Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn

1. Review sách Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn

Review sách Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn
Review sách Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn

Không phải là một cuốn sách đầy mùi mẫn, tràn tình yêu thương, những lời có cánh như ngôn tình; cũng không phải là cuốn sách mang tính khoa học, sử dụng nhiều ngôn ngữ trí tuệ “bậc cao”, Tôi muốn cuộc đời như tôi muốn của Varun Agarwal với những ngôn từ hết sức giản dị, không hề trau chuốt, viết lên những câu chuyện tưởng chừng hết sức bình dị, luôn xảy ra trong cuộc sống hàng ngày nhưng với cách kể dí dỏm, hài hước cùng giọng điệu châm biếm như thêm sự mới lạ cho câu chuyện, để người đọc dễ hình dung hơn và tiếp cận họ dễ dàng hơn những cuốn sách khác.

Bạn bè thân thiết, họ hàng quen thuộc thừa biết tôi chẳng phải là nhà văn nhà veo gì. Thế nhưng, khi viết cuốn sách này, tôi đã vận hết sức để đánh thức anh chàng Hemingway tiềm ẩn trong mình. Nhưng đấy mới chính là vấn đề. Các cậu biết đấy, chẳng có cái anh quái nào tên là Hemingway cư ngụ trong đấy cả.

Và làm ơn đừng có đọc xong rồi đi rêu rao như mõ làng rằng: “Này chúng mày ơi, thằng này viết không ngửi được”. Tôi biết thừa đi ấy chứ.

Giáo viên Ngữ văn của tôi mà đọc được cuốn sách này chắc sẽ choáng váng kinh lắm. Tôi chỉ là một người kể chuyện chứ chẳng phải nhà văn quái gì, thế nên tốt hơn hết đừng mong đợi nhiều.

Ngay tên sách cũng phần nào đó nói lên một chút bất cần, pha chút tự tin và cả một “ít” cái tôi của tác giả khiến cho những câu chuyện trở nên chân thực hơn bao giờ hết, như một cách tác giả thu nhỏ cuộc sống của mình lại vậy. Chính xác hơn là một tự truyện thuộc thể loại hồi ký được biên chế, thêm thắt chi tiết cho nó kịch tính hơn.

Ờ, trước khi bắt đầu, tôi nói cho các cậu hay, đây là cuốn sách kể lại hành trình trở thành doanh nhân của tôi. Được rồi, được rồi, có thể thi thoảng tôi hơi chém một tí, nhưng dù gì thì nó cũng là câu chuyện của tôi. Vì thế, các cậu nghe thì nghe, không nghe thì kệ, tôi chẳng bận gì đâu.

Và nhân vật chính, Varun Agarwal cùng thằng bạn chí cốt Rohn Malhotra. Nói một cách ngắn gọn, câu chuyện là sự bứt phá vươn lên của một cậu con trai thất nghiệp đến một doanh nhân trẻ, khi viết cuốn sách này cậu 23 tuổi. Cậu sinh viên tốt nghiệp đai học một cách làng nhàng, không có gì nổi bật, là niềm thất vọng của ba mẹ vì ở Ấn Độ, không tốt nghiệp giỏi, không có bằng MBA thì không lấy được vợ, đồng nghĩa với việc không được tham gia vào việc phân chia của hồi môn sau này. Mà ở thành phố Bangolare của cậu, không có nghề nào được tôn trọng ngoài kĩ sư công nghệ, vì thế “nếu lấy viên đá ném vào một người thì xác suất trúng vào kĩ sư công nghệ hoặc những người làm dịch vụ công nghệ là 99%”.

Cuốn sách không chỉ nói về việc khởi nghiệp của một người trẻ, nó còn nói về ý chí của Varun khi dám đứng độc lập, không đi theo những định kiến xã hội và dám thay đổi nó. Mẹ là người cho cậu quyết tâm để làm mọi thứ. Mặc dù, có khi bị lung lay bởi những bà dì luôn luôn “tiêm nhiễm” vào đầu mẹ cậu ta những suy nghĩ tiêu cực về doanh nhân, mẹ cậu đã cho cậu thấy bà rất tin tưởng và tự hào vì cậu ấy. Câu chuyện còn hướng dẫn rất nhiều cách thức và chìa khóa vàng mà đó là những kiến thức tích lũy kinh nghiệm từ lúc lập nghiệp đến nay.

Cuốn sách được biết tới có bốn phần rõ ràng.

  • Phần I: Giới thiệu đôi nét về cuộc sống của Varun và quyết định đưa ra ý tưởng kinh doanh của cậu.
  • Phần II, III, IV: Cách thành lập công ty của cậu và người bạn, các kinh nghiệm cậu tích lũy được trong mỗi lần va chạm ngoài cuộc sống.

VARUN VÀ Ý TƯỞNG KINH DOANH

Như đã nói, Varun – cậu con trai có lực học làng nhàng, nên thường bị bà dì Anu, người cũng có con trai học lực được xếp vào loại top của lớp và trớ trêu thay là cùng lớp với Varun. Bà dì trong mắt Varun “Món khoái khẩu của dì ta là chõ mũi vào chuyện của người khác và thích thú đánh hơi ngay cả khi chỗ ấy chẳng bốc mùi gì ráo. Dì ta lúc nào cũng ra cái vẻ nghiêm trọng và biết tuốt. Cái kiểu nói chuyện chúa là ẽo ợt của dì thì đúng là khiến tôi phiền cả người”.

Khi mẹ Varun mở đầu câu chuyện,

“Nhưng làm thế nào mà Arjun nhà em lại học hành giỏi giang vậy hả Anu?”

“Ôi giời! Arjun dạo này học hành không được tốt cho lắm Poo ạ. Mà em thực sự ngạc nhiên về con trai chị đấy.” Bà dì Anu thở dài.

Lần đầu tiên trong ngày hôm đó, tôi nở một nụ cười mãn nguyện. Gì đây? Một tia hy vọng vừa vụt sáng chăng? Thằng Arijun cũng có thể bị ăn phải bùa lú một lần, có thể lắm chứ?

“Kết quả của thằng bé sao vậy?”, mẹ tôi hỏi, phấn chấn trở lại.

“Nó chỉ được có 95 điểm thôi, chị ơi!”, dì ta lắc đầu ngán ngẩm.

Đó là lần đầu tiên trong đời tôi biết bà cô Anu bá đạo thế nào. Dì ta sinh ra đã được trời phú cho tố chất khiến người khác tự cảm thấy bản thân họ tệ hại thê thảm đến mức nào. 95 điểm không những ám chỉ việc thằng Arjun đứng đầu lớp, mà còn có nghĩa là nó đang dẫn đầu toàn khối 6.

Nhưng chừng đó không thể làm cho Varun tự ti về bản thân mình. Cậu chia sẻ ý tưởng kinh doanh của mình với Mal – Varun không chỉ coi là thằng bạn “cứt” mà Mal được Varun tôn lên như một chuyên gia MBA thứ thiệt.

Nghĩ lại thì tôi không thể tin nổi là câu chuyện lại bắt đầu như thế .

“Mal, tao có một ý tưởng và muốn rủ mày’chiến cùng’”, tôi nói.

“Ok, nói tao nghe xem”

“Nhưng chúng ta phải làm một hơi đã chứ nhỉ?”

“Lúc nào chẳng thế hả thằng khốn!”

“Ok. Chỉ mấy từ thôi. Kinh doanh sản phẩm ăn theo trường học. Sao nào?”

“Nói tiếp đi.”

“Chúng ta sẽ làm áo nỉ, áo thun in logo,…cung ứng cho các cựu học sinh, sinh viên của các trường trung học, đại học. Và còn cả đồng phục khóa, đồng phục lớp, nhóm cho cái tụi đang học trong trường nữa.”

Ý tưởng là vậy, nhưng một thực tế nan giải là mọi ý tưởng tuyệt vời đều cần đến tiền. Trong khi, Mal đang “cày thuê” tại KGMP, còn Varun thất nghiệp, thì việc có người đầu tư cho họ cũng là một khó khăn lớn.

Thế nên, chẳng còn cách nào khác là phải tạo ra những cách thức của riêng mình, đi trên đôi chân của chính mính để không phải dựa dẫm vào bất kỳ ai.

Không thực hiện vẽ các bảng biểu, không đưa ra con số khả quan và viết chằng chịt hết bảng excel này tới bảng excel khác vì hai cậu cho rằng,

Chúng tôi đã chứng kiến không ít người có những ý tưởng hay ho để rồi bị chìm nghỉm trong một bể những con số, không bao giờ dám mạo hiểm đi quá xa để khởi nghiệp công ty của họ.

Thế nên, chúng tôi quyết định quẳng hết đi và chỉ làm những gì chúng tôi thấy cần thiết:

a, Tìm một nhà sản xuất phù hợp, từ đó sẽ hình thành nên những đầu mối cho công việc làm ăn này.

b, Tìm một thị trường phù hợp với một sự kiện để kiểm chứng ý tưởng kinh doanh và sản phẩm của chúng tôi.

Sau những lần từ chối của các nhà sản xuất và những khó khăn mà dì Anu tạo ra cho Varun, cậu vẫn quyết tâm cùng Mal đến Tirupur được xem là “kinh đô” T-shirt của Ấn Độ để tìm nhà sản xuất. Thật không phụ công hai anh chàng, Varun và Mal đã đồng ý bắt tay hợp tác với nhà sản xuất Purshottam.

Rồi cả bài học kinh doanh mà Varun rút ra được sau lần đi chợ với mẹ.

Vừa thoáng thấy chúng tôi tiến về phía quầy thực phẩm, mấy người bán hàng đã “báo động” ngay cho nhau. Bọn họ chẳng thương tiếc vứt ngay điếu thuốc đang hút dở, quẳng sang một bên cái điệu bộ vật vờ và sẵn sàng “ xung trận”.

“Hành bán thế nào đây?” Mẹ hỏi một người bán hàng nom có vẻ ngây thơ như hột cơm.

“Chỉ 20 rupees thôi cô ơi. Nhưng với cô, cháu bán rẻ 15 rupees thôi ạ”, anh ta “hót” với mấy ngón tay đang run rẩy.

“Anh đùa tôi à? Hai cân hành, 8 rupees”, bà nói với giọng đắc thắng.

“Nhưng cô ơi…”

Trước khi anh chàng khốn khổ kịp nói thêm điều gì đó, mẹ tôi đã chuyển sang quầy hoa quả.

“Táo bán bao nhiêu đây?”

“Chỉ 20 rupees thôi cô ơi.”

“Cái gì cơ??”

“Hehe, vâng cô ạ.”

“12 rupees 1 kg, không thêm một xu nào nữa đâu.”

“Nhưng cô ơi…”

Sau khi hạ gục thành công mọi gã bán hàng, cuối cùng chúng tôi cũng ra bến bắt xe về nhà.

“Cho về Koramanagala”, mẹ tôi nói

“100 rupees”, gã tài xế kênh kiệu đáp.

Điều tiếp theo tôi được biết là, mẹ tôi cằn nhằn gì đó với viên cảnh sát giao thông ở ngay đó và khiến công dân tội nghiệp kia mất toi một khoản phí phạt đáng kể. Kết quả là, chúng tôi lên xe của anh ta về Koramanagala chỉ với 20 rupees.

Nghệ thuật thương lượng chính là kỹ năng quan trọng nhất mà một doanh nhân cần sở hữu. Và các cậu học được nó ở đâu nào? Chẳng cần hao tâm tổn trí chen chân vào bất kỳ trường dạy kinh doanh nào cả. Cứ lượn quanh các bà cô và quan sát họ thật tỉ mỉ. Chỉ cần các cậu có thể vận dụng dù chỉ 10% “phép thuật” của họ vào việc thương thảo và áp dụng nó trong công việc kinh doanh thôi, đảm bảo các cậu sẽ sở hữu một khoản tiền kếch xù trong thời gian ngắn nhất!

Và rồi, việc gì đến cũng sẽ đến, họ có được những hợp đồng đầu tiên và tất nhiên có cả tên công ty của chính họ.

“Mal, mày có chắc mày muốn dùng tên Backbenchers không?” Tôi hỏi.

“Ừ mày, tại sao không, tao thấy nó tuyệt đấy chứ”. Thằng Mal nói.

“Ê mày, có nhớ cái tên nào khác mày cũng thích không?”

“Cái nào cơ?”

“Alma Mater”

“Alma Mater? Tao không chắc lắm.”

“Chúng ta sẽ bàn chuyện làm ăn với ban giám hiệu và những người có thẩm quyền đấy. Tao không nghĩ cái tên Backbenchers thích hợp đâu.”

“Hmmm.”

NHỮNG ĐIỀU VARUN TRẢI QUA

Sau vụ thương thảo thành công với ban giám hiệu và hội cựu sinh viên, Varun và Mal đã tạo cho họ một gian hàng gần tòa nhà chính của trường (để sau khi bữa tiệc của các Cựu sinh viên kết thúc việc bán hàng sẽ thuận lợi). Ban đầu, có vẻ không ai bận tâm tới gian hàng của họ cho tới khi một cựu sinh viên khóa dưới nhận ra Varun và đó là tia hy vọng của Alma Mater. Một hồi khen ngợi và hói giá khá chi tiết, tưởng rằng đó sẽ là khách hàng tiềm năng của họ, thì khi dứt câu “Đợi em đi rút tiền đã”, tia hy vọng của Varun vụt tắt. Cậu xuống tinh thần, nghĩ đến việc phải trả nợ cho Purshottom, việc phải nhận công việc mà dì Anu xin cho…Nhưng sau đó 7 tiếng, Varun không còn tin nổi vào mắt cậu.

Đó là một đám đông- SIÊU ĐÔNG đứng trước quầy hàng của chúng tôi. “chú em” của tôi cũng đang ở đó với 20 đứa bạn của cậu ta. Hẳn là, cậu ta đã kiêm luôn chức “ mõ làng” đi rao khắp nơi về chúng tôi và lôi cổ luôn cả những cựu sinh viên Cotton khác đến. Đám đông tề tựu đủ cả đương kim Cottonian lẫn cựu Cottonian, ai cũng muốn mua một thứ gì đó. Bọn họ đang gọi bạn bè của mình và đám bạn ấy lại loan tin cho những người khác nữa, họ đang truyền tai nhau về “ Alma Mater”.

Cỡ 100 tấm danh thiếp được in ra đã bốc hơi hết chỉ trong vòng 15 phút. Chúng tôi đành viết số điện thoại lên những mẩu giấy nhỏ. Thật khó tin! Tôi bận đến mức không có thời gian để òa khóc vì sung sướng! Áo cảu chúng tôi không đủ để bán cho mọi người. Đằng kia đang bán bánh nóng và chúng tôi còn không có cả thời gian mà ăn. Khi buổi bán hàng kết thúc, chúng tôi ngẩng lên đã là 6 giờ chiều.

Tất cả mẫu áo của chúng tôi đều đã được bán sạch sẽ. Ngay cả chiếc áo chúng tôi mặc trên người cũng bị “lột” luôn, hai thằng tôi đành phải mượn tạm áo T-Shirt của mấy sinh viên nội trú. Nhưng đây mới là phần hay nhất – các cậu có thể tưởng tượng được chúng tôi đã bán bao nhiêu chiếc áo trong vòng 5 giờ không? 600 chiếc. Vâng, 600 chiếc đấy, khỉ thật!!!

Với một câu hỏi của đàn anh khóa 78 – “Này các cậu, tôi sống ở San Francisco. Nếu tôi muốn mua một chiếc áo này, tôi phải làm sao?”. Từ đó, họ đã quyết định mở một cửa hàng online.

Một gian hàng điện tử, đối với xuất phát điểm hiện thời của chúng tôi, không chỉ hợp với khả năng chi trả mà còn khả thi hơn. Ý tôi là, thông qua một gian hàng điện tử, bất cứ ai trên thế giới muốn mua bất cứ sản phẩm nào của chúng tôi cũng đều có thể đặt hàng chỉ với vài cú nhấp chuột tanh tách. Nào, bây giờ, hãy so sánh nó với việc có những của hàng bình thường mở tại một nơi nào đó.

Đầu tiên, tiền thuê địa điểm giá ngút trời. Thứ hai, để quản lý nó tốn cả núi thời gian chứ chẳng chơi. Thứ ba, dù có bán chạy như tôm tươi thì lượng khách hàng cũng chỉ vỏn cẹn quanh khu vực đó mà thôi. Với một cửa hàng trực tuyến thì khỏi cần lo tới những vấn đề đó, và hơn thế, khách hàng của chúng tôi có thể là bất kỳ ai ở bất cứ đâu trên hành tinh này. Tất cả những gì bạn cần là một cái thẻ tín dụng. Mà có khi cũng chẳng cần đến nốt, hệ thống những công ty chuyển phát nhanh thậm chí còn mở dịch vụ “Thanh toán tiền mặt khi nhận hàng” cho phép bạn có thể trả tiền khi đã nhận được hàng. Thế nên, bước logic tiếp theo đương nhiên là tạo cho công ty một website thương mại. Thật quá hên cho chúng tôi, anh trai thằng Mal sở hữu một công ty có tên gọi Exit Designs chuyên về thiết kế và phát triển website, ngoài ra còn cả dịch vụ lưu trữ và duy trì web. Không trì hoãn thêm nữa, chúng tôi đã “ đặt gạch” một cuộc gặp anh sau ba ngày nữa.

Dù là một kẻ không mấy nổi bật trong mắt người khác, nhưng Varun không hề giống đám đông. Trong khi người khác buông xuôi theo số phận, Varun biết chính xác điều mình muốn làm và bắt đầu quyết tâm thực hiện những mong muốn đó bằng được. Sức ép của xã hội, của định kiến, của trào lưu đám đông vẫn vậy. Thế nhưng Varun có sự tin tưởng vững chắc từ người mẹ, sự phối hợp đầy ăn ý với đồng nghiệp và cả những người khách hàng tuyệt vời.

Theo cách kể dí dỏm, hài hước, Varun đôi lúc khiến người đọc phải bật cười vì tinh thần hài hước, lạc quan của anh. Nhưng qua tiếng cười đó là con đường mà một người trẻ thành công đã thật sự đi qua.

Người ta có thể định nghĩa thành công theo nhiều cách khác nhau, không hoàn toàn phải bước theo trào lưu hay định kiến, sức ép từ xã hội. Một người chỉ thành công hoàn toàn khi làm điều mình thực sự mong muốn, cảm thấy hạnh phúc và cũng mang lại giá trị cho người khác. Varun Agarwal đã tự tạo con đường riêng của mình, dù nó chẳng hề dễ dàng nhưng chỉ cần đủ kiên trì, người ta sẽ làm được điều mình ấp ủ.

Tôi muốn cuộc đời như tôi muốn không phải là cuốn sách đọc để cười hay giải trí, nhưng là cuốn sách cực kỳ hữu ích. Bạn sẽ nhận ra vấn đề của mình trong vấn đề của Varun Agarwal, và thành công của anh, và thành công của anh là động lực để bạn theo đuổi ý tưởng của riêng mình.

Cuốn sách không phải là một công thức kinh doanh cụ thể cho những người muốn thành công một cách nhanh chóng. Nó buộc người đọc phải thực sự suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề muốn cuộc đời của bản thân trở nên như thế nào. Ngoài việc có tuổi trẻ, có ý tưởng, bản thân cần thêm những yếu tố gì để thực hiện ước mơ?

Tôi muốn cuộc đời như tôi muốn là món quà cho những ai đã và đang băn khoăn, muốn tìm một lối đi riêng cho chính mình. Hơn hết đó là lời cảnh tỉnh, hối thúc và truyền cảm để bạn đừng lãng phí tuổi trẻ thêm nữa, mà hãy bắt tay vào kiến tạo cuộc đời mình ngay từ bây giờ.

2. Đánh giá Sách Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn

Đánh giá Sách Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn
Đánh giá Sách Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn

1 Sách chất lượng tốt nhưng các gói hàng của shop quá sơ sài , sách đến tay người mua bị gập góc hết . Nếu có mua lần sau mong các bạn cải thiện, nếu có lần nữa bị như này mk sẽ không quay lại nữa

2 Sách hay giao nhanh. Thanks shop nhiều nhé. Okla Okla là một loài thực vật có hoa trong họ

3 Sách hay giao nhanh. Thanks shop nhiều nhé. Okla Okla là một loài thực vật có hoa trong họ

4 Sách mới đẹp, tiki đóng góp bọc sách cẩn thận. giao nhanh, tối qua đặt sáng nay đã có. hi vọng sách giúp ích cho mình.

5 Đợi mãi mới có sách để đọc, shop đóng gói kỹ, bao bìa của sách không bị nhăn, đọc sơ qua thì thấy nội dung khá hấp dẫn, đáng để mua.

3. Giới thiệu sách Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn – Tác giả Varun Agarwal

Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn

Ờ trước khi bắt đầu, tôi nói cho các cậu hay, đây là cuốn sách kể lại hành trình trở thành doanh nhân của tôi. Được rồi, được rồi, có thể thi thoảng tôi hơi chém một tí, nhưng dù gì thì nó cũng là câu chuyện của tôi. Vì thế, các cậu nghe thì nghe, mà không nghe thì kệ, tôi cũng đếch quan tâm đâu.

Cuốn sách này là tất cả những kinh nghiệm tôi có được khi vật lộn khởi nghiệp một công ty với thằng bạn chí cốt Rohn Malhotra.

Và làm ơn đừng có đọc xong rồi đi rêu rao như mõ làng rằng: “Này chúng mày ơi, thằng này viết không ngửi được. “Tôi biết thừa đi ấy chứ. Tôi chỉ là một người kể chuyện chứ chẳng phải nhà văn quái gì, thế nên tốt hơn hết đừng mong đợi nhiều.

Giới thiệu sách Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn - Tác giả Varun Agarwal
Giới thiệu sách Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn – Tác giả Varun Agarwal

Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn
  • Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books
  • Tác giả Varun Agarwal
  • Người Dịch Chiêu Minh
  • NXB NXB Lao Động
  • Trọng lượng (gr) 350
  • Kích thước 13 x 20.5
  • Số trang 320
  • Hình thức Bìa Mềm
  • Ngôn ngữ Sách tiếng Việt
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

4. Mua sách Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn” khoảng 54.000đ đến 64.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn Fahasa” tại đây

5. Đọc sách Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn ebook pdf

Để download “sách Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

[Review sách, Pdf, Ebook, Tải sách]

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *