Tấn Bi Kịch Z

Giới thiệu sách Tấn Bi Kịch Z – Tác giả Ellery Queen

Tấn Bi Kịch Z

10 năm sau thành công rực rỡ của Tấn bi kịch X và Tấn bi kịch Y, Tấn bi kịch Z ra đời! Thanh tra Thumm đã trở lại với cô con gái thông minh, có khả năng quan sát và liên kết các sự việc.

Thượng Nghị sĩ tham nhũng Joel Fawcett – một người có vô vàn kẻ thù, bị sát hại! Bác sĩ Ira Fawcett, cũng bị sát hại! Hung thủ là một! Aaron Dow – tên tù nhân mới phóng thích vô tình trở thành kẻ tình nghi.

Với quyết tâm tìm kiếm bằng chứng để minh oan cho Aaron Dow, bố con thanh tra Thumm đã đạt mình vàomột cuộc chiến công lý với tia hy vọng chỉ bằng 1%. Một lần nữa, Thumm lại phải nhờ đến sự minh mẫn của người bạn già Drury Lane

Câu hỏi cuối cùng sẽ được giải quyết ra sao mang tên Z?

Tấn Bi Kịch Z
Tấn Bi Kịch Z

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Tấn Bi Kịch Z
  • Mã hàng 8935095622269
  • Tên Nhà Cung Cấp Huy Hoang Bookstore
  • Tác giả Ellery Queen
  • NXB NXB Văn Học
  • Trọng lượng (gr) 500
  • Kích Thước Bao Bì 13,5 x 20,5 x 2
  • Số trang 384
  • Hình thức Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Tấn Bi Kịch Z

Đánh giá Sách Tấn Bi Kịch Z
Đánh giá Sách Tấn Bi Kịch Z

1 Mình cảm thấy bản dịch “Tấn bi kịch Z” khá tốt. Ngoại trừ một số câu chưa thoát, từ ngữ không thích hợp (giả như từ “nhà nước” – theo mình biết thể chế ở Mỹ họ không dùng phạm trù “nhà nước” mà dùng “chính phủ”, và từ “Niết Bàn” – có vẻ không hợp với tín ngưỡng phương Tây), còn thì mạch văn rất nhịp nhàng, có điểm nhấn, cách dùng từ phong phú. Ngôn ngữ cũng không quá teen (cuốn Y teen hơn) mà có chất khôi hài. Còn về nội dung. Mặc dù kết cấu truyện đơn giản, vụ án chẳng quá đặc biệt, tưởng chừng như rất bình thường, nhưng thực chất lại khó nhằn hơn mấy vụ án trước đó. Ngoài ra truyện cũng ít lỗi, không dài dòng nên đọc dễ chịu. Và khúc cuối khi ngài Drury Lane xâu chuỗi và kết luận vụ án, khoảnh khắc chờ đợi cái tên hung thủ được thốt lên quả rất hồi hộp.

2 Sau cuốn Y rất thành công có lẽ mình cũng mong chờ sự hấp dẫn tiếp theo của phong cách E.Q Và dường như Z đã không làm mình phải thất vọng. Vẫn cảm giác lâng lâng khi đọc xong đoạn kết… Màn suy luận đầy tính logic và chặt chẽ cuối sách của ngài Lane bằng việc đưa ra các trường hợp sau đó loại trừ dần dần các nghi phạm, không khỏi làm tôi nghĩ đến phương pháp suy luận nổi tiếng của Holmes đã từng được đề cập đến trong vụ án “Dấu bộ tứ”: “When you have eliminated the impossible whatever remains, however improbable, must be the truth (Sau khi đã loại bỏ những gì không thể thì cái còn lại, dù vô lý đến đâu, cũng vẫn là sự thật)”. Hành động Ngài Lane cùng Thống đốc Bruno đạp cửa phòng tử hình xông vào ngăn cản phán quyết thi hành án là một trong những hình ảnh ấn tượng nhất dù lúc đó Dow đã chết bởi một cơn trụy tim, trước cả khi bản án được thi hành.

3 Logic luôn luôn là điểm mạnh của tác giả, may mắn thay, theo suy luận của Lane, tôi đã đoán được thủ phạm bằng cách loại bỏ. Nhưng khi anh ta biết kẻ giết người là ai, anh ta không bao giờ mong muốn nói với anh ta. Vì vậy, kết thúc đã cứu vãn toàn bộ cuốn sách. Kết luận: Thật ra, với Queen, tôi nghĩ thế là quá đủ, vẫn mua đủ bộ sưu tập để sưu tầm, bất cứ khi nào bạn muốn tự tử, tự do cố gắng chịu đựng giọng nói của người kể chuyện cũng thú vị. Tôi vẫn thấy cuốn sách Y là cuốn sách hỗ trợ nhiều nhất, dễ đọc nhất trong 3 cuốn sách. Và tất nhiên, tôi vẫn thích Y nhất. P / s: sẽ kết thúc bi kịch cuối cùng, vì anh hứa sẽ trả tiền xét duyệt, nên anh Nhân, xin đừng đề cập đến nó. Suy luận logic và mạch lạc của ông Lane ở cuối cuốn sách bằng cách đưa ra vụ án sau đó loại bỏ dần các nghi phạm.

4 Cuốn thứ 3 trong bộ bi kịch của Ellery Queen. Bối cảnh câu chuyện diễn ra 10 năm sau những sự kiện trong Tấn bi kịch X và Y. Bộ 3 phá án một thời nổi tiếng thập niên 1930 quay trở lại. Về cách kể chuyện, giống như X, Y lại một lần nữa, Z lặp lại thiếu sót của 2 cuốn đầu, đó là cách hành văn dài dòng và khô khan – đặc trưng của dòng trinh thám cổ điển vốn thiên về suy luận và ít tính hành động. Mạch truyện chậm chạp suốt hơn 200 trang đầu, và chỉ bắt đầu đạt đến cao trào ở gần cuối. Màn suy luận đầy tính logic và chặt chẽ cuối sách của ngài Lane bằng việc đưa ra các trường hợp sau đó loại trừ dần dần các nghi phạm. Tóm lại đây là một cuốn sách hay và rất đáng đọc.

5 Sách mới toanh, đóng gói chuyên nghiệp, ship đúng hẹn. Shipper lịch sự, vui vẻ.

Review sách Tấn Bi Kịch Z

Review sách Tấn Bi Kịch Z
Review sách Tấn Bi Kịch Z

Một tấn bi kịch mới mang tên Z, Queen luôn tạo ra điểm nhấn bằng sự logic trời phú của mình. Sự suy luận tài tình của Drury Lane một lần nữa đã chinh phục tôi. Cơ mà ở Z, tôi không thích cô Patience, con gái thanh tra Thumm. Ở đầu truyện, Queen miêu tả cô là một cô gái thông minh, có khả năng quan sát và liên kết các sự việc. Cũng có thể coi cô là một thám tử đi. Tôi mất cảm tình với cô này ở cái trò mỹ nhân kế cô dùng, làm việc theo cảm hứng dễ chết lắm đấy! Nhưng biết sao được, nó là nhân vật chính mà, chắc không chết đâu nhỉ. Đầu truyện còn nghĩ cô sẽ là người giải mã các đáp án và tìm ra hung thủ nữa cơ, nhưng không, sau cũng vẫn phải tìm đến Lane và nhờ ông tìm ra kẻ sát nhân thực sự.

Tấn bi kịch Z khô khan khủng khiếp, cảm giác như nhai một nắm rơm ấy, nuốt vào không được mà nhả ra cũng chẳng xong. Thú thật tôi cũng chẳng hi vọng giọng văn của ông mượt gì cho cam đâu nhưng mà khô quá thì đúng là…Kết luận lại một câu, ông hoàng logic mãi mãi chẳng thể trở thành ông hoàng văn chương.

Về phần dịch giả, ca này khó, mình với anh ấy nếu xét trên phương diện quen biết thì chắc là biết nhiều hơn quen cơ mà vẫn phải nói thẳng: trong quá trình dịch anh dùng một số từ mà tôi nghĩ không hợp với dòng trinh thám cổ điển cho lắm. Còn lại đều ok, không thể phủ nhận tài năng của anh được, dịch trinh thám có dễ gì đâu chứ! Về phần biên tập, cứ bảo sao tôi hay soi chứ Z dấu câu loạn hết cả lên, đọc mà ức chế khủng khiếp.

Tấn bi kịch Z ăn điểm của tôi ở cái kết đấy. Đúng là nằm ngoài dự án mà. Cái này phải gọi là cái kết vớt vát cho cả câu chuyện. Hạ màn không chê vào đâu được. Tôi vẫn khuyên mọi người nên đọc bộ này, tuyệt phẩm của sự logic đấy.

Thúy Vũ

Đúng là cái kết vớt vát cho cả câu chuyện.

Đầu tiên thì chê đã:
1. Biên tập thật sự quá tệ, dấu câu loạn cào cào hết cả lên, đọc mà bực mình, bảo sao mình khó tính.
2. Thật sự là Queen viết văn tệ chưa từng thấy, ổng thích tả, thích tả cảnh lắm, thích miêu tả tâm lý nhân vật lắm, nhưng khổ nỗi, tả có hay đâu cơ chứ, giọng văn khô cứng, viết nhiều sao chẳng thấy tiến bộ gì hết trơn. Đọc phát mệt cả ra, cứ như ăn phải một cái gì đó khó nhai…nhưng vẫn cứ cố phải ăn cho hết.

Tấn bi kịch Z – Ellery QueenTẤN BI KỊCH Z – ELLERY QUEEN
3. Dịch giả: cái này cũng khó, mình chơi với anh dịch giả. Anh ấy lại còn hợp tác làm admin cái group mình lập. Nhưng thôi, em cứ chê nhé: em không thích cách anh dùng từ ” chém gió ” trong một tác phẩm trinh thám cổ điển, thêm nữa, em cảm giác anh lạm dụng từ ” dâm đãng ” thì phải, cả hai trường hợp anh sử dụng đều khiến em khó hiểu và không hình dung ra được vấn đề. Rồi thật sự cuốn này anh dịch đúng là chỉ mang tính chất chuyển ngữ, cái này em rất thông cảm, cũng tại văn của tác giả khô đi, nên đôi chỗ em đọc bị cụt lủn.
4. Tác giả PR trắng trợn cho Lane, cô nàng thám tử dẫn truyện rất thông minh và siêu nhân, song cuối cùng vẫn phải chịu thua và nhờ cậy đến ngài Lane, cái cá tính của cô nàng cũng cá tính và ngông cuồng quá, lại bộp chộp mạo hiểm làm không suy nghĩ, nào là sử dụng mĩ nhân kế..bla bla… => trên quan điểm cá nhân thì mình không thích. Chứ nó là một phần nội dung truyện, không có gì đáng nói cả .

Giờ thì khen nào:
1: Bìa đẹp, thích cái bìa. Để chụp được cái hình thì tôi đã…phá hoại cây công ty. Cả sếp lẫn đồng nghiệp đều quay ra nhìn tôi như…quái vật. Quá ngại luôn. Dù hình tôi chụp chắc cũng chả đẹp mấy, nhưng thôi đã hi sinh rồi nên quyết để lại.
2. Nội dung: sự logic vẫn luôn là điểm mạnh của Queen, may mắn rằng lần theo sự suy luận của Lane mà tôi đoán ra được thủ phạm bằng phương pháp loại trừ. Nhưng lúc biết hung thủ là ai, kể thì cũng không ngờ tới đi. Vậy nên cái kết đã vớt vát lại cả cuốn sách.

Kết luận: thật ra với Queen, tôi thấy vậy là đã quá đủ, vẫn mua đủ bộ để sưu tầm thôi, khi nào muốn tự hành xác, rảnh rỗi lôi ra cố gắng chịu đựng cái giọng văn của ổng kể cũng thú. Tôi vẫn thấy cuốn Y là dịch đỡ nhất, dễ đọc nhất trong 3 cuốn. Và đương nhiên, tôi vẫn thích Y nhất.

P/s: sẽ nhằn nốt cuốn bi kịch cuối cùng, vì đã hứa trả review rồi, nên anh Nhân, anh đừng nhắc nữa nhé.

Trang Đào

Tan Bi Kich ZSau cuốn Y rất thành công có lẽ mình cũng mong chờ sự hấp dẫn tiếp theo của phong cách E.Q Và dường như Z đã không làm mình phải thất vọng. Vẫn cảm giác lâng lâng khi đọc xong đoạn kết…

Cảm tưởng như cô gái Patience sẽ là người kết thúc tấm màn bí ẩn sau cùng nhưng ko vẫn là Lane giải đáp cho tất cả. Thú thật mình luôn mong chờ Lane trong mọi Bi Kịch. Những nạn nhân trong Z đều chết và mọi bằng chứng đều tố cáo nghi can xấu số…nhưng những gì rõ ràng quá đều khiến ta ngi ngờ. Với E.Q dường như lúc nào cũng tạo được những điểm nhấn vô cùng logic và lí thú. Thực ra đọc gần hết cuốn cảm giác cứ mông lung rất khó hiểu nhưng vẫn là Drury Lane với những cái nhìn quá cặn kẽ quá ư là sâu sắc với màn đáp giải cực kì diệu. Ôi mình có thể chết đi được ấy.

Nói một chút về bản dịch thì mình không có ưng lắm. ko biết do bản gốc hay do dịch giả mà đọc có vẻ không được mượt mà cho lắm. Khô khô sao ấy. Nhưng có lẽ không quan trọng. Hồi kết của Z làm mình lâng lâng quên tất cả rồi…

Quân Steven

Bối cảnh câu chuyện diễn ra 10 năm sau những sự kiện trong Tấn bi kịch X và Y. Bộ 3 phá án một thời nổi tiếng thập niên 1930 quay trở lại: Thanh tra Thumm đã về hưu và mở 1 văn phòng thám tử ở New York, cùng với cô con gái Patience Thumm thông minh có khả năng quan sát mới từ châu Âu trở về. Công tố viên Bruno trở thành Thống đốc bang New York. Còn nghệ sĩ kịch Shakespeare nổi tiếng gàn dở và bị điếc của chúng ta, Ngài Drury Lane thì đang chuẩn bị sinh nhật lần thứ 70 của mình với việc mày mò tự tập học đánh máy chữ tại lâu đài Hamlet.

Nghi ngờ người bạn làm ăn với mình, bác sĩ Ira Fawcett có dính dáng đến những giao dịch mờ ám trong công việc kinh doanh của công ty đá Tilden, doanh nhân Elihu Clay đã mời 2 cha con thanh tra Thumm đến Leeds điều tra. Leeds ẩn dưới vỏ bọc yên bình là nơi đang diễn ra cuộc đấu đá tranh giành quyền lực chính trị giữa Thượng nghị sĩ Joel Fawcett (thực chất chỉ là con rối trong tay người em trai – bác sĩ Ira Fawcett) và John Hume – công tố viên hạt Tilden. Ở Leeds, 2 cha con thanh tra Thumm vướng vào một vụ án mạng: thượng nghị sĩ Joel đã bị đâm chết ngay tại nhà riêng, tại hiện trường người ta tìm thấy một mảnh rương đồ chơi, trên có 2 chữ HE. Mọi chứng cứ đều dẫn đến Aaron Dow, một tù nhân được phóng thích đúng ngày hôm đó, cũng là người làm ra món đồ chơi và có cái hẹn với nạn nhân. Trong lúc công tố viên John Hume và gã cảnh sát trưởng biến chất Kenyon một mực khẳng định Dow là hung thủ thì 2 cha con thanh tra Thumm tin tưởng vào sự vô tội của Dow. Họ lao vào cuộc hành trình gần như vô vọng minh oan cho ông. Mọi việc ngày càng trở nên phức tạp hơn khi chỉ vài tuần sau, đến lượt bác sĩ Ira Fawcett bị đâm chết tại tư gia, bên cạnh xác ông có một mảnh rương đồ chơi thứ 2. Vụ án lâm vào ngõ cụt và một lần nữa, thanh tra Thumm lại phải nhờ đến sự sáng suốt của người bạn già Drury Lane của mình.

Với niềm hứng khởi sau khi đọc xong 2 cuốn X và Y, tôi phải cố kìm nén ham muốn đọc ngay Z bởi mốc thời gian giữa X-Y và Z lên đến 10 năm, Queen mới cho các nhân vật quay trở lại và tôi cũng muốn có 10 tuần nghỉ ngơi cho giống với các nhân vật trong truyện :D. Nhưng quả thật tôi có hơi chút thất vọng so với 2 cuốn đầu.

Nếu như ở cuốn X, điểm ấn tượng nhất với tôi chính là việc Drury Lane chỉ nghe Thumm và Bruno thuật lại vụ án là đã đoán ra hung thủ, không khỏi làm tôi nghĩ đến Mycroft Holmes, người anh trai của Holmes từng nói: “Chú cứ đưa anh thông tin, anh sẽ ngồi ghế bành và tổng hợp”. Ở cuốn Y, là cái không khí u ám năng nề, đúng chất bi kịch của nhà Hatter. Thì tới cuốn Z tôi không tìm được sự ấn tượng nào. Vụ án không có gì đặc sắc nếu không muốn nói là đơn giản. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất với nhân vật “tôi” là Patience, con gái thanh tra Thumm, nàng xuất hiện khá ngầu với màn suy luận tại lâu đài Hamlet và được Lane khen ngợi hết lời, những tưởng sẽ là người giải đáp các bí ẩn, nhưng cuối cùng Ngài Lane lại một lần nữa là người cân team. Cái cá tính bộp chộp, ngông cuồng của nàng, đặc biệt việc nàng sẵn sàng làm tình với bác sĩ Ira chỉ để tìm ra chứng cứ tham nhũng của ông khiến một người có thể coi là “thanh niên nghiêm túc” và hơi cổ hủ như tôi thấy không thích và không hợp (Dù chính nhờ những phát hiện của nàng mà Ngài Lane mới tìm ra hung thủ).

Về cách kể chuyện, giống như X, Y lại một lần nữa, Z lặp lại thiếu sót của 2 cuốn đầu, đó là cách hành văn dài dòng và khô khan – đặc trưng của dòng trinh thám cổ điển vốn thiên về suy luận và ít tính hành động. Mạch truyện chậm chạp suốt hơn 200 trang đầu, và chỉ bắt đầu đạt đến cao trào ở gần cuối, sau cái chết của nhân vật bác sĩ Ira. Nhưng một điểm cộng cho cuốn Z đó là tính hành động đã được đẩy lên cao hơn so vơi X, Y. Ở đây đã có săn đuổi, có nổ súng… chứ không chỉ đơn thuần là suy luận và suy luận.

Dịch giả Quang Huy của cuốn này là bạn tôi, đánh giá chung, cách dịch của anh tương đổi ổn, dù một số chỗ dùng từ hơi cứng, nhưng văn Queen vốn khô, lại thiên về miêu tả nhiều nên đây đã là cả một sự cố gắng lớn.

Màn suy luận đầy tính logic và chặt chẽ cuối sách của ngài Lane bằng việc đưa ra các trường hợp sau đó loại trừ dần dần các nghi phạm, không khỏi làm tôi nghĩ đến phương pháp suy luận nổi tiếng của Holmes đã từng được đề cập đến trong vụ án “Dấu bộ tứ”: “When you have eliminated the impossible whatever remains, however improbable, must be the truth (Sau khi đã loại bỏ những gì không thể thì cái còn lại, dù vô lý đến đâu, cũng vẫn là sự thật)”. Hành động Ngài Lane cùng Thống đốc Bruno đạp cửa phòng tử hình xông vào ngăn cản phán quyết thi hành án là một trong những hình ảnh ấn tượng nhất dù lúc đó Dow đã chết bởi một cơn trụy tim, trước cả khi bản án được thi hành.

Mua sách Tấn Bi Kịch Z ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Tấn Bi Kịch Z” khoảng 71.000đ đến 80.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tấn Bi Kịch Z Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tấn Bi Kịch Z Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tấn Bi Kịch Z Fahasa” tại đây

Đọc sách Tấn Bi Kịch Z ebook pdf

Để download “sách Tấn Bi Kịch Z pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *