Khải Huyền Muộn

Giới thiệu sách Khải Huyền Muộn – Tác giả Nguyễn Việt Hà

Khải Huyền Muộn

Cuốn tiểu thuyết thứ hai của Nguyễn Việt Hà, là một tham vọng về cấu trúc tiểu thuyết, nghệ thuật kể, điểm nhìn trần thuật và nhân vật chính là một cuốn tiểu thuyết…
Tác phẩm mở đầu bằng câu chuyện của một nhân vật nữ xưng tôi, là một cựu á hậu và là nguyên mẫu cho nhân vật Cẩm My trong cuốn tiểu thuyết dang dở của nhà văn. Chương đầu của cuốn tiểu thuyết xây dựng nên những mối quan hệ phức tạp trong thế giới người mẫu, thế giới quan chứ qua lời kể của Cẩm My và những chi tiết trong cuộc tình của cô và Vũ. Trên bề mặt những trang viết tưởng chừng chỉ đơn thuần tái tạo hiện thực đời sống hào nhoáng của những con người có nhan sắc, có tài năng và địa vị trong xã hội, Nguyễn Việt Hà hé lộ những khám phá về công việc sáng tạo ca nhà văn thông qua mối quan hệ giữa người sáng tạo với nguyên mẫu.

Nội dung cuốn tiểu thuyết về Cẩm My và câu chuyện đi tìm nhân vật của nhà văn lồng vào nhau, có thể xem như một dấu hiệu của nghệ thuật cấu trúc truyện lồng trong truyện, hư cấu lồng vào hư cấu. Bên cạnh đó, điểm nhìn trần thuật của tác phẩm không cố định ở một nhân vật mà liên tục thay đổi từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ 3. Bên cạnh câu chuyện có tính bề nổi của thế giới người mẫu hào nhoáng, tác giả dẫn dắt người đọc vào thế giới của các nhà văn và công việc sáng tác phức tạp, giữa thực tài và tham vọng hão huyền: “Là nhà văn thì phải viết cho dù nổi tiếng hay không nổi tiếng. Nhưng có tí tẹo danh mọn thì thật khắc nghiệt, cảm thấy khó viết hơn. Hoàn toàn không hẳn là hết vốn sống hay cạn kiến thức. Có nhiều lý do dung tục lắm. Thường thì cả đời một người viết, luôn luôn bị bôi. Người này bôi cho tý son, người kia bôi cho tý mự”.

Thực ra, nhân vật nhà văn và công việc sáng tạo xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà trong Khải huyền muộn đã có khởi nguồn từ Cơ hội của Chúa và những truyện ngắn trước đó. Mượn câu chuyện sáng tác của nhà văn Bạch, nhân vật này của Nguyễn Việt Hà chính là nơi diễn ra những phát ngôn về thiên chức nhà văn của tác giả. Nó phức tạp và đòi hỏi độc giả tư duy sâu hơn, và cũng hứa hẹn nhiều phiêu lưu hơn vào thế giới tâm hồn nhà văn.

Khải Huyền Muộn
Khải Huyền Muộn

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Khải Huyền Muộn
  • Mã hàng 8934974177258
  • Tên Nhà Cung Cấp NXB Trẻ
  • Tác giả Nguyễn Việt Hà
  • NXB NXB Trẻ
  • Trọng lượng (gr) 350
  • Kích Thước Bao Bì 20 x 13 x 1.5 cm
  • Số trang 370
  • Hình thức Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Khải Huyền Muộn

Đánh giá Sách Khải Huyền Muộn
Đánh giá Sách Khải Huyền Muộn

1 Mình đọc gần hết các tác phẩm của Nguyễn Việt Hà. Giọng văn hài hước nhưng sâu cay

2 Sách hay nên đọc.

3 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận.

4 Hàng giao đến rất nhanh, mình đặt trưa hôm qua mà trưa hôm nay đã có rồi. Sách được bọc một lớp seal, không móp gáy và góc bìa, mình rất thích. Về nội dung sách thì mình chưa đọc nên không thể đưa ra đánh giá, ai muốn mua thì hãy xem review trên mạng trước nhé!

5 Nội dung sách hay, bổ ích, được trình bày cẩn thận, giao hàng nhanh, gói bọc cẩn thận. Còn được tặng thêm quà là 01 quyển sách tự chọn. Dù là sách tặng nhưng chất lượng tuyệt vời nha

Review sách Khải Huyền Muộn

Nhà văn Nguyễn Việt Hà – tác giả tiểu thuyết “Cơ hội của chúa” – sau thời gian dài khổ công tu luyện, mới đây, lại cho ra đời cuốn tiểu thuyết thứ hai “Khải huyền muộn”. Bề thế, dày dặn, bìa sách trình bày độc đáo, chỉ cần nhìn qua đã gây ấn tượng lạ. Dưới đây là ý kiến của một số nhà văn, nhà thơ, nhà báo và họa sĩ về cuốn tiểu thuyết này.

Việt Phương –

Nhà văn Trung Trung Đỉnh

Với tiểu thuyết Khải huyền muộn, nhà văn Nguyễn Việt Hà đã tự mình bứt mình ra khỏi lối mòn của cấu trúc tiểu thuyết và cách kể chuyện truyền thống mà các nhà văn đương đại VN vốn rất đông, lại viết rất khoẻ, đang gặt hái những mùa bội thu trên cánh đồng văn học… Khải huyền muộn là những câu chuyện trong nhiều câu chuyện của một nhà tiểu thuyết trẻ, vật vã với ý tưởng và các nhân vật nửa thật – đang sống chung với mình và nửa không thật – ấy là các nhân vật của cuốn tiểu thuyết mà nhà văn trẻ đang viết với những khao khát của họ, của anh, và của chúng ta, trước tình hình biến chuyển chung của đất nước. Nói thì to thế, nhưng gom lại, đó cũng chỉ là những điều hết sức nhỏ nhặt của đời thường, với những tình cảm rất đời thường (tiểu thuyết mà!) được bộc lộ đan xen khéo léo đầy dụng ý của tác giả. Nguyễn Việt Hà không hề né tránh phô diễn cái “tôi” thuần tuý trong lối nghĩ và lối viết, thậm chí, tôi có cảm giác anh rất khoái cảm khi tự mình tìm được lối riêng – ấy là cách thể hiện mình bằng những câu chuyện không đầu không cuối nhưng thi vị trong cuộc sống đương đại…

Họa sĩ Lê Thiết Cương

Cuộc sống hiện tại đông, nhanh, nhiều. Chỉ có vậy nên tôi được làm (có lúc là phải) nhiều nghề. Tôi có nhiều tôi, lần lượt hoặc đồng thời. Tôi được lẫn lộn, như nhà văn Bạch sống lẫn lộn với các nhân vật. Có nhiều trong một lúc, trong một thứ. Nghệ thuật mới xoá bỏ ranh giới thể loại. Xem một tác phẩm sắp đặt thấy có nhiều ở trong: Có hội hoạ, điêu khắc, có ảnh, có video… Trong Khải huyền muộn có những đoạn luận văn học, những đoạn không bịa như nhật ký. Cảm giác như đang xem phim truyện lại có một trường đoạn phim tài liệu.

Không có kiếm tiền xong rồi, yêu xong rồi, sống xong rồi. Không có kết. Khải huyền muộn là một kiểu siêu văn bản của nhiều văn bản dở dang. Cẩm My cặp với Vũ hoặc Cẩm My là nhân vật của nhà văn Bạch. Họ là nhân vật của tác giả, lại còn người đọc. Mỗi hoàn cảnh là một văn bản không trùng khít. Tác phẩm Rạn vỡ trong triển lãm Quobo cách đây 2 năm tại nhà triển lãm Vân Hồ, Hà Nội là một miếng thạch cao trải kín nền nhà, mỗi người bước lên là một lần vỡ, cứ thế tuỳ theo mạnh nhẹ và bao nhiêu người đến xem. Nghệ thuật mới dân chủ với chất liệu không cứ chỉ sơn và toan. Không phải đã là tiểu thuyết thì không được đưa những thể loại khác vào.

Một bức tranh, ảnh phải xem được lâu. Một cuốn tiểu thuyết phải đọc được lâu. Hay, đẹp, hấp dẫn cũng cần nhưng chưa đủ, ấy là chưa kể trong vài trường hợp những điều đó thừa. Bổ đôi một con lợn theo chiều dọc, ngâm trong bể fomadehyde của Damien Hirst là ví dụ. Tôi chưa nghe thấy ai khoe, cuốn Khải huyền muộn lôi cuốn quá, tớ đọc liền một mạch không dứt ra được. Những loại nghệ thuật làm người ta không dứt ra được vẫn tốt nhưng không là tất cả. Nghệ thuật mới không chú trọng đích mà là con đường đi đến.

Giá như Khải huyền muộn có kết cấu bớt mạch lạc đi nữa. Thừa thiếu chấm phẩy, câu chữ xô bồ chút nữa, không giống chút nữa cũng chả sao, mỗi người viết cần có chính tả của mình.

Đoạn bình phẩm dở dang này tạm xong vì tôi không muốn viết cố nữa.

Nhà văn Tạ Duy Anh

Tôi phải nói ngay rằng văn trong Khải huyền muộn hơn đứt trong Cơ hội của Chúa. Nhiều trang văn rất đẹp, có chiều sâu, có sức lan toả và nó cũng cho thấy tác giả là người nghiêm túc, có bản lĩnh, có trách nhiệm nghề nghiệp.

Đây là một cuốn tiểu thuyết không dễ đọc. Vì vậy sự vồ vập với người này, sự thất vọng với người kia là điều bình thường. Nhà văn không thể răm rắp làm theo đơn đặt hàng của độc giả. Sự bừa bộn nằm trong ý đồ của tác giả đưa ra một lối kết cấu dễ gây cảm giác tùy tiện, xộc xệch đã từng thấy trong Cơ hội của Chúa, nay được thả lỏng hơn trong Khải huyền muộn. Phải nói ngay rằng loại kết cấu như vậy, thủ pháp đan xen nhiều thể loại như vậy không có gì mới. Nói chung chúng ta có muốn sáng tạo ra cái gì mới cũng khó vì đơn giản là chúng ta luôn đi sau. Chẳng hạn loại kết cấu như Nguyễn Việt Hà quen dùng thì Milan Kundera đã làm và bản thân ông cũng là người xài lại. Nhược điểm lớn nhất của Khải huyền muộn – theo tôi – là tác giả còn lộ ra mình phải cố, tức là có chỗ đuối sức (trong Cơ hội của Chúa rõ ràng ông dư sức hơn, nhàn nhã hơn). Vài ba chỗ khiến người đọc có cảm giác tác giả độn vào một cách tuỳ ý, thực ra đó là lúc ông bí, mất hướng hoặc vấn đề bị tuột khỏi tầm kiểm soát.

Tuy thế – theo tôi – đây thực sự vẫn là một trong vài cuốn sách đáng đọc trong năm 2005.

Nhà thơ, nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan

Cuốn tiểu thuyết này gợi lên nhiều ý tưởng, nhiều điều để nói. Nhưng có hai đặc điểm lớn. Thứ nhất, là hình thức: nhà văn kể về nhà văn và nhân vật, tiểu thuyết kể về việc viết tiểu thuyết, nhân vật kể về chính mình như là người đóng vai nhân vật và kể về nhà văn như là đối tượng/đối tác của mình. Thứ hai, là nội dung: tiểu thuyết kể về những con người đang sám hối – từ một vài nhân vật công chức cao cấp mà đồi bại về đạo đức cho đến ngay cả nhân vật “đóng vai” nhân vật tiểu thuyết và nhân vật “đóng vai” tác giả/nhà văn. Chủ đề đạo đức và sám hối này được triển khai trên bình diện thời gian đương đại, không hề có chuyện sai lầm quá khứ nào. Và đó là yếu tố then chốt làm nên tầm vóc của câu chuyện. Đối diện với đương thời là đối diện với chính mình – đó là nhà văn viết về “nhà văn” với việc viết văn, nhân vật kể về sự tha hoá của chính mình trong vai là “nhân vật”… Sự đồi bại về đạo đức kể về chính nó, từ mồm “nhân vật” và từ mồm “tác giả”, lại cũng bị kể từ mồm các nhân chứng – cũng chính là các “nhân vật” đó và “tác giả” đó. Hai đặc điểm lớn về nội dung và hình thức của tiểu thuyết này thực ra là một: chúng trùng khớp vào nhau, hoán đổi vai trò của nhau qua các cảnh truyện, các tình huống tiểu thuyết, và cuối cùng, chúng là một vì đều dở dang. Cuốn tiểu thuyết không thể hoàn tất, đơn giản vì các nhân vật của nó – kể cả nhân vật “nhà văn” – không thể tự mình túm tóc mình để kéo mình ra khỏi một thực tại đồi bại hay tha hoá mà họ đang bám lấy bằng cả hai tay.

Cuốn tiểu thuyết này còn là một bút ký và cái lương năng, lương tri trong những nhân vật và tác giả của nó.

Nhà báo Nguyễn Mạnh Hùng

Khải huyền muộn là những sải bơi tiếp theo Cơ hội của chúa trên dòng sông tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Chọn lựa thứ cấu trúc đa ngôi thứ như thể khối vuông ru-bích, Nguyễn Việt Hà tạo cho mình ưu thế thoải mái để quan sát và kể chuyện, thoả cơn khát tìm tòi và đồng cảm với các nhân vật cuộc sống. Không có số phận đi tới cùng cũng như không có những câu chuyện đi đến hồi kết thúc, tác giả đang khám phá, mô tả cuộc sống đang diễn ra và điều thú vị, cũng là đóng góp riêng của Nguyễn Việt Hà chính là vẽ nên những tâm trạng người đương thời.

Quan sát hay, tinh tế và cả tọc mạch nên những câu chuyện bình dị, nhỏ nhoi, không sự biến được Nguyễn Việt Hà trình bày kiểu dây cà ra dây muống nhiều nữ tính lại làm cuốn hút người đọc. Bởi người đọc trong khoảng thời gian nhiều biến động này rất có nhu cầu đọc lại chính mình mà Nguyễn Việt Hà có tài đọc họ, viết về họ.

Mua sách Khải Huyền Muộn ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Khải Huyền Muộn” khoảng 100.000đ đến 120.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Khải Huyền Muộn Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Khải Huyền Muộn Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Khải Huyền Muộn Fahasa” tại đây

Đọc sách Khải Huyền Muộn ebook pdf

Để download “sách Khải Huyền Muộn pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *