Những Đứa Con Của Cây Cầu Long Biên
1. Review sách Những Đứa Con Của Cây Cầu Long Biên
Tình yêu mãnh liệt của đứa con từ cây cầu Long Biên. “Những đứa con của cây cầu Long Biên” được viết bằng con mắt của một cô bé sinh ra và lớn lên ở Bến Nứa, hít thở không khí náo nhiệt của chợ Đồng Xuân.
Hà Nội nghìn năm cũng có cả nghìn cuốn sách mang đề tài Hà Nội, được thực hiện bởi những người có kiến thức uyên thâm, dành cả đời khảo cứu, tìm tòi để viết về mảnh đất này. Nhưng trong số những tác giả ấy, cũng có người chỉ viết bởi sự thôi thúc của tình yêu dành cho Hà Nội.
Viết bởi sự thôi thúc của tình yêu dành cho Hà Nội
Tập tản văn Những đứa con của cây cầu Long Biên là một cuốn sách về Hà Nội khá lạ lùng. Tác giả của cuốn sách chỉ đơn thuần là một người đàn bà Hà Nội, gắn bó với khu vực được coi là đầu mối giao thông, vận chuyển, kinh doanh, buôn bán trung tâm của thành phố, được cố định bằng những địa danh: cầu Long Biên, Bến Nứa, chợ Đồng Xuân – Bắc Qua, ô Quan Chưởng, ngõ Thanh Hà…
Nơi đây là giao lộ đường thủy quan trọng trên sông Hồng chảy qua Hà Nội; là con đường huyết mạch nối Hà Nội với vùng Kinh Bắc và các tỉnh Đông Bắc giàu có, trù phú; là “cái dạ dày” của thành phố với ê hề của ngon vật lạ, trên rừng dưới biển và là huyết mạch chủ đạo bơm sức sống cho cả vùng lõi đô thị với 36 phố phường.
Thế nên, tập tản văn Những đứa con của cây cầu Long Biên chỉ tập trung khai thác khoảng không gian đó bằng con mắt của một cô bé sinh ra và lớn lên ở Bến Nứa, ngày ngày chơi đùa trên cầu Long Biên, cọ xát, hít thở bầu không khí náo nhiệt, sôi động của chợ Đồng Xuân để rồi trưởng thành, lao mình vào một thiên di, và đến một lúc, từ nơi xa, phóng chiếu lại vùng đất mà cây cầu phủ bóng.
Dòng chảy tình yêu của Đông Di dành cho nơi chôn rau cắt rốn đan xen hai giá trị. Đầu tiên là giá trị của nền văn hóa Pháp ở Hà Nội, với biểu tượng cụ thể là cây cầu Long Biên vừa tròn 120 năm tuổi cùng nhà ga Long Biên. Thứ hai là văn hóa của người Hà Nội được cô đọng ở khu vực Bến Nứa – Đồng Xuân – Ô Quan Chưởng.
Qua từng khúc tản văn, Đông Di hé lộ vẻ đẹp của hai giá trị văn hóa song hành, tiếp biến và hòa trộn vào nhau để tạo ra chất riêng của người Hà Nội, vừa thấm đẫm nề nếp truyền thống trong lời ăn, tiếng nói, cách hành xử trong gia đình và ngoài xã hội, lại vừa phóng đạt, duy mỹ qua những nét kiến trúc, học vấn và biểu đạt nghệ thuật.
Nơi tình yêu neo đậu
Qua đó, chúng ta tiếp cận được cuộc sống của cư dân Hà Nội ở giai đoạn đang được con mắt của thị dân bản địa Đông Di quan sát và tái hiện. Trong một ngôi nhà kiểu Tây, nằm trong một con phố được quy hoạch và xây dựng theo phong cách châu Âu, những con người Hà Nội vẫn đọc Đường thi, nghe giảng kinh Phật, rèn luyện nữ công gia chánh, nấu những món ăn truyền thống của Hà Nội.
Những lát cắt của cuộc sống đời thường từ ẩm thực đường phố, nghề mưu sinh chốn chợ búa hay tuổi thơ của những đứa trẻ gắn liền với cây cầu Long Biên, sân ga Long Biên, Bãi Giữa sông Hồng… cũng được Đông Di hé lộ qua những câu chuyện của riêng mình, mà mới đọc tưởng chẳng liên quan gì đến ký ức và tình yêu Hà Nội.
Nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thuý đã nhận xét: “Tên sách Những đứa con của cây cầu Long Biên làm tôi thoáng nhớ Những đứa con phố Arbat, một cuốn tiểu thuyết sám hối thời Liên Xô bắt đầu tan rã. Arbat là một con phố cổ kính của Moskva như Hàng Ngang, Hàng Đào, nơi để nhớ về”.
Cũng có thể như thế, bởi cầu Long Biên là một biểu tượng đã hằn sâu vào trong đầu “những đứa con” đã chạy rạc chân suốt chiều dài của nó, đã từ đó để bước vào Bãi Giữa mở những cuộc phiêu lưu và là điểm xuất phát cho những cuộc thiên di toàn cầu.
Với Đông Di, cầu Long Biên là nơi để tình yêu của chị có bến neo đậu. Nhưng trong tình yêu đó, vẫn có nỗi đau của những mối xung đột: xung đột Đông – Tây, xung đột thế hệ, xung đột quá khứ – hiện tại, xung đột bản sắc – thay đổi, xung đột của Hà Nội – các đô thị toàn cầu…
Thế mới là tình yêu đích thực, bởi không có một thứ tình yêu nào toàn bích, hoàn hảo và một chiều. Giống nhà văn Nguyễn Việt Hà nhận xét: “Những đứa con của cây cầu Long Biên là một tập tản văn hay nhưng chủ nhân của nó là một phụ nữ Hà Nội đanh đá”.
Đanh đá cũng là một căn tính của phụ nữ phố cổ Hà Nội như Đông Di, biết chửi tục song lại cắm hoa rất giỏi. Quan trọng hơn, Nguyễn Việt Hà đã nhìn đúng phẩm tính của Đông Di và tinh thần của chị trong Những đứa con của cây cầu Long Biên.
Ông nhận xét: “Hà Nội vốn mênh mông, nên bất cứ ai cũng có một thứ Hà Nội của riêng mình. Đám buôn bán ở chợ Giời thời bao cấp thường gọi đó là chất. Cái chất này mơ hồ hằn đậm trong một không gian khá hẹp, đặc trưng tới mức chỉ có đám cao bồi già lọc lõi ở phố mới nhận ra. Đông Di là như thế”.
Tình yêu của Đông Di trong Những đứa con của cây cầu Long Biên là thế. Độc đáo và không dễ cảm. Song đây là một bài tình ca dành cho Hà Nội, dành cho ai biết lắng nghe. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến đã gọi đó là “tình yêu mãnh liệt với cây cầu Long Biên, với Hà Nội của một đứa con”.
2. Đánh giá Sách Những Đứa Con Của Cây Cầu Long Biên
1 Sách in rất đẹp, giao hàng đúng hẹn
2 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận.
3 Hàng giao đến rất nhanh, mình đặt trưa hôm qua mà trưa hôm nay đã có rồi. Sách được bọc một lớp seal, không móp gáy và góc bìa, mình rất thích. Về nội dung sách thì mình chưa đọc nên không thể đưa ra đánh giá, ai muốn mua thì hãy xem review trên mạng trước nhé!
4 Nội dung sách hay, bổ ích, được trình bày cẩn thận, giao hàng nhanh, gói bọc cẩn thận. Còn được tặng thêm quà là 01 quyển sách tự chọn. Dù là sách tặng nhưng chất lượng tuyệt vời nha
5 In ấn/màu sắc rõ nét, Khổ sách nhỏ gọn, dễ mang đi, Nội dung sách hấp dẫn, bổ ích, Trình bày/Bố cục dễ hiểu
3. Giới thiệu sách Những Đứa Con Của Cây Cầu Long Biên – Tác giả Đông Di
Những Đứa Con Của Cây Cầu Long Biên
Cuốn sách dành cho những người yêu Hà Nội, những người yêu văn hóa Pháp.
Trong suy nghĩ của nhiều người khi nghe nói về Hà Nội thường liên tưởng tới hình ảnh công trình kiến trúc Nhà hát Lớn, nhà Bác Cổ, phố Tràng Tiề Thành phố của những chàng trai sẽ luôn vận complet, áo trắng cổ cồn là ủi phẳng phiu, sạch sẽ đóng bộ cùng cà vạt, giầy Tây sáng bóng mỗi khi ra khỏi nhà, Hà Nội của những thiếu nữ luôn thướt tha với những tà áo dài, đầu tóc chải gọn gàng, dung nhan tươi cười mỗi khi ra ngoài phố. Với tác giả, Hà Nội được tính là đô thị hiện đại kể từ năm khánh thành cây cầu Long Biên, năm 1902 và vùng đất lãng mạn nhất của thành phố chính là bãi Giữa sông Hồng.
Cuốn sách được chia làm hai phần lớn: Phần đầu là những trang viết của tác giả Đông Di về những ký ức với cây cầu Long Biên. Phần hai là những góc nhìn của các nhà phê bình văn học như: Đỗ Lai Thúy, Phạm Xuân Nguyên; nhà văn – nhà báo Lê Anh Hoà về Đông Di và cuốn sách “Những đứa con của cây cầu Long Biên”.
Cuốn sách này của Đông Di là hồi ức của một đứa trẻ trong số “những đứa con của cây cầu Long Biên” thập niên bảy mươi thế kỷ hai mươi. Khi ấy cây cầu dài đầu tiên do người Pháp bắc qua sông Hồng đã có tuổi đời bảy mươi năm.
Cầu Long Biên là cây cầu nối hai bờ nam bắc sông Hồng, nội thành ngoại thành, và cũng đồng thời như một sự khơi dẫn cho những xúc cảm nối giữa quá khứ với hiện tại, Đông với Tây, cũng là điểm tựa để Đông Di đưa Tây Độc đến tìm về những mảnh vụn thị dân Hà Nội của những ngày sau Đổi mới. Những tản văn trong “Những đứa con của cây cầu Long Biên” cứ thế châu tuần, quấn quýt lấy cái trung tâm/điểm tựa kia, khi được kéo lùi về cả trăm năm, khi lại hiển hiện rõ ràng ngay trước mắt. Cây cầu Long Biên như một quy chuẩn để định vị, là khi gặp lại người bạn thời thơ ấu đã lớn lên cùng nhau, những buổi trưa la cà ở trên con phố Phan Đình Phùng nhặt quả sấu chín rụng.
“Những đứa con của cây cầu Long Biên” cho khá nhiều cảm xúc bâng khuâng, day dứt về quá khứ, trăn trở hiện tại nhưng cũng thấy lòng yêu mãnh liệt của tác giả với quê hương. Yêu và trở về bên cây cầu Long Biên không phải “một liều ba bẩy cũng liều” mà “Đã mang lấy nghiệp vào thân/Thì đừng trách lẫn trời gần trời xa”.
Thông tin chi tiết
- Tên sách: Những Đứa Con Của Cây Cầu Long Biên
- Mã hàng 8936107812760
- Tên Nhà Cung Cấp CÔNG TY TNHH SÁCH & TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
- Tác giả Đông Di
- NXB NXB Hội Nhà Văn
- Ngôn Ngữ Tiếng Việt
- Trọng lượng (gr) 350
- Kích Thước Bao Bì 24 x 16 cm
- Số trang 256
- Hình thức Bìa Mềm
- Xem thêm: Top sách nên đọc
4. Mua sách Những Đứa Con Của Cây Cầu Long Biên ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Những Đứa Con Của Cây Cầu Long Biên” khoảng 175.000đ đến 180.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Những Đứa Con Của Cây Cầu Long Biên Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Những Đứa Con Của Cây Cầu Long Biên Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Những Đứa Con Của Cây Cầu Long Biên Fahasa” tại đây
5. Đọc sách Những Đứa Con Của Cây Cầu Long Biên ebook pdf
Để download “sách Những Đứa Con Của Cây Cầu Long Biên pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 23/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Ngủ Cùng Người Chết
- Nguyệt Thư Ảnh Kiếm
- Chỉ Cách Người Một Nhịp Đập Con Tim
- Người Đàn Bà Sau Cửa Sổ
- Chó Hoang Và Xương
- Giã Từ Thơ Ngây
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free