Thế giới những ngày qua

Giới thiệu sách Thế giới những ngày qua – Tác giả Stefan Zweig

Thế giới những ngày qua

Stefan Zweig (1881-1942) là nhà văn, nhà viết kịch và nhà viết tiểu sử người Áo. Ông sinh ra trong một gia đình Do Thái khá giả tại thủ đô Vienne của đế quốc Áo-Hung: cha là chủ một xưởng dệt may, còn bà mẹ thuộc một gia tộc kinh doanh nhiều đời trong ngành ngân hàng. Đam mê và bộc lộ tài năng sáng tác văn thơ từ khi còn rất trẻ, Zweig sớm có những tác phẩm được chú ý và kết giao với nhiều văn nghệ sĩ châu Âu đương thời. Ông là người ham viết, ham đi, từng có nhiều chuyến đi tới châu Á, Bắc và Trung Mỹ, cũng như nhiều nước châu Âu khác. Vào thời đỉnh cao sự nghiệp – thập niên 1920 và 1930 – ông là tác giả tiếng Đức cực kỳ nổi tiếng trên thế giới, với các tác phẩm nhanh chóng được dịch và phổ biến ra nhiều ngôn ngữ khác nhau. Về văn học, những sáng tác quan trọng và nổi tiếng nhất của ông là các truyện vừa hay tiểu thuyết ngắn (novella): “Điều bí mật khủng khiếp” (1913), “Nỗi sợ” (1920), “Bức thư của người đàn bà không quen” (1922), “Amok hay là bệnh điên xứ Malaysia” (1922), “Ngõ hẻm dưới ánh trăng” (1922), “Hai mươi tư giờ trong đời một người đàn bà” (1927), “Ván cờ kỳ lạ” (1941); các tiểu thuyết “Nỗi xót thương nguy hiểm” (1939), “Khát vọng đổi đời” (xuất bản lần đầu năm 1982, sau khi tác giả qua đời).

Zweig cũng gặt hái thành công với những tập tiểu luận hay tiểu sử viết rất sinh động về các văn sĩ (Balzac, Dickens, Dostoevsky, Rolland, Stendhal, Tolstoy), thi sĩ (Verlaine, Verhaeren), triết gia (Nietzsche), nhà tâm lý (Freud), nhà thám hiểm (Magellan), nhân vật lịch sử (Erasmus, Joseph Fouché, Marie Stuart, Marie Antoinette) … Ngoài ra, ông còn sáng tác một số vở kịch lịch sử, tham gia soạn phần lời (libretto) cho vở opera Người đàn bà im lặng của nhà soạn nhạc Richard Strauss năm 1935. Trong Thế chiến I (1914-1918), vì lý do sức khỏe yếu, Stefan Zweig không phải ra trận, mà chỉ làm thủ thư trong Sở Lưu trữ Chiến tranh. Tuy nhiên, sau một thời gian chứng kiến cuộc chiến ở khoảng cách tương đối gần, ông sớm nhận ra sự điên rồ của chiến tranh và mau chóng trở thành người cổ vũ nhiệt thành cho hòa bình. Khi Hitler lên cầm quyền tại Đức và phong trào bài Do Thái bắt đầu bùng nổ, năm 1934 Zweig rời quê hương sang Anh sinh sống. Năm 1939, Thế chiến II chính thức bắt đầu, nhà văn cùng người vợ thứ hai, bà Lotte Altmann (1908-1942), tiếp tục di cư qua New York, Mỹ một thời gian ngắn, rồi tới Brazil vào tháng 8/1941. Họ sống tại Petropolis, một đô thị thuộc bang Rio de Janeiro ở miền Đông Nam Brazil. Trong bối cảnh cuộc đại chiến ở châu Âu và nhiều nơi trên thế giới chưa biết khi nào kết thúc, Zweig càng ngày càng rơi vào trạng thái u uất, tuyệt vọng về tương lai của loài người cũng như sự hủy diệt của những nền văn hóa. Ngay sau khi hoàn thành cuốn hồi ký “Thế giới những ngày qua” và gửi bản thảo cho nhà xuất bản, hai vợ chồng Stefan Zweig tự sát tại nhà riêng ngày 22.2.1942.

Stefan Zweig bắt đầu viết cuốn hồi ký này từ năm 1934, khi mới rời Áo sang Anh trước những dự cảm đen tối về số phận của người Do Thái dưới chế độ phát xít. Được viết bằng tiếng Đức với tựa đề Die Welt von Gestern: Erinnerungen eines Europäers, tác phẩm này xuất bản lần đầu tiên ở Stockholm, Thụy Điển năm 1942, sau đó là các ấn bản tiếng Anh của nhà xuất bản Viking Press năm 1943, tiếng Pháp của nhà xuất bản Albin Michel năm 1948 (dịch giả Jean-Paul Zimmermann) Gần đây nhất, độc giả còn có thêm một bản dịch Anh ngữ của dịch giả Anthea Bell năm 2009, với các ấn bản của nhà xuất bản Pushkin Press (2010) và sau đó là University of Nebraska Press (2013).

Ban đầu, hồi ký được Stefan Zweig đặt tên là “Ba cuộc đời”, ngụ ý bản thân đã trải qua ba cuộc đời khác nhau: thế giới yên bình của Vienne và đế quốc Áo-Hung từ cuối thế kỷ XIX cho tới trước Thế chiến I; giai đoạn hậu chiến với nhiều cơ cực, hỗn loạn và cả những hy vọng mơ hồ tại châu Âu (1918-1933); và cuối cùng là những năm tháng ảm đạm dưới bóng đen lớn dần của chủ nghĩa Quốc xã trên bầu trời châu Âu dẫn đến sự bùng nổ Thế chiến II năm 1939, cũng là thời điểm kết thúc cuốn sách. Tuy là một hồi ký, song phần lớn sự tập trung của tác giả lại dành cho thời đại chứ không phải cho những sự kiện cá nhân trong cuộc sống. Zweig ngoảnh nhìn lại lần cuối, với vô vàn nuối tiếc và hoài niệm về một thế giới của quá khứ, một nền văn minh huy hoàng của châu Âu, nơi bản thân ông đã có những đóng góp nhất định. Là một nhà văn, một trí thức theo chủ nghĩa thế giới, nhiệt thành ủng hộ hòa bình, Zweig luôn coi mình như một công dân châu Âu, đứng trên mọi tư tưởng quốc gia hẹp hòi và luôn yêu quý những giá trị văn hóa – nghệ thuật của lục địa này. Độc giả Việt Nam từng quen thuộc và say mê Stefan Zweig qua những tác phẩm văn chương tràn ngập tình yêu, đam mê và ám ảnh, hẳn sẽ thấy trong cuốn sách này nhiều điều thú vị, trong đó những sự kiện của châu Âu cách đây gần trăm năm được một “người dân châu Âu” kể lại với góc nhìn đầy trân trọng, thương yêu và nuối tiếc khôn nguôi.

Cuốn sách cũng có thể coi là một biên niên sử của giới văn nghệ châu Âu thời kỳ đó. Do tính cách cá nhân và vị thế nhất định trên văn đàn, Zweig có cơ hội làm quen và kết thân với hầu hết những gương mặt văn nghệ sĩ lớn cùng thời với ông. Trong sách, chúng ta được gặp lại rất nhiều văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ, nhà điêu khắc, nhạc sĩ, nhà tâm lý của châu Âu đầu thế kỷ XX: Bernard Shaw, H.G.Wells, Gorky, Rilke, Hofmannsthal, James Joyce, Romain Rolland, Verhaeren, Dalí, Rodin, Richard Strauss, Sigmund Freud … Với sự yêu mến chân thành, Zweig dường như có chủ ý dành nhiều trang để viết về những trí thức, những văn nghệ sĩ lớn mà ông e ngại rằng có thể bị các thế hệ sau không hiểu đúng, đánh giá đúng và lãng quên. Những mối quan hệ tri âm tri kỷ, những tình cảm nồng ấm mà các nghệ sĩ và trí thức châu Âu dành cho nhau, bất chấp khác biệt về ngôn ngữ và quốc tịch vào thời kỳ đó là những tư liệu rất thú vị và quý báu mà Zweig để lại cho hậu thế. Ngoài ra, cuốn sách cũng kể lại một cách sinh động những sự kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, những lề thói suy nghĩ và ứng xử của nước Áo nói riêng và châu Âu nói chung, dưới góc nhìn của một người dân bình thường: từ cách dạy học khô khan trong trường phổ thông, những quan niệm lỗi thời và đạo đức giả về tình dục, tới cảnh sinh hoạt khó khăn và những cuộc lạm phát vô cùng khủng khiếp thời hậu chiến, cuối cùng là tâm trạng lo lắng hồi hộp của toàn châu Âu trước viễn cảnh chiến tranh thế giới lần thứ hai… Với những câu chuyện rất riêng mà cũng rất chung đó, Thế giới những ngày qua – hồi ức của một người dân châu Âu được xem là cuốn sách hay nhất về đế chế Habsburg Áo-Hung, cuốn sử biên niên về châu Âu vào cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX.

Thế giới những ngày qua
Thế giới những ngày qua

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Thế giới những ngày qua
  • Công ty phát hành Phoenix Books
  • Tác giả: Stefan Zweig
  • Phiên bản thường
  • Dịch Giả: Phùng Đệ – Trần Nam Lương
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 558
  • SKU 6412818595731
  • Nhà xuất bản: Hồng Đức

2. Đánh giá Sách Thế giới những ngày qua

Đánh giá Sách Thế giới những ngày qua
Đánh giá Sách Thế giới những ngày qua

1 Sách hay. Chọn mua vì tác giả. Chỉ mới mua cuốn này của Phượng Hoàng Books, hy vọng sẽ có nhiều cuốn sách hay nữa phát hành.

2 Quá hay luôn.

3 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận.

Review sách Thế giới những ngày qua

Thế giới những ngày qua
Thế giới những ngày qua

Thế Giới Những Ngày Qua – Hồi ức của một người dân Châu Âu

Nhà văn lưu vong Stefan Zweig soạn bản thảo đầu tiên cuốn hồi kí của ông, “Thế Giới Những Ngày Qua,” trong cơn mê sảng như lên cơn sốt, mùa thu 1941, như những dòng titre chỉ rõ rằng nền văn minh đang bị bóng tối nuốt chửng. Nước Pháp yêu quí của Zweig đã rơi vào tay Nazi năm ngoái, Blitz[1] đã lên đến cực điểm hồi tháng Năm, với gần một nghìn năm trăm người dân London chết chỉ trong một đêm. Chiến dịch Barbarossa, cuộc xâm lược Liên Xô của phe Trục, trong đó gần một triệu người chết, phát động vào tháng Sảu. Những đội sát thủ cơ động Einsatzgruppen của Hitler, lồng lộn ngay sau Quân đội, tàn sát người Do thái và các sắc dân bị phỉ báng khác – thường được sự giúp sức của cảnh sát địa phương và dân thường.

Zweig đã thoát khỏi Áo trước khi thất thủ, 1934. Trong hồ sơ của nước này, cuộc nội chiến đẫm máu hồi tháng Hai, khi Thủ tướng Thày tu – Phát xit của nước này, Engelbert Dollfuss, đã tiêu hủy lực lượng Xã hội chủ nghĩa đối lập; ngôi nhà của Zweig ở Salzburg đã bị lục soát để tìm những vũ khí bí mật cung cấp cho dân quân cánh tả. Thời gian đó Zweig được coi là nhà nhân đạo hòa bình chủ nghĩa xuất sắc nhất châu Âu, và sự thô bạo trắng trợn quá quắt của các hành động cảnh sát khiến ông căm ghét đến mức ông đã thu xếp đồ đạc ngay đêm ấy. Từ Áo, Zweig và người vợ thứ hai của ông, Lotte, đi sang Anh, rồi sang Tân Thế giới, thành phố New York trở thành nơi ở của ông, tuy ông ghét cái cảnh đông đúc và cạnh tranh chen chúc. Tháng Sáu năm 1941, muốn thoát khỏi những người tha hương ở Manhattan cầu xin ông giúp đỡ tiền bạc, công việc và quan hệ, hai vợ chồng thuê một căn nhà gỗ một tầng xoàng xĩnh ở Ossining, New York, cách Khu Trừng giới Sing Sing khoảng một dặm đường lên dốc. Ở đây, Zweig bắt đầu miệt mài làm việc cho cuốn hồi ký, giống “bảy con qủỷ mà không có lấy một cuộc dạo chơi” như ông mô tả. Khoảng bốn trăm trang tuôn ra từ ông trong vòng một tuần. Năng suất làm việc ấy phản ánh cái cảm giác khẩn cấp của ông: cuốn sách được soạn ra như một kiểu thông điệp cho tương lai. Có một qui luật lịch sử là, ông viết, “những người đương thời từ chối một nhận thức về những khởi đầu sớm của các phong trào lớn nó quyết định thời đại của họ.” Vì lợi ích của những thế hệ kế tiếp, những thế hệ sẽ được giao nhiệm vụ xây dựng lại xã hội từ đống tro tàn đô nát, ông quyết định lần tìm lại chế độ khủng bố của Nazi đã có thể thành công như thế nào, và làm sao bản thân ông cũng như nhiều người khác đã có thể mù quáng trước những bước khởi đầu của nó.

Zweig nhận rằng ông không thể nhớ lần đầu tiên nghe tên Hitler là khi nào. Đó là một thời đại lộn xộn, đầy những kẻ kích động xấu xa. Trong những năm đầu khi Hitler nổi lên, Zweig đang ở đỉnh cao sự nghiệp của ông, một chiến sĩ nổi tiếng của sự nghiệp nhằm đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các dân tộc châu Âu. Ông kêu gọi thành lập một trường đại học quốc tế có chi nhánh tại tất cả các thủ đô lớn của châu Âu, với một chương trình trao đổi luân phiên nhằm đưa lớp trẻ tiếp cận với các cộng đồng, các nhóm thiều số, và các tôn giáo khác. Ông nhận thức quá rõ rằng những cơn bốc đồng dân tộc chủ nghĩa thể hiện trong Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, đã bị pha trộn bởi những tư tưởng kỳ thị chủng tộc trong những năm giữa hai cuộc đại chiến. Khó khăn kinh tế và cảm giác nhục nhã mà toàn thể công dân Đức trải nghiệm như hậu quả của Hiệp ước Versailles đã tạo ra một nỗi oán hận tràn ngập có thể tiếp lửa cho vô số dự án quá khích, khát máu.

Zweig đã nhận xét về kỉ luật và những nguồn tài chính biểu hiện trong những đại hội của những người Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (tiếng Đức: Nationalsozialismus, viết tắt là Nazism) – những bộ đồng phục mới cứng đồng bộ một cách kì quái, những đoàn xe ô tô, mô tô xe tải phi thường mà họ diễu hành. Zweig thường vượt biên giới Đức đến thị trấn nghỉ dưởng nhỏ Berchtesgaden, nơi ông thấy “những đội nhỏ nhưng không ngừng lớn lên gồm những người trẻ tuổi đi giày cưỡi ngựa và mặc sơmi màu nâu với một hình chữ thập ngoặc trên ống tay áo.” Những người trẻ tuổi này rõ ràng được huấn luyện để tấn công, Zweig nhớ lại. Nhưng sau khi âm mưu nổi dậy của Hitler bị đập tan, năm 1923, Zweig dường như khó mà suy nghĩ khác về Nazi cho đến những cuộc bầu cử năm 1930, khi sự ủng hộ Đảng này bùng nổ – từ dưới một triệu cử tri hai năm trước lên đến hơn sáu triệu. Từ thời điểm này, vẫn còn rõ ràng khẳng định nổi tiếng này có thể báo trước điều gì, Zweig hoan nghênh nhiệt tình biểu lộ trong các cuộc bầu cử. Ông chê trách sự hẹp hòi của những người dân chủ cổ hủ của đất nước trước thắng lợi của Nazi, ông gọi những kết quả của thời gian đó là “một tiếng vang có thể không khôn ngoan nhưng cơ bản và cuộc nổi dậy được hoan nghênh của tuổi trẻ chống lại sự chậm chạp và thiếu quyết đoán của ‘chính trị cao cấp’ ”.

Trong hồi ký của mình, Zweig không bào chữa cho bản thân ông và những bạn trí thức của ông vì đã không sớm đoán ra ý nghĩa của Hitler. “Ít người trong số các nhà văn chịu khó đọc cuốn sách của Hitler, đã chế giễu lối khoa trương của phong cách văn chương thùng rỗng của y, thay vì nghiền ngẫm chương trình của y,” ông viết. Họ không coi y là nghiêm túc hay có văn hoá. Thậm chí trong những năm một chín ba mươi “những tờ báo dân chủ lớn, thay vì cảnh báo bạn đọc, lại bảo đảm với họ ngày này sang ngày khác rằng phong trào này…sẽ không tránh khỏi nhanh chóng sụp đổ.” Tự hào về học vấn cao của chính mình, tầng lớp trí thức không thể hấp thụ ý tưởng cho rằng chính nhờ có “những kẻ giật dây” – những nhóm tự lợi và những cá nhân tin rằng họ có thể lôi kéo những trí thức bất mãn để thủ lợi cho chính họ – mà kẻ vô giáo dục “kích động ở quán bia ” này đã thu được sự ủng hộ rộng lớn. Dù sao Đức vẫn là một quốc gia mà luật pháp dựa trên một nền tảng vững chắc, nơi đa số trong quốc hội phản đối Hitler, và nơi mà mọi công dân tin rằng “tự do và những quyền bình đẳng của họ được bảo đảm bởi hiến pháp được công bố một cách long trọng.”

Zweig nhận ra rằng tuyên truyền đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc xói mòn lương tâm của thế giới. Ông miêu tả khi cơn thủy triều tuyên truyền dâng lên trong Thế Chiến Thứ Nhất, tràn ngập báo chí và radio, sự nhạy bén của độc giả đã trở nên u mê như thế nào. Cuối cùng, ngay đến những nhà báo và trí thức có thiện chí cũng mắc tội vì cái mà ông gọi là “doping” của kích động, một kích thích cảm xúc nhân tạo, lên đến cực điểm và không thể tránh khỏi, trong sự căm thù và sợ hãi của quần chúng. Mô tả sự náo động lành mạnh theo sau tiếng la hét hùng hồn của một nghệ sĩ chống chiến tranh trong mùa thu năm 1914, Zweig nhận xét rằng vào thời điểm đó, “lời nói vẫn còn có sức mạnh. Nó vẫn chưa bị giết chết bởi sự dối trá có tổ chức, bởi tuyên truyền.” Nhưng Hitler đã “nâng dối trá lên thành vấn đề tất yếu,” Zweig viết, khi hắn đưa chủ nghĩa phản nhân đạo thành luật pháp.” Ông nhận xét, vào năm 1939, “Không có một tuyên bố của bất kì nhà văn nào có chút tác động nhỏ nhất.. không có cuốn sách nào, tiểu luận nào hay bài thơ nào” có thể gợi cho quần chúng chống lại việc Hitler hò hét thúc đẩy chiến tranh.

Tuyên truyền vừa củng cố cơ sở của Hitler vừa cung cấp vỏ bọc cho những cuộc xâm lược tàn bạo nhất của chế độ của hắn. Nó cũng làm cho những người đi tìm sự thật rơi vào suy nghĩ mong đợi mơ hồ, khi nỗi khao khát của người Âu về một giải pháp tốt lành cho cuộc khủng hoàng toàn cầu này bao trùm lên mọi hoài nghi có lí. “Hitler chỉ cần thốt ra từ ‘hoà bình’ trong một bài diễn văn, là khuấy động ngay được nhiệt tình của báo chí, khiến họ quên mọi hành động trong qúa khứ của hắn, và không hỏi tại sao Đức vũ trang điên cuồng đến thế, “ Zweig viết. Thậm chí khi người ta nghe những tin đồn về việc xây những trại tập trung đặc biệt, và về những căn phòng bí mật nơi những người vô tội bị thủ tiêu không qua xét xử, người ta vẫn không chịu tin rằng cái thực tế mới ấy có thể tồn tại lâu, Zweig kể lại. “Cái ấy có thể chỉ là sự bùng nổ của cơn thịnh nộ ban đầu, rồ dại,” người ta tự nhủ như vậy. “Loại sự việc ấy không thể tồn tại lâu ở thế kỉ hai mươi.” Trong một trong những cảnh xúc động nhất trong cuốn hồi kí của ông, Zweig mô tả ông nhìn thấy những người tị nạn đầu tiên từ Đức trèo qua những ngọn núi Salzburg và lội qua những dòng suối để vào Áo một thời gian ngắn sau khi Hitler được bổ nhiệm Thủ tướng. “Đói khát, tiều tụy, bị kích động… họ là những lãnh đạo trong chuyến bay hoảng loạn để cố thoát khỏi sự vô nhân đạo đang tràn ra cả quả đất. Nhưng ngay khi đó, khi tôi nhìn vào những người đi lánh nạn ấy, tôi chắc chắn đã nhận thấy trên những gương mặt xanh xao kia, như một tấm gương, cuộc sống của chính tôi; và thấy rằng tất cả, tất cả, tất cả chúng ta sẽ trở thảnh nạn nhân của chứng khát quyền lực của chỉ một con người này.”

Zweig sống khốn khổ ở Hoa Kỳ. Những người Mỹ dường như thờ ơ với đau khổ của những người di cư; châu Âu, ông nhắc đi nhắc lại, đang tự sát. Ông kể với một người bạn rằng ông cảm thấy như thể ông đang sống một cuộc sống “của người đã chết.” Trong một cố gắng vô vọng làm mới lại ý chí quyết sống, ông đã sang Brazil năm 1941, ở đó, trong những lần viếng thăm trước, người dân của đất nước này đã đối xử với ông như một siêu sao, và ở đó, sự pha tạp chủng tộc rõ ràng làm Zweig sửng sốt như thấy con đường duy nhất cho nhân loại tiến lên phía trước. Trong những bức thư gửi đi vào thời gian này, ông thổ lộ nỗi khát khao thường trực, như thể ông đã du hành ngược thời gian về thế giới của ngày hôm qua. Thế nhưng, cho dù tất cả sự ưu ái của ông đối với người dân Brazil và cảm kích trước vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước này, nỗi cô đơn của ông ngày càng trở nên sắc lạnh. Nhiều bạn thân của ông đã chết. Những người khác thì cách xa vạn dặm. Giấc mơ của ông về một châu Âu bao dung, không còn biên giới, (luôn là tổ quốc tinh thần của ông) đã bị phá hủy. Ông viết cho tác giả Jules Romains “Cuộc khủng hoảng bên trong của tôi là ở chỗ tôi không thể đồng hóa bản thân tôi với tôi của tờ hộ chiếu, với cái tôi lưu vong.” Tháng Hai1942, cùng với Lotte, Zweig dùng thuốc ngủ quá liều. Trong một thông điệp tự tử chính thức ông để lại, Zweig viết rằng có lẽ tốt hơn hết là rút lui trong tự trọng trong khi còn có thể, sau khi đã sống “một cuộc sống mà lao động trí tuệ là niềm vui thanh khiết nhất và tự do cá nhân là điều tốt lành nhất trên mặt đất.”

Tôi tự hỏi Zweig sẽ đánh giá sự thoái hoá tinh thần của nước Mỹ đã rơi xuống mức nào trong tình trạng hiện nay của nó. Chúng ta có một lãnh đạo lôi cuốn, một kẻ nói dối liên tục và không ăn năn – không phải bệnh lí mà có mưu đồ, để xoa dịu các đối thủ, để khích động cơn thịnh nộ trong khối cử tri nòng cốt của ông ta, và để khuấy động những lộn xộn. Nhân dân Mỹ bị làm cho rối mù và mụ mị bởi một trận lụt những tin tức giả mạo và thông tin làm lạc hướng. Đọc trong hồi kí của Zweig trong những năm Hitler lên nắm chính quyền, tự hỏi tại sao nhiều người có thiện chí thời đó “không thể hay đã không muốn nhìn ra một thủ đoạn mới vô sỉ bất chấp luân thường đạo lý một cách cố ý đang hoạt động,” khó mà không nghĩ về tình trạng tệ hại hiện nay của chúng ta. Tuần trước, khi Trump kí một lệnh quyết liệt cấm nhập cư dẫn đến một sự phản đối kịch liệt khắp trong nước và trên thế giới, rồi sau đó tìm cách xoa dịu những người phản đối bằng những biện pháp tạm thởi và những lời chối cãi, tôi nghĩ về một trong những thủ đoạn chủ yếu mà Zweig đã nhận dạng ở Hitler và những bộ trưởng của hắn: họ đưa ra những biện pháp cực đoan nhất một cách từ từ – có mưu đồ – để đánh giá mỗi sự vi phạm mới được đón nhận như thế nào. “Mỗi lần chỉ một viên thuốc duy nhất rồi sau đó đợi để quan sát tác động của sức mạnh của nó, để xem lương tâm của thế giới có tiêu hóa trọn được cả liều không,” Zweig viết. “Những liều thuốc tăng mạnh dần dần cho đến khi cả châu Âu lụi tàn vì chúng.”

Và Zweig vẫn có thể nhận xét về hôm nay rằng, Tổng thống Trump và “những kẻ giật dây” vô sỉ của ông ta vẫn chưa khóa hồ sơ về việc thực thi quyền lực của họ. Một bài học bi thảm mà “Thế giới của Ngày Hôm Qua” đưa ra là, ngay cả trong một nền văn hóa mà những thông tin đánh lạc hướng tràn ngập, nơi mà một thái độ hung dữ được những nhóm lợi ích giàu có, táp nham ủng hộ, cảm thấy có quyền nhờ sự nói dối không nao núng của một lãnh đạo có sức lôi cuốn, trung tâm có thể vẫn giữ được. Theo quan điểm của Zweig, chất độc cuối cùng cần thiết để làm kết tủa cơn thảm họa Đức xảy ra vào tháng Hai năm 1933, với vụ cháy toà nhà quốc hội ở Berlin, một vụ hỏa hoạn cố ý mà Hitler đổ cho những người cộng sản nhưng nhiều nhà sử học vẫn tin rằng do chính bọn Nazi gây ra. “Một cú đấm làm toàn bộ hệ thống tư pháp Đức tan tành,” Zweig nhớ lại. Sự phá hủy một công trình có tính biểu tượng – một vụ cháy chẳng làm chết ai – trở thành một cái cớ để chính phủ bắt đầu khủng bố thường dân của chính nó. Đám cháy định mệnh đó xảy ra chưa đến ba mươi ngày sau khi Hitler trở thành Thủ tướng. Sức mạnh đầy khổ đau của cuốn hồi kí của Zweig nằm ở nỗi đau nhìn lại và thấy rằng có một cửa sổ nhỏ trong đó có thể hành động, và rồi phát hiện ra cánh cửa sổ đó bỗng nhiên đóng sập lại một cách đột ngột và không sao cưỡng lại như thế nào.

Mua sách Thế giới những ngày qua ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Thế giới những ngày qua” khoảng 280.000đ đến 285.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Thế giới những ngày qua Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Thế giới những ngày qua Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Thế giới những ngày qua Fahasa” tại đây

Đọc sách Thế giới những ngày qua ebook pdf

Để download “sách Thế giới những ngày qua pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *