Thư Gửi Từ Miến Điện

Giới thiệu sách Thư Gửi Từ Miến Điện – Tác giả Aung San Suu Kyi

Thư Gửi Từ Miến Điện

Thư Gửi Từ Miến Điện là tập hợp các bức thư đáng nhớ Aung San Suu Kyi viết và gửi đăng trên tờ nhật báo Mainichi Shinbun của Nhật Bản trong khoảng từ tháng 11 năm 1995 đến cuối năm 1996 – quãng thời gian bà được tương đối tự do sau nhiều năm bị quản thúc. Cuốn sách là lời bộc bạch của chính tác giả về đất nước và con người Miến Điện, vùng đất xinh đẹp trong các mùa các tháng, các lễ hội, các phong tục truyền thống đa sắc, là lời tôn vinh những quân nhân quả cảm, các học giả, diễn viên và những người dân mạo hiểm cuộc sống của chính họ để ủng hộ cho lý tưởng nhân dân được làm chủ, được quyền bình đẳng… Những bức thư này đã thay bà và hàng triệu người dân Miến vượt ra khỏi biên giới quốc gia, nói lên tiếng nói của chính họ với cộng đồng quốc tế đang quan tâm tới tình hình chính trị nội bộ của Miến Điện.

Những lá thư còn khiến độc giả hiểu được những gì Aung San Suu Kyi phải đánh đổi khi đấu tranh cho tự do của Miến Điện, và rằng chính tình yêu quê hương tha thiết đã giúp bà vững tin trên con đường đấu tranh ôn hòa.

Thư Gửi Từ Miến Điện
Thư Gửi Từ Miến Điện

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Thư Gửi Từ Miến Điện
  • Mã hàng 8935235215139
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
  • Tác giả Aung San Suu Kyi
  • Người Dịch Định Nghệ, Hoài An
  • NXB NXB Tri Thức
  • Trọng lượng (gr) 350
  • Kích Thước Bao Bì 14 x 20.5
  • Số trang 244
  • Hình thức Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Thư Gửi Từ Miến Điện

Đánh giá Sách Thư Gửi Từ Miến Điện
Đánh giá Sách Thư Gửi Từ Miến Điện

1 Tác phẩm gồm tập hợp những bức thư của Aung San Suu Kyi gửi cho những người đồng chí của bà trong giai thoại bị tù tội vì đấu tranh cho một nền hòa bình thật sự ở Burma . Bà từ bỏ Anh quốc để trở lại quê nhà , thực hiện cho xong giấc mộng của cha bà đã mơ về một nước Miến Điện tươi đẹp trong tương lai , khi ông đánh thắng Hoàng quân Nhật Bản . Tiếc thay mọi nỗ lực của bà đi vào ngõ cụt vì sự ngăn trở của đám tướng lĩnh chỉ biết tư lợi giờ đang dẫn dắt quê hương bà đi vào một tương lai vô định . Thời gian trong khi bị biệt giam , bà chiêm nghiệm nhiều về cuộc đời , cái lý nhà Phật – tôn giáo mà cả dân tộc Miến Điện bao đời nay đã thấm nhuần ảnh hưởng – dẫn dắt bà đến một tiến trình giành lại tự chủ cho dân tộc nhưng không có bạo lực , tuân thủ tinh thần Ahimsa (Bất hại) , giới thứ nhất của ngũ giới . Tuy thực tế hiện tại đã khác lúc những bức thư này ra đời nhưng dù vậy giá trị văn hóa – lịch sử mà nó mang lại đã là không nhỏ . Một cái nhìn tổng thể đủ để người đọc hiểu thêm về một giai đoạn ngắn ngủi đầy biến động trong cả quá trình lịch sử đã góp phần hình thành bản sắc dân tộc của Burma hay Miến Điện ngày nay .

2 Aung San Suu Kyi, người phụ nữ được trao giải Nobel hòa bình vì quá trình đấu tranh ôn hòa cho nền dân chủ Myanmar (Burma), không có nhiều tác phẩm do chính bà viết, đây là cuốn sách tập hợp những lá thư bà gửi sang Nhật trong một quãng thời gian ngắn. Miến Điện không phải là một đất nước quá nổi tiếng, chưa được viết đến nhiều qua sách vở, dù ngày nay chúng ta có thể dễ dàng tham quan những thắng cảnh như hồ Inle, Bagan… Qua những lá thư của tác giả, chúng ta biết thêm phần nào về đất nước và dân tộc Miến Điện, những truyền thống có một vẻ đẹp riêng biệt và cả những khó khăn của người dân nơi đây cũng như của bản thân tác giả. Sẽ có người cho là lối viết khô khan, nhưng hẳn cũng sẽ có người ưa thích văn phong giản dị không quá phô trương, vì tác giả không phải là nhà văn, và những lá thư được tập hợp trong sách sau cùng vốn vẫn là viết cho mục đích chính trị. Những biến cố gần đây khiến thế giới đang có sự nhìn nhận lại Aung San Suu Kyi, cũng như có những lý tưởng trong sách dường như nên đặt dưới một cái nhìn khách quan và mang tính phê bình hơn trước, nhưng những gì bà viết trong cuốn sách này vào thời điểm đó, cũng như những đấu tranh và thử thách của bà trước đây vẫn có một giá trị không nhỏ trong việc tìm hiểu đất nước Myanmar.

3 Sách mới đẹp, mình vẫn rất hài lòng về những cuốn sách của Nhã Nam.Mình tìm đến cuốn sách bởi sự ảnh hưởng gần đây từ cuộc đảo chính tại Myanma. Hi vọng sẽ tìm được những câu trả lời thoả đáng.

4 Một cuốn sách đẹp đẽ. Tác giả viết với nhiều tâm từ và niềm hi vọng, nhiều sự kiên nhẫn và bền tâm.

5 Cuốn sách rất ấn tượng với mình. Về nội dung là những bức thư của tác giả đoạt giải Nobel Hoà bình. Hình thức sách mới đẹp. Mãi ủng hộ tiki trading.

Review sách Thư Gửi Từ Miến Điện

Review sách Thư Gửi Từ Miến Điện
Review sách Thư Gửi Từ Miến Điện

Thư gửi từ Miến Điện là tập hợp các bức thư do Aung San Suu Kyi – chính trị gia, nhà ngoại giao Miến Điện, lãnh đạo của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ. Bà nhận giải Nobel Hòa bình năm 1990, và trở thành Cố vấn nhà nước đầu tiên của Miến Điện (tương đương Thủ tướng) vào năm 2016. Cuốn sách là những lời do chính tác giả viết về đất nước và con người Miến Điện, các vùng đất, các lễ hội và phong tục đẹp đẽ. Một Miến Điện đã trải qua nhiều biến cố chính trị để đấu tranh cho tự do và bình đẳng, và hiện vẫn đang chìm trong bạo loạn và biểu tình, vô tình khiến chúng ta quên đi những nét đẹp vốn có của đất nước này. Thư gửi từ Miến Điện đã cho người đọc thấy những góc nhìn khác về Miến Điện, tuy có đấu tranh, tuy có áp bức, nhưng nổi bật hơn trên những trang sách lại là những nét đẹp của thiên nhiên, của lễ té nước, của lòng hiếu khách, và trên hết, là một Miến Điện luôn tràn đầy hi vọng vào một tương lai dân chủ, tự do.

12. Các mùa và tháng

Nhìn chung, có thể nói thời tiết Miến Điện không có bốn mùa, chúng tôi chỉ có ba mùa: mùa nóng, mùa mưa và mùa lạnh. Mùa xuân hầu như không rõ, mặc dù ở những khu vực vùng biên mát mẻ hơn, có một quãng thời gian thời tiết dễ chịu, giống như mùa xuân mà chúng tôi thường gọi là đầu hè. Cũng chẳng có một mùa nào giống như mùa thu mà người dân Nhật rất dễ nhận ra, tuy vậy ở một số nơi trên đất nước này có những loại cây rụng lá khi giao mùa, và những tán màu momiji (cây phong Nhật) như làm bừng sáng những tuần đầu tiên của mùa lạnh.

Nếu chỉ nhìn qua cách ăn ở của người Miến Điện, người ta có thể có cảm giác như thể chúng tôi không thực sự nhạy cảm với thời điểm giao mùa. Chúng tôi không có các lễ hội ăn mừng những bông hoa mùa xuân hé nở, không nhận thấy vẻ đẹp rực rỡ của mùa thu, không lồng ghép các mô típ đặc trưng của các mùa vào các sản phẩm mỹ thuật hay thời trang của mình. Quanh năm chúng tôi mặc đúng một kiểu quần áo: sự khác biệt chủ yếu trong lối ăn mặc giữa mùa nóng và mùa mưa là một cây dù, và trong mùa lạnh chúng tôi chỉ đơn giản mặc thêm một vài lớp quần áo bên ngoài trang phục mùa hè. Chúng tôi không tạo cho người khác ấn tượng rằng mình chú ý nhiều đến sự khác biệt giữa các mùa.

Nhưng thực ra người dân Miến Điện có ý thức sâu sắc với những biến đổi tinh tế của thế giới chung quanh mình trong một năm. Theo truyền thống cũ, chúng tôi nhìn nhận sáu mùa và còn có một thể loại thơ xem mỗi tháng trong mười hai tháng âm lịch như là một mùa riêng.

Tháng Mười hai gần trùng với tháng Natdaw, trước thời Phật giáo bén rễ ở Miến Điện, đây là thời điểm thờ phụng vị thần Ấn Độ giáo Ganesh đầu voi, vị thần của sự sung túc. Trong truyền thống thơ ca, Natdaw là tháng mặt đất được bao bọc trong màn sương mù, trong những giọt sương lạnh bàng bạc và những con tim thì chất chứa nỗi mong nhớ người thân yêu khuất bóng. Đó là tháng hoa lan thazin nở những bông hoa nhỏ tinh tế, với nhụy vàng ánh kim, uốn cong xuống theo cuống màu xanh trong. Đối với người dân Miến Điện, hoa thazin quá sức lãng mạn, tinh tế và khó chăm sóc, còn vẻ đẹp duyên dáng của nó hầu như không thể tách rời khỏi cái lạnh buốt của mùa hoa nở.

Tháng Natdaw chiếm trọn nửa cuối mùa Hemanta, tức mùa đông. Đó là mùa dễ thương nhất, gợi nhiều niềm hoài nhớ nhất ở Miến Điện. Bầu trời xanh màu da Trời nhạt, sáng bùng như sứ với viền màu xanh lam phía chân trời. Ở Rangoon, ngày lạnh nhất năm cũng chẳng lạnh hơn một ngày đẹp trời ở Kyoto trong mùa hoa anh đào nở. Ấy thế nhưng với người Miến, thế là đã lạnh lắm rói.

Các ông lớn tuổi đội mũ trùm len khi ra ngoài tán bộ lúc sớm tinh mơ, còn các bà thì khoác những chiếc khăn choàng đan tay bên ngoài những chiếc áo khoác bằng nhung hoặc flanel lịch sự, thứ mốt có từ cách đây cả nửa thế kỷ. Theo lời người xưa, ta nên ăn những món ấm nóng và giàu dinh dưỡng như thịt, sữa, bơ, mật ong và gùng sao khô trong suốt mùa Hemanta, và đôi má của những người được ăn uống đủ đầy phính ra và bóng lên trong không khí mát lành của buổi sáng sớm.

Với tôi, mùa đông tới là khi tôi bắt đầu phải trải thêm những tấm chăn Chin mà cả nhà vẫn luôn sử dụng. Những tấm chăn làm bằng sợi bông dày này có kẻ sọc hoặc kẻ ca rô, với đủ các sắc xanh, đỏ và nâu đỏ khác nhau. Khi còn nhỏ, chúng tôi thường gắn bó với tấm chăn của mình, và tôi đặc biệt nhớ tấm chăn kẻ ca rô xanh mà tôi cứ nhất mực đòi dùng cho đến khi nó rách tươm. Nay, chiếc chặn đầu tiên mà tôi trải trên giường khi thời tiết lạnh giá kéo đến là chiếc chăn cũ mà những bạn người Chin đã tặng cha tôi: đó là một chiếc chăn trắng sọc đỏ đã bạc màu, và ở góc có ngày tháng do chính tay mẹ tôi thêu: “25-3-47″. Khi nhiệt độ xuống thấp hơn nữa, tôi trải lên trên chiếc chăn Chin đó tấm chăn Nhật từng góp phần tạo nên phòng cưới của cha mẹ tôi.

Vậy là đã tám mùa đông, không đêm nào tôi lên giường mà không nghĩ đến các tù nhân lương tâm và những người khác đang chịu cảnh từ dầy trên khắp Miến Điện. Khi nằm đây trong chăn ấm, nệm êm, và có mùng chống muỗi, tôi không thể không nhớ đến biết bao đồng nghiệp chính trị của mình đang nằm trong buồng giam lạnh lẽo, trên những mạnh chiếu mỏng mà cái lạnh buốt xương của nền bê tông có thể len qua. Họ thiếu cả quản áo và chăn nệm, và chẳng có chiếc mùng nào bảo vệ. Mùa đông muỗi không nhiều như mùa hè, nhưng có thêm chiếc mùng, họ cũng có thể có thêm chút ẩm, thứ mà họ đang cần đến vô cùng. Tôi băn khoăn không biết có bao nhiêu tù nhân nằm co ro run rẩy suốt đêm, bao nhiêu người già cả hơn bị đau nhức xương khớp, cơ bắp thì rã rời, bao nhiêu người đang mơ đến một món đồ uống nóng và những tiện nghi khác ở nhà.

Đã tám mùa đông, tôi luôn ra khỏi giường, ngắm nhìn thế giới tươi tắn trong lành ở bên ngoài và luôn trăn trở không biết có bao nhiêu tù nhân có thể thưởng thức vẻ đẹp của mùa Hemanta mà những nhà thơ của chúng tôi đã từng nhắc tới với nỗi niềm lưu luyến đến thế. Sẽ thật lý thú khi đọc những bài thơ về mùa đông sau những bức tường vô trị của nhà tù, những bức tường chặn mất màn sương bạc và ánh nắng mỏng manh, mùi của những đóa hoa nhạt màu vẫn bừng nở trong mùa đông và vị của những món ăn ấm nóng, giàu dinh dưỡng.

Một review khác của độc giả về cuốn “Thư Gửi Từ Miến Điện”:

Đọc cuốn sách này xong mình nghĩ rằng không có nơi đâu trên Trái Đất này mà người dân lại dễ bị bỏ tù như ở Myanmar. Nhưng lạ ở chỗ dù biết chắc mình sẽ bị đưa đi sau sự kiện họ tham gia, lúc nửa đêm hay ngay ngày mai, họ có vẻ vẫn hết lò
Một vài thông tin cho các bạn chưa biết, Myanmar hay còn có tên khác là Burma, Miến Điện là 1 trong 10 quốc gia thuộc Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà Việt Nam là một thành viên. Aung San Suu Kyi (người thân và bạn bè hay gọi là Suu) là nhà lãnh đạo đấu tranh vì nhân quyền và dân chủ tại Myanmar, và là con gái của người anh hùng dân tộc Aung San, người được mệnh danh là cha đẻ của nền độc lập Miến Điện. Thư Gửi Từ Miến Điện là tập hợp các bức thư đáng nhớ bà viết và gửi đăng trên tờ nhật báo Mainichi Shinbun của Nhật Bản từ tháng 11/1995 đến cuối năm 1996. Bà được Nghị viện châu Âu trao giải Sakharov vì Tự do Tư tưởng năm 1990 cho những nỗ lực không biết mệt mỏi vì nền dân chủ, nhân quyền và sự hòa giải dân tộc bằng các biện pháp ôn hòa. Bà cũng được trao giải Nobel Hòa bình năm 1991.

Trong các bức thư, Suu nói về thiên nhiên, văn hóa, con người, lễ hội Myanmar qua các mùa, các tháng và lồng ghép vào đó các suy ngẫm, quan điểm về tình hình chính trị, xã hội tại Myanmar như chính sách kinh tế, nạn tham nhũng, lạm phát, an ninh không được đảm bảo… Đồng thời, bà cũng tôn vinh những con người đã đấu tranh, dấn thân, hy sinh cho lý tưởng, khi là những ông bà lão bình dị, những nhà sư, văn nghệ sĩ, học giả, sinh viên, thậm chí những quân nhân quả cảm, vì tất cả họ đều đang phản kháng lại chế độ quân phiệt độc tài. Điểm khác biệt lớn nhất giữa họ, những người ủng hộ Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD), tổ chức trong nhiều năm qua vẫn nhận được sự ủng hộ lớn nhất của người dân Miến Điện so với chế độ quân chủ là chủ trương đấu tranh ôn hòa, phi vũ trang. Mình cũng đôi lần tự hỏi vì sao người dân Miến Điện lại chán nản chế độ hiện tại đến thế, câu trả lời có lẽ là vì với sự cai trị độc tài của họ, Myanmar đã từ một nước được đánh giá là phát triển nhất Đông Nam Á trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới, và những cuộc vây ráp có thể diễn ra bất cứ đâu, bất cứ lúc nào đối với bất kì ai bị cho là ở phe đối lập.

Cần lưu ý khi đọc cuốn sách này là nó được xuất bản năm 2018, những lá thư được viết từ những năm 1995, 1996 trong đó có đề cập đến nhiều sự kiện từ những năm 1962, và giờ đang là tháng 4/2021. Kể từ năm 1996 đến nay đất nước này cũng đã trải qua nhiều sự thay đổi rồi nên các bạn nên đọc thêm các tài liệu khác để có cái nhìn toàn diện hơn. Về vấn đề chính trị hiện tại, người dân Myanmar sẽ hiểu hơn ai hết và có lựa chọn riêng của họ, mình không bàn sâu. Mình muốn tiếp cận cuốn sách này dưới góc nhìn văn hóa nhiều hơn và cũng có thêm thông tin để có những đánh giá cá nhân về tình hình chính trị, xã hội hiện tại ở Myanmar.
Mình đặc biệt thích những đoạn mô tả của tác giả về con người, thiên nhiên và các lễ hội ở Miến Điện, như trong những bức thư về “Uống trà”, “Lễ té nước”, “Các mùa và tháng”, “Những suy ngẫm dưới mưa”… Qua đó, mình cảm nhận tác giả là người phụ nữ sâu sắc, tinh tế và có những rung cảm trước những điều xinh đẹp nhỏ nhặt quanh bà dù ngày ngày bà và những đồng chí của mình luôn phải đối mặt với những điều không bình thường có thể bất ngờ đến bất cứ lúc nào.
Nếu chỉ đọc sách để biết thêm về 1 đất nước mới, tập trung vào văn hóa và muốn có thêm kiến thức xíu về lịch sử chính trị ở đây thì sách khá dễ đọc. Ngoài ra, tác giả nhắc nhiều đến các từ của nhà Phật nên chắc sinh viên đại học trở lên đọc sẽ dễ hiểu hơn các em học sinh cấp 2, 3, mặc dù cũng có ít nhiều giải thích nghĩa của các từ ấy. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề chính trị được đề cập đòi hỏi người đọc có sự quan tâm nhất định đến vấn đề chính trị để không cảm thấy nhàm chán cũng như dễ hiểu, dễ cảm hơn.

Mua sách Thư Gửi Từ Miến Điện ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Thư Gửi Từ Miến Điện” khoảng 73.000đ đến 78.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Thư Gửi Từ Miến Điện Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Thư Gửi Từ Miến Điện Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Thư Gửi Từ Miến Điện Fahasa” tại đây

Đọc sách Thư Gửi Từ Miến Điện ebook pdf

Để download “sách Thư Gửi Từ Miến Điện pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

[Review sách, Pdf, Ebook, Tải sách]

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *