Ngày Tôi Đưa Tang Mình

Giới thiệu sách Ngày Tôi Đưa Tang Mình – Tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân

Ngày Tôi Đưa Tang Mình

Được biết đến là người phụ nữ từng đạp xe qua 19 quốc gia trước tuổi 30, Kim Ngân dành cả thanh xuân tìm lời đáp cho câu hỏi “Tôi là ai?” mà cô tự chất vấn mình vào năm 17 tuổi.

Các tác phẩm của Kim Ngân đều tập trung vào hành trình đi tìm ý nghĩa sự hiện hữu của con người.

Cô từng tự sự:

“Tạo hoá thường thử thách nghị lực của những người có hoài bão bằng chướng ngại vật trên hành trình chinh phục ước mơ lớn của họ. Còn một kẻ vô phương cứu rỗi linh hồn như tôi thì ông trời lại tạo ra thách thức bằng cách khiến tôi sống dai dẳng để bào mòn, rút cạn nghị lực sống. Tôi sống mà như chết với một thanh xuân đã hóa tro tàn.

Hít một hơi thở thật sâu. Tôi đếm từng phút trên mặt đồng hồ. Tích tắc. Tích tắc. Chỉ còn vài giây phút nữa thôi.
Mặt trăng tròn vành vạnh.
Sắc trắng.
Sắc vàng.
Đỏ ối.
Sóng trào lên cuốn lấy một bóng hình đen thẫm.
Tích tắc.
Ngày ấy, giờ phút ấy, ở khung cảnh ấy, tôi đưa tang mình”.

Ngày Tôi Đưa Tang Mình
Ngày Tôi Đưa Tang Mình

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Ngày Tôi Đưa Tang Mình
  • Mã hàng 9786045895542
  • Nhà Cung Cấp NXB Tổng Hợp TPHCM
  • Tác giả: Nguyễn Thị Kim Ngân
  • NXB: NXB Tổng Hợp TPHCM
  • Trọng lượng: (gr) 150
  • Kích Thước Bao Bì: 14 x 20.5 cm
  • Số trang: 128
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Ngày Tôi Đưa Tang Mình

Đánh giá Sách Ngày Tôi Đưa Tang Mình
Đánh giá Sách Ngày Tôi Đưa Tang Mình

1 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

2 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.

3 Sách đẹp, sạch, shop gói kỹ, giao hàng khá nhanh. Rất thích. Thanks!

4 Hiện tại thì mình mới đọc đc một nửa nhưng đã thấy đây là một cuốn sách rất đang đọc, thu được nhiều điều có giá trị!

5 Truyện mới, không bị gãy gáy, nhàu giấy hay bị gấp nếp sách nên ưng ý lắm. Mỗi tội hơi bám bụi tý. Nội dung thì review thấy hay nên rất mong chờ

Review sách Ngày Tôi Đưa Tang Mình

Review sách Ngày Tôi Đưa Tang Mình
Review sách Ngày Tôi Đưa Tang Mình

“Ngày tôi đưa tang mình – Một nỗ lực phi thường và bút lực thật đáng nể!”

Khi Trịnh Công Sơn viết lời trong ca khúc Bên Đời Hiu Quạnh “một ngày nằm mơ tôi thấy tôi qua đời” thì tôi ngạc nhiên nhưng vẫn có thể hiểu, vì Trịnh Công Sơn là người có tuổi, trải đời, từng kinh qua nhiều biến động xã hội, chiến tranh và chết chóc.. Còn khi một cô gái trẻ, vừa ở tuổi ba mươi mà đã dành thời gian để viết một quyển tiểu thuyết “Ngày tôi đưa tang mình” thì phải thú thật là tôi vô cùng kinh ngạc!

Thế thì kinh ngạc và tò mò, chắc cũng là điều không khó hiểu!

Tò mò hơn khi tôi được biết là Kim Ngân, khi mới 28 tuổi, nhằm mục đích tuyên truyền về tác động của chống biến đổi khí hậu, từ Việt Nam cô đã cùng với bạn trai người Scotland là Simon Nelson đạp xe hơn 15.000km trong suốt 291 ngày, vượt qua 11 quốc gia để đến thủ đô nước Pháp. Mục đích của họ là ủng hộ hội nghị COP 21 tại Paris và hành trình phi thường này được cô ghi lại trong cuốn sách “Nào, mình cùng đạp xe đến Paris”. Cuốn sách không chỉ kể về những gì mà cô đã thấy, về những niềm vui và gian khổ mà còn gióng lên tiếng chuông báo động về môi trường sống đang có nhiều vấn đề.

Thực ra ý tưởng về biến đổi hậu là của Simon, nhưng Kim Ngân đã thấu hiểu suy nghĩ của bạn nên đã hết lòng ủng hộ; Còn riêng cô thì lên đường để hiểu rõ hơn về bản thân mình, khám phá thế giới để lấy tư liệu sáng tác, và muốn trả lời là liệu mình có thật sự muốn trở thành nhà văn trong kiếp người này không. Cô đã không do dự khi được Simon rủ cùng đạp xe đến Paris, một thành phố nghệ thuật và của giới nghệ mà cô từng ước mơ đặt chân đến!

Sau chuyến “đi để viết cuốn sách đời mình” đó, cô và Simon đã thành duyên vợ chồng, Ngân tự nhận mình là một chiến mã và cho rằng “hành trình của kiếp người là sự mải miết đi tìm”. Trong chuyến đi dài ngày ấy cô đã từng “ngủ lều giữa sa mạc Tân Cương” “băng sa mạc Cát Đen nóng bỏng ở Turkmenistan”, “suýt chết khi xổ đèo ở Kyrgystan”, “không hạp “thủy thổ” và bữa ăn khô đắng dọc đường nên bị những đau bụng quằn quại ở Iran”, “lãnh đủ một trận mưa tơi bời trên đất Ý”… đã từng làm các bạn trẻ hồi họp theo dõi, phê bình và ngưỡng mộ.

Cầm trên tay quyển sách mới, và nếu tôi không lầm thì “Ngày tôi đưa tang mình” là tiểu thuyết đầu tay, nhưng là quyển thứ 10 mà chỉ trong 7 năm, từ 2002 đến 2019 Kim Ngân đã cho ra mắt bạn đọc:

Trong 10 quyển này có 3 cuốn du ký, 1 tuyển tập truyện ngắn, và 6 cuốn đều là truyện dài: Nhật Ký Mèo Liggen, nói về một con người có hồn nằm trong thân xác con mèo, Gió Lùa Qua Kẽ Tay, nhân vật kể chuyện là một hồn ma… đều viết cho giới trẻ về việc đi tìm ý nghĩa cuộc đời mình.

Một nỗ lực phi thường và bút lực thật đáng nể!

Đọc qua chân dung văn học, tôi thấy việc “đi tìm ý nghĩa cuộc đời” là đề tài chủ đạo của Kim Ngân. Điều này rất bất ngờ vì ngay từ năm 17 tuổi cô gái đặc biệt này đã từng chất vấn “tôi là ai” nên sau đó cứ mải miết đắm mình trong những chuyến đi dài để chiêm nghiệm về sự hiện hữu của chính mình.

Tất nhiên trước khi đọc “Ngày tôi đưa tang mình”, tôi biết mình không thể đòi hỏi ở Kim Ngân những trang viết triết luận về những tư tưởng triết học hay tôn giáo về lẽ tử sinh, mà chỉ muốn đọc để hòa mình vào những trăn trở và những ưu tư về cuộc sống của tầng lớp trẻ, nhiều chọn lựa nhưng cũng nhiều cô đơn trong cuộc sống của thời toàn cầu hóa.

Vớic cá tính mạnh mẽ của một cô gái hiện đại cuốn tiểu thuyết “Ngày tôi đưa tang mình” nói về một thanh niên trẻ tên Tùng, mà nguyên mẫu có thể là bạn bè hay chính tác giả đã hóa thân, kể bằng một giọng văn khá chân thật về những trải nghiệm của mình qua những cuộc tình, những đau thương và mất mát, hạnh phúc khổ đau, quyết đoán và ân hận.. để cuối cùng… thất vọng và muốn buông xuôi.

Ngân cho biết là cô viết tiểu thuyết này lúc ở Qui Nhơn trong một thời điểm đặc biệt, mưa bão khiến nhiều thuyền viên chết và thường đọc thơ Hàn Mạc Tử cũng như thăm viếng lăng mộ của nhà thơ bất hạnh này nên đã lấy cảm hứng từ Trường Thơ Loạn phát sinh từ thành phố Bình Định.

Tưởng cũng nên nhắc lại là Trường Thơ Loạn do Hàn Mặc Tử chủ xướng nhằm tập hợp của một số thi sĩ trong phong trào Thơ Mới, có chung một xu hướng sáng tác. Lúc bấy giờ phong trào Thơ Mới có khuynh hướng lãng mạn đang nổi dậy ồ ạt. Thế nhưng Trường thơ Loạn lại tách ra một lối khác, nặng về siêu thực, tượng trưng, huyền ảo… mà tôn chỉ mục đích của nó được trình bày trong lời tựa tập thơ Điên của Hàn Mặc Tử và tập thơ Điêu Tàn của Chế Lan Viên.

“Trong bài Tựa tập thơ Điêu tàn (1937) do chính tác giả (Chế Lan Viên) viết, có đoạn:

Hàn Mặc Tử viết: Làm thơ tức là điên. Tôi thêm: Làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người mơ, Người say, Người điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu, Nó thoát Hiện Tại. Nó xáo trộn Dĩ vãng. Nó ôm trùm Tương Lai.

Người ta không hiểu được nó vì nó nói những câu vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý. Nhưng thường thường nó không nói. Nó gào, nó thét, nó khóc, nó cười. Cái gì của nó cũng tột cùng. Nó gào vỡ sọ, nó thét đứt hầu, nó khóc trào nước mắt, nó cười tràn cả tủy là tủy. Thế mà có người tự cho là hiểu được nó, rồi đem nó so sánh với Người, và chê nó là giả dối với Người. Với nó, cái gì nó nói đều có cả..”

Là người sáng lập Trường thơ Loạn, năm 1938, trong Tựa tập thơ Điên, Hàn Mặc Tử cũng đã trình bày quan niệm thơ của mình như sau:

“…Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng…

Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi yếu đuối quá! Tôi bị cám dỗ, tôi phản bội lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật. Và cũng có nghĩa là tôi đã mất trí, tôi phát điên. Nàng đánh tôi đau quá, tôi bật ra tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú. Có ai ngăn cản được tiếng lòng tôi!… ” (Nguồn Wikipedia)

Mở đầu “Ngày tôi đưa tang mình” là một bối cảnh ma quái: “Mặt trăng đỏ như máu, lừ đừ trôi trên bầu trời.” Nhân vật Tùng bị tương tư bệnh hành hạ, nằm liệt giường, đang tuyệt vọng, chán sống. “Liệu tôi đã chết đêm nay hay đã chết từ lâu?”. Liên người yêu cũ đã bỏ anh, xuất ngoại theo tay chồng già, bụng bự, hói đầu, xấu trai hơn mình. Anh nằm nhớ ngày gặp lại nàng, sau nhiều năm tháng rồi ngẫm nghĩ: “Liên đã có chồng, còn tôi vẫn chưa có người yêu mới và vẫn mang tiếng bị bồ đá chạy theo Tây”.

Lòng anh đầy hẫng hụt. Cảm giác chơi vơi đó bất chợt khiến anh so sánh mình với ông nội: “Ông có một cuộc đời dị thường nhưng cũng rất bình thường như bao người sinh ra trong thời loạn lạc. Vào những năm tháng bi thương ấy, những người trẻ tuổi như ông chỉ có một lý tưởng sống là hòa bình, còn tôi đang ở trong thời bình mà lại chẳng tìm thấy một lý do để tồn tại. Tôi chẳng khác gì một xác sống đang đợi ngày tử thần gọi tên” “Tôi sống mà như chết, với thanh xuân đã hóa tro tàn”. Thế rồi anh bước ra biển đêm “với khung cảnh ấy tôi đưa tang mình.”

Đau khổ đó khiến Tùng muốn chạy vào Sài Gòn trốn thành phố biển và anh hồi tưởng lại những cuộc phiêu lưu tình ái mà anh đã trải qua với Mai, rồi nàng bỏ anh để qua Úc du học, với Thảo, là chủ một phòng tranh, lớn tuổi hơn mình nhưng là một nghệ sĩ hoang dại và quyến rũ, nhưng quan hệ bị chồng nàng phát hiện. Cuối cùng thì Thảo biến mất. Phòng tranh đóng cửa. Tùng đã tìm nàng trong vô vọng.

Tình tiết của câu chuyện rối rắm như cuộc đời và tâm lý nông nổi của nhân vật. Khi đọc tôi không khỏi thầm so sánh với cái “thời của mình” và qua những con chữ cố tìm hiểu nỗi lòng tác giả, tìm hiểu cái nhìn của Kim Ngân về cuộc sống. Cô vẽ nên những người trẻ mới đầu hăm hở bước vào các thành phố lớn, nhưng sự hỗn loạn, bạo tàn và xô bồ của nó đã nghiền nát họ, cuối cùng đành lặng lẽ buông xuôi và trở về quê cũ.

Sau đó thì Tùng về Quy Nhơn trong mùa mưa. Khi nhìn thấy em gái vui và hạnh phúc vì công việc và đam mê hiện tại thì anh thấy “xấu hổ cho cuộc đời mình. Tại sao có những người biết họ muốn gì còn có kẻ như tôi, cứ để dòng đời cuốn tới đâu hay tới đấy.”

Trong tâm trạng đó, anh gặp lại Liên ở Quy Nhơn, nàng theo chồng về thăm quê. Hai người hẹn nhau đi chơi. Trên bãi biển anh còn tình cờ gặp Thủy, là nhà văn và nhà báo tự do, nàng có nét gì đó bí ẩn và hoang dại như Thảo.

Những cuộc tình và phiêu lưu tình cảm đan xen. Cảm xúc và tâm lý của Tùng chao đảo, khi lên cao, khi xuống thấp: “Mai bỏ tôi, hay tôi ruồng rẫy Mai. Thảo hoàn toàn bỏ rơi tôi. Liên coi tôi là trò chơi. Thủy, tôi chưa định nghĩa được, nhưng có lẽ Thủy cũng đang lên kế hoạch rời xa tôi.”

Đúng là tình yêu thời toàn cầu hóa. Dễ dàng. Buông thả. Đến rồi đi trong chốc lát. Khác xa cái thời của chúng tôi, nắm được tay người yêu là cả tuần lâng lâng sung sướng. Và quyết định hôn nhân đột ngột của anh với Thủy còn nhanh hơn trong tiểu thuyết.

Ngày Tùng cưới Thủy, chỉ có vỏn vẹn chục bàn tiệc tổ chức ngay sân tập thể của xóm, nơi cũng từng làm lễ cưới của Liên với ông chồng già người Mỹ.

Qua những trang viết, người đọc sẽ dễ dàng nhận ra là Kim Ngân không phải là nhà văn của những ngôn từ sướt mướt, lãng mạn. Những tình tiết và thay đổi cảm xúc dồn dập của những mối tình tay ba, tay tư, yêu đương, phản bội, khổ đau hạnh phúc làm người đọc có cảm giác ngột ngạt. Dồn nén.

Trong đoạn Tùng tình cờ gặp lại Mai trong một buổi triển lãm tranh. Nàng từ Úc về VN giảng dạy ngành tâm lý. Một đêm họ gặp nhau rồi khiêu vũ ở nhà nàng: “Bỏ mặc quá khứ. Chẳng bận tâm về tương lai. Chỉ có hiện tại đầy mơ màng. Chúng tôi lại thành một cặp tình nhân đang say sưa trong men nhạc… Tôi cúi xuống hôn nàng. Bờ môi ngọt lịm của ngày xưa đã trở lại. Chúng tôi quấn lấy nhau, trong điệu Valse quay cuồng và trên chiếc giường đỏ mềm mại của nàng.” Tiếng nhạc du dương. Hai kẻ đã từng yêu lại trở về là tình nhân trong một đêm Sài Gòn lất phất mưa rơi. Trong lúc say đắm, thì bất ngờ có một người đàn ông đầu hói đứng ngay giữa cửa. Hắn ta chính là Điền, là chồng của Thảo mà Tùng đã gặp 7 năm về trước! Và giờ anh ta lại là bạn trai của Mai.

Nhiều cái “tình cờ” quá nên các tình tiết và sắp đặt trong đoạn này có vẻ hơi thiếu tự nhiên!

Nhưng trong cái hiện thực rối rắm của những mối tình yêu cuồng sống vội thỉnh thoảng có xen ngang một tia sáng của kỹ thuật huyền ảo mà có lẽ Kim Ngân tâm đắc: Đó là những giấc mơ: “đi trên cánh đồng hoang… nhìn thấy ba con thuyền, bộ xương người ngồi dựa vào mạn thuyền với cái đầu lâu vừa rớt xuống phô hàm răng ra như đang cười” hay ở đoạn: “Liên cười giòn giã rồi hóa thành con quạ đen, cắp theo chiếc đầu của tôi bay vút lên bầu trời… rồi thả xuống, rơi. Rơi… Tôi hạ cánh, hình như có một người đang chèo thuyền trên biển..”. Những hình ảnh bất chợt đó như tia chớp, xẹt ngang bầu trời u ám rồi biến mất. Mà cái vạch sáng đó đã làm cho câu chuyện mềm mại, bí ẩn và quyến rũ người đọc.

Nhìn chung, toàn bộ tiểu thuyết được Kim Ngân lột tả bằng giọng văn bình dị mộc mạc như cuộc đời vốn có. Câu chuyện là một bức tranh đa sắc màu về tuổi trẻ, với những khắc khoải, khát khao, nông nỗi mà đầy đam mê cùng ước mơ trải nghiệm của lớp trẻ hôm nay.

Ở trong phần mở đầu, sau cảnh “Mặt trăng đỏ như máu, lừ đừ trôi trên bầu trời” Kim Ngân còn viết những dòng này, mà tôi nghĩ có thể xem như đoạn kết: “Chiều ấy, một buổi chiều như bao ngày bình thường của người ta nhưng lại vô cùng đặc biệt với thằng tôi, vì tôi đưa tang chính mình… Ngày mai tôi sẽ là thằng đàn ông ba mươi tuổi. Chỉ còn đêm nay thôi, chỉ còn có sáu canh giờ nữa thôi. Tôi đang tiễn biệt những tháng ngày non trẻ dại khờ.”

“Bây giờ trước mặt tôi là ngã ba đường, sau lưng là biển. Đời tôi biết rẽ về đâu. Tôi của ngày mai, thằng đàn ông ba mươi tuổi sẽ đi về đâu? (trang 7).

Đó là những hoang mang và trăn trở lẫn lo âu khi nhân vật bước qua một thời kỳ mới để trưởng thành, buông rơi những ảo tưởng để nhận lãnh trách nhiệm: Khả năng, Hoài bão, Chọn lựa, Thành Công, Thất bại. Đối đầu hay trốn chạy? Đó có lẽ là câu hỏi đang trĩu nặng trên vai nhân vật, và anh chỉ muốn tìm quên bằng cách chôn chặt những rối rắm của đời?

Nhưng một hạt mầm, nếu không chết thì sẽ không thể tái sinh. Nhân vật thì đang đưa tang mình, còn tác giả thì vừa chuyển qua giai đoạn khác: Cô đã nhận ra mình thật sự có một tình yêu với người bạn đồng hành, lập gia đình với Simon và đang theo chồng về Scotland để học một khóa sáng tác vì cương quyết theo đuổi giấc mơ của đời mình: tiếp tục viết văn, nhưng sẽ viết bằng tiếng Anh để tác phẩm dễ được phổ biến, được mang hơi thở Việt Nam ra thế giới, mà có lẽ trước hết là trực tiếp chia sẻ cảm xúc với người tình trăm năm.

Tác giả là một người có ý thức về môi trường, thích giao lưu văn hóa và rất giàu tình cảm cho con người và tình yêu đất nước, và là người dám sống và dám bước qua mọi trở ngại để biến ước mơ thành hiện thực.

Chúc tác giả Kim Ngân thực hiện được hoài bão và mơ ước của mình.

Tác giả Trương Văn Dân

Mua sách Ngày Tôi Đưa Tang Mình ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Ngày Tôi Đưa Tang Mình” khoảng 36.000đ đến 38.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Ngày Tôi Đưa Tang Mình Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Ngày Tôi Đưa Tang Mình Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Ngày Tôi Đưa Tang Mình Fahasa” tại đây

Đọc sách Ngày Tôi Đưa Tang Mình ebook pdf

Để download “sách Ngày Tôi Đưa Tang Mình pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *