Chuyện Tình Triết Gia
1. Review sách Chuyện Tình Triết Gia
Xưa nay chuyện tình thì bao giờ chả hấp dẫn. Bởi, tình yêu (và tình dục) là một chiều kích vừa thường tục vừa ẩn mật của con người. Huống hồ con người đó lại là các triết gia, một loại người đặc biệt, thậm chí có thể nói là không như thường.
Triết gia khác với các nhà khác là họ thiên về tư duy tư biện, nghĩa là họ làm việc với các ý tưởng để đẻ ra những ý tưởng. Hơn nữa, họ còn cứ khăng khăng với những mô hình ở trong đầu và ngoan cố sống theo các mô hình ấy, bất chấp chúng có mâu thuẫn với thực tế đến đâu đi chăng nữa. Dù cho ở đây là thực tế sát sườn, chi phối đến chính cuộc đời họ: như là đàn bà, tình yêu là tình dục.
Trước hết hẳn nên nói đến các triết gia Hy Lạp, những ông tổ của triết học phương Tây. Aristotle (384 – 322 TCN) coi thường phụ nữ, không phải bởi họ không có “chim” (Freud), mà vì họ ít răng hơn đàn ông. Ông chỉ coi họ như những con vật được thuần hóa. Tuy nhiên, ông vẫn lần lượt cưới đến hai vợ. Trong khi thầy của ông, triết gia Plato (427 – 347 TCN) thì sống độc thân đến cuối đời.
Nhưng trong tác phẩm Cộng hòa, theo thuyết ưu sinh, Plato cho rằng con cái của tầng lớp hạ đẳng nên đưa đến một nơi bí mật để giam giữ, còn con cái của những đôi vợ chồng thượng đẳng thì được nuôi tập trung, cách ly bố mẹ riêng, chỉ có bố mẹ chung, anh chị em chung. Từ đó, mọi phụ nữ là vợ chung của đàn ông, không ai có quyền có vợ riêng. Hẳn vì vậy mà cái tên Plato đầu têu ra khái niệm tình yêu Platonic.
Andrew Shaffer là tác giả người Mỹ. Ông có nhiều tác phẩm phi hư cấu, hài hước bán chạy trên New York Times. Ông còn được biết đến dưới bút danh Fanny Merkin. Ảnh: AP
Thầy của Plato, triết gia Socrates (469 – 399 TCN) có một câu nổi tiếng, đượm chất hài, nhưng lại đúng sự thật: “Nếu bạn có một người vợ tốt, bạn sẽ hạnh phúc. Nếu bạn có một người vợ tồi, bạn sẽ trở thành một triết gia”. Socrates, trở thành một trong những nhà triết học lớn nhất thời cổ đại, hẳn vì vợ ông là một mụ đàn bà lắm mồm mà lại thích bạo hành. Các triết gia Hy Lạp trên, đánh giá thấp phụ nữ có phần vì các ông sống trong một thời đại trọng nam nên ông nào cũng có bồ trai là học trò.
Các triết gia sau Hy-La, nhất là các nhà thần học Kitô giáo, bắt đầu có sự phân biệt giữa hôn nhân, tình yêu và tình dục. Nhiều người yêu mà không lấy, lấy mà không yêu. Âu đó là chuyện muôn thuở. Nhưng, quan trọng hơn, là sự phân biệt giữa tình yêu và dục vọng, như hai phạm trù đối lập nhau.
Chính sự thả dục hết cỡ và sau đó diệt dục đã làm cho Augustine (354 – 430) trở thành Giáo phụ/Thánh, còn Abelard (1079 – 1142) sau khi bị thiến thì chuyên tâm với triết và trở thành một nhà thần học vĩ đại. Kant (1724 – 1804) không đánh giá cao tình dục: “Sự kết hợp về mặt tình dục là việc lợi dụng lẫn nhau: một người lợi dụng cơ quan sinh dục và những năng lực tình dục của người khác”.
Những câu chuyện tình của các triết gia, quả thực, phong phú và kỳ quặc. Có vẻ như giữa triết thuyết và đời tư của họ chẳng soi sáng gì cho nhau một cách thuận lý, nhưng có thể tạo ra những phản chứng khoa học.
Với tình dục thì như vậy, nhưng tình yêu cũng không được các triết gia đánh giá cao. Họ coi thứ tình cảm mãnh liệt này sẽ làm cản trở suy tư triết học. “Tình yêu bắt đầu tại nơi mà kiến thức bỏ lại” (Aquinas, 1225 – 1274). “Tình yêu chỉ là ý chí sinh tồn của giống loài, là nhu cầu truyền giống” (Schopenhauer, 1788 – 1860). “Tình yêu là một căn bệnh tinh [/tâm – ĐLT thêm] thần nghiêm trọng” (Plato). Thậm chí, L. Tolstoy (1828 – 1910), một chuyên gia lớn về tình yêu trong tiểu thuyết cũng có nhiều lời tiêu cực về tình yêu: “Tình yêu không hiện hữu. Chỉ hiện hữu nhu cầu sinh lý về việc giao hợp, và nhu cầu thuần lý về một người bạn đời”.
Các triết gia thường thất bại trong hôn nhân, hẳn vì thế mà họ đánh giá thấp hôn nhân. “Hôn nhân là mồ chôn của tình yêu” (Beecher, 1813 – 1887). “Hôn nhân không đem lại điều gì tốt đẹp cho một người đàn ông, ta nên lấy làm toại nguyện nếu nó không gây tổn hại nào” (Diogenes, 422 – 323 TCN). Tình yêu là lý tưởng, nhưng hôn nhân lại là thực tế, và sự lẫn lộn giữa lý trí và thực tế không bao giờ thoát khỏi sự trừng phạt” (Goethe, 1749 – 1832).
Triết gia Russell (1872 – 1970) nói: “Hôn nhân, đối với phần lớn phụ nữ là kiểu sống phổ biến nhất; và tổng số lần quan hệ tình dục “miễn cưỡng” mà phụ nữ phải chịu đựng trong hôn nhân chắc hẳn phải nhiều hơn trong nghề mại dâm”. Hẳn vì muốn cho một người vợ giảm thiểu sự chịu đựng, mà Russell đã lần lượt lấy tới bốn bà vợ, bà vợ thứ tư khi ông đã 80 tuổi. Còn Schopenhauer, Kant, Locke (1632 – 1704), Kierkegaard (1813 – 1855)… không lấy vợ.
Các triết gia đương đại thì sống phóng túng hơn, hoặc không thèm biết đến các quy tắc hôn nhân, hoặc tự đặt ra các quy tắc hôn nhân. Rand (1905 – 1982), tác giả những cuốn tiểu thuyết triết học (Atlas nghiêng vai, Suối nguồn) tin rằng để yêu người khác trước hết phải yêu chính mình. Lúc 50 tuổi và đã có chồng, bà có cuộc tình với Branden, 25 tuổi. Khi anh chàng lấy vợ, họ trở thành bộ tứ khăng khít, và Rand và Branden vẫn duy trì “quan hệ” với nhau.
Còn Sartre (1905 – 1980) và Beauvoir (1908 – 1986) thì cùng nhau tham dự vào một hình thức hôn nhân mới theo sáng kiến của họ là Union livre (kết hợp tự do), tức họ là vợ chồng của nhau nhưng không cưới nhau và đồng thời mỗi người vẫn có nhiều bồ. Về sau, Sartre còn nhận một người bồ của mình làm người con thừa kế, còn Beauvoir thì cũng nhận làm con một người bồ đồng tính. Là những nhà triết học hiện sinh, Sartre và Beauvoir, khác với đa số triết gia khác, sống cuộc đời họ phù hợp với lý thuyết triết học của mình.
Những câu chuyện tình của các triết gia, quả thực, phong phú và kỳ quặc. Có vẻ như giữa triết thuyết và đời tư của họ chẳng soi sáng gì cho nhau một cách thuận lý, nhưng có thể tạo ra những phản chứng khoa học. Tuy nhiên, Chuyện tình triết gia (*) không chỉ hấp dẫn bởi các tình tiết “chẳng giống ai” mà chủ yếu bởi một cách kể dí dỏm, hài hước, giễu nhại hậu hiện đại. Nhìn ngắm mặt trái của những huy chương này, người đọc bình thường hẳn ít nhiều cũng được an ủi: hóa ra những con người phi thường ấy cũng thường thôi!
2. Đánh giá Sách Chuyện Tình Triết Gia
1 Mình rất thích những người biết nói đùa, bởi vì mình luôn nghĩ rằng phải là người thông minh mới biết cách đùa thật duyên dáng và không phản cảm. Tác giả của quyển Chuyện Tình Triết Gia là một người thích đùa, và rất biết cách giễu cợt như vậy. Quyển sách này là tập hợp chuyện tình yêu của những triết gia, những nhà tư tưởng nổi tiếng thế giới từ cổ đại đến hiện đại với giọng văn mỉa mai một cách tinh vi, đôi lần khiến mình phải bật cười vì quá thích cách nói hài hước của tác giả. Như người ta thường nói đùa rằng “những người hay nói đạo lý thì sống rất kì”. Câu nói ấy cũng có thể áp dụng trong trường hợp này vì quá nửa số triết gia được đề cập trong sách đều có những pha “tự vả” đi vào lòng đất. Nói một đằng và làm một nẻo. Thậm chí, còn có thể chống chế cho hành động của mình bằng những lập luận rất…triết học, đúng chất của một triết gia. Tuy vậy, cũng có những chuyện tình khiến mình hơi hơi xúc động. Câu chuyện của Soren Kierkegaard. Ông yêu một người con gái, tìm mọi cách để được đính hôn với nàng. Nhưng rồi căn bệnh trầm cảm đã buộc ông phải chia tay người con gái đó, vì không muốn nàng phải gánh lấy nỗi muộn phiền. Ông tự biến mình trở thành một kẻ tồi tệ, chỉ để người con gái ấy không cảm thấy tội lỗi. Cuối đời, ông để lại quyền sở hữu toàn bộ các tác phẩm của mình cho nàng. Ông đã nói rằng: “Tình yêu là tất cả, nó mang đến tất cả, và lấy đi tất cả…” Trong quyển này còn có rất nhiều câu trích dẫn đầy triết lý về tình yêu của các triết gia nữa, một kho caption để dành cho mấy dịp sống ảo luôn đó. Chắc câu mình thích nhất là “Tình yêu bắt đầu tại nơi mà kiến thức bỏ lại” (Thomas Aquinas). Ý là, yêu vào sẽ ngu ra đó mà.
2 Chuyện tình triết gia| Tác giả: Andrew Shaffer Kì lạ thay những người giỏi lí thuyết trong tình yêu lại là những kẻ yêu đương dại khờ nhất. Chẳng ai có thể cắt nghĩa được tình yêu, cũng như chẳng có ai đọc cuốn sách này lại không bất giác mỉm cười. Có thể là nụ cười châm biếm, nụ cười chua xót hoặc cũng có thể là một nụ cười ngốc nghếch. Nhan đề gốc của cuốn sách là “Great Philosophers who failed at love” bởi vậy những câu chuyện tình yêu mà bạn có thể đọc được không hề lãng mạn hoặc hạnh phúc một chút nào. Nhưng điều bất ngờ là những tên tuổi vĩ đại thất bại trong tình yêu ấy lại là những nhà triết gia lỗi lạc như Socrates, Plato, Kant, Descartes… hay là những nhà văn viết nên bao câu chuyện tình bất hủ và hết sức nhân văn như Tolstoy, Gothe, Ayn Rand, Dostoyevsky…. Đời không như mơ là có thật. Và văn chương đôi khi chính là cõi mơ. Có lẽ, tình yêu khó hiểu đến vậy bởi bản chất của nó thuộc phạm trù giao thoa giữa các khái niệm lí trí – tình cảm, đạo đức – dục vọng, hạnh phúc – đau khổ… Khi hiểu được tình yêu cũng là lúc không thể yêu được nữa như thánh Thomas Aquinas tuyên bố “Tình yêu bắt đầu từ nơi kiến thức bị bỏ lại” và ông quyết thủ tiết đến cuối đời. Nhưng kì lạ thay, có đau đớn thế nào, kể cả những triết gia lỗi lạc vẫn chìm đắm trong tình yêu giống như những con thiêu thân lao vào ánh sáng dù biết mình sẽ phải chết. Thế mới nói, mật ngọt chết ruồi, chạm được vào hoa hồng thì đôi bàn tay cũng phải rướm máu. Đọc xong cuốn sách chắc chắn người đọc sẽ rút ra được kha khá kinh nghiệm yêu đương cho riêng mình. Hoặc sẽ rút ra được kinh nghiệm để độc thân và thủ tiết:
3 Nếu cầm trên tay một quyển truyện Kiều và vô tình lật trang để nghe bói Kiều trong tâm thế vui vẻ thì với Chuyện Tình Triết Gia hãy thử một lần hỏi chuyện tình duyên. Nếu bạn lật ngay câu chuyện về Ayn Rand (nữ tác giả nổi tiếng với Suối Nguồn, Atlas nghiêng Vai…) bạn sẽ thấy cuộc đời của một người phụ nữ tài năng đào hoa, tìm được phi công nhỏ hơn 25 năm tuổi để rồi bà đề tặng chàng trai ấy trong quyển Atlas nghiêng vai nhưng người đi cùng bà đến cuối cùng trong sự nghiệp cũng như tình yêu đó chính là người chồng cũ dù bà là kẻ phản bội và gây tan nát một gia đình hạnh phúc khác. Nếu còn hứng thú, ngẫu nhiên lật thêm một câu chuyện biết đâu bói đúng đời mình. May thay nếu gặp ngay Fyodor Dostoyyevsky, nhà văn với giọng văn cổ xưa dùng nhiều kính ngữ (thử đọc Những Đêm Trắng sẽ thấy) hưởng một cuộc sống yên bình bên gia đình dù tác giả cũng là một tay cờ bạc khét tiếng và từng cầm cố nữ trang và nhẫn cưới của vợ. Chiến Tranh và Hòa Bình, một tác phẩm với 1225 trang, kiệt tác của Leo Tolstoy- nhà văn mà hồi 14 tuổi đã biết mùi gái điếm ở nhà thổ. Dù cực kỳ thành công với sự nghiệp văn chương cũng như cuộc sống giàu sang dưới dinh thự to lớn nhưng cuối cùng bởi sự cuồng tín và công khai tuyên bố từ bỏ sự hiện hữu trần thế của mình sống thanh bần bên túp lều nhỏ và muốn từ bỏ luôn tác quyền đối với các tác phẩm của ông, Tolstoy chết trong một ga xếp 10 ngày sau khi rời nhà.
4 Bạn đã có gia đình chưa? Hay đã có một lần tan vỡ? Hay từng chia tay? Hay bạn đang chìm đắm trong sự đau khổ vì tình yêu? Nếu vậy thì bạn ơi, hãy nghe này: Có rất nhiều người xung quanh bạn, họ không hạnh phúc trong tình yêu, hôn nhân. Họ có thể là những người bình thường hoặc là những vĩ nhân như trong cuốn “Chuyện tình triết gia” mà Andrew Shaffer đề cập. Cuốn sách chứa đựng những câu chuyện hài hước về tình yêu cũng như hôn nhân của gần bốn mươi nhà tư tưởng lớn. Vị triết gia Pháp Louis Althusser, sau lần đầu tiên ngủ với một cô gái thì rối loạn tâm thần đến nỗi rơi vào tình trạng trầm cảm nặng, cần phải trị liệu bằng shock điện và phải nằm viện. Rồi sau này, khi đã cưới cô, ông còn dan díu với những người phụ nữ khác. Cuối đời, ông “vô tình” sát hại vợ mình. Vị triết gia Denis Diderot từng nói “Tình yêu cướp đi sự khôn ngoan của những ai đang yêu, và trao nó cho những kẻ hoàn toàn cô đơn”. Đời ông là minh chứng. Lấy một cô thợ may nhưng lại yêu cầu vợ mình ngừng công việc may vá. Vì ông sợ rằng công việc đó buộc nàng phải tiếp xúc với những người độc thân khác đang tha thiết tìm kiếm tình yêu. Thế nên, họ phải sống trong đói nghèo. Bi kịch xảy ra khi ông nhận ra thực tế của cuộc sống hôn nhân là tù túng đối với tâm hồn phóng khoáng của ông. Cuốn sách làm ta nhận ra những bi kịch trong tình yêu, hôn nhân. Đôi khi, tôi thấy quá ngán ngẩm và hoảng sợ. Với trí thông minh sắc sảo và những khám phá sâu sắc, tinh tế, Andrew Shaffer đã vẽ nên chân dung của các triết gia vĩ đại từ một góc nhìn thú vị. Ta từng thấy họ vĩ đại, từng ngưỡng một họ, cho đến khi đọc cuốn sách này, ta chợt nghĩ: Không chỉ người bình thường như ta chịu khổ, hay mệt mỏi vì tình yêu mà những bậc vĩ nhân cũng thế thôi. Thế nên, phải sống tốt, phải trân trọng tình yêu, trân trọng những gì mình có. Đừng để nó mất đi rồi mới hối tiếc. Còn bao bài học nữa. bạn hãy tự rút ra cho mình nhé!
5 Cuốn sách chứa đựng những câu chuyện hài hước về tình yêu cũng như hôn nhân của gần bốn mươi nhà tư tưởng lớn. Vị triết gia Pháp Louis Althusser, sau lần đầu tiên ngủ với một cô gái thì rối loạn tâm thần đến nỗi rơi vào tình trạng trầm cảm nặng, cần phải trị liệu bằng shock điện và phải nằm viện. Rồi sau này, khi đã cưới cô, ông còn dan díu với những người phụ nữ khác. Cuối đời, ông “vô tình” sát hại vợ mình. Vị triết gia Denis Diderot từng nói “Tình yêu cướp đi sự khôn ngoan của những ai đang yêu, và trao nó cho những kẻ hoàn toàn cô đơn”. Đời ông là minh chứng. Lấy một cô thợ may nhưng lại yêu cầu vợ mình ngừng công việc may vá. Vì ông sợ rằng công việc đó buộc nàng phải tiếp xúc với những người độc thân khác đang tha thiết tìm kiếm tình yêu. Thế nên, họ phải sống trong đói nghèo. Bi kịch xảy ra khi ông nhận ra thực tế của cuộc sống hôn nhân là tù túng đối với tâm hồn phóng khoáng của ông. Cuốn sách làm ta nhận ra những bi kịch trong tình yêu, hôn nhân.
3. Giới thiệu sách Chuyện Tình Triết Gia – Tác giả Andrew Shaffer
Chuyện Tình Triết Gia
“Cuộc hôn nhân của họ chấm dứt khi Camus phát hiện vợ ông có quan hệ tình dục với một bác sĩ để đổi lấy morphine. Cuộc ly hôn này rất có thể đã ảnh hưởng đến những quan điểm đen tối của ông về tình yêu lãng mạn như dòng chữ sau đây, từ tiểu thuyết Kẻ xa lạ của ông gợi ý: ‘Sự lôi cuốn, hôn nhân, và sự chung thủy, trở thành những từ đồng nghĩa của sự trói buộc.’ Ba tháng sau khi cuộc ly hôn đã hoàn tất, Camus cưới nhà toán học Francine Faure. Chị gái của nàng nghĩ rằng đôi tai của Camus nhô ra như khỉ; Faure đang yêu và không chút bối rối. ‘Khỉ là con vật gần gũi nhất với con người,’ nàng đáp.”
– trích Albert Camus, Chuyện tình triết gia
“Cô gái đầu tiên mà Sartre si mê tại trường, cự tuyệt ông, gọi ông là ‘lão già lác mắt.’ Đó là bước đầu rủi ro với phái đẹp. Ở tuổi thành niên, dường như Sartre cũng không hứa hẹn thành công hơn chút nào: ông chỉ cao khoảng 1m55 – mặc y phục quá cỡ, và không có khái niệm nào về vệ sinh cá nhân. Ông thừa nhận rằng, khi còn là một chàng trai trẻ, ‘Tôi rất u sầu bởi vì tôi xấu trai, và điều đó làm tôi đau khổ.’ Ông chỉ cần một cái để dụ dỗ phụ nữ: ngôn từ.”
– trích Jean-Paul Sartre, Chuyện tình triết gia.
Các triết gia mà bạn yêu thích sẽ không còn như trước nữa. Họ có những hành động buồn cười, những định kiến khó hiểu và những cuộc tình không giống ai nhưng họ lại gần gũi hơn bao giờ hết. Một loạt các câu chuyện tình dưới giọng văn bông đùa, giễu nhại đôi khi còn khiến bạn cảm thấy một niềm vui sướng tội lỗi: dù sao thì đời sống tình cảm của mình cũng không thể nào bi đát hơn những vị này được.
Thông tin chi tiết
- Tên sách: Chuyện Tình Triết Gia
- Mã hàng 8935235217287
- Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
- Tác giả Andrew Shaffer
- Người Dịch Đỗ Tư Nghĩa
- NXB NXB Lao Động
- Trọng lượng (gr) 250
- Kích Thước Bao Bì 14 x 20.5 x 1.2
- Số trang 225
- Hình thức Bìa Mềm
- Xem thêm: Top sách nên đọc
4. Mua sách Chuyện Tình Triết Gia ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Chuyện Tình Triết Gia” khoảng 66.000đ đến 76.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Chuyện Tình Triết Gia Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Chuyện Tình Triết Gia Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Chuyện Tình Triết Gia Fahasa” tại đây
5. Đọc sách Chuyện Tình Triết Gia ebook pdf
Để download “sách Chuyện Tình Triết Gia pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 23/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Chuyện Tình Đích Thực Siêu Buồn
- Chuyện Tình Yêu Loài Người
- Những Chuyện Tình Thế Kỷ Mới
- Chuyện Tình Ngoại Thương
- Chuyện Tình Miền Nắng Xanh
[Review sách, Pdf, Ebook, Tải sách]
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free