Men Bờ Vực Thẳm

Giới thiệu sách Men Bờ Vực Thẳm – Tác giả Thomas Melle

Men Bờ Vực Thẳm

Một tác phẩm ám ảnh, chân thực là lôi cuốn của nhà văn tài năng nhưng bị chứng rối loạn lưỡng cực. Cuốn sách hé mở một góc nhìn vào thế giới những người mắc bệnh này, với những nỗi đau và vẻ đẹp độc đáo.

Men Bờ Vực Thẳm
Men Bờ Vực Thẳm

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Men Bờ Vực Thẳm
  • Mã hàng 8934974158196
  • Tên Nhà Cung Cấp NXB Trẻ
  • Tác giả: Thomas Melle
  • Người Dịch: Lê Quang
  • NXB: NXB Trẻ
  • Trọng lượng: (gr) 400
  • Kích Thước Bao Bì: 13 x 20
  • Số trang: 380
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Men Bờ Vực Thẳm

Đánh giá Sách Men Bờ Vực Thẳm
Đánh giá Sách Men Bờ Vực Thẳm

1 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

2 Sách đẹp, sạch, shop gói kỹ, giao hàng khá nhanh. Rất thích. Thanks!

3 Đóng gói rất cẩn thận sách rất mới và tem chính hãng rất yên tâm và hài lòng!

4 Hiện tại thì mình mới đọc đc một nửa nhưng đã thấy đây là một cuốn sách rất đang đọc, thu được nhiều điều có giá trị!

5 Truyện mới, không bị gãy gáy, nhàu giấy hay bị gấp nếp sách nên ưng ý lắm. Mỗi tội hơi bám bụi tý. Nội dung thì review thấy hay nên rất mong chờ

Review sách Men Bờ Vực Thẳm

Review sách Men Bờ Vực Thẳm
Review sách Men Bờ Vực Thẳm

Trong “Men bờ vực thẳm” Thomas Melle kể về chăn bệnh rối loạn tâm lý lưỡng cực của mình. Tác phẩm về cuộc đời nát vụn của anh làm người đọc bải hoải kiệt sức. Và là văn chương chói lọi.

BÌNH SÁCH CỦA DAVID HUGENDICK, BÁO “ZEIT”

Hiếm khi ta đọc một cuốn sách với cảm giác tủi hổ phức hợp. Ta ngượng ngùng bởi sự phân tâm trong chính ta, vì ta cảm thấy bị chế ngự, bị chết đứng hay đè bẹp, nhưng vẫn liên tục được vui sướng. Ta ngượng ngùng vì thói tọc mạch của chính ta và đột nhiên phát hiện trong ta một gã MC dẫn trò nước mắt và điều hành sự kiện vỡ tim, luôn mồm hỏi cả thế giới có hạnh phúc không. Và ta ngượng ngùng bởi ta tin chắc cuốn sách này là văn chương thượng thặng, nhưng có thể nó hoàn toàn không thích thế, mà dường như chỉ là cuộc khám phá bản thân, dù thế nào thì nó vẫn là một câu chuyện bi thảm có thật của riêng tác giả chứ không của người đọc hay của đám bình sách xuýt xoa thán phục.

Tác giả cuốn này là Thomas Melle, tên sách là Men bờ vực thẳm, kể về một sự phân tâm lớn hơn nhiều và niềm tủi hổ lớn hơn nhiều so với khả năng cảm thụ của người đọc. Đó là bảng liệt kê chứng bệnh lưỡng cực của một nhà văn ra đời năm 1975, một câu chuyện trong ba chu kỳ hưng trầm cảm, câu chuyện về sự sống lắt lay, về một người biến thành bóng ma, về hạnh phúc mong manh và bất hạnh ngập tràn, về những năm tháng làm “thằng hề loạn óc” nhìn đời như mê cung qua tấm kính mờ. Tệ hơn nữa: tác giả chính là thằng hề đó và đồng thời không phải.

Đồng thời câu chuyện cũng là một sự hạ nhục lớn, hạ nhục vì một ngày xấu trời đột nhiên Melle không còn là chủ ngôi nhà mình ở. Melle, một sinh viên xuất sắc được nhận học bổng và nhà văn tài năng, tác giả của những cuốn như “Sickster” và “Raumforderung”, với thời thơ ấu từ khu nhà nghèo với lò sưởi đốt than, tự thấy mình là nạn nhân của “tinh thần thế giới” với đống nơ-ron nổ tung trong đầu, bỗng dưng chạy vào cửa hiệu hỏi mua cái chày đáng bóng để đập nát quận trung tâm Berlin (rốt cục chỉ mua một quả bóng rổ), đập vỡ kính tàu hoả vì không chịu nổi nữa những cú đâm nhau không dứt giữa mình và thế giới và trong cơn phấn khích ái kỷ tin rằng những vĩ nhân đã mất của thế giới văn chương đang đứng trước mặt mình.

PICASSO Ở BERGHAIN

Mell thấy Foucault trong quán bia, Thomas Bernhard ở tiệm McDonald’s trong ga Wuppertal, và một đêm ở Berghain gặp Picasso là người mà anh ghét cay ghét đắng, bèn đổ vang đỏ vào quần ông ta. Melle tin rằng đã làm tình với Madonna và Björk chỉ hát cho mình anh nghe ở quán bar bên cạnh. “Tôi là một bi kịch trộn lẫn Hulk và Hybris“, Melle viết. Trong những cơn hưng cảm oạn thần Melle phình trướng thành thế giới, thấy cái gì cũng liên quan đến mình. Âm mưu của những dấu hiệu: dòng chảy vô tận của các khuôn mặt ngoài phố, các bài trên internet, tin tức, phát biểu của Gerhard Schröder, vụ 9/11, thậm chí các nhà độc tài đã chết – tất cả đều hướng đến anh, nhạo báng anh, tất cả đều là thông điệp gửi đến anh, tất cả tồn tại chỉ vì anh. Thế giới giống một vụ khủng bố đa giác quan và dường như chỉ được tạo ra cho anh.

Cứ thế, ngày và đêm lụi dần – Melle viết: chạy hộc tốc, ăn trộm, hò hét, nói năng không nghỉ. Máy vô tuyến truyền hình chạy suốt ngày. Cho đến khi anh phải vào bệnh viện tâm thần lần đầu tiên, một nhà tù bằng những ánh mắt không dấu hiệu, nằm giữa “vua nước Đức” tự phong và “thiên sứ của những kẻ bị đày ải”. Ở đó Melle không còn tấm giáp bảo vệ bằng sự mỉa mai nữa, không còn môn lý thuyết văn hoá mà sinh viên Melle vẫn ngốn ngấu nữa. Không có Foucault hay Derrida chống lưng anh, không có âm nhạc của Trent Reznor luôn trào ra từ một cuốn sách. Melle tin rằng khả năng lành bệnh duy nhất là “thời gian trôi đi” để anh dần dần nhận ra “một cuộc chiến huỷ hoại” đang bùng nổ trong mình. Cuộc chiến giữa hai quái vật: hưng cảm và trầm cảm.

Vào viện, ra viện, “thuốc gây béo phì”, tên những người ở lại và rất nhiều người ra đi. Một lúc nào đó Melle ngồi trong không gian cách ly tăm tối và lấy thông tin trên các diễn đàn tự sát về cách từ tử bằng phương pháp thích hợp. Anh tha thiết mong được “biến mất” nhưng không quá thê thảm. Melle vào phòng tắm, cắm đầu vào vòng sắt và nghĩ đến Stammheim và tổ chức khủng bố RAF trong khi óc anh bật bài “Fernando” của Abba. Anh tập huấn trường hợp có biến và hy vọng điều trị viên sau này không nhìn thấy vết hằn ở cổ mình.

“TRƯỢT KHỎI QUỸ ĐẠO”

Những sự kiện tự vắt kiệt và tự huỷ hoại như thế, đôi khi khiến người đọc bải hoải, vì Thomas Melle viết về căn bệnh của mình với với sự tập trung và tự chiêm nghiệm dồn nén cao độ trong cuốn “tiểu sử thất bại” – theo cách gọi của anh. Sự “trượt khỏi quỹ đạo” của anh không bao giờ là đối tượng của sự đề cao mang tính phúng dụ vỗ về. Cuốn sách chân thực và nghiệt ngã, không biến cuộc chiến vô vọng của tác giả chống lại bệnh tật thành hành động anh hùng, không huyền thoại hoá một cuộc sống khốn khó, mà cho thấy một câu chuyện xấu xí, cô đơn. Tính cực đoan của cuốn sách, sự bạo liệt với chính nó, không phải là kiểu làm bộ làm tịch bằng văn chương.

Những câu chữ mà Melle chắt lọc ra từ cuộc đời – một cuộc đời nát vụn diễn ra ngoài phố, trong đêm, ở các buổi tập trên sân khấu, trong các “bữa quà sáng văn hoá” và phòng công cộng của bệnh viện tâm thần và đến lúc nào đó biến thành dạng tồn tại vật vờ và “trò cười” – có vết thương và bầm tím, đôi khi cả móng vuốt và răng nanh. Cách anh miêu tả những năm sau 1990, những MC dẫn chương trình âm nhạc với khuôn mắt “sáng quắc như bắn tia phóng xạ”, những siêu thị thảm hại và ánh mắt cô hồn của đám người nát rượu ở Berlin có độ phân tích sắc lẻm hiếm có trong văn chương Đức. Có thể nói, “Men bờ vực thẳm” cũng đã một phần thuật lại Berlin của cuối thập kỷ 1990 và đầu những năm 2000 với cặp mắt của người phóng vụt qua.

THỨ NGÔN NGỮ BÀN GIẤY CỦA THẾ GIỚI

Khi Melle tả lại các chu kỳ hưng cảm của mình, anh mở toang ngôn ngữ đến tận rìa của tự chiêm nghiệm, tìm cách tái tạo sự “cảm nhận hối hả” và cả những lỗ hổng ký ức mà cơn hưng cảm để lại. Và người đọc cũng nên tiếp nhận cuốn sách theo nghĩa ấy: viết ra để nhớ lại. Tuy nhiên không như một cuốn tiểu sử đã hoàn tất, mà là ngòi bút run rẩy theo sau các khoảnh khắc mà tác giả đã lãng quên – nhờ căn bệnh rủ lòng thương một cách trớ trêu – và nay không muốn quên nữa. Ngôn ngữ của Melle thịnh nộ, bị tổn thương, độc ác, nhạy cảm, cường điệu nhưng vẫn được kiểm sát một cách ấn tượng. Và người đọc mường tượng ra, có vẻ như ngôn ngữ đó tàng chứa nỗi sợ – sợ tìm được điểm bám trong từ ngữ và cách thể hiện vốn dĩ không chỉ trị được căn bệnh trong giây lát mà lâu dài, tìm cái bền vững trong sự hỗn mang có thể sẽ bung ra ngay trong đầu.

Rồi thì trong sách cũng có nhiều câu không đủ mạnh để vùng dậy chống lại cô đơn và buồn thảm, kiệt quệ và uất ức phá phách: “Tôi ngồi đó và là một đồ vật. Tôi không thuộc về đẳng cấp người nữa, mà thuộc về đẳng cấp đồ vật vô hồn.” Vào cuối chu kỳ thứ ba anh không còn nhà ở, không có tài khoản, lọt thỏm giữa đống nợ nần và giấy tờ, trở thành đối tượng của thế giới nhũng nhiễu và của thứ ngôn ngữ bàn giấy quan liêu với âm hưởng như cuộc độc thoại rú rít chống lại sự điên loạn: mời hoãn nợ, hợp đồng thanh toán bảo hiểm, biên bản xử lý sự vụ, đơn trình bày nhu cầu hỗ trợ, mẫu đơn xin gán chi phí.

CÁC BIỆN PHÁP TRẤN AN. VÀ CỨ THẾ TIẾP.

Melle viết: “Thật khó hình dung ra một cuộc sống nhiều tủi hổ hơn là cuộc sống của người mắc bệnh hưng-trầm cảm“, và cuốn sách này nói về sự tủi hổ, ăn năn và tình cảnh vô gia cư đầy bức xúc, vì người ta không rõ đang thực sự trong đó hay vẫn còn bên ngoài. “Bệnh này đã cướp mất quê hương của tôi. Bây giờ căn bệnh là quê hương.” Căn bệnh này là bi kịch cuộc đời của Thomas Melle. Đọc về chuyện ấy trong cuốn này ở dạng này là một sự kiện văn học làm ta kiệt sức.

Mua sách Men Bờ Vực Thẳm ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Men Bờ Vực Thẳm” khoảng 69.000đ đến 74.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Men Bờ Vực Thẳm Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Men Bờ Vực Thẳm Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Men Bờ Vực Thẳm Fahasa” tại đây

Đọc sách Men Bờ Vực Thẳm ebook pdf

Để download “sách Men Bờ Vực Thẳm pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *