Định Mệnh Chiến Tranh
Giới thiệu sách Định Mệnh Chiến Tranh – Tác giả Graham Allison
Định Mệnh Chiến Tranh
Mỹ và Trung Quốc có thể thoát bẫy Thucydides ?
Đây không phải là một cuốn sách về Trung Quốc. Mà là một cuốn sách về tác động của một Trung Quốc đang trỗi dậy đối với Mỹ và trật tự toàn cầu. Khi một cường quốc đang trỗi dậy đe dọa thế chỗ một cường quốc đang thống trị, hệ quả có khả năng xảy ra nhất chính là chiến tranh.
Đề cập tới Chiến tranh Peloponnese từng tàn phá Hy Lạp cổ đại, sử gia Thucydides đã giải thích rằng: “Chính sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ hãi mà nó gây ra ở Sparta đã khiến chiến tranh trở thành điều tất yếu.” Tình trạng tương tự đã xảy ra 16 lần trong suốt 500 năm qua. Và 12 lần đã kết thúc trong bạo lực.
Trong lần thứ 17, sự trỗi dậy khôn cưỡng của Trung Quốc đang đi tới chỗ va chạm với một nước Mỹ đang giậm chân tại chỗ. Cả Tập Cận Bình và Donald Trump đều cam kết “khôi phục sự vĩ đại” cho nước mình. Nhưng nếu Trung Quốc không sẵn sàng tiết chế các tham vọng của mình, hoặc Washington không chịu chia sẻ vị thế đứng đầu ở Thái Bình Dương, một cuộc xung đột thương mại, một vụ tấn công mạng, hay một tai nạn trên biển cũng có thể khơi mào cho một cuộc chiến tranh lớn.
Trong cuốn sách này, Allison giải thích tại sao Bẫy Thucydides lại là lăng kính tốt nhất để hiểu rõ sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Liệu Washington và Bắc Kinh có thể chèo lái con thuyền quốc gia của họ vượt qua những bãi cạn nguy hiểm?
+ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA:
“Bẫy Thucydides đã xác định một thách thức chính yếu đối với trật tự thế giới: xung đột lợi ích. Tôi chỉ có thể hy vọng mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ trở thành trường hợp thứ 5 có thể được giải quyết trong hòa bình, thay vì trở thành trường hợp thứ 13 nổ ra chiến tranh.” – Henry Kissinger, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ.
“Trung Quốc và Mỹ sẽ tạo ra một trật tự quốc tế mới, dựa trên sự thừa nhận rằng cường quốc mới đang trỗi dậy sẽ được trao một vai trò phù hợp trong việc hình thành các quy tắc và thể chế toàn cầu… Trong thế kỷ XXI, Bẫy Thucydides sẽ nuốt chửng không chỉ Mỹ và Trung Quốc, mà cả toàn thế giới.” – Nouriel Roubini, giáo sư tại Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York và Chủ tịch của Roubini Global Economics
“Cuốn sách được xây dựng từ những nghiên cứu chuyên sâu trong dự án ‘Bẫy Thucydides’ mà Graham Allison đã dày công xây dựng nên có sức thuyết phục cao, với các lập luận và dẫn chứng có tính thuyết phục. Cuốn sách có cách diễn giải mạch lạc và lôi cuốn. Việc Graham Allison để mở mà không đưa ra khuyến nghị chính sách như thường thấy trong các nghiên cứu của các học giả Mỹ, gợi mở cho mỗi người đọc những suy nghĩ và ý kiến khác nhau. Cuốn sách chắc chắn sẽ gây tiếng vang lớn trong giới học giả và công chúng. Rất nhiều học giả và chính trị gia trên thế giới đã có những đánh giá tích cực về cuốn sách. Hy vọng rằng, như Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã đánh giá ‘các bài học trong sách có thể cứu hàng triệu mạng người’.” – Đỗ Mạnh Hoàng, Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Định Mệnh Chiến Tranh
- Mã hàng 8935270701802
- Tên Nhà Cung Cấp: Alpha Books
- Tác giả: Graham Allison
- Người Dịch: Nguyễn Thế Phương
- NXB: NXB Hà Nội
- Trọng lượng: (gr) 550
- Kích thước: 16 x 24 cm
- Số trang: 520
- Hình thức: Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Định Mệnh Chiến Tranh
1 Đây không phải là một cuốn sách đơn thuần về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, mà là một cuốn sách về tác động của một Trung Quốc đang trỗi dậy đối với Hoa Kỳ và các nghiên cứu trường hợp đã ảnh hưởng đến trật tự toàn cầu. gọi chung trong 500 năm qua. Trong bảy thập kỷ của Thế chiến II, một khuôn khổ dựa trên luật lệ do người Mỹ lãnh đạo đã định hình trật tự thế giới, tạo ra một kỷ nguyên không có chiến tranh giữa các cường quốc, nhưng đây cũng được gọi là một nền hòa bình hiếm có. Trên thực tế, trong cuốn sách của mình, Thucydides thừa nhận ông đã phóng đại để nhấn mạnh quan điểm của mình, cái bẫy Thucydides ở đây không phải là chủ nghĩa chí mạng hay bi quan. Trận chiến giữa Sparta và Athens hoặc giữa Mỹ và Trung Quốc hiện đại không phải là một điều chắc chắn vì nhiều hoàn cảnh và điều kiện xung quanh nó.
2 Người đọc sẽ có lợi khi đọc vì có nhiều thông tin, đánh giá về các mâu thuẫn giữa các nước lớn. Ngoài việc cảm thấy bị đe doạ lẫn nhau, các bên đều hiểu rõ hậu quả chiến tranh nên cố gắng kiềm chế để không xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, hầu hết lý do dẫn đến chiến tranh có thể phát sinh sau khi chính thức tuyên bố mâu thuẫn tầm 10-30-40 năm. Lý do toàn bởi phát sinh từ việc giữ thể diện QGia với các đồng minh hoặc muốn được đối phương tôn trọng hơn, nên không thể kiềm chế được khi có sự kiện gây ảnh hưởng đến thể diện Quốc Gia.
3 Sách phân tích kinh tế – rất hay và ví dụ thực tiễn Cảm thấy rất phân khích khi đọc được một cuốn sách có tâm huyết và phân tích thiết thực.
4 Cuốn sách tuyệt vời, đọc mới hiểu chiến tranh thực do những lãnh tụ quyết định là chính chứ chả phải ý nguyện của nhân dân
5 Nỗi sợ. Allison có lợi thế từ những khám phá gần đây trong khoa học hành vi cho thấy, ở cấp độ tâm lý cơ bản, nỗi sợ mất mát (hay suy nghĩ về ‘suy giảm’) của chúng tôi đã hy vọng chúng ta có được rủi ro để bảo vệ những rủi ro vô lý của chúng ta. Giáo dục Áp dụng cho đến ngày nay, Mỹ không cho phép nỗi sợ hãi về sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc khiến các nhà hoạch định chính sách quên đi lợi ích chiến lược của họ là gì: giữ gìn bản chất tự do của nền dân chủ và các thể chế cơ bản của họ và giữ cho người dân của họ mạnh mẽ và kiên cường hơn là giữ được tính ưu việt trước đây phía tây Thái Bình Dương. Allison hỏi tại sao chúng ta nghĩ rằng chúng ta cần phải bảo tồn tính ưu việt đó bằng bất cứ giá nào. Trung Quốc cuối cùng đã quay mặt với thế giới và dự định tham gia. Lịch sử cho chúng ta thấy họ có niềm tin cốt lõi vào sự vượt trội của Vương quốc Trung Hoa, vì vậy chúng ta có thể mong đợi một chủ nghĩa dân tộc khốc liệt. Allison đề nghị chúng ta cần quay trở lại các hành động và chính sách nhằm củng cố một chủ nghĩa dân tộc cứng rắn vô lý ở Trung Quốc mà không có sự phản đối. Chúng ta nên mong đợi được sống với sức mạnh mới nổi này và thư giãn với những lời hoa mỹ rằng đám mây hiểu được mục tiêu của chúng ta thực sự là gì trong một thế giới đang thay đổi.
Review sách Định Mệnh Chiến Tranh
Liệu sẽ tồn tại một cuốn chiến, mà lợi ích sau cùng nhận được đều được chia cho hai bên? Và liệu có tồn tại một cuộn chiến, sinh ra để định hình sự phát triển chung cho toàn cầu? Trong bối cảnh mà mọi đánh giá và phân tích về cuộc chiến thưoTỉg mại của Mỹ và Trung đang đối đầu nhau ít có được sự đúng đắn, thì công trình nghiên cứu của học giả Allison mang tên “Định mệnh chiến tranh – Mỹ và Trung Quốc có thể thoát bẫy Thucydides?” sẽ phần nào định hình những đánh giá và giải đáp những vấn đề xoay quanh cuộc chiến này.
1. Bối cảnh tác phẩm – Tóm lược Chiến tranh thưong mại Mỹ – Trung
Tháng 09 năm 2017, cuộc vận động tranh cử Tổng thống thứ 45 đang đến hồi gay cấn. Khi Donald Trump tiếp xúc các cử tri ở Ohio và Pennsylvania, ông đă có một cam kết rằng sẽ chống lại các cuộc cạnh tranh thương mại không công bằng đến từ Trung Quốc mà những bang này đang chịu nhiều tổn thương về mặt kinh tế. Hai tháng sau, Donald Trump chính thức chiến thắng trong cuộc chiến bước vào Nhà Trắng trong sự ngỡ ngàng của người Mỹ. Kể từ đó, những cam kết của Trump dần được thực hiện, trong đó có việc chống lại cạnh tranh thương mại không công bằng.
Tháng 01 năm 2018, Trump ký sắc lệnh áp thuế 50 tỷ USD lên các mặt hàng đến từ Trung Quốc. Tháng 03 năm ấy, sắc lệnh có hiệu lực với 10% thuế cho nhôm và 25% thuế cho thép.
**Tới tháng 04, Trung Quốc có hành động đáp trả đầu tiên. **120 mặt hàng của Mỹ bị áp 15% thuế khi nhập vào Trung Quốc. Đến đầu tháng 06, thêm 629 mặt hàng cũng bị áp mức thuế tương tự.
Một tháng sau, Mỹ tiếp tục áp 25% thuế, và siết chặt các đầu, tư trong lĩnh vực công nghệ đến từ Trung Quốc. Và tới tháng 08 thì tiếp tục 16 tỷ USD tiền thuế các nhiều mặt hàng ở các lĩnh vực.
Đến tháng 09 năm 2018, Trung Quốc khởi động chương trình áp 60 tỷ USD thuế, song song với 10% cho 5.027 mặt hàng đến từ Mỹ.
Giữa cuộc chiến của những con số khô khan này, có một sự kiện là một tác động công nghệ ít nhiều mọi người có thể chứng kiến ngay trước mắt. Là Huawei bị cấm giao thương với các công ty Mỹ, và kết quả là gì?
Là các tập đoàn công nghệ Google (Android), Qualcomm, Microsoft… ngưng hợp tác với Huawei. Huawei điêu đứng theo, vội vã phát triển hệ điều hành riêng. Con buôn với người dùng Huawei cũng điêu đứng theo nốt. Giá máy rớt thê thảm và một viển cảnh đồ Huawei có được quay lại với Android hay không vẫn lơ lửng.
Hệ quả của cuộc chiến tranh thương mại, về mặt kinh tế là dễ nhìn thấy nhất, chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả cho người dùng cuối. Các công ty tập đoàn thúc đẩy việc giao dịch trước thời điểm chiến tranh thương mại bùng nổ (24/09/2018) làm tăng chi phí vận chuyển, bảo hiểm… Và nền kinh tế toàn cầu trong hai quý cuối năm, cũng như trong tương lai gần sẽ tăng trưởng chậm lại. Nguyên nhân bùng phát và tác động ban đầu của cuộc chiến có nhiều nét tương đồng với mô hình Bẫy Thucydides trong quá khứ, khi mà kết cục đến VA trường hợp đều là chiến tranh.
2. Bẫy Thucydides là gì?
Trước tiên, Thucydides (460 TCN – 365 TCN) là một sử gia người Hy Lạp. ỏng đã từng nhận định rằng, khi một quốc gia lâu năm bị đe dọa sức ảnh hưởng bởi một cường quốc mới nổi lên, thì kết cục ngay sau đó sẽ dễ dẫn đến chiến tranh. Tên của vị sử gia này được nhắc đi nhắc lại trong cuốn sách của Allison bởi những quan sát của ông với trận chiến thành Sparta và Athens tương đồng với bối cảnh hiện tại. Khởi nguồn của trận chiến này khi đối trọng sức mạnh của Athens bị đe dọa, lúc ấy Sparta nổi lên như một mối đe dọa, buộc Athens phải lên tiếng để khẳng định vị thế. Kết cục là sự trỗi dậy của Sparta sau những thất bại về mặt chiến thuật của Athens. Trận chiến được các sử gia nhắc đến với tên gọi Chiến tranh Peloponnisos này phần nào định hình thế giới Hy Lạp cổ đại, sự thất bại của Athens kéo theo sự sụp đổ của chế độ dân chủ đương thời, và làm Sparta trở thành thành bang hùng mạnh trong thời bấy giờ.
Bẫy Thucydides khái niệm mô tả 16 trường hợp xung đột lợi ích giữa các khu vực, quốc gia trong lịch sử phát triển cận đại. Trong 16 trường hợp được nêu ra, chỉ có 4 trường hợp là thoát một cuộc va chạm bằng vũ lực, những trường hợp còn lại là những cuộc chiến mà kết cục một bên bị lụi tàn, và một bên cũng bị ảnh hưởng không kém. Sự tránh va chạm của số ít các trường hợp xuất phát từ những chiến lược ngoại giao, những nhượng bộ mang tính quyết định giữa các bên, bởi phần ít hay nhiều đôi bên đều hiểu được những thương tổn không tránh khỏi nếu va chạm vũ lực với nhau.
Tiêu biểu như đối trọng của Anh và Mỹ trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, lúc ấy sự phát triển mạnh mẽ về mặt quân sự của quân đội Mỹ đã đe dọa trực tiếp đến sức ảnh hưởng ở Tây bán cầu cũng như sự bành trướng chủ nghĩa thực dân của Anh trong giai đoạn này. Tuy nhiên khi nhìn nhận Hải quân Mỹ đang có sự phát triển đáng kinh ngạc, tạo nên một áp lực đáng kể để khiến Hải quân Hoàng gia Anh tự đánh giá rằng khó có thể đạt được ưu thế nếu đối đầu nhau. Kết quả, người Anh nhượng bộ đa số đặc quyền, mà mãi đến sau này mới đạt được những thỏa thuận để kéo lại sức ảnh hưởng ban đầu. Cũng chính sự tránh đối đầu này, mà Anh có được sự hỗ trợ mang tính quyết định trong giai đoạn cuối của Thế chiến I.
3. Bố cục cuốn sách Định mệnh chiến tranh
Nhiều người bằng cách này hay cách khác, vẫn cứ cảm thấy ngạc nhiên bởi quy mô và sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong giai đoạn hiện tại. Nếu như thời gian trước, khi nhắc tới Trung Quốc là nhắc tới quốc gia tỷ dân, hàng nhái hàng kém chất lượng, khoảng cách phát triển của các vùng không đồng đều thì qua trang sách đầu tiên của Allison, mọi chuyện đã khác rất nhiều!
Khi vào năm 1980, GDP của Trung Quốc khi so với Mỹ chỉ bằng 7%, nhưng đến 2015 đã vượt lên đến 61%. Sức mua năm 1980 của Trung Quốc chiếm tỉ trọng toàn cầu là 2%, đến 2015 lên đến 15%.
Năm 2014, IMF dự đoán quy mô kinh tế của Mỹ là 17.400 tỷ đô, còn của Trung Quốc là 17.600 tỷ đô. Lúc ấy, các báo của Mỹ đã phải thốt lên,
“Chúng ta không còn là số một nữa rồi. ”
Còn trong thời điểm hiện tại, năng suất làm việc của một công nhân Trung Quốc là bằng 1/4 khi so với Mỹ, nhưng được sự báo trong tầm 20 năm nữa sẽ rút ngắn xuống còn 1/4 mà thôi.
Và kể cả khi sự kiện Đại suy thoái xuất hiện, nền kinh tế của Trung Quốc vẫn tạo nên 40% sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Allison đã dành những dòng đầu tiên để chỉ ra sự lớn mạnh và tác động mạnh mẽ của Trung Quốc lên thế giới là như thế nào. Sự áp đảo về quyền lực và sức ảnh hưởng đã tạo nên một cán cân mang tên Công lý Trung Quốc, như việc chống lại phán quyết của Trọng tài quốc tế trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát với Philippines trên Biển Đông, hay ngưng giao dịch cá hồi với Thụy Điển vì giải Nobel Hòa Bình được trao cho Lưu Hiểu Ba vào năm 2011. Sức ảnh hưởng về mặt kinh tế cũng những yêu sách về mặt chính sách ít nhiều đã khiến “anh cả” Mỹ phải nóng mặt, và người ta bắt đầu xoay trục chú ý từ “Washington đang nghĩ gì?” sang “Bắc Kinh đang nghĩ
gì?”.
Trong những chương tiếp theo, Allison đã liệt kê và tóm lược cuộc xung đột giữa Sparta Athens, cũng như 16 trường hợp xung đột lợi ích lớn của các quốc gia trải dài trong 500 năm cận đại. Những trường hợp ấy có số ít mà thương vong hai bên là không đáng kể, cho thấy rằng xung đột là một kết cục tất yếu của việc trỗi dậy mà ít bên nào khi vướng phải có thể tránh khỏi. Và với Mỹ và Trung trong thời điểm hiện tại cũng như thế, một “Make America great again” đối đầu với “Made in China 2025” để khởi nguồn cho cuộc chiến thương mại trong thời điểm hiện tại.
Nhưng liệu rằng nó sẽ là điểm bùng phát cho một cuộc chiến lớn hơn, hay nó sẽ là cuộc chiến mà hai bên tìm được vị thế thực sự của chính mình?
Điều này được giải thích khá rõ ràng trong chương cuối, bằng đầu bằng một dự đoán nếu chiến tranh vũ trang diễn ra thì nó sẽ diễn ra như thế nào, đôi bên sẽ quyết định ra sao. Sự dự đoán này chân thực đến mức nếu bạn không ý thức được những tình hình chính trị đang diễn ra ngoài kia, thì sẽ có một khoảnh khắc thoáng qua bạn tin là nó đang diễn tả những điều thực tế. Sự mượt mà trong việc dự đoán là kết quả của việc phân tích và đánh giá những nhận định và quan sát từ các chuyên gia trong một thời gian dài. Kết cục cuối cùng là một điều tất yếu trong tương quan kinh tế, chính trị lẫn quân sự hiện tại của hai bên. Nhưng mà khi một chiến quyền có cách điều hành tương đối khó của Trump, và sức phát triển vượt bậc từ phía bên kia, thì không điều gì là quá bất ngờ nếu một diễn biến mới vượt qua hết mọi dự đoán, dù có thể rằng thương tổn mà nó đem lại là điều khó đong đếm tức thì.
4. Ý nghĩa và sức ảnh hưởng của tác phẩm
Định mệnh chiến tranh trước hết, nó là một công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế về sự xung đột của các cường quốc bị đe dọa bởi sức ảnh hưởng của một cường quốc mới lên. Phạm vi sử dụng của công trình này không chỉ gồm xung đột Trung – Mỹ trong thời điểm hiện tại, mà còn là 16 lần xung đột của các quốc gia khác với nhau trong quá khứ. Góc nhìn mới mẻ của mô hình Bẫy Thucydides sẽ giúp các độc giả lẫn nghiên cứu viên các vấn đề quốc tế có thêm cơ sở để tìm hiểu nguyên do của các xung đột, hay tạo dựng lên những lý thuyết và dự đoán mới cho các sự kiện tiếp theo trong tương lai.
Tiếp nữa, Định mệnh chiến tranh đi sâu vào việc phân tích sự xung đột của Mỹ – Trung. Đây chính là cốt lõi và nền tảng để trích dẫn những trường hợp rơi vào Bẫy Thucydides trong quá khứ. Chính cách đặt Mỹ – Trung vào trạng thái dễ rơi vào Bẫy Thucydides khiến những phân tích và dự đoán có được sự căng thẳng nhất định nhưng cũng rất thú vị để thảo luận. Những cơ hội lẫn thách thức được tạo ra từ cuộc chiến thương mại mà cả hai đang dấn mình vào, dù ít hay nhiều cũng sẽ tác động đến sự phát triển và con đường đi của từng quốc gia. Tình hình thực tế cũng cho thấy, trước sức ép và những tác động không mong muốn, mà Trung Quốc đã có những điều chỉnh để ứng phó, mà trường hợp tiêu biểu đó chính là Huawei phải gấp gáp chuyển sang nghiên cứu hệ điều hành riêng nhằm ứng phó với tình huống chặn sử dụng Android.
Bởi thế, ta có thể thấy rằng, chiến tranh thương mại (hay xa hơn là chiến tranh vũ lực – có thể), sẽ tạo nên những tác động và ý thức điều chỉnh bản thân không chỉ cho riêng Trung Quốc, mà cả chính người Mỹ. Bởi rằng, không một quốc gia nào đang tạo nên một tham vọng bá chủ, lại chịu đứng yên chịu trận trước những thách thức và sức ép từ người khác tạo ra cho mình. Cũng qua cuộc chiến mà cả hai đang tham gia này, những dự tính và phương án ứng phó thách thức của hai bên sẽ được phát huy trong điều kiện thực tế. Nhưng liệu rằng kết cục cuối cùng là điều mà cả hai đang hướng tới, và có thật sẽ có một kết quả Win – Win cho cả hai hay, hay nhìn bao quát hơn là sự phát triển chung của toàn cầu sẽ bị tác động như thế nào vào lúc này? Nếu chỉ nhìn riêng vào thời gian thực, hay những đánh giá từ cuốn sách thì khó mà có thể đoán biết được chính xác, nhưng nếu khi ta kết hợp cùng cả hai thì biết đâu, mọi chuyện sẽ khác?
Mua sách Định Mệnh Chiến Tranh ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Định Mệnh Chiến Tranh” khoảng 167.000đ đến 172.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Định Mệnh Chiến Tranh Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Định Mệnh Chiến Tranh Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Định Mệnh Chiến Tranh Fahasa” tại đây
Đọc sách Định Mệnh Chiến Tranh ebook pdf
Để download “sách Định Mệnh Chiến Tranh pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 28/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Lịch Sử Chiến Tranh
- Hồ Sơ Mật Lầu 5 Góc Và Hồi Ức Về Chiến Tranh Việt Nam
- Chiến Thuật Loại Bỏ Lo Lắng
- Chiến Thuật Quản Lý Thời Gian
- Chiến Binh Cầu Vồng
- Chiến Thắng Con Quỷ Trong Bạn
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free