Của Để Dành

Giới thiệu sách Của Để Dành – Tác giả Nguyễn Thị Thu Huệ

Của Để Dành

Đã từ lâu, người ta đọc Nguyễn Thị Thu Huệ không như một tác giả của những truyện cụ thể nữa, mà đọc một giọng văn đặc biệt.

Dù viết về những cảnh huống nghịch lý của đời sống hay những khát khao kiếm tìm cái gọi là hạnh phúc ở đời, các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ đảm bảo một giọng sắc cạnh nhưng cũng trễ nải rất đàn bà. Người đọc gặp lại sự biến đổi của xã hội Việt Nam suốt hai thập niên qua những truyện ngắn đặc sắc trong tập sách này, và cũng ghi nhận một phong cách Nguyễn Thị Thu Huệ trong văn đàn Việt.

Của để dành của chúng ta trong cuộc đời là gì, hay chính là câu hỏi muôn thuở về mục đích sống. Trên tất cả những vật chất phù du, những hạt mầm thiện vẫn được dành để gieo những mùa sau.

Của Để Dành
Của Để Dành

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Của Để Dành
  • Mã hàng 8934974153450
  • Tên Nhà Cung Cấp NXB Trẻ
  • Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huệ
  • NXB: NXB Trẻ
  • Trọng lượng: (gr) 500
  • Kích thước: 15.5 x 23
  • Số trang: 450
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Của Để Dành

Đánh giá Sách Của Để Dành
Đánh giá Sách Của Để Dành

1 Trẻ ít PR nên cuốn này không được nhiều người biết tới, sách thật rất to và dày, trong là hàng chục truyện ngắn, có truyện đã được dựng thành phim. Các câu chuyện đều chưa đựng ý nghĩa và thông điệp nhất định về con người, tình cảm và cuộc đời. Vơi mình đây là cuốn sách gối đầu giường, đọc đi đọc lại không chán.

2 Khá lâu rồi nay tôi mới thấy sách của Nguyễn Thị Thu Huệ được in mới. Đây là một trong những cây viết tôi yêu mến nhất từ tuổi ô mai. Giọng văn vừa lãng mạn, giàu chất thơ mà vẫn ăm ắp hiện thực cuộc sống của cô đã ảnh hưởng đến tôi nhiều lắm. Ngày ấy, tôi thích đến nỗi chép khá nhiều những câu văn của cô ra cuốn sổ tay, chép đến nỗi giờ vẫn thuộc luôn. (Tôi nhớ nhất là những câu văn trong truyện “Cát đợi”). Nhà xuất bản trẻ cho in truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ với cái tên “Của để dành” là một bước đi khá khôn ngoan bởi cái tên này đã gắn liền với bộ phim gắn với ký ức của nhiều người dân Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX. 450 trang sách với gần 50 truyện ngắn mà hầu hết trong đó đã góp phần định danh tên tuổi nữ sĩ trong làng văn Việt Nam. Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ là tiếng lòng của nữ giới trong một bối cảnh xã hội nhốn nháo và đầy bất an. Ấy là những cô gái đầy trăn trở, khao khát trong tình yêu và hôn nhân như trong “Biển ấm”, “Cát đợi” hay “Hậu thiên đường”.  Thu Huệ thường xây dựng những nhân vật nữ đầy lãng mạn sau đó bị dập vùi trong cái bể khổ thực dụng mà đàn ông gây ra. Dầu vậy, họ vẫn không ngừng khát khao, tìm kiếm hạnh phúc đích thực của cuộc đời mình. Điều tiếc nuối nhất của riêng tôi là sau khi chuyển sang làm kịch bản phim, cô Huệ gần như vắng bóng với văn chương. Lâu lâu xem phim truyền hình, bắt gặp tên cô trong mục biên kịch, tự dưng lại thấy bùi ngùi. Liệu sau “Của để dành”, cô có còn trở lại với văn chương nữa hay không?

3 Sách hay nên đọc

Review sách Của Để Dành

Review sách Của Để Dành
Review sách Của Để Dành

Có những cuốn sách phải chờ đến đúng thời điểm mới trở lên nổi tiếng, lại có những cuốn sách vụt sáng rồi vụt tắt như sao băng, chỉ có tác phẩm chứa đựng những tư tưởng lớn mới có thể sống và già đi cùng với thời gian. Các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ đã xuất hiện vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, sau 20 năm vẫn không hề cũ.

Đọc Nguyễn Thị Thu Huệ, tôi nhận ra một giọng văn đặc biệt, rất đời cũng rất đằm thắm nữ tính. Thân phận người phụ nữ trong truyện của chị không chỉ quyết định bởi thiên chức mà còn bởi nội tâm, khát vọng sống, bản năng bị kiềm tỏa và những định kiến của xã hội. Do đó, các nhân vật nữ thường mang nét cá tính “nổi loạn”, dám theo đuổi hạnh phúc, chủ động thể hiện khao khát dục vọng và gắn với họ là những “sóng gió” của tình yêu và gia đình.

Trong Biển ấm, thiếu nữ Trúc bỏ nhà, một mình đi đến chỗ người đàn ông hơn cô mười hai tuổi, nơi có mối tình đầu của cô. Thu Huệ viết, “người con gái đến tuổi dậy thì có những đụng chạm đầu tiên với một người đàn ông thường bị xúc động ghê gớm. Không bao giờ quên”. Rồi khi người đàn ông ấy hôn cô, “nụ hôn loáng thoáng, chạm vào tôi như gió thoảng”; khi cúc áo cô chẳng may bung ra, làm ngực cô “phơi đầy trắng như màu sứ”, người đàn ông chỉ chăm chú cài áo cho cô như cô là con của anh thì cô lại nghi ngờ rằng anh không còn yêu cô nữa. Thế nhưng sau này, Trúc mới nhận ra, anh đã hôn cô bằng đôi môi của người đàn ông từng trải chứ không phải bằng cái khát thèm nhục dục của kẻ mới lớn.

Trong Người xưa, cô bé tuổi mười lăm – hôm nay hai mươi sáu, luôn muốn một cái gì như gió bão chứ không đủ sức chịu đựng và chờ đợi sự thấm lâu của mưa ngâu. Có những nhân vật trong truyện của Thu Huệ, không bao giờ có thể chịu đựng nổi dù chỉ một phút giây tẻ nhạt, họ muốn và cần sống hết mình. Với họ, những tín điều, luật lệ, quan niệm của người đời không bao giờ có thể là rào cản. “Minu xinh đẹp” tuyên bố: “Đời là cái cóc khô gì? Danh dự là cái cóc khô gì? Anh giữ mọi thứ để làm gì? Chết đi, anh cũng một nắm đất như ai. Sống như anh cả đời không biết đến điếu thuốc ngon, một buổi chiều yên ả, một bãi biển để nghỉ thì sống làm gì?… Phải làm sao cho sướng chứ. Còn vài năm ta phải sống cho ta”. Trong số các tác phẩm khai thác khía cạnh tình dục trong tình yêu của Thu Huệ, tôi ấn tượng sâu sắc với Phù thủy. Nhân vật đứa con đã không thể lý giải được hành động của ba mẹ nó. Sáng họ chửi nhau, mạt sát nhau nhưng đêm về họ lại cuốn vào nhau như chưa hề có một cuộc cãi vã. “Bây giờ nó mới hiểu ngày và đêm là hai thế giới mà con người thì phải thích nghi với hoàn cảnh, mẹ nó thường nói với nó như vậy, mỗi khi nó và bà khóc với nhau trước cảnh đổ vỡ”. Nếu ngày là thời gian sống của bổn phận và trách nhiệm thì đêm là đời sống của dục vọng, bản năng, của tiếng gọi trong vô thức của con người.

Nhưng Thu Huệ nói cho tôi biết rằng, thỏa mãn tình dục không phải là tất cả cho một cuộc tình. Những cuộc ái ân trong đêm tối sẽ không bao giờ đủ sức níu kéo cả một gia đình, bởi vì đó không phải là tình yêu, mà là ham muốn, dục vọng bản năng được bùng lên trong những đêm tối mịt mù. Phụ nữ, còn là người mang trọng trách giữ lửa (người mẹ, người vợ) trong mỗi gia đình. Với Huệ, khi những người phụ nữ nhận ra mình không có lửa, không còn lửa hoặc ngọn lửa mình đang nắm giữ chỉ là ảo ảnh, họ không tiếp tục cam chịu giữ gìn biên giới của gia đình truyền thống mà chẫm rãi ra đi, từ thể xác rồi đến tinh thần để tìm kiếm một “tân cảng” cho cuộc đời mình. Đáng giận, đáng thương hay đáng trách? Thu Huệ không trả lời mà cứ mặc tôi tự ngụp nặn trong nước mắt và dằn vặt tâm can như đó là sai lầm của chính tôi. Mỗi truyện ngắn của chị hệt như một vết cứa sắc vào lòng, khiến tôi – một đứa con gái chưa từng được yêu, dù đã nhiều lần mang tình yêu đi gửi gắm nhưng không ai nhận cho – hiểu hơn về chính bản thân mình, hiểu tôi cần gì và thực sự muốn gì trong tình yêu.

Hóa ra, tôi yêu còn sách vở lắm. Tôi đã đọc một số nhà văn khác như Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu, Võ Thị Xuân Hà. Tôi e ngại khi không thấu cảm được gì khác ngoài những khoái lạc tình dục và những khao khát điên cuồng trong ham muốn bản năng của người phụ nữ từ truyện của họ. Đã không ai làm tốt hơn Nguyễn Thị Thu Huệ trong việc sử dụng tình dục như một phương tiện truyền tải các ý đồ nghệ thuật. Đối với các nhân vật nữ trong truyện của chị, tình dục ngoài tiếng nói của bản năng, còn là tiếng nói của nữ quyền và của những khao khát yêu thương trọn vẹn. Song, Nguyễn Thị Thu Huệ cũng xây dựng một số nhân vật nữ theo hướng chỉ trích không trực tiếp. Trong khi tranh đấu đòi quyền sống, quyền bình đẳng cho mình, họ mặc nhiên xem chồng, con là gánh nặng, là sự cản trở. Lan trong Một nửa cuộc đời và Sao trong Giai nhân của Nguyễn Thị Thu Huệ là những mẫu phụ nữ tiêu biểu cho kiểu nhân vật này. Lan van nài Thắng – người tình của cô: “Em sợ cuộc sống buồn tẻ.

Nó giết chết tuổi trẻ và những ham muốn. Cuộc sống tuyệt vời thế này vậy mà hàng ngày em cứ lọ mọ như một mụ già xẩm sờ xó bếp. Cơm nước, con cái và ngu si dần đi… Chúng mình hãy rũ bỏ tất cả. Đến với nhau đi anh. Sắp già và chết đến nơi rồi”. Sao thì tuyên bố với người yêu về quyết định phá bỏ đứa con trong bụng mình: “Tôi không muốn giết tuổi trẻ của mình bằng con đường tự biến mình thành con ở. Tôi còn quá trẻ để ngồi ôm con cửa sổ ngóng chồng đi làm về mỗi sáng, mỗi chiều. Tôi còn phải học, phải phấn đấu để có một cái tên trong cuộc đời này. Thành bà nọ bà kia mới khó, chứ thành vú em khó gì…”; “Con ư, con là cái gì? Nó đem lại cho đời tôi cái gì ngoài sự sồ sề, nhếch nhác và ngu si. Con để làm gì khi trước mắt tôi là bao nhiêu con đường. Lấy anh. Rồi cứ một năm tôi sản xuất cho anh một đứa vì dòng họ anh vắng người, lại đẻ như gà ấy mà”. Và rất nhiên, “nổi loạn” – theo cách này hay cách khác – có cái giá riêng của nó. Sự trả giá là điều mặc nhiên một khi con người đã lựa chọn.

Có thể nói, bình đẳng giới trong tình dục vẫn đang là vấn đề nhạy cảm ở Việt Nam dù tư duy của giới trẻ ngày nay đã rất mở. Simone de Beauvoir – một triết gia hiện sinh và là người xác lập lí thuyết nữ quyền người Pháp đã khẳng định: “Người ta sinh ra không là đàn bà, người ta trở thành đàn bà”. Cho dù nhiều người nhận thức được giá trị thực của một người phụ nữ nằm ở đâu, không phải ai cũng dám đứng lên để bảo vệ sự thật ấy, hay chí ít là để nói về nó một cách hoàn toàn tự tin. Nhà văn Victor Hugo từng viết: “Sự thật giống như ánh mặt trời, nó cho ta thấy mọi thứ nhưng lại không để ta nhìn thấy nó”. Đó là lý do tại sao, tôi nể phục sự can đảm của tất cả các nữ nhà văn dám dấn thân vào những đề tài nhạy cảm và đa đoan như tình dục và nữ quyền, trong đó Nguyễn Thị Thu Huệ là một ngôi sao sáng.

Mua sách Của Để Dành ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Của Để Dành” khoảng 98.000đ đến 101.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Của Để Dành Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Của Để Dành Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Của Để Dành Fahasa” tại đây

Đọc sách Của Để Dành ebook pdf

Để download “sách Của Để Dành pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *