, loại bỏ tâm lý sính ngoại của người dân chứ không chỉ đơn thuần là hô hào khẩu hiệu suông. Bởi thế mà hiện nay hàng Made in Japan mới có sức cạnh tranh lớn như vậy không chỉ trong thị trường trong nước mà còn cả trên trường quốc tế. Nghĩ đến thực tế này ở Việt Nam mà chạnh lòng thay.

Nói về vấn đề giáo dục thanh niên, Shibusawa viết: “Thanh niên ngày nay đi học chỉ vì học vấn, ban đầu chưa xác lập được mục đích rõ ràng và chính xác, đi học thì mơ mơ hồ hồ, hậu quả là có không tí thanh niên sau khi bước ra thực tế xã hội luôn đặt câu hỏi ngờ vực rằng tại sao mình lại học cái đó. Do tồn tại một tâm lý mê tín rằng chỉ cần học vấn đỗ đạt thì ai cũng có thể trở thành người thành đạt, thế là chẳng thèm suy nghĩ gì đến hoàn cảnh của bản thân, tình trạng cuộc sống hiện tại rồi chọn theo học những thứ kiến thức không phù hợp với mình, tất nhiên dẫn đến có ngày phải hối hận.” Bởi thế thanh niên nên suy nghĩ về tài lực của bản thân, nếu không thể học cao thì nên vào các trường giáo dục hướng nghiệp, học kỹ thuật thực hành. Nếu được hưởng nền giáo dục bậc cao thì phải suy nghĩ nên học gì, xác định mục đích rõ ràng. Nếu vì tâm lý ham chuộng hư vinh mà hiểu lầm đạo lý tu học thì chẳng những dẫn đến sai lầm của bản thân mà còn gây tổn hại đến sức sống của quốc gia. Đoạn này Shibusawa không chỉ viết cho thế hệ thanh niên lúc bấy giờ mà ngay lúc này và cả về sau cũng vẫn còn rất đúng.

Chương cuối cùng “Thành bại và vận mệnh”, tuy những điều tác giả viết không mới nhưng tôi tin sẽ truyền được cảm hứng cho nhiều người. Riêng tôi thì sẽ lưu lại những câu sau cho riêng mình: “Thành bại nhất thời chỉ giống như bọt bèo giữa dòng đời đằng đẵng…hãy sống một cuộc sống đầy ý nghĩa trong xã hội, như thế mới là suy nghĩ tốt nhất. Thành công có chăng chỉ là tàn dư được tạo ra sau khi con người ta đã trọn vẹn với chức trách của đời mình, thực chẳng đáng để bận tâm.”

Tổng kết lại, sau khi đọc hết cuốn sách và viết review ở trên tôi đã nhận ra giá trị của cuốn sách và thực sự mong có nhiều người cũng đọc và suy ngẫm về những điều tác giả viết, nhất là các bạn thanh niên. Điều mà tôi cảm thán nhất là từ rất xa xưa ở Nhật Bản đã có những người như Fukuzawa và Shibusawa suy nghĩ rất sâu sắc về những vấn đề kinh tế, xã hội, đạo đức của Nhật Bản, viết ra, truyền bá và lưu trữ cho nhiều thế hệ. Từ đó mới có một Nhật Bản giàu mạnh, hiện đại mà truyền thống như ngày nay.

Mua sách Luận Ngữ Và Bàn Tính ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Luận Ngữ Và Bàn Tính” khoảng 95.000đ đến 128.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Luận Ngữ Và Bàn Tính Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Luận Ngữ Và Bàn Tính Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Luận Ngữ Và Bàn Tính Fahasa” tại đây

Đọc sách Luận Ngữ Và Bàn Tính ebook pdf

Để download “sách Luận Ngữ Và Bàn Tính pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *