Châu Phi Nghìn Trùng
Giới thiệu sách Châu Phi Nghìn Trùng – Tác giả Isak Dinesen
Châu Phi Nghìn Trùng
Nhân một cuộc phỏng vấn sau sự kiện công bố giải Nobel Văn chương năm 1954, Ernest Hemingway từng nói về Isak Dinesen (dù hai người chưa từng gặp gỡ) như thế này: “Hôm nay, tôi cũng sẽ hạnh phúc – hạnh phúc hơn nữa – nếu giải thưởng ấy được trao cho nhà văn nữ xuất sắc Isak Dinesen…”
Isak Dinesen là bút danh của bà Karen Blixen – tác giả cuốn sách Out of Africa, tựa tiếng Việt: Châu Phi nghìn trùng. Cuốn hồi ức ra đời từ những năm tháng bà sinh sống tại châu Phi (1914 – 1931) trên một đồn điền cà phê rộng 4000 mẫu Anh gần Nairobi.
Châu Phi nghìn trùng bao gồm 5 phần: hai phần đầu tập trung mô tả cư dân bản xứ với những quan niệm lâu đời, độc đáo về công lí cũng như sự trừng phạt. Phần thứ ba, Các vị khách của đồn điền, chuyển sang khắc họa tuyến nhân vật tìm đến tá túc ở nhà Blixen – như bà lí giải: “Tại các xứ thuộc địa mới khai phá, lòng hiếu khách là điều cần thiết cho cuộc sống của không chỉ du khách mà cả của người định cư tại đây. Mỗi vị khách là một người bạn, đem đến tin tức, tốt hoặc xấu, thứ bánh mì cho những tâm trí đói khát sống nơi cô quạnh. Một người bạn chân chính ghé chơi là một thiên sứ, mang theo bánh thánh”. Phần bốn, Trích sổ tay một người nhập cư, bao gồm những ghi chép ngắn phản ánh đời sống của một thực dân da trắng tại châu Phi. Cuối cùng, phần năm khép lại dòng hồi ức: Đồn điền lụn bại, vài thân hữu của Blixen như thủ lĩnh Kinanjui, vận động viên Denys Finch-Hatton ra đi vĩnh viễn.
Về bối cảnh tác phẩm, độc giả có thể băn khoăn: Duyên cớ nào đã đưa bà, trong vai trò một người “thực dân”, tới miền đất Kenya bấy giờ thuộc về Anh quốc? Rời quê hương Đan Mạch, bà cùng chồng – ông Baron Bror von Blixen-Finecke – đặt chân đến đây, cai quản đồn điền cũng như những nhân công bản xứ: dân bộ lạc Kikuyu. Năm 1925, đôi vợ chồng chia tay nhau, bà Blixen chứ không phải ông Blixen đảm đương toàn bộ điền sản nói trên. Vị nữ điền chủ rất phù hợp với vai trò, điều đó thể hiện ở hai khía cạnh: khả năng coi sóc trang trại quy mô lớn một cách độc lập, và đặc biệt là mối quan hệ thân tình với con người châu Phi – bà không ngại chữa bệnh cho dân bản xứ, mở lớp học buổi tối cho trẻ em, cố gắng lắng nghe và phân xử những “sự vụ” xảy ra trên vùng này v.v. “Cá nhân mình, ngay từ vài tuần đầu sống tại Phi châu, tôi đã lập tức đem lòng quý mến người bản xứ. Tình cảm chân thật này tôi dành cho mọi lứa tuổi và giới tính.” Đáp lại, con người châu Phi cũng yêu quý, tin tưởng Blixen: từ Farah Aden, anh đầy tớ người Somali đã gắn bó với bà trong suốt quãng thời gian Blixen ở châu Phi, chú nhóc Kamante thuộc bộ lạc Kikuyu “sống thui thủi giống con thú bị ốm” nhưng lại dành cho Blixen thiện chí khó phai mờ, đến ngài Kinanjui – vị thủ lĩnh tối cao cai quản hơn 100.000 dân Kikuyu…
Blixen gần gũi với châu Phi là vậy song tiếc thay địa hình, khí hậu của khu vực lại chẳng hề lí tưởng cho cây cà phê, đồn điền của bà phải trải qua mùa khô hạn cũng như họa châu chấu, việc làm ăn lụn bại dần. Blixen khép lại cuốn hồi ức bằng một chương thật buồn, đầy những ấn tượng khắc nghiệt về thiên nhiên: “Cũng năm ấy lũ châu chấu kéo đến. Sáng hôm sau tôi mở cửa nhìn ra ngoài, khắp nơi đã nhuộm màu hoàng thổ xỉn nhạt. Cây cối, bãi cỏ, con đường, mọi thứ trong tầm mắt, bị phủ thứ thuốc nhuộm ấy, tựa như đêm qua một lớp tuyết dày màu hoàng thổ đã đổ xuống khắp vùng” lẫn những giây phút lực bất tòng tâm của con người: “Kinanjui nằm xẹp trên giường. Mùi xú uế quanh ông ngột ngạt tới nỗi ban đầu tôi không dám mở miệng nói vì sợ buồn nôn. Đầu và thân trên Kinanjui teo quắt tới mức bộ khung xương to lớn của ông nổi nhô cả lên. Từng phân từng phân ông gom sức tàn kéo lê bàn tay phải qua thân mình để chạm vào tôi”.
Kết cục chẳng thể tránh khỏi, Blixen buộc phải bán đồn điền rồi trở về Đan Mạch. Tại đây, bà bắt đầu viết lách lại – niềm mê thích từng bị ngăn cấm thời trẻ. Năm 1934, bà cho xuất bản một tuyển tập truyện ngắn, sau đó vào năm 1937 – cuốn hồi ức Châu Phi nghìn trùng. Có phỏng đoán rằng tiêu đề sách bắt nguồn từ tiêu đề thi phẩm Ex Africa (tạm dịch: Châu Phi xưa cũ) mà Blixen sáng tác trong năm 1915. Dù chi tiết này có thực hay không thì âm hưởng chung của toàn bộ cuốn hồi ức vẫn là niềm hoài vọng châu Phi, mãnh liệt đến nỗi kí ức trở nên sống động trên từng trang sách. Cách hành văn của tác giả gần gũi, mến yêu, quả là đáng ngạc nhiên bởi bà viết từ góc độ một thực dân da trắng. Chẳng hề xa cách, khinh mạn, chẳng hề cho rằng mình đến để “khai sáng” cho người châu Phi, Blixen tiếp cận dân cư bản xứ đầy cởi mở, trìu mến, và càng về sau càng gắn bó, bảo bọc. Cũng có lẽ vì ăm ắp những kỉ niệm với châu Phi, dù là vui hay buồn, lành hay gở… thì tất cả đều như “mới hôm qua” nên tác giả đã chọn mạch phi-tuyến tính khi viết, hầu như xáo tung, làm mờ trật tự thời gian. Thế nhưng trên phương diện không gian rõ ràng giữa Blixen và châu Phi đã tồn tại khoảng cách “nghìn trùng” để rồi nỗi nhớ thêm day dứt. Qua phần cuối sách, độc giả sẽ biết ông Remi Martin – chủ nhân mới của đồn điền – từng ngỏ ý để bà Blixen ở lại căn nhà thân thương tại châu Phi, song bà từ chối. Ngẫm kĩ, sự khước từ này hóa ra có lí, bởi bấy giờ vùng thuộc địa đã chất chứa những nỗi buồn khó tả.
Châu Phi nghìn trùng – tác phẩm ra đời từ những trải nghiệm cá nhân của một con người, nhưng lại mở cho chúng ta cánh cửa tới châu Phi rộng lớn: Có thiên nhiên hoang dã, khoáng đạt, trao tặng nhiều song lấy đi cũng cực kì tàn nhẫn; có con người “nguyên sơ” lắm lúc đến mức khôi hài và cũng thật đáng yêu. Qua cuốn hồi ức, châu Phi hiện lên lạ lùng trong mối tương giao giữa cái bản địa và thực dân da trắng, từ góc nhìn khác biệt, không khinh khi, xa cách mà ẩn chứa tình yêu.
Bìa 4:
Nhân một cuộc phỏng vấn sau sự kiện công bố giải Nobel Văn chương năm 1954, Ernest Hemingway từng nói về Isak Dinesen: “Hôm nay tôi cũng sẽ hạnh phúc, hạnh phúc hơn, nếu giải thưởng ấy được trao cho nhà văn nữ xuất sắc Isak Dinensen…”
*
Còn Carson McCullers, một nhà văn Mỹ, thì nhận định về cuốn hồi ức như sau: “Lúc ốm đau hay bất hòa với thế giới, tôi lại tìm về Châu Phi Nghìn Trùng và lần nào cuốn sách cũng an ủi, nâng đỡ cho tôi.”
*
Khi đã quen với thơ, cư dân bản địa thường năn nỉ: “Nói nữa đi. Nói giống tiếng mưa ấy.” Tôi chẳng rõ vì sao họ cảm nhận thơ giống mưa. Tuy nhiên đó hẳn là lời tán thưởng, bởi ở châu Phi mưa luôn được yêu quý và chào đón.
*
Cũng năm ấy lũ châu chấu kéo đến. Sáng hôm sau tôi mở cửa nhìn ra ngoài, khắp nơi đã nhuộm màu hoàng thổ xỉn nhạt. Cây cối, bãi cỏ, con đường, mọi thứ trong tầm mắt, bị phủ thứ thuốc nhuộm ấy, tựa như đêm qua một lớp tuyết dày màu hoàng thổ đã đổ xuống khắp vùng…
*
Từ đây, xa trông về hướng Tây Nam, tôi vẫn thấy rặng Ngong. Dải sơn mạch trập trùng nét lượn sóng cao sang, thuần một sắc lơ đứng sừng sững giữa miền đất bằng phẳng xung quanh. Nhưng do khoảng cách quá xa nên bốn đỉnh núi giờ nom nhỏ nhoi, khó phân định, và khác hẳn hình thế vẫn thấy từ đồn điền.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Châu Phi Nghìn Trùng
- Mã hàng 9786045689912
- Tên Nhà Cung Cấp Phụ Nữ
- Tác giả: Isak Dinesen
- Người Dịch: Hà Thế Giang
- NXB: NXB Phụ Nữ Việt Nam
- Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
- Trọng lượng: (gr) 420
- Kích Thước Bao Bì: 23.5 x 15.5 cm
- Số trang: 408
- Hình thức: Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Châu Phi Nghìn Trùng
1 Sách hay, bìa đẹp, châu phi nghìn trùng đúng như tên sách.
2 Mình để ý quyển này lâu. Mong là cuốn sách hợp với mình ^^ cảm ơn shop nhé.
3 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.
Review sách Châu Phi Nghìn Trùng
Cuốn hồi ký “Châu Phi nghìn trùng” viết về quãng thời gian Isak Dinesen quản lý đồn điền cà phê ở Kenya là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn, nơi cảnh quan thiên nhiên hòa quyện với những miêu tả con người trong một dòng văn xuôi đầy hoài nhớ về một vùng đất thiên đường đã mất.
Năm 1954, khi được trao giải Nobel Văn chương, Ernest Hemingway phát biểu rằng ông sẽ vui hơn nếu giải thưởng này được trao cho Isak Dinesen. Nữ nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch có chân dung được in trên tờ 50 đồng krone này từng được đề cử nhận Nobel đến 9 lần, nhưng chưa bao giờ được nhận giải. Lời tâm sự của Hemingway vừa chân tình vừa xác đáng, bởi quãng những năm 1950 của thế kỷ 20 là thời gian mà danh tiếng của Dinesen lên tới đỉnh.
Câu mở đầu tác phẩm Châu Phi nghìn trùng vang lên đầy giản dị mà tóm lược cả một quãng đời đầy sự kiện: “Tôi có một đồn điền tại châu Phi, dưới chân rặng Ngong”. Isak Dinesen, là bút danh của Karen Blixen, đến châu Phi khi ấy còn là thuộc địa của đế quốc Anh vào đầu năm 1914, ngay trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Bà kết hôn với anh họ của mình, trở thành nữ nam tước và ở lại đấy đến tận năm 1931. 17 năm ở Phi châu, mảnh đất ấy đã trở thành máu thịt trong bà, chỉ đợi cơ hội để được bà bày ra trên trang giấy. Châu Phi nghìn trùng được chia thành năm phần, với các câu chuyện rời rạc không theo trật tự thời gian. Chỉ đến phần cuối cùng Từ giã đồn điền, Dinesen mới thuật lại một cách chi tiết, lý do vì sao bà phải rời châu Phi vĩnh viễn.
Qua những dòng văn da diết và đẹp đẽ của Dinesen, Kenya hiện lên như một thiên đường nơi trần thế. Thiên nhiên rộng lớn và đa dạng không chỉ là bức phông nền mà trở thành một thứ hiện diện trong đời sống buộc ta phải rợn ngợp chiêm ngưỡng. Những trường đoạn miêu tả rặng Ngong, trong đủ các sắc thái của nó, khi mùa mưa về, khi gặp nạn châu chấu đến, khi hoa cà phê nở… xứng đáng là những đoạn văn về thiên nhiên xuất sắc nhất trong lịch sử văn chương thế giới.
Châu Phi còn hiện lên qua những cuộc săn bắn của chính tác giả, nơi bà bắt gặp những con sư tử dưới ánh trăng tà; hay cả đàn trâu trong màn sương buổi sớm dưới vòm trời màu đồng, hay bầy voi đi ngang qua cánh rừng tự nhiên rậm rạp, hay đàn sếu hàng nghìn con như đang diễn một vở ba lê kết nối thiên đường và hạ giới.
Châu Phi nghìn trùng thiên đường đã mất
Châu Phi nghìn trùng còn là tập hợp những con người đầy thú vị, cả những thực dân da trắng, và cả những người da đen của xứ thuộc địa mà tác giả có cơ hội gặp gỡ. Đó là ông già mù lòa Knudsen, một thủy thủ về hưu như con hải âu già bị xén cụt cánh đến xin sống nhờ ở khu đất của bà; đó là hai người bạn thân thiết Berkeley Cole và Denys Finch- Hatton từng cùng bà thâu đêm chuyện trò, coi nhà bà như nhà mình; đó là ông tộc trưởng Kinanjui người thường xuyên giúp đỡ; hay anh đầu bếp Kamante tài hoa vốn được bà chữa trị vết loét ở chân năm xưa, và cả anh người hầu thân cận Farah, kiêm phiên dịch của bà.
Khi nhắc tới Nicky Khánh Ngọc, người ta sẽ nhớ đến một beauty editor nổi danh của tạp chí ELLE. Thế nhưng, Nicky còn có thể là một traveler, một…
Dinesen, bằng những quan sát tinh tường của mình, hiểu ra rằng cái dây cuống rốn kết nối người bản xứ với thiên nhiên chưa bao giờ thực sự đứt lìa. Những hành động của họ, từ cách đi đứng, vận động, như hòa làm một với cảnh quan thiên nhiên. Những chiêm nghiệm đầy cảm thông và tinh tế của bà đem lại cho độc giả một cách nhìn sâu sắc về con người châu Phi. Và đời sống của bà, trong thinh lặng châu Phi, là những cuộc mạo hiểm liên tiếp, dù nhiều khi chỉ là lặng ngắm nhìn một con linh dương. Hòa làm một với thiên nhiên, cây cỏ chính là bà, mà làn không khí lạnh toát cũng là bà, cả rặng núi xa, cả đàn bò gần… Dinesen tạo nên một tổng thể sinh tồn hòa hợp khó lòng tách rời giữa đời sống thiên nhiên và con người.
Năm 1985, Châu Phi nghìn trùng được chuyển thể thành phim điện ảnh với hai diễn viên chính là Meryl Streep và Robert Redford. Thành công vang dội và được vinh dự trao tới bảy giải Oscar, bộ phim như vĩnh viễn tạc tượng hình tượng Karen Blixen, bởi không chỉ lấy tư liệu từ cuốn hồi ký mà còn bổ sung thêm nhiều chi tiết từ đời sống của bà. Những cảnh quay thảo nguyên, núi rừng, đàn sếu… từ trên không trung khiến người xem có cảm giác mình được chiêm ngưỡng thiên đường thu gọn trong tầm mắt.
Và những dòng tâm sự nhớ nhung một vùng đất vang lên, một nơi không còn có thể quay trở lại, buồn da diết, sâu thẳm: “Liệu châu Phi có biết đến một bài hát về ta? Liệu bầu không khí lay động trên thảo nguyên có gợn lên sắc váy áo tôi … liệu đàn đại bàng núi Ngong có lượn kiếm tìm tôi?”.
Mua sách Châu Phi Nghìn Trùng ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Châu Phi Nghìn Trùng” khoảng 123.000đ đến 132.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Châu Phi Nghìn Trùng Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Châu Phi Nghìn Trùng Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Châu Phi Nghìn Trùng Fahasa” tại đây
Đọc sách Châu Phi Nghìn Trùng ebook pdf
Để download “sách Châu Phi Nghìn Trùng pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Người Châu Á Có Biết Tư Duy?
- Phố Phở Phố Có Nhà To
- Nhất Định Phải Kinh Doanh Cái Gì Đó
- Cuộc Sống Vô Cùng Đáng Ghét May Mà Mình Vẫn Cứ Đáng Yêu
- Việc Làng Và Các Tập Phóng Sự Khác
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free