Đất Mồ Côi

Giới thiệu sách Đất Mồ Côi – Tác giả Cổ Viên

Đất Mồ Côi

Một người đàn ông khi trưởng thành mới biết mình có một lịch sử bản thân vô cùng kỳ lạ, mà mọi nguyên nhân đều gắn với người ông nội đã mất. Câu chuyện được anh ta kể lại cứ dần mở ra cho người đọc thấy những thăng trầm của một gia đình, của nhiều gia đình, của cả một vùng quê khốn khổ. Hiện thực khốc liệt và bi thương, nhưng tất cả có thể được cứu chuộc bằng lòng yêu thương vô điều kiện.

Đất Mồ Côi

Đất Mồ Côi

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Đất Mồ Côi
  • Mã hàng 8935235229013
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
  • Tác giả: Cổ Viên
  • NXB: NXB Hội Nhà Văn
  • Trọng lượng: (gr) 420
  • Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 14 cm
  • Số trang: 408
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Đất Mồ Côi

Đánh giá Sách Đất Mồ Côi

Đánh giá Sách Đất Mồ Côi

1 “Đất mồ côi” là một tác phẩm bác Tạ viết hay nhất so với các tác phẩm trước giờ theo mình đánh giá, với đầy những trăn trở, suy tư, suy hướng về đất nước này, cũng như bao nhiêu lớp trí thức khác – mỗi người một suy nghĩ – một định hướng – một con đường… Nhân vật, để tìm ra mục đích cuộc sống, phải sống ra sao là đúng? Thì phải truy xét lại quá khứ, nguồn gốc của bản thân… Phải biết rõ “mình là ai? mình tồn tại vì điều gì? thì mới biết mình định đi đến đâu? và mình sẽ làm gì?”…Chứ đừng để chính mình lạc lối, lẩn quẩn trong mê cung & bị vô minh của quá khứ che phủ…Cuộc đời mỗi người (hay vận mệnh mỗi dân tộc cũng vậy) vốn hữu hạn, nếu không làm đúng những gì mình muốn thì biết đến khi nào???? – Những “ụ mối đùn” chính là kết quả sau cùng của bạn????….Một tác phẩm có 3 chữ ĐÁNG: ĐÁNG ĐỌC, ĐÁNG SUY NGHĨ, ĐÁNG TRÂN TRỌNG!!

2 Tình cờ mình đọc được review về quyển sách này, mình đã rất tò mò muốn đọc thử. Và sau khi đọc xong, phải thú nhận rằng mình đã rất ấn tượng về tác phẩm này. Có thể đây là một trong những cuốn sách hiếm hoi hiện nay dám nói về một thời xưa cũ, về những cải cách, những góc khuất và những phận người. Tùy ở mỗi người mà ta sẽ có sự nhìn nhận khác nhau về sách, nhưng riêng mình thì mình nghĩ đây là một quyển sách hay.

3 Cuốn này nói về cuộc tranh chấp kh ngừng của xh hiện nay:đất đai. Tác giả ký tên khác là Tạ duy Anh của Mối chúa xôn xao một thời.Một cuốn rất đáng đọc. Tiki giao hàng quá nhanh,bao bì,chất lượng sách rất ok.

4 Sách cực kì hay, đọc hơi lú 1 chút xíu vì mạch kể không được liên tục. Có quá nhiều tên nhân vật cần nhớ. Sách có nhiều tính tiết 18+ không dành cho những bạn đọc dưới 16 tuổi…. sách hay, phản ánh 1 phần về hiện thực chiến tranh và sự lãnh đạo chưa được sáng suốt của chính quyền sau giải phóng…. việc đấu tố là có thật( mình vừa đọc vừa hỏi bà mình về rất nhiều chuyện và bà mình cũng xác nhận là có xảy ra).

5 Chưa đọc qua nội dung nhưng về hình thức thì khá ok, giao hàng tốt không bị hư hại đến những quyển sách, nói chung là cực kỳ hài lòng.

Review sách Đất Mồ Côi

Review sách Đất Mồ Côi

Review sách Đất Mồ Côi

Vốn tự coi mình là “độc giả ruột” của Diêm Liên Khoa, nên khi nhìn thấy một facebooker uy tín đăng hình ba cuốn sách – Tứ thư, Đinh trang mộng bên cạnh Đất mồ côi – và có người bình luận rằng: một cuốn của Cổ Viên (Tạ Duy Anh) đánh đổ hai cuốn của Diêm Liên Khoa, mình đã quyết định đọc Đất mồ côi.

Trước khi mở sách, với chút hiểu biết về ngòi bút Cổ Viên từ Bước qua lời nguyền, Thiên thần sám hối, Mối chúa, và qua lời giới thiệu của những người viết đáng tin cậy, mình đã đoán sẽ gặp điều gì khi bước vào thế giới “Mồ côi” của “Đất”. Tuy dự đoán không trật nhưng đọc vẫn bất ngờ bởi sự thẳng thắn, quyết liệt đến tận cùng của Cổ Viên ở cuốn sách này. Đó là sự thẳng thắn khi sòng phẳng với cái được gọi là lịch sử, và cả những quả đắng phái sinh từ cây lịch sử đó.

Như một bàn tay phác thảo tài hoa, các chi tiết không liền mạch trong tác phẩm được khớp với nhau đã phác nên gương mặt lịch sử. Gương mặt ấy khi xa mờ trong dã sử về cuộc khởi nghĩa bị tắm máu bởi quân triều đình, khi khuất lấp mơ hồ với sự hoành hành của những kẻ nửa thảo thấu nửa nghĩa quân, khi hằn lên gồ ghề gai góc với thời kì cải cách ruộng đất long trời lở đất. Nhưng điều đáng chú ý là người kể chuyện không hề có ý định phục sử, bạch sử hay tạc sử, điều quan trọng hơn mà Cổ Viên hướng tới là một cuộc đối thoại sòng phẳng để minh định những gì đã thực sự xảy ra.

Nếu coi lịch sử như một thực thể, thì nó đã là con rối cho bàn tay ngoại bang giật dây, hay nó đã tự hấp thụ hành khúc “Đông phương hồng” để mọc ra nanh vuốt trong một cuộc tự chuyển hóa? Hay đáng sợ hơn, nó vốn là sinh thể thoát thai từ súng và máu nhưng được những trần ngôn sáo ngữ phủ lên lớp khảm xà cừ lóng lánh? Dù những di sản của quá khứ có mang hình dạng nào, thì việc nhận chân nó (không chỉ từ góc nhìn tổng thể, mà cả điểm nhìn cá nhân với những mảnh vỡ nhỏ nhất của nó) cũng là điều tối cần. Bởi vì chỉ khi minh xác được quá khứ, ta mới tìm được lối vào tương lai, chỉ khi giành lại được cây bút do bàn tay không chính danh nắm giữ, ta mới viết được những trang chính sử, để sau này không còn xót xa khi nhìn lại trống đồng:”Những trang sách nước nhà do tay giặc viếtTrống đồng ơi, ngươi có ích chi?

Thừa bốn nghìn năm mà thiếu một ngày độc lậpThì trống đồng đào được lại chôn đi”(Chế Lan Viên)Việc đối diện với lịch sử đã phát quang những bụi tầm ma và gai góc của nó để làm một điều cốt lõi hơn: nhận chân và định danh căn tính dân tộc. Bỏ qua những tín điều đã thành chân lí sáo rỗng, những lời nói dối siêu đẳng, Cổ Viên dành một khoảng sinh quyển riêng, cho mình và cho người đọc độc lập nhìn nhận để đi đến kết luận về căn tính cội rễ của người Việt. Hiền hay ác? “Tay mềm mại bút hoa” và tay nắm gươm đao, tay nào là tay thuận? Thiết nghĩ cũng không khó giải đáp, chỉ khó khi phải tự nhìn bằng đôi mắt và diễn đạt bằng ngôn ngữ của chính mình mà thôi. Chỉ cần nhìn lại bàn tay triều đình tắm máu cuộc khởi nghĩa, bàn tay dân làng ném vôi bột và chôn sống người hủi qua làng, bàn tay “nghĩa đệ” làm nội ứng cho kẻ thù tiêu diệt “nghĩa huynh”, bàn tay con trai chỉ điểm căn hầm bí mật đẩy cha vào chỗ chết, bàn tay tư lợi của lão Đỗ – thư kí đội sản xuất – lấy của công để thỏa tình riêng…rộng hơn, là bàn tay bao người nông dân trong cơn co giật tinh thần khi đấu tố, đổ vạ, tàn sát những người từng cận kề khi tắt lửa tối đèn…gần hơn là bàn tay ông bệnh nhân đại gia chỉ nhân viên y tế mà hạch sách thị uy…

Tất cả những bàn tay ấy là chỉ dấu quan trọng để kết luận về căn tính, bởi ngôn ngữ của bàn tay trung thực hơn ngôn ngữ nơi đầu lưỡi. Nhưng nếu chỉ nhìn rừng tay ấy vẫn mới chỉ thấy một nửa sự thật, còn phải dũng cảm đặt tầm nhìn nơi bàn tay bự chảng của kẻ cầm quyền thao túng mọi sự, thôi miên và bẻ quặt những bàn tay nhỏ, thì mới thấu trọn bản chất căn tính và cội rễ của nó. Tất nhiên, cái nhìn trần trụi ấy khó khăn và nặng nề chồng lấp, nhưng lại là sự thức nhận cần thiết, như cái nứt vỏ để tạo nên một sự sống ý nghĩa hơn.

Dĩ nhiên, Cố Viên không cực đoan vạch một đường kẻ thẳng băng trên ranh giới Thiện-Ác. Nhà văn đã thẳng thắn xóa đi vạch ranh giới vẫn được kẻ một cách duy ý chí và ngụy biện về ta-địch, thiện-ác, chính-tà. Xóa đi đường kẻ nông cạn đó để thức nhận về bản chất những con người vốn luôn tự hào rằng mình mang dòng máu cao quý. “Cái ác nó mọc ra từ trong máu, trong thịt mình” (Nguyễn Minh Châu) hay là chính ta đã vun mảnh đất của tăm tối, của sân si, của “tin tưởng điên cuồng” “liều thân vô ích” (Thanh Thảo) để chờ hạt độc mọc lên và tô vẽ nó thành cây tri thức, rồi tự che mắt, không thừa nhận khuôn mặt biến dạng của chính mình?Từ sự thẳng thắn đến khó tin và đáng trọng ấy, sự thật về tình trạng mồ côi được phơi mở. Đất mồ côi vì thiếu chủ nhân xứng đáng, người mồ côi vì tự cắt đi cội rễ của chính mình.

“Không thể ngăn dòng sông đang chảy”, Chúa đã khải thị nhưng ở nơi này điều đó chỉ là lời răn mọc rêu trên đá. Họ đâu chỉ ngăn dòng sông, còn ngăn cả dòng máu chảy trong huyết quản. Vì thế, những cái chết diễn ra như một cuộc diễu hành bất đắc dĩ vào cõi chết. Họ là thủ phạm, là nạn nhân? Họ thuộc về ánh sáng hay bóng tối? Truy vấn thật khó nhưng buộc phải hồi đáp, bởi nếu không, ta vẫn mãi là những sinh linh lạc lõng, thất cước ngay nơi bản quán, và tiếng gọi thao thiết “cha ơi” sẽ trở thành ngôn ngữ của kẻ lạc loài chìm trong vô vọng của cuộc sinh tồn vô nghĩa…

Đọc xong tác phẩm, mình ngồi lặng trong trống rỗng. Mình không nghĩ đến Diêm Liên Khoa và không thiết lập một tương quan so sánh ở hai ngòi bút. Tất nhiên, không có chuyện một cuốn này đánh đổ hai cuốn kia. Diêm Liên Khoa là Diêm Liên Khoa và Tạ Duy Anh là Tạ Duy Anh, không cần thiết và không nên so sánh hai cây bút đều đáng trọng ấy. Từ góc nhìn riêng, mình vẫn thích Diêm Liên Khoa hơn, nhưng quả thực Đất mồ côi là cuốn sách đáng đọc và phải đọc, nếu bạn muốn lật tấm voan giả dối đã trùm quá lâu trên khuôn mặt dân tộc để hiểu thêm về mảnh đất của mình!

Mua sách Đất Mồ Côi ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Đất Mồ Côi” khoảng 112.000đ đến 115.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Đất Mồ Côi Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Đất Mồ Côi Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Đất Mồ Côi Fahasa” tại đây

Đọc sách Đất Mồ Côi ebook pdf

Để download “sách Đất Mồ Côi pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 03/04/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

1 Comment

Leave a reply

Siêu thị sách 86