Miền Đất Hứa Của Tôi

Giới thiệu sách Miền Đất Hứa Của Tôi – Tác giả Ari Shavit

Miền Đất Hứa Của Tôi

Miền đất hứa của tôi là cuộc phiêu lưu cá nhân của một người Israel, băn khoăn trước ngập tràn biến cố lịch sử trên quê hương mình. Đây là một hành trình vượt không gian và thời gian của một người sinh ra tại Israel, nhằm khám phá câu chuyện đại sự của dân tộc mình. Thông qua lịch sử gia đình, lịch sử cá nhân và các bài phỏng vấn sâu, Shavit đã cố gắng tiếp cận câu chuyện sâu xa hơn và những câu hỏi sâu sắc hơn về Israel, về sự định hình tương lai của người Do Thái.

Đây là một trong những cuốn sách quan trọng và có tác động mạnh mà Ari Shavit viết nhằm phục hồi cảm giác về thực tính của Israel và say sưa với nó, để khôi phục lại sự hùng vĩ của một thực tế đơn giản trong cái nhìn đầy đủ về các sự kiện phức tạp. Miền đất hứa của tôi gây ngạc nhiên về nhiều mặt, nhất là việc nó tương đối ít chú trọng tới việc cung cấp cho người đọc các thông tin về chính trị. Shavit, nhà bình luận trong ban biên tập của Haaretz, có một tư duy độc lập, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ học thuyết nào. Ông viết không để ca ngợi hay đổ lỗi, dù trong quá trình ấy ông đã làm cả hai điều này, thay vào đó, với sự uyên bác và tài hùng biện; ông viết để quan sát và phản ánh.

Đây là cuốn sách ít thiên vị nhất về Israel. Một cuốn sách Phục quốc Do Thái nhưng không bị kích động bởi chủ nghĩa phục quốc. Nó nói về toàn thể trải nghiệm Israel. Shavit đắm mình trong toàn bộ lịch sử của đất nước mình. Dù một số sự kiện trong đó làm ông tổn thương, song không gì là xa lạ đối với ông. Ông đã viết một chương xuất sắc về chính trị gia tham nhũng nhưng đầy sức hút, Aryeh Deri, và sự trỗi dậy trên chính trường của tôn giáo dòng Sephardi tại Israel, qua đó minh họa rõ nét tầm hiểu biết của mình.

Tuy nhiên thật may đây không phải là một cuốn hồi ký; nó là một cuộc điều tra được viết với văn phong gần gũi. Shavit khám phá xã hội của ông với sự tỉ mỉ của một người đàn ông cảm thấy bản thân mình gắn với số phận của nó, và ông không ngần ngại nói về sự tan rã của nước cộng hòa Israel trong những năm gần đây.

Theo quan sát của ông “Trong vòng chưa đầy 30 năm, Israel đã trải qua bảy cuộc nổi loạn trong nước khác nhau: cuộc nổi dậy của người định cư, các cuộc nổi dậy hòa bình, cuộc nổi dậy vì tự do tư pháp, cuộc nổi dậy phương Đông, cuộc nổi dậy của dòng Chính thống cực đoan, cuộc nổi dậy của chủ nghĩa khoái lạc cá nhân và cuộc nổi dậy của người Israel gốc Palestine.” Ông lo lắng, có lẽ có phần hơi quá, rằng đất nước ông đang tan rã: “Quốc gia khởi nghiệp này phải tự khởi động lại”. Chắc chắn là không có tình tiết giảm nhẹ nào cho sự bất bình đẳng kinh tế và xã hội mà ông mô tả, hoặc những xáo trộn hoàn toàn các chính sách định cư trong vùng lãnh thổ mà Israel có một mối quan tâm khẩn cấp và lâu dài trong việc di tản.

Nhưng những lời khuyên và khích lệ của Shavit rằng “luận điểm cũ về nghĩa vụ và sự cam kết đã được thay thế bằng một luận điểm mới về sự phản kháng và chủ nghĩa khoái lạc”, và “thách thức trước mắt là thách thức giành lại quyền lực quốc gia”, là u ám và khắc nghiệt hơn so với giọng văn đầy nhiệt huyết và phóng khoáng trong cuốn sách. Và khái niệm “quyền lực quốc gia” thì đi kèm với những mối liên hệ không mấy hấp dẫn. Vùng đất hỗn loạn và ồn ào trong Miền đất hứa của tôi sẽ không thể được chữa lành chỉ với những cố gắng đơn thuần để đưa nó trở lại bình thường như trước đây.

Miền Đất Hứa Của Tôi
Miền Đất Hứa Của Tôi

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Miền Đất Hứa Của Tôi
  • Mã hàng 8935270701031
  • Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books
  • Tác giả: Ari Shavit
  • Người Dịch: Kiều Thị Thu Hương, Võ Minh Tuấn
  • NXB: NXB Thế Giới
  • Trọng lượng: (gr) 570
  • Kích Thước: Bao Bì 16 x 24
  • Số trang: 554
  • Hình thức: Bìa Cứng
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Miền Đất Hứa Của Tôi

Đánh giá Sách Miền Đất Hứa Của Tôi
Đánh giá Sách Miền Đất Hứa Của Tôi

1 Đây là một cuốn sách được viết theo ngôn ngữ báo chí gần gũi, không sa vào hồi ký làm giảm bớt độ trung thực cho cuốn sách. Những ai muốn biết tại sao một dân tộc nhỏ bé, hơn hai nghìn năm trải qua lang thang phiêu bạt khắp thế giới, nhiều lần đứng trước họa diệt chủng của Ai Cập, của La Mã, của Đức Quốc xã và hiện nay đang bốn bề nằm giữa những vùng kiểm soát của các nước Arập thù địch, chỉ có một vùng nhỏ nhoi thông ra thế giới, một đất nước hơn 90% là sa mạc, hầu như không có tài nguyên đáng kể, một dân tộc không chốn dung thân như vậy lại có thể sống sót, phục quốc, vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất, đánh bại liên minh quân sự Arập. Không cần quá lo lắng, Shavit sẽ kể lại tất cả dưới nhãn quan không thiên vị của ông, và bạn cũng như tôi, sẽ đắm chìm trong dòng lịch sử vô cùng tận của Isarel, có lúc thấy mình như đang vượt Biển Đỏ để tìm đường tái sinh. Sách rất chất lượng, lại có áo lung linh, đáng mua để đọc và sưu tầm.

2 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

3 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.

4 Đóng gói rất cẩn thận sách rất mới và tem chính hãng rất yên tâm và hài lòng.

5 Hiện tại thì mình mới đọc đc một nửa nhưng đã thấy đây là một cuốn sách rất đang đọc, thu được nhiều điều có giá trị!

Review sách Miền Đất Hứa Của Tôi

Review sách Miền Đất Hứa Của Tôi
Review sách Miền Đất Hứa Của Tôi

Giờ thì tôi sẽ bắt đầu câu chuyện hôm nay bằng tự sự của nhà văn / ký giả Ari Shavit:

“Mãi đến vài năm trước, tôi mới nhận ra rằng nỗi sợ hãi cho sự tồn vong của dân tộc mình lại gắn bó chặt chẽ với những tổn thương về đạo đức liên quan đến chính sách chiếm đóng của chính đất nước ấy. Một mặt, chúng tôi là dân tộc duy nhất ở phương Tây đi chiếm đóng dân tộc khác trong thời hiện đại. Mặt khác, cũng là dân tộc duy nhất bị đe doạ đến sự tồn vong. Cả hai hình thái trên đều khiến chúng tôi đặc biệt hơn bất cứ quốc gia nào và trở thành hai luồng tư duy trong ý thức hệ.

Phần lớn các nhà quan sát, phân tích phủ nhận tính hai mặt này. Những người cánh tả nói nhiều về chiếm đóng trong khi phía cánh hữu lại để tâm vào đe dọa. Nhưng sự thật là nếu không kết hợp cả hai yếu tố trong một thế giới quan, thì không thể hiểu hết về chúng tôi cũng như cuộc xung đột của chúng tôi với người Palestine. Bất kể cách tư duy nào không gắn với hai điểm cốt lõi này, chắc chắn đều không đầy đủ. Chỉ có cách tiếp cận dưới góc nhìn thứ ba, khi xem xét cả 2 sự việc mới có thể nhìn nhận đúng lịch sử của dân tộc này.

… Vậy điều gì đã xảy ra trên quê hương tôi trong hơn một thế kỷ, đưa chúng tôi đến nơi mình đang sống? Chúng tôi đã đạt được điều gì ở đây, vấp phải sai lầm nào và đang hướng tới đâu? Cảm giác lo âu của tôi có cơ sở không? Có phải người Do Thái chúng tôi đang mắc kẹt trong một bị kịch tuyệt vọng, hay vẫn có thể hồi sinh, tự cứu mình, và lấy lại được đất đai mà chúng tôi vô cùng yêu quý?” [1]

Đó là 1 trích đoạn trong cuốn “Miền đất hứa của tôi” – một quyển sách ít thần thánh hoá nhất và không bị kích động bởi chủ nghĩa phục quốc của một cây viết Do Thái. Và đó cũng là chủ đề mà chúng tôi muốn cùng các bạn thảo luận, về sự thành công cũng như mặt tối của một trong những nền kinh tế, quân sự phát triển nhất thế giới: ISRAEL.

Ngược dòng quá khứ, chúng ta hãy bắt đầu bằng lịch sử thành lập đau thương của đất nước này.

“Theo truyền thuyết, người Do Thái và Ả Rập cùng là dòng dõi Abram – kẻ đã vâng theo lời của Thượng Đế rời bỏ quê hương ở thành Ur (phía Bắc vùng Lưỡng Hà) – nay là Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ – đến lập nghiệp tại xứ Canaan (một vùng đất kéo ngang từ bờ sông Jordan tới biển Địa Trung Hải ngày nay).

Đó là vào khoảng năm 2.000 TCN, chàng trai nghèo Abram cùng gia đình rời bỏ quê hương đến Harran. Tại đây, Abram đã nhìn thấy Thượng Đế trong giấc mơ. Người nói: “Ta là Thiên Chúa toàn năng, và Ta lập Giao Ước với ngươi. Ngươi sẽ trở thành tổ phụ của nhiều dân tộc, và để đánh dấu Giao Ước này, ngươi sẽ đổi tên thành Abraham (nghĩa là “cha của nhiều dân tộc”). Ta sẽ giữ lời hứa, xứ Canaan sẽ thuộc về ngươi và dòng dõi của ngươi đời đời; và Ta sẽ là Thiên Chúa của họ.”. Từ đó về sau, xứ Canaan được gọi là Đất Hứa (Promised Land). Abraham chấp nhận Giao Ước, và nguyện sẽ tôn thờ Thượng Đế – Đức Jehovah [2] – là Thiên Chúa duy nhất của vũ trụ.

Lịch sử của dân tộc Do Thái đã bắt đầu với câu chuyện của gia đình Abraham như thế. Họ trở thành một thị tộc, rồi phát triển lớn hơn thành một bộ tộc, và cuối cùng cắm rễ để trở thành một dân tộc – dân tộc Do Thái. [3]

Năm 586 (TCN), người Babylon xâm chiếm, đày người Do Thái đến Babylon. Sau người Babylon, đến người Ba Tư và Đế quốc La Mã lần lượt chiếm đóng. Đến năm 641 (TCN), các vương triều Arab lại lên nắm quyền và giai đoạn này kéo dài trong suốt hơn 1.300 năm sau đó. Như 1 điều tất yếu, sự hiện diện của người Do Thái ngày càng bị thu hẹp đáng kể, phải sống lưu vong khắp châu Âu. Năm 1516, Đế quốc Ottoman chinh phục vùng đất này và gọi nó là Palestine thuộc Ottoman.

Chủ nghĩa phục quốc Do Thái trỗi dậy từ năm 1881 khi những cộng đồng người Do Thái tha hương mong mỏi trở về “cố quốc”. Sau Thế chiến I, Anh đánh bại Ottoman và gọi khu vực này là “Lãnh thổ Ủy trị Palestine” với dân số chủ yếu là người Arab Hồi giáo (còn cộng đồng Do Thái và Kitô giáo chỉ chiếm thiểu số). Sau WWII, số lượng người Do Thái tăng vọt và đó cũng là lúc phương Tây đẩy nhanh ý tưởng việc tạo ra ngôi nhà riêng cho người Do Thái cũng tại nơi này.

Năm 1947, Liên Hợp Quốc (LHQ) đề xuất chia “Lãnh thổ ủy trị Palestine” thành 2 quốc gia riêng biệt là Do Thái (Israel) và Arab (Palestine) với Jerusalem trở thành thánh địa cho cả Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo & Hồi giáo. Từ đó dẫn đến kết quả không ai sở hữu nó, mà sẽ thuộc quyền quản lý của… LHQ. Đề xuất là như vậy, nhưng đời không như mơ. Anh vừa rút khỏi thì vùng đất trở nên hỗn loạn. Người Do Thái ngay lập tức thành lập nhà nước Israel cùng lúc các liên minh quân sự Ai Cập, Syria, Iraq, Jordan & Liban tấn công họ từ mọi hướng. Kết thúc cuộc chiến, Israel không những có được phần đất được chia trước đó (theo đề xuất của LHQ) mà còn chiếm được thêm 1 phần lãnh thổ dành cho người Arab + 1/2 thành Jerusalem.

Năm 1967, “Chiến tranh Sáu ngày” lại nổ ra giữa team Arab và Israel. Kết quả Israel nhanh chóng cày nát liên minh Arab và thuận tay bỏ túi luôn 22% phần lãnh thổ còn lại gồm Bờ Tây và Dải Gaza. Tại những nơi chiếm đóng, họ thiết lập các khu định cư bất chấp luật pháp quốc tế cấm bên chiếm đóng đưa dân đến sống ở vùng đất chiếm giữ. [4]

Trên đây là vài điểm chính trong lược sử của đất nước Israel để các bạn có thể tiện theo dõi. Nhưng hôm nay, câu hỏi không đến từ đó mà là:

  1. Vậy sức mạnh nền tảng cho những thành công của Israel đến từ đâu? Tại sao họ có thể tồn tại ung dung giữa chảo lửa Trung Đông chưa bao giờ hạ nhiệt như thế?
  2. Và bên cạnh những ưu điểm vượt trội đó, thì mặt trái của nó là gì?

Các bạn có thể tạm ngừng tại đây, và chia sẻ câu trả lời bằng comment bên dưới trước khi đọc tiếp. Với những comment có giá trị, X-File sẽ tổng hợp thành 1 bài riêng cho các bạn.

Để trả lời câu hỏi 1, có 4 yếu tố:

1. Kinh tế:

Người Do Thái luôn tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào cuộc sống. Do vị trí địa lý, tuy đất đai canh tác của Israel chủ yếu nằm dọc bờ biển và sa mạc chiếm đến 60% tổng diện tích, nhưng bất ngờ họ lại là người khổng lồ về nông nghiệp. Đi thăm các cơ sở nông nghiệp Israel mới thấy trình độ công nghiệp hóa nông nghiệp và khả năng lập kế hoạch sản xuất, dự báo thị trường của Israel đạt đến trình độ superhuman. Đến mức dùng từ “nông dân” với họ là không còn chính xác, mà phải là công nhân nông nghiệp. Ngoài ra, đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa 4 NHÀ:

  • Nhà nước: tức bộ máy đầu não trong việc hoạch định quyết sách, vạch ra chiến lược, điều hành & quản lý. Ví dụ như 1 chính sách rất hay là đất ở của dân thì phải xây trên các triền núi đá hoặc nơi khó cải tạo thành đất nông nghiệp. Còn đất đồng bằng thì tuyệt đối sử dụng cho trồng trọt và canh tác. Thậm chí đất hoang mạc, nhưng tương đối bằng phẳng có thể cải tạo thành đất nông nghiệp thì cũng không được làm nhà ở trên đó. [5]
  • Nhà khoa học: nhân tố tạo ra đột phá, biến những bất lợi thành ưu thế, đưa hiệu suất công việc lên tối đa.
  • Nhà buôn: quyết định đầu ra cho sản phẩm. “Nếu anh có 1 sản phẩm tốt, thì anh phải bán nó được giá”. Người Do Thái chưa bao giờ thua ai trong kinh doanh chính là vì thế.
  • Nhà nông: tức người bỏ vốn đầu tư, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, chính sách nhập cư cởi mở và sự năng động của các nhà đầu tư đóng vai trò đáng kể cho thành công của nền kinh tế Israel. Bên cạnh đó, cũng không thể bỏ qua vai trò của những người quản lý với sự khôn ngoan trong chi tiêu. Đặc biệt, Chính phủ Israel rất nhạy bén + thức thời khi biết lúc nào cần nhường sân chơi cho tư nhân, khi nào cần can thiệp vào thị trường để hỗ trợ nhà đầu tư; khi nào cần đối phó với lạm phát, và khi nào thì cho phép lạm phát một cách giới hạn, tạm thời để phục vụ cho tăng trưởng. [6]

2. Giáo dục:

Việc học được xem là tối quan trọng trong văn hóa Israel, trở thành một trong các nền tảng cơ bản trong sinh hoạt của người Israel cổ đại. Các cộng đồng người Do Thái tại Levant là những người đầu tiên áp dụng giáo dục nghĩa vụ. Tức việc giáo dục cho thế hệ tương lai của người Do Thái không chỉ là trách nhiệm của riêng cha mẹ, mà còn là nghĩa vụ của cả cộng đồng 1 cách có tổ chức. Hệ thống giáo dục Israel được xem là rất hiện đại và đạt nhiều thành tựu khi tập trung đào tạo chất lượng cao và đóng 1 vai trò quan trọng trong việc khích lệ, kích thích sáng tạo.

3. Công nghệ

Israel là quốc gia dẫn đầu về nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong khoa học tự nhiên, kỹ thuật, và khoa học y tế. Năm 2015, Israel đứng thứ 5 trong số các quốc gia sáng tạo nhất theo Chỉ số sáng tạo Bloomberg. Tỷ lệ người Israel tham gia nghiên cứu khoa học, và số tiền chi cho việc nghiên cứu, phát triển so với GDP, đều nằm vào hàng cao nhất thế giới.

Về tỷ lệ các nhà khoa học, kỹ thuật, và kỹ sư trên thế giới, Israel gần như dẫn đầu với 140/10.000 lao động. Trong khi đó, con số này là 85/10.000 ở Mỹ và 83/10.000 ở Nhật.

4. Quốc phòng

Tuy quân số không nhiều nhưng quân đội Israel đặc biệt tinh nhuệ. Họ nổi tiếng được huấn luyện tốt, có kỹ năng tác chiến và đội ngũ sỹ quan chỉ huy có trình độ chiến thuật cao. Đặc biệt, Israel có ngành công nghiệp quốc phòng phát triển cực mạnh, có khả năng tự sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự công nghệ cao. Đây là lý do chính mà Israel vẫn tồn tại được ở vùng “đất dữ” suốt 70 năm qua.

Trong những bài viết sắp tới, chúng tôi sẽ giành một chuyên mục về các loại vũ khí hiện đại của Israel.

Tuy nhiên, mọi tảng băng trôi đều có phần chìm. Câu hỏi là phần chìm của tảng băng Israel nằm ở đâu?

1. Trong khi số lao động trong các tập đoàn công nghệ cao khiến nhiều người phải thán phục chỉ chiếm 10% tổng lao động quốc dân, thì phần còn lại phải hoạt động trong những ngành nghề có năng suất kém, ít sáng tạo và không được bảo hộ bởi chính phủ.

Một sự thật khá trớ trêu là công nghệ cao lại đang trở thành vấn đề của người Israel trong nền kinh tế nước này. Nó đang mất dần kết nối, gây ảnh hưởng trực tiếp cũng như không thể gánh team cho các mảng khác của 1 nền kinh tế. Ngoài ra, việc quá chú trọng vào công nghệ có thể khiến toàn bộ hệ thống luật pháp, môi trường, xã hội bị mất cân bằng và suy thoái.

Việc thành lập hàng loạt các start-up để rồi bán cho những công ty như Google không thực sự giúp ích được cho đất nước bởi những công ty quốc tế quan tâm đến lợi nhuận nhiều hơn là lợi ích quốc gia và cộng đồng. Thậm chí kể cả khi nhiều tập đoàn lớn đặt phòng nghiên cứu, phát triển tại Israel thì tác dụng cũng không hoàn toàn hiệu quả bởi những người có trình độ cao thường rời đến những công ty lớn có mức lương tốt ở nước ngoài hơn là ở lại trong nước phát triển sự nghiệp.

2. Tỷ lệ đói nghèo tại Israel cũng thuộc hàng TOP trong những nước phát triển. Số liệu chính thức cho thấy khoảng 20% số gia đình Israel (tương đương 1,7 triệu người) đang phải sống trong cảnh đói nghèo. Có thể kể đến 2 nguyên nhân chính. Một là những người theo Chính thống giáo Đông Phương (Orthodox) sống nhờ vào trợ cấp của chính phủ để theo đuổi con đường sống giản dị hướng đến tôn giáo. Hai là bộ phận khá lớn công dân Ả Rập đang phải vật lộn để có được sự bình đẳng đối xử tại quốc gia Do Thái này.

Hai yếu tố này đánh thẳng vào bài toán ngân sách khi Israel phải đầu tư quá nhiều cho nó và như 1 hệ quả tất yếu, phải cắt giảm phần dành cho cơ sở hạ tầng + giáo dục.

Hiện những người theo chính thống giáo Orthodox chiếm 7%, người Ả Rập chiếm 21% dân số Israel, và trong vòng 40 năm tới, những công dân này sẽ chiếm khoảng 40% dân số. Nếu chính phủ không có những thay đổi về các chính sách trợ cấp, họ sẽ phải đối mặt với xung đột rất lớn trong XH.

3. Về chính trị, trong chưa đầy 30 năm, Israel đã trải qua 7 cuộc nổi dậy cục bộ: cuộc nổi dậy của người định cư, cuộc nổi dậy đòi hoà bình, cuộc nổi dậy đòi tự do tư pháp, cuộc nổi dậy của người Do Thái phương Đông, cuộc nổi dậy của chính thống cực đoan, cuộc nổi dậy của những người theo chủ nghĩa khoái lạc cá nhân, và cuộc nổi dậy của ngừoi Israel gốc Palestine.

Kết quả của 7 cuộc nổi dậy này là sự tan rã của cộng hoà Israel. Những gì giành được từ cuộc chiến đấu suốt 50 năm trước khi có nhà nước, và gieo trồng 25 năm đầu tiên của nhà nước, đã bị xói mòn rất nhiều qua bốn thập kỷ sau chiến tranh năm 1973. Vì vậy, trong khi hầu hết các biến động là hợp lý và cần thiết, thì tác động tích tụ của chúng lại có tính phá hoại. Chúng đã không thúc đẩy, đã không tái định dạng Israel như một liên bang đa nguyên mạnh mẽ của các bộ tộc khác nhau. Thay vào đó, chúng biến quốc gia này thành một rạp xiếc chính trị đầy kích thích, nhộn nhịp, đa dạng, đầy màu sắc, đáng thương và gây cười. Thay vì một nhà nước trưởng thành và vững chắc, nó đã trở thành một cái chợ ngông cuồng. [7]

.

Để kết lại bài viết, chúng tôi mượn tạm lời tác giả Ari Shavit, để qua đó kết luận rằng: bất cứ quốc gia nào thì đều phải đối mặt với những vấn đề của chính họ. Sự phát triển và mặt trái của nó luôn song hành cùng nhau dù cho đấy là cường quốc về khởi nghiệp như Israel:

Điều gì đã xảy ra với chúng ta?

Đầu tiên, chúng ta đã bị mù quáng bởi tính đúng đắn chính trị bao trùm suốt 1 thập kỷ qua. Nó tập trung vào sự chiếm đóng, nhưng không đề cập một thực tế là Israel đang bị kẹt trong một xung đột hiện sinh đầy những bãi mìn tôn giáo và văn hoá.

Chúng ta cho rằng sức mạnh của Israel là thứ được ban cho. Do đó, tuỳ tiện trong nhu cầu duy trì sức mạnh này. Vì bị coi là lực lượng chiếm đóng, nên quân đội đã bị tố cáo. Bất cứ điều gì dính đến quân sự, dân tộc hoặc chủ nghĩa Zion đều bị coi thường. Các giá trị tập thể nhường chỗ cho các giá trị cá nhân. Quyền lực đồng nghĩa với chủ nghĩa phát xít. Và còn có một điều khác nữa: Israel bị mê hoặc bởi ảo giác về trạng thái bình thường nhưng thực tế chúng ta lại không phải 1 quốc gia bình thường. Chúng ta là một nhà nước Do Thái trong thế giới Ả Rập, một nhà nước phương Tây trong một thế giới Hồi Giáo, và một nền dân chủ trong một khu vực chuyên chế. Luôn có sự căng thẳng liên tục giữa Israel và thế giới nó sống. Điều đó nghĩa là Israel không thể sống cuộc sống châu Âu bình thường của bất kỳ thành viên EU nào…

… Người Israel ảo tưởng rằng Tel Aviv là Manhattan, thị trường là vua, tiền là Chúa. Bằng cách này, giới trẻ Israel đã không có được công cụ chuẩn cần thiết để chiến đấu vì đất nước. Một quốc gia không có sự bình đẳng, tình đoàn kết và niềm tin vào chính nghĩa không phải là quốc gia đáng để chiến đấu. Đó không phải là quốc gia đáng để các cô gái và chàng trai sẵn sàng hy sinh. Ở Trung Đông, một quốc gia có giới trẻ không sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì nó, là một quốc gia đang thực sự nguy hiểm. Và nó sẽ không thể trường tồn.

Vì thế, khi pháo dội đang xuống các thành phố làng mạc của chúng ta, thì đó không chỉ là thất bại của quân đội Israel trong việc bảo vệ công dân mình, mà còn là hậu quả trầm trọng từ thất bại lịch sử của giới tinh hoa Israel. Tầng lớp ưu tú này của Israel đã quay lưng lại với hiện thực, quay lưng lại với nhà nước, ngừng lãnh đạo Israel và thôi gắn kết Israel… Không thể hy vọng có một xã hội yêu sự sống mà không biết cách đối phó với cái chết sắp đến. Giờ chúng ta phải đối mặt với thực tế… [8] —

Hy vọng các góc nhìn qua các lăng kính khác nhau sẽ giúp chúng ta thêm nhiều hiểu biết hơn

Mua sách Miền Đất Hứa Của Tôi ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Miền Đất Hứa Của Tôi” khoảng 134.000đ đến 184.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Miền Đất Hứa Của Tôi Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Miền Đất Hứa Của Tôi Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Miền Đất Hứa Của Tôi Fahasa” tại đây

Đọc sách Miền Đất Hứa Của Tôi ebook pdf

Để download “sách Miền Đất Hứa Của Tôi pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *