Làng Quê Buồn Vui… Thương Nhớ…

Giới thiệu sách Làng Quê Buồn Vui… Thương Nhớ… – Tác giả Phan Khánh

Làng Quê Buồn Vui… Thương Nhớ…

Kỹ sư cao cấp phan Khánh vốn là một nhà khoa học thủy lợi yêu thích lịch sử, có nhiều duyên nợ với nghề văn. Dẫu không phải là nhà văn chuyên nghiệp, song ông có một sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ với hơn hai mươi tác phẩm. Nhà văn ma Văn Kháng từng nhận xét trong Lời giới thiệu cuốn tiểu thuyết Đỗ Thích kỳ án: “Sáng tác của cây bút phan Khánh có khuynh hướng chuyên sâu về lịch sử. Đặc điểm này phản ánh ưu thế trội trong học vấn, tài năng, tính cách của ông. Thông thạo lịch sử, giàu có về ngôn ngữ, minh triết về tư duy, ưa thích khám phá chiều sâu hiện thực và có một trí nhớ siêu thường đáng được gọi là cường ký”. Ở tuổi 85, ngòi bút của ông vẫn sắc sảo và giàu cảm xúc trong từng trang viết của tiểu thuyết Làng quê thương nhớ mà quí độc giả đang cầm trên tay.

Ra đi từ thời trai trẻ, ngược xuôi khắp nẻo đường nam bắc đông tây; lúc đối mặt với sự sống và cái chết trong gang tấc nơi chiến trường, khi miệt mài trong cuộc mưu sinh và bây giờ đã về hưu vui vầy bên con chá trong ông vẫn luôn đau đáu nỗi nhớ quê hương. cũng chính bởi trí nhớ “cường ký” nên ông không thể quên ký ức đầy ám ảnh về những ngày đói quay đói quắt năm Ất Dậu; về không khí hồ hởi đi hiến vàng mà vui như được cho vàng trong buổi đầu độc lập; về không khí khác thường ở làng quê trong những ngày cải cách ruộng đấ tất cả vẫn sống động, vẫn vẹn nguyên trong tâm trí, thôi thúc ông cầm bút ghi lại để con cháu đời sau hiểu được một thời đoạn sôi nổi, đầy biến động của lịch sử nước nhà.

Nhiều nhân vật, tình tiết trong Làng quê thương nhớ được xây dựng từ cái lõi người thật việc thật, từ những gì mà chính tác giả đã chứng kiến, đã trải qua, do đó tình tiết truyện vừa sống động, bất ngờ – bất ngờ như chính cuộc đời này – vừa gần gũi, chân thực. Đọc cuốn sách có cảm tưởng như đang xem một bộ phim dài tập, được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc: uất nghẹn khi đọc những trang viết về nạn đói năm ất Dậu lúc bọn nhà giàu ghim hàng trăm tấn thóc, nhất quyết không bán ra, khiến 156 đồng bào làng bài chết đói; bàng hoàng, ngơ ngác khi người mẹ thấy con chạy tới xin ăn đã nuốt vội miếng bánh đang cầm trên tay, mặc cho ba đứa con gào khóc đến chết vì đói; xúc động khi những cán bộ làng bài đi họp đã giành ăn mo cau toàn khoai luộc của bà hà Duyên để chia sẻ với bà phần cơm của họ; và sẽ có không ít lần bật cười trước những câu chuyện hài hước, dí dỏm.

Làng Quê Buồn Vui… Thương Nhớ…
Làng Quê Buồn Vui… Thương Nhớ…

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Làng Quê Buồn Vui… Thương Nhớ…
  • Mã hàng 9786045886120
  • Nhà Cung Cấp NXB Tổng Hợp TPHCM
  • Tác giả: Phan Khánh
  • NXB: NXB Tổng Hợp TPHCM
  • Trọng lượng: (gr) 480
  • Kích Thước Bao Bì: 15 x 23
  • Số trang: 456
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Làng Quê Buồn Vui… Thương Nhớ…

Đánh giá Sách Làng Quê Buồn Vui… Thương Nhớ…
Đánh giá Sách Làng Quê Buồn Vui… Thương Nhớ…

1 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung oke.

2 Sách hay và ý nghĩa.

3 Mới nhận sách, đang cảm thấy rất hào hứng.

Review sách Làng Quê Buồn Vui… Thương Nhớ…

Review sách Làng Quê Buồn Vui… Thương Nhớ…
Review sách Làng Quê Buồn Vui… Thương Nhớ…

Bất ngờ trước hết là với tác giả Phan Khánh (P.K), ở tuổi 85, chỉ viết văn bằng… “tay trái” – P.K vốn là một chuyên gia ngành thủy lợi – mà quá tuổi bát tuần liên tục công bố tiểu thuyết được dư luận chú ý. Thì đó, năm 2018, tôi vừa giới thiệu tiểu thuyết “Đỗ Thích kỳ án”, của anh trên báo “Văn nghệ”, nay P.K lại có “Làng quê buồn vui… thương nhớ…” một tiểu thuyết dày 450 trang khổ lớn.

Bất ngờ nữa là bối cảnh được anh chọn làm “nguyên mẫu” chính là quê P.K, một làng quê nhỏ bên sông Phố (huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh) mà tôi từng qua lại nhiều lần. Vậy mà đọc tác phẩm của anh, tôi đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác…

Đã đành, tiểu thuyết là hư cấu, nhưng hình như không chỉ với tôi và không chỉ một lần, tác giả nói về đứa con tinh thần của mình rằng: “Toàn chuyện có thật cả đó. Tôi chỉ đổi tên người và địa danh thôi…” Trong nghề văn, chúng ta thường nghe “ông ấy bịa như thật!”; đó là chỉ thuật ngữ gọi là “hư cấu”; với cuốn sách mới của anh Phan Khánh thì tác giả lại cố “thanh minh” là mình không bịa! Cái thú vị chính là ở đó. Tôi tin là không ít độc giả khi đọc sách sẽ nhiều lần bật cười rồi tự hỏi: “Tác giả có bịa không nhỉ?…”

Trong cuốn sách, tác giả chỉ kể chuyện làng mình theo lối “cổ điển”, chủ yếu theo trình tự thời gian quãng từ 1940 đến 1955, thỉnh thoảng có “hồi cố” chuyện thời “Xô Viết”… Như thế, nếu theo dòng sự kiện, thì không có chi lạ trong tác phẩm của anh P.K vì tất cả đã có trong “chính sử” – từ nạn đói 1945, đến Cách mạng Tháng 8, đi dân công chống Pháp, rồi đấu tranh giảm tô, cải cách ruộng đất, sửa sai…Điều thú vị là tác giả đã miêu tả các sự kiện đó với góc nhìn từ dưới lên – nhiều khi ngược với lệnh “trên bảo” – với vô số những nhân vật, chi tiết sinh động, đậm tính dân gian, buồn nhiều và vui cũng không ít. Bạn không tin, mở sách mà xem, đọc nhiều trang, không nhịn được cười.

Ví như dịp Tết Bính Tuất, Kiểm Phất quen mồm khi khấn lễ Trừ Tịch: “Duy Bảo Đại nhị thập niên…” liền bị đem ra xóm kiểm thảo vì còn tưởng nhớ phong kiến; nhưng Kiểm Phất chẳng phải tay vừa, chống chế: “Tôi khấn “Duy Bảo Đại thoái vị nguyên niên thì có gì sai nào? Trên đã chẳng nói Bảo Đại thoái vị là gì?” Thế là kẻ tố cáo phải xin lỗi…
Một chuyện khác: Sau vụ máy bay Pháp B26 ném mấy quả bom trong vùng, rộ lên tin đồn gián điệp nằm trong đám dân Bình Trị Thiên tản cư ra; thế là vào lúc gã thợ may Chắt Triêm cởi xong quần áo xuống sông tắm thì bị dân quân ập đến bắt vì cái quần đùi có 3 màu xanh-trắng-đỏ, đúng màu cờ Pháp, rõ là ám hiệu cho địch ném bom!…
Một chuyện nữa xảy ra ở làng Bằng, chỉ cách làng Bài của tác giả con sông Phố, khi địa chủ Hồ Lê bị đem ra đấu, mặc dù thân phụ của ông là một cụ Tú, từng tham gia Quang Phục Hội, bị Pháp giam chết ở Lao Bảo. Nguyên do là từ đôi liễn khảm xà cừ, gỗ mít sơn son thiếp vàng mà cụ Tú để lại: “Vó ngựa Đằng Giang xin nối gót/ Thanh gươm Phù Đổng quyết ra tay!” Tội của “Hồ Lê là phiên âm ra chữ quốc ngữ, thành tội nặng, đại bất kính, đại nghịch bất đạo, thời phong kiến là chu di cửu tộc!” Thì người lên đấu chỉ trán Hồ Lê thét: “Mi chống Đảng mà còn cổ động hủy diệt Đảng… Chẳng phải mi muốn lấy vó ngựa của thằng Đặng Giang nào đó để xéo Đảng… lại còn hô hào thằng Phù Đổng nào đó ra tay cầm gươm chém Đảng…” Tòa án Nhân dân thì đâu có biết đôi liễn có trước 1920, khi chưa có Đảng! Và các vị “có mấy ai biết chữ, cho dù có biết chữ Bình dân học vụ, cũng không phân biệt Đằng Giang với Đặng Giang là cái mả mẹ gì…”

Bạn đã “chịu” là phải phì cười chưa? Thôi, không dẫn chuyện “chính chị-chính em” nữa, biết đâu… có “ai đó” bày trò “phiên âm – phiên dịch” thì tác giả và cả người viết những dòng này không khéo sẽ bị… “đấu”! Nói cho vui – nhân đang dẫn mấy chi tiết vui vui anh P.K ghi lại – chứ đó là chuyện hơn nửa thế kỷ trước, thời còn lắm ấu trĩ và ngộ nhận; nay thì Đảng đã tuyên ngôn “nhìn thẳng sự thật, nói rõ sự thật” từ ngày Đổi Mới, cũng hơn ba thập kỷ qua rồi! Mà tác giả thì cũng “tuyên ngôn” là chỉ viết sự thật thôi! Còn nhiều chuyện vui nữa, như “vụ” vợ Phán Trộ bị bắt vì nghi đang buôn bán hay tiếp tế cho đối tượng bị bao vây, dân quân vừa thò tay “khua khoắng” chỗ nọ chỗ kia quanh người đẹp nổi tiếng thì chị “cởi phăng cả áo lẫn quần, hết dạng háng lại chổng mông hét như con điên: “Đây! Mả bố…” Tác giả viết thật đến mức tôi không dám trích hết câu! Rồi “vụ” ông Mới Hạnh, cố nông mới được chỉ định làm Bí thư, mò vô ngủ với con dâu Cửu Song có chồng là bộ đội, sau 8 đêm vẫn chưa thực hiện lời hứa xác nhận thành phần trung nông cho chị, đến lần thứ 9 thì bị bắt quả tang, khiến gã mất sạch các danh hiệu vẻ vang vừa được Đội trao cho 42 ngày!…

Thực ra, không ít chuyện vui trong sách ngẫm ra lại… buồn đến thắt ruột. Vì thế, tôi không dẫn ra chuyện buồn nữa, mặc dù trong văn chương, nhiều khi chính nỗi buồn đau lại làm nên tác phẩm lớn. Như “Truyện Kiều” mà chúng ta đều biết… Điều cần nói thêm là tác giả kể chuyện buồn vui làng quê mình với một tâm thế “nhớ thương” khôn nguôi của một ông già đang ở xa quê hương, không hề gợn chút oán thán hay mai mỉa. Nếu bàn về nghệ thuật, theo tôi, Cái Cười trong tác phẩm không phải do tác giả sử dụng thủ pháp giễu nhại, mà nó bật lên từ sự thật cuộc sống ở một làng quê còn không ít dấu tích phong tục cổ xưa, rồi phải trải qua “những cuộc bể dâu” vì những lầm lạc và ấu trĩ một thời chưa hẳn đã xa, khiến con người nếu không tha hóa thì tìm cách phản ứng bằng cách đùa cợt với cả những điều thiêng liêng…

Có thể sẽ có bạn bảo, ông giới thiệu một cuốn tiểu thuyết mà sao không nói đến một nhân vật nào cả? Trên thế giới từng có “trường phái” viết tiểu thuyết không cần nhân vật; anh P.K thì… ngược lại, quá nhiều nhân vật – nào là Lý Cựu, Hai Méo, Trùm Điều, Kiểm Phất, Dái Cương, Út Nông, Sĩ, Liên… rồi cụ Án, cụ Thương… – nên tôi đành “làm lơ”. Có thể xem đây là nhược điểm, đồng thời là nét đặc sắc của tiểu thuyết P.K. Nói theo thuật ngữ của các nhà kinh điển (khi bàn về nhân vật điển hình trong văn học, Hêghen từng nói “con người này” – tức là đòi hỏi nhân vật phải có cá tính đặc sắc , sống động) thì cũng có thể nói: nhân vật chính trong tác phẩm là “Cái làng Bài này”, phong phú, sinh động, không lẫn vào đâu được.

Tuy vậy, điều quan trọng hơn là đọc tác phẩm mới của P.K, có lẽ nhiều người “ngộ” ra mọi làng quê đất Việt đều ôm chứa một trữ lượng phong phú về văn hoá, lịch sử mà nếu biết khai thác, chúng ta sẽ thu được những giá trị bất ngờ… Trần Bảo Định – cũng là một tác giả viết bằng “tay trái” – đã làm được điều đó với cả chục tập truyện về miền đất Nam Bộ màu mỡ, phóng khoáng; và nay đến lượt “ông già” 85 tuổi Phan Khánh đã “cày xới” một vùng quê Trung Bộ tưởng là khô cằn mà hóa ra cũng lắm chuyện “vui vẻ”!

Mua sách Làng Quê Buồn Vui… Thương Nhớ… ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Làng Quê Buồn Vui… Thương Nhớ…” khoảng 160.000đ đến 197.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Làng Quê Buồn Vui… Thương Nhớ… Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Làng Quê Buồn Vui… Thương Nhớ… Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Làng Quê Buồn Vui… Thương Nhớ… Fahasa” tại đây

Đọc sách Làng Quê Buồn Vui… Thương Nhớ… ebook pdf

Để download “sách Làng Quê Buồn Vui… Thương Nhớ… pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *