Chỉ Ngu Ngơ Mới Biết Cười

Giới thiệu sách Chỉ Ngu Ngơ Mới Biết Cười – Tác giả Edith Wharton

Chỉ Ngu Ngơ Mới Biết Cười

Là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của Mỹ trong thế kỷ 20. Bức tranh về xã hội thượng lưu Mỹ đã được khắc họa một cách xuất sắc với những nạn nhân của chủ nghĩa tự nhiên, những con người của bản năng chứ không phải là người mang ý thức, những kẻ luôn luôn tuân theo luật lệ của thế giới kim tiền và danh vọng. Edith Wharton đã đưa người đọc vào một thế giới lộng lẫy nhưng bi thương, hào nhoáng nhưng ô trọc, đến với một câu chuyện của âm mưu và tình yêu, đê hèn và cao thượng, bất nghĩa và thiện lương…

Chỉ Ngu Ngơ Mới Biết Cười
Chỉ Ngu Ngơ Mới Biết Cười

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Chỉ Ngu Ngơ Mới Biết Cười
  • Mã hàng 9786049675775
  • Tên Nhà Cung Cấp Cty Sách Tao Đàn
  • Tác giả: Edith Wharton
  • Người Dịch: Lan Hương
  • NXB: NXB Hội Nhà Văn
  • Trọng lượng: (gr) 420
  • Kích Thước Bao Bì: 24 x 15 cm
  • Số trang: 410
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Chỉ Ngu Ngơ Mới Biết Cười

Đánh giá Sách Chỉ Ngu Ngơ Mới Biết Cười
Đánh giá Sách Chỉ Ngu Ngơ Mới Biết Cười

1 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

2 Sách hay nên đọc.

3 Sách okeeeeeeeeeeeee.

Review sách Chỉ Ngu Ngơ Mới Biết Cười

Review sách Chỉ Ngu Ngơ Mới Biết Cười
Review sách Chỉ Ngu Ngơ Mới Biết Cười

Câu trích này trong Kinh Cựu Ước chính là nguồn gốc cho tiêu đề tiểu thuyết thứ tư Chỉ ngu ngơ mới biết cười (The House of Mirth, 1905) của Edith Wharton – một trong những nữ tiểu thuyết gia quan trọng nhất đầu thế kỷ 20. Bằng con mắt quan sát nhạy bén và bề dày am hiểu xã hội, nữ nhà văn một lần nữa đã để lại ấn tượng khó phai mờ với bức tranh toàn cảnh về “chốn nô cười” tức giới thượng lưu xứ cờ hoa, đang chuyển mình ở ngã rẽ thế kỷ nơi đời sống vật chất hưởng lạc dần biến mỗi cá nhân thành những món hàng phi nhân tính.

Edith Wharton là người phụ nữ đầu tiên vinh dự nhận giải Pulitzer cho Văn học năm 1921. Bàn về sức ảnh hưởng của Wharton, nhà phê bình nghệ thuật John Updike từng nói: “Nếu có một nữ tác gia người Mỹ nào của thế kỷ 20 được đánh giá cao hơn Edith Wharton thì trong đầu tôi không còn nảy ra một cái tên nào khác.” Sinh ra và lớn lên trong một gia đình New York giàu có, giữa những tập tục khuôn cứng mà bà thường phản kháng, có thể nói Edith Wharton là một trường hợp đặc biệt tuy nằm trong lòng xã hội thượng lưu nhưng sở hữu tầm nhìn sắc sảo của người đứng từ trên cao nhìn xuống. Hơn 40 tác phẩm lớn nhỏ trong 40 năm hành văn của bà là tiếng nói phê phán chính môi trường bà đang sống, là vũ khí tấn công xã hội hào nhoáng nhưng ô trọc, nơi đạo đức băng hoại, nhân bản lung lay. Trong đó, tiểu thuyết Chỉ ngu ngơ mới biết cười ra đời năm 1905 được đánh giá là một trong những tác phẩm châm biếm xã hội xuất sắc nhất và nổi tiếng nhất của Edith Wharton.

Tác phẩm lần đầu tiên ra mắt công chúng trong hình thức ấn bản nhiều kỳ trên tạp chí Scribner’s Magazine và đã bán được 140,000 bản trong năm đầu tiên phát hành. Chỉ ngu ngơ mới biết cười đã củng cố một vị trí vững chắc cho Edith Wharton trên văn đàn, mở đường cho những tiểu thuyết sau này của bà bao gồm cả tác phẩm The Age of Innocence (Thời thơ ngây) giúp mang về cho bà giải Pulitzer cho Văn học năm 1921. Chỉ ngu ngơ mới biết cười cũng là tác phẩm tiên phong cho dòng sách “tiểu thuyết tập tục” (Novel of Manners), trong đó người viết cố gắng tái hiện một hệ thống xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định với những phong tục, tập quán, giá trị, quan niệm được miêu tả cặn kẽ, thường là thuộc về giai tầng đặc quyền đặc lợi. Qua các tác phẩm xuất sắc của mình và đặc biệt là Chỉ ngu ngơ mới biết cười, Edith Wharton đã sánh ngang với những tên tuổi lớn như Jane Austen, Henry James, Evenlyn Waugh trong việc đặt nền móng cho thể loại nói trên. Tiểu thuyết này cũng trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho môn nghệ thuật thứ bảy với ba lần được chuyển thể thành phim, hai lần vào năm 1918 và một lần năm 2000. Trong đó phiên bản điện ảnh sau này đã chiếm được đông đảo cảm tình từ phía công chúng và thậm chí thu về nhiều giải thưởng cùng đề cử danh giá với sự xuất hiện của kiều nữ Gillian Anderson – ngôi sao của loạt phim truyền hình đình đám Hồ sơ tuyệt mật (The X-Files) – trong vai nữ chính Lily Bart.

Lily Bart của Chỉ ngu ngơ mới biết cười là nhân vật thường xuyên xuất hiện trong danh sách những nữ chính tiểu thuyết có sức ảnh hưởng nhất trong lịch sử văn chương hiện đại. Là con nhà trâm anh thế phiệt nhưng sớm táng gia bại sản, Lily Bart mất cả cha mẹ lẫn mọi vinh hoa phú quý đã vây bọc cuộc sống của cô từ rất sớm. Dưới sự cưu mang của người bác, cùng “một túi tiền eo hẹp đến khó tin”, Lily Bart nuôi quyết tâm phải sống một cuộc sống sung sướng an nhàn và cách duy nhất cô tin mình có thể đạt được điều đó là cưới một vị hôn phu giàu có để củng cố vị trí trong giới thượng lưu. Tuy nhiên, cuốn theo những sòng bài, những vũ hội thâu đêm suốt sáng, cô trở nên túng thiếu và chính từ khoảnh khắc Lily Bart vướng vào mối quan hệ làm ăn mờ ám với chồng của người bạn thân mà cô bắt đầu trượt dốc không phanh, va đập vào từng thanh chắn trên đường lăn xuống khỏi nấc thang xã hội. Edith Wharton đã miêu tả số phận bi thảm của nàng Lily Bart xinh đẹp với sự chính xác đầy chua chát, ban đầu bị “bạn thân” phản bội, rồi gia đình quay lưng, giới thượng lưu ghẻ lạnh… cứ thế cho đến khi cuối cùng cô rớt xuống tầng lớp lao động và chìm vào nghiện ngập, thậm chí may mắn lắm mới không sảy chân làm gái bán hoa. Mọi nỗ lực vươn dậy từ cú vấp ngã dường như chỉ càng làm viễn cảnh của cô trầm trọng hơn. Chuỗi những ứng viên cô có thể lấy làm chồng cũng dường như ngày càng thu hẹp lại đáng ghê tởm và thật bi kịch khi Lawrence Selden, người đàn ông duy nhất thực sự có thể cứu vớt cô khỏi số phận thê thảm này đã tới trễ một bước.

Ở Lily Bart ta thấy thấp thoáng bóng dáng của Becky Sharp trong Hội chợ phù hoa (Vanity Fair, 1848), Scarlett O’Hara trong Cuốn theo chiều gió (Gone With The Wind, 1939), những người phụ nữ cô đơn gần như không bạn bè, chỉ biết lợi dụng nhan sắc và sự khôn ngoan để chuyên tâm đeo đuổi mục đích duy nhất là sống một đời hưởng thụ. Ta cũng thấy cả hình ảnh của Anna Karenina (Anna Karenina, 1877), quý cô St. Petersburg yêu kiều mắc kẹt trong một cuộc hôn nhân tù túng và vướng vào mối quan hệ ngoài luồng cấm kỵ với Nam tước trẻ trung Vronsky. Giống như Lily Bart, Anna Karenina cũng bất lực trước guồng quay phi nhân tính của giới thượng lưu và cuối cùng đã chết chẹt dưới bánh xe tàu hỏa như để hoàn thiện cho ẩn dụ đó.

Từng có một nhà phê bình người Chicago phê phán Edith Wharton cùng tiểu thuyết Chỉ ngu ngơ mới biết cười rằng bà đã quá chìm đắm trong việc miêu tả “sự suy đồi của cái bị gọi sai lệch là ‘tầng lớp cao quý’ hay ‘giai cấp được ưu tiên.’” Thực chất thì xã hội mà Wharton khắc họa đúng là không có gì cao quý, dù nó ăn vận đủ thứ ngọc ngà châu báu xa xỉ: đó đúng là một xã hội nhỏ nhen, mờ ám, rỗng tuếch, và thậm chí thô kệch trong bản chất “tiền trao cháo múc”. Dưới vòm trời đó người phụ nữ được nuôi dạy với tư tưởng rằng cô ta suốt đời chỉ có chức năng làm vật trang trí và là công cụ tiến thân cho người chồng (nên là) giàu có của mình. “Đó là một số phận đáng căm hận – nhưng làm sao để thoát khỏi nó? Cô có lựa chọn nào chăng?” Lily Bart đã chua chát nhận xét như thế vào một đêm cô đánh bạc thua trắng. Là sản phẩm của nền văn minh sinh ra cô lẫn cha mẹ cô, Lily thiếu sót mọi kiến thức kinh tế xã hội thật chất lẫn những kỹ năng sinh tồn thiết yếu giúp cô tự nuôi sống bản thân. Làm sao có thể đổ lỗi cho Lily Bart khi cô không thể chống lại “những xu hướng được kế thừa kết hợp với những luyện tập từ sớm”, để rồi bị nhào nặn thành “một sinh vật bất lực khi ra ngoài phạm vi nhỏ hẹp của nó như loài hải quỳ bị đứt lìa ra khỏi đá. Cô được tạo tác để trang trí và làm người khác vui sướng; thiên nhiên làm tròn đầy lá hoa hồng và sơn màu cho ngực chim ruồi còn vì mục đích gì nữa?” Lily không tìm thấy niềm hạnh phúc nào trong con đường đã vạch sẵn cho cô, nhưng cô cũng không nhìn thấy một lối rẽ nào khác; cô không thể chạy thoát, không biết cách chạy thoát, không biết chạy thoát đi đâu. Lily Bart đơn giản chưa từng có được một cơ hội.

“Một xã hội phù phiếm chỉ có thể sở hữu tầm quan trọng mạnh mẽ thông qua những gì mà tính phù phiếm của nó hủy diệt,” khi viết như vậy Edith Wharton đã phát biểu ý nghĩa của toàn bộ sự nghiệp văn chương đời bà: từ trong lòng “chốn nô cười” bà nắm bắt được chính tầm quan trọng này và cống hiến gần như cả cuộc đời để khắc họa những con người phù phiếm bất hạnh ấy. Thông qua bức tranh thượng lưu mà nạn nhân chính là Lily Bart trong Chỉ ngu ngơ mới biết cười, Edith Wharton một lần nữa hoàn thành sứ mạng của mình: lên án một xã hội tôn thờ kim tiền và danh vọng, chỉ biết hủy hoại những thứ xinh đẹp và trinh bạch phía trong. Có lẽ chính vì thế mà tuy được sáng tác cách đây hơn một thế kỷ, tiểu thuyết vẫn vẹn nguyên những giá trị cốt lõi và tiếp tục cuốn hút bao thế hệ người đọc.

Mua sách Chỉ Ngu Ngơ Mới Biết Cười ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Chỉ Ngu Ngơ Mới Biết Cười” khoảng 134.000đ đến 168.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Chỉ Ngu Ngơ Mới Biết Cười Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Chỉ Ngu Ngơ Mới Biết Cười Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Chỉ Ngu Ngơ Mới Biết Cười Fahasa” tại đây

Đọc sách Chỉ Ngu Ngơ Mới Biết Cười ebook pdf

Để download “sách Chỉ Ngu Ngơ Mới Biết Cười pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *