Người Ở Bến Sông Châu

Giới thiệu sách Người Ở Bến Sông Châu – Tác giả Sương Nguyệt Minh

Người Ở Bến Sông Châu

Với quan niệm xét đến cùng, văn chương là thân phận con người, tập truyện ngắn gồm những sáng tác mới nhất của nhà văn Sương Nguyệt Minh đã thể hiện được những góc nhìn con người với những thân phận đầy ám ảnh, giúp con người sống nhân ái, yêu thương và bao dung hơn. Đặc biệt, trong tuyển truyện này, truyện ngắn Người ở bến sông Châu đã được chuyển thể thành phim truyện nhựa Người trở về dự Liên hoan phim toàn quốc lần thứ 19.

Người Ở Bến Sông Châu
Người Ở Bến Sông Châu

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Người Ở Bến Sông Châu
  • Mã hàng 9786045631799
  • Tên Nhà Cung Cấp Phụ Nữ
  • Tác giả: Sương Nguyệt Minh
  • NXB: NXB Phụ Nữ
  • Trọng lượng: (gr) 350
  • Kích Thước Bao Bì: 13.5 x 20.5
  • Số trang: 312
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Người Ở Bến Sông Châu

Đánh giá Sách Người Ở Bến Sông Châu
Đánh giá Sách Người Ở Bến Sông Châu

1 Nghe qua phim Người trở về do Trương Minh Quốc Thái và Lã Thanh Huyền thủ vai chính, nên tò mò về truyện Người ở bến sông Châu. Và mình thích thể loại truyện về đề tài này.

2 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

3 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.

4 Sách đẹp, sạch, shop gói kỹ, giao hàng khá nhanh. Rất thích. Thanks!

5 Đóng gói rất cẩn thận sách rất mới và tem chính hãng rất yên tâm và hài lòng!

Review sách Người Ở Bến Sông Châu

Người Ở Bến Sông Châu
Người Ở Bến Sông Châu

Chiến tranh khốc liệt mấy rồi cũng sẽ đi qua, song nỗi đau bởi đạn bom sẽ còn đeo đẳng mãi.

Đọc truyện “Người ở bến sông Châu” của nhà văn Sương Nguyệt Minh, nhân gian xót đau cho người lính ngày trở về nghẹn đắng, nuốt nước mắt vào trong bởi nghịch cảnh tréo ngoe. Ẩn sau trang văn rất đời là niềm trăn trở khôn nguôi của người cầm bút về thân phận con người.

Chưa vui đã sầu

Có khoảnh khắc chia li chan đầy nước mắt, có giây phút đoàn viên tràn ngập niềm vui, lẽ thường ngàn xưa và ngàn sau vẫn thế. Oái oăm thay, lần trở về của Mây, nhân vật chính trong truyện đi ngược với quy luật muôn đời. Thanh xuân gửi trọn chiến trường đạn nổ bom rơi, nữ chiến sĩ quân y sống sót trở về với “chiếc ba lô bạc mầu toòng teng ở một bên vai”, một chân cụt do “chắn cửa hầm che chở cho thương binh” cùng ước mong ấm êm nơi bến cũ người xưa. Song, sự thật phũ phàng đã vùi chôn khát vọng, dập tắt niềm vui chưa kịp nhen lên của nữ quân nhân đã vào sinh ra tử nơi chiến trường, may mắn sống sót về quê.

Nhà văn rất sáng tạo khi đặt nhân vật vào một tình huống trớ trêu: “Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ” (do tưởng Mây đã hi sinh, gia đình đã nhận giấy báo tử). Tình huống oái oăm đó đảo ngược tất cả, vui là vui gượng, buồn đến xé lòng. Đọc mấy câu văn tả cảnh Mây gặp lại gia đình thì đủ hiểu: “Cả nhà nói chuyện thủng thẳng. Ông hỏi bâng quơ những chuyện xưa lắc. Bố an ủi dì Mây cao số. Chuyện trò chẳng biết vui hay buồn. Mẹ đụng cái gì cũng rơi, cũng vỡ. Tim Mai đập thon thót. Thỉnh thoảng bố hỏi, dì Mây miễn cưỡng trả lời, bụng dạ cứ để ở bên nhà chú San”. Vẻn vẹn sáu mươi chữ, người kể tách làm sáu câu văn, hình thức hội thoại có lẽ chỉ là lớp vỏ. Sự liên kết người nói, người nghe không có. Người ở nhà cất lời thăm hỏi cũng chỉ nói cho có, người về trả lời là chiếu lệ, cho xong. Tất cả trở nên rời rạc bởi tâm thế mỗi nhân vật giao tiếp không đặt trong cuộc trò chuyện buổi đoàn viên. Thành thử, Mây trở về sau khi vượt qua lằn ranh sinh tử nơi chiến trường mà không khí gia đình não nề, xa xót, buồn nhiều hơn vui. Cha thương, chị gái nấc lên “khốn nạn cái thân em tôi”, bản thân Mây đau nhói bởi hi vọng vụt tan.

“Dì Mây nhắm mắt lại trốn tránh ánh đèn măng sông đám cưới. Đó là thứ ánh sáng hạnh phúc của người tình xưa chiếu vào tận sâu thẳm lòng dì. Nó như muôn vàn mũi kim nhọn, châm vào trái tim dì đang rỉ máu…”. Ẩn mình sau cô cháu gái (Mai), người kể chuyện hiểu thấu, hiểu rõ nỗi lòng dì Mây ngày trở về: Xót xa, bẽ bàng, hờn tủi. Còn gì đau hơn khi dang dở, dở dang. Bao nhớ thương thăm thẳm sẽ chỉ còn trong kí ức, “ngờ đâu ngày tiễn anh đi cũng là ngày li biệt” mà thôi.

“Sầu đong càng lắc càng đầy”, nỗi đau, nỗi sầu của nhân vật Mây dai dẳng, triền miên, nhất là sau cái khoảnh khắc nhất quyết chối từ lời đề nghị của San “Chúng ta sẽ làm lại”. “Dì ném xoạch đôi nạng gỗ xuống sân, ôm mặt khóc hu hu. Dì khóc như chưa bao giờ được khóc. Bao oan khúc, tức tưởi dồn nén chặt vỡ òa ra”. Hạnh phúc sẽ thuộc về người, sầu đau, thiệt thòi về phía mình. Song trách ai đây? Chiến tranh lấy đi của con người bao nước mắt, nỗi đau bởi đạn bom đâu dễ gì bù đắp.

Viết về thân phận con người sau chiến tranh, Sương Nguyệt Minh thể hiện cách nhìn độc đáo qua số phận người phụ nữ. Từ chiến trường trở về, thương tật, mẹ chết, hạnh phúc dở dang, Mây cay đắng xót xa trong những tiếng “thở dài” ngao ngán. Cách nhìn hiện thực độc đáo của chiến tranh Việt Nam là đây. “Những người con gái Việt Nam ra trận đã mất mát, trở về cũng mất mát, hai lần mất mát”. Ẩn sau những trang truyện, người đọc cảm được ân tình người cầm bút: Trăn trở, cảm thương cho số phận khổ đau của người phụ nữ sau chiến tranh.

Vẫn phải sống

“Hạnh phúc là một tấm chăn hẹp, người này kéo thì người kia sẻ hở”. Hàng dâm bụt leo dây tơ hồng chia đôi hai nửa, hạnh phúc nghiêng về phía Thanh, vợ chú San thì khổ đau nước mắt thuộc phần Mây. Song, dù đau, dù khổ Mây vẫn sống, sống đẹp với phẩm chất đáng quý của người lính đã vào sinh ra tử. Dõi theo thiên truyện, tôi đặc biệt với cách ứng xử đẹp của Mây: Độ lượng, vị tha chấp nhận nỗi đau về phía mình giữ hạnh phúc cho người. San níu kéo, Mây khước từ: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi. Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn”. Tình huống oái oăm, ứng xử cao thượng, trái tim yêu đã vượt lên sự ích kỉ, tầm thường. Người đọc cảm thương một cuộc đời, mến phục một tấm lòng, tấm lòng cao thượng, bao dung của người phụ nữ tỏa rạng giữa giữa khổ đau nước mắt.

Sau cái ngày về vui ít đau nhiều, Mây “lại khoác ba lô ra lều cỏ” làm bạn với bến sông Châu trong quạnh quẽ, cô đơn. “Từ ngày ra bến sông Châu, dì Mây buồn lắm, cứ tha thẩn đi ra đi vào, lúc tư lự ngồi ngắm trời nhìn nước, lúc lụi cụi nấu cơm. Ban ngày đi lại còn khuây khỏa. Ban đêm nghe tiếng trẻ sơ sinh khóc bên trạm xá vọng sang, dì Mây lại giật mình thon thót”. Thế nhưng, Mây vẫn sống, gắng sống và làm được điều hữu ích. Đêm mưa, vợ San trở dạ, “thai ngôi ngược lại tràng hoa quấn cổ, cô Thanh hai phần sống tám chín phần chết. Không sợ “vạ lây”, nữ quân y Trường Sơn vẫn bản lĩnh cứu người. Trái tim nhân hậu vị tha thêm một lần tỏa sáng cùng tiếng khóc “xót xa, tủi hờn, xen lẫn niềm ao ước chờ mong”.

“Xét đến cùng, văn chương là thân phận con người”. Trong truyện, ngòi bút hiện thực của Sương Nguyệt Minh xoáy sâu vào góc khuất của chiến tranh với cái nhìn độc đáo, nỗi khổ đau bất hạnh của người phụ nữ. Song, tấm lòng nhân ái của người cầm bút giúp ông phát hiện được hạt ngọc đáng quý trong những tâm hồn khổ. Vẻ đẹp đó tỏa ra từ bản lĩnh sống mạnh mẽ và trái tim nhân ái bao dung. Mây vẫn sống, nỗi ám ảnh về những đau thương của cuộc chiến vẫn còn, người đọc dõi theo và hi vọng hạnh phúc sẽ mỉm cười với Mây.

“Một trong những yếu tố đảm bảo cho thành công của Sương Nguyệt Minh là sự tích tụ các chi tiết và tình huống khác lạ”. Đọc truyện “Người ở bến sông Châu”, điều dễ nhận thấy nhất là nhà văn đã sáng tạo nên một “tình huống khác lạ”. Ngày Mây trở về, San lấy vợ. Tình thế oái oăm đó mở ra diễn biến câu chuyện với không ít bất ngờ lí thú. Vẻ đẹp tính cách, phẩm chất nhân vật dần bộc lộ rõ nét.

Cách kể chuyện vô cùng độc đáo, người kể đã mượn giọng điệu nhân vật Mai, cô cháu gái của Mây kể lại cuộc đời dì mình, cách kể đó tạo nên sự chân thực, hấp dẫn, giúp người viết thâm nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật. Không gian của truyện là bến sông Châu, gợi mở nhiều lớp nghĩa; thời gian nghệ thuật được nhòe mở, hiện tại, quá khứ đan xen, đó là thời gian tâm trạng. “Nhà văn là người sáng tạo không ngừng như dòng sông chảy liên tục chở nặng phù sa tươi tốt bồi đắp cho bờ bãi, ruộng đồng”. Đọc “Người ở bến sông Châu”, tôi thầm nghĩ, tài năng truyện ngắn, tấm lòng người cầm bút chính là căn cốt tạo nên thiên truyện hấp dẫn, giàu ý nghĩa nhân văn này.

Sau mỗi cuộc chiến tranh là nước mắt, nỗi đau. Ngòi bút chân thực của Sương Nguyệt Minh mang đến cho người đọc một cách nhìn về số phận con người thời hậu chiến. Ở đó, trong nước mắt đắng cay, người lính vẫn sống, sống nhân hậu bao dung. Đọc truyện, người ta rưng rưng cảm xúc, cảm thương cho những cuộc đời khổ, biết trân trọng, giữ gìn cuộc sống hòa bình đang có hôm nay.

Mua sách Người Ở Bến Sông Châu ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Người Ở Bến Sông Châu” khoảng 63.000đ đến 64.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Người Ở Bến Sông Châu Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Người Ở Bến Sông Châu Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Người Ở Bến Sông Châu Fahasa” tại đây

Đọc sách Người Ở Bến Sông Châu ebook pdf

Để download “sách Người Ở Bến Sông Châu pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *