Bảo Tàng Khải Định

Giới thiệu sách Bảo Tàng Khải Định – Tác giả Tập san Những người bạn Cố đô Huế

Bảo Tàng Khải Định

Vốn là một điện cũ có tên là Điện Long An. Sau triều đình giao cho Quốc Tử Giám dùng làm nơi lưu trữ tài liệu, được gọi là Tân Thơ Viện. Đến thời vua Duy Tân, Tân Thơ Viện được giao cho Hội những người bạn cố đô Huế để làm trụ sở. Năm 1923, dưới thời Khải Định, Tân Thơ Viện được tổ chức thành một cơ quan có tên là Cổ Học Viện, chuyên lưu trữ và bảo tồn những hiện vật xưa nay trên khắp An Nam. Cùng với Nghệ thuật Huế, Những điều chưa biết về thuốc phiện, Bảo tàng Khải Định là đặc khảo có giá trị bậc nhất mà B.A.V.H từng xuất bản.

Bảo Tàng Khải Định
Bảo Tàng Khải Định

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Bảo Tàng Khải Định
  • Mã hàng 8935235228535
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
  • Tác giả: Tập san Những người bạn Cố đô Huế
  • Người Dịch: Bảo Chân
  • NXB: NXB Thế Giới
  • Trọng lượng: (gr) 250
  • Kích Thước Bao Bì: 25 x 17 cm
  • Số trang: 246
  • Hình thức: Bìa Cứng
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Bảo Tàng Khải Định

Đánh giá Sách Bảo Tàng Khải Định
Đánh giá Sách Bảo Tàng Khải Định

1 Giao hàng nhanh, đóng gói ok, lần sau nhã nam cứ dùng bọc xốp đó cho mình dễ tái chế, bookmark siêu xịn.

2 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

3 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.

4 Sách đẹp, sạch, shop gói kỹ, giao hàng khá nhanh. Rất thích. Thanks!

5 Đóng gói rất cẩn thận sách rất mới và tem chính hãng rất yên tâm và hài lòng!

Review sách Bảo Tàng Khải Định

Review sách Bảo Tàng Khải Định
Review sách Bảo Tàng Khải Định

Sách ”Bảo tàng Khải Định”: Từ bảo tàng cổ vật hàng đầu đến cảm hứng huyền thoại

Nguyên bản tiếng Pháp cuốn Bảo tàng Khải Định do tập san Những người bạn cố đô Huế thực hiện, phát hành năm 1929, chỉ 5 – 6 năm sau khi bảo tàng này được thành lập.

Một trong những sứ mệnh của B.A.V.H. là “Sưu tầm, bảo tồn và truyền đạt những dấu tích xưa về chính trị, tôn giáo, nghệ thuật và văn học châu Âu cũng như bản xứ, liên quan đến Huế và phụ cận”. Với 31 năm tồn tại, B.A.V.H. đã có rất nhiều đóng góp về mặt tư liệu, nghiên cứu, hiện vật, thư viện và bảo tàng cho Huế, cũng như Việt Nam. Do hoạt động sâu sát và có chuyên môn cao nên khi đọc lại Bảo tàng Khải Định, độc giả ngày nay gần như có dịp “uống nước tận nguồn” về ý tưởng, tiêu chí, xây dựng, chính sách, hiện vật… của bảo tàng này.
Chú thích ảnh

Đây là một trong số ít bảo tàng của Việt Nam thời kỳ đầu, dù về không gian thì “phần cứng” được trưng dụng từ chính tòa nhà Tân thư viện ở điện Long An. Năm 1923, vua Khải Định ký chỉ dụ thành lập bảo tàng với sứ mệnh “sưu tầm và bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, phản ánh đầy đủ đời sống chính trị, xã hội, nghệ thuật và nghi lễ của nước Đại Nam”.

Để chuẩn bị cho ngày ra mắt, các hiện vật đã được sưu tập từ những năm 1913-1914, khi Hội Đô thành hiếu cổ bắt đi vào hoạt động. Năm 1922, vua Khải Định chi thêm 3.000 đồng để dành cho việc mua hiện vật, giao cho B.A.V.H. quản lý ngân quỹ này. Bên cạnh mua cổ vật, B.A.V.H. còn mua những món đồ mỹ nghệ có nguy cơ biến mất, nhằm làm mẫu vật cho việc đào tạo sinh viên ở tương lai, vì lúc này trường mỹ thuật bản xứ cũng đang rục rịch thành lập tại Huế.
Chú thích ảnh

Hai lý do cụ thể của việc thành lập Bảo tàng Khải Định là “chống lại tình trạng thất thoát của những hiện vật quý hiếm và cũng nhằm giữ lại cho những người thợ tương lai những mẫu vật hoàn hảo nhất của nghệ thuật Trung Hoa – An Nam” – trang 62. Bởi theo thông tin mà B.A.V.H. có được, Pháp thời bấy giờ đã rất sôi động việc mua bán cổ vật và nghệ thuật An Nam, nhiều triển lãm lớn và nhiều phiên đấu xảo quy mô đã diễn ra tại Paris.

Khi đi vào hoạt động, năm thứ nhất, Bảo tàng đã đón 1.300 khách tham qua có ghi danh, năm thứ hai là 3.900 khách, đến năm 1926 là 7.000 khách. Nếu tính luôn khách không ghi danh, con số này nhiều hơn gấp đôi. Năm 1927, Viện Viễn Đông bác cổ (École française d’Extrême-Orient) đặt một phân viện nghiên cứu Chămpa tại Bảo tàng Khải Định, nên về chuyên môn khảo cổ, lưu trữ và nghiên cứu càng thêm phát triển.
Chú thích ảnh

Đến tháng 3.1945, hiện vật của Bảo tàng đã lên đến gần 10.000 đơn vị, gồm nhiều vật liệu, từ vàng, bạc, đồng cho đến gốm sứ, pha lê, thủy tinh, gỗ, đá, mây, tre, giấy, da… Nếu không có chỉ dụ sáng suốt của vua Khải Định, truyền thống bảo tàng và nền tảng sưu tập ở Huế cũng như Việt Nam sẽ khuyết một mảng rất lớn.

Những gì còn lại

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cho biết: “Thời thuộc Pháp chỉ xây dựng được hai viện bảo tàng đúng tiêu chuẩn ở Sài Gòn và Hà Nội. Riêng Huế từ đó đến nay vẫn sử dụng tòa điện Long An để làm bảo tàng, nên rất khó trưng bày và bảo quản cổ vật. Do đó, sau nhiều biến cố và chiến tranh, các cổ vật cất giữ tại đây đã bị hư hỏng, bể nát, mất mát khá nhiều, đặc biệt là vào các năm 1945, 1968, 1975… Rồi các vụ thiên tai, bão lụt lớn cũng làm cho nhà kho bị sụp đổ, hư hại, trộm cắp”.

Ông nói tiếp: “Có điều rất may, hầu hết các bảo vật bằng vàng, ngọc ngà, châu báu… xứng tầm quốc bảo thì đã an trú tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia ở Hà Nội kể từ năm 1947. Cho nên, giá trị nổi bật còn lại của Bảo tàng Khải Định xưa và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ngày nay là những cổ vật bằng sành sứ, vải vóc, gỗ đá… Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ một số đồ sứ của Pháp và các nước như Trung Quốc, Nhật Bản… trao tặng qua đường ngoại giao dưới triều Nguyễn, chúng quý vì các bảo tàng khác không có”.
Chú thích ảnh

Thẻ bài ngọc Đại Nam thiên tử của vua Khải Định hiện thuộc Bảo tàng Lâm Đồng. Điều này là một ví dụ về việc lan tỏa các hiện vật từ Bảo tàng Khải Định
Tính đến nay, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có 35 bảo vật quốc gia được công nhận, phần lớn trong số này do Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế – Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế quản lý. Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tức là Bảo tàng Khải Định ngày trước, vị trí tọa lạc vẫn y chỗ cũ. Nhìn vào số bảo vật này để thấy sự đóng góp trực tiếp và gián tiếp của Bảo tàng Khải Định, mà chính yếu nhất, theo giới nghiên cứu, vẫn là việc đặt nền tảng, tạo cảm hứng cho việc thành lập thêm các bảo tàng về sau trên khắp Việt Nam.

Ngay cả như không gian chính của Bảo tàng Khải Định cũng là một trong những di tích thuộc quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1993. Chính vì vậy, mà từ lâu rồi, Bảo tàng Khải Định đã là một biểu tượng của văn hóa, văn minh và văn hiến của không riêng gì xứ Huế.

Mua sách Bảo Tàng Khải Định ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Bảo Tàng Khải Định” khoảng 232.000đ đến 246.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Bảo Tàng Khải Định Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Bảo Tàng Khải Định Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Bảo Tàng Khải Định Fahasa” tại đây

Đọc sách Bảo Tàng Khải Định ebook pdf

Để download “sách Bảo Tàng Khải Định pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *