Tiếng Đàn Bà

Giới thiệu sách Tiếng Đàn Bà – Tác giả Ubee Hoàng

Tiếng Đàn Bà

Lãng mạn, nhẹ nhàng và ý nghĩa là cảm xúc mà người đọc có thể tìm thấy trong cuốn tản văn “Tiếng đàn bà”. Đây là tác phẩm tập hợp những bài viết nhỏ, mang nặng nỗi niềm của một người phụ nữ đang phải gánh trên vai quá nhiều trách nhiệm nhưng vẫn luôn giữ thái độ sống lạc quan, biết chắt lọc và tìm kiếm niềm vui cho mình trong những điều bình dị nhất.

Tiếng đàn bà, là những mẩu chuyện về mình, về con, về người sống xung quanh… Có cả những cảm xúc bất chợt rất đàn bà, được tác giả thu vào trong ngòi bút của chính mình. Cảm xúc ấy đến có thể trong lúc cô mở toang cửa sổ đón ánh mặt trời ngày mới, khi xuống phố gặp bạn thân, khi vào bếp, khi chơi với con, khi đêm về một mình cô quạnh, cũng có khi chỉ là bất chợt nhìn thấy cái cây, khóm hoa bên đường… Bằng những trải nghiệm sâu sắc, Ubee Hoàng khéo léo dẫn dắt người đọc đến với một thế giới vô cùng quen thuộc nhưng lại vô cùng biến hóa: đời sống và suy tư của những người phụ nữ.

Nhà thiết kế Chương Đặng nhận xét, Tiếng đàn bà là trải lòng của một người phụ nữ có thể gom nhốt những nỗi nhọc nhằn đời sống vào những góc riêng biệt của cuộc mưu sinh. Đọc những trang viết giàu cảm xúc, bạn đọc dễ thấy được hình ảnh người phụ nữ kiên cường với một trái tim đa cảm. Cô trân trọng ký ức, đôi khi vẫn tự ôn lại kỷ niệm cũ mặc cho nó có thể chính là vết cắt trong lòng. Ký ức dù tốt đẹp hay đớn đau đều quan trọng, vì nó là minh chứng cho một thời chúng ta đã từng hết lòng như thế.

Gửi gắm nhiều tâm tư cho con khi thực hiện tập sách này, tác giả, Ubee Hoàng không giấu đời sống riêng. Do vậy, đâu đó trong Tiếng đàn bà, độc giả sẽ thấy những chia sẻ của cô dành cho con – những đứa trẻ đang lớn lên. Những sẻ chia này, không phải của một người đi trước mà là người đồng hành. Xem con như bạn, tác giả nói với con những điều con đã có thể nhận biết lẫn chưa, như cả một thoáng chông chênh của mẹ. Để thấy rằng, những đứa trẻ ấy, quan trọng đối với cô biết dường nào. Và, cô dành cho chúng sự cả tôn trọng lẫn yêu thương… Như cách mà một bà mẹ đơn thân trò chuyện với con – một chuyện rất đời thường của đàn bà – bà mẹ ấy không chỉ là dạy dỗ mà để biết về con như một nhân cách độc lập, để hiểu rằng phần lớn cuộc đời của chúng sẽ không có, thậm chí không cần ta bên cạnh.

Qua bốn phần của tập sách, Ubee Hoàng mang đến cho người đọc những mảnh đời, mảnh tình nhiều màu sắc. Tình yêu không có nhiều ở đây dù vẫn có những mối quan hệ đàn bà – đàn ông. Như lời nhận xét của tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, những mối quan hệ ấy trọn vẹn hay không thì cái thứ “tình” mà Ubee Hoàng kể lại chính là tiếng lòng của đàn bà.

Tiếng Đàn Bà
Tiếng Đàn Bà

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Tiếng Đàn Bà
  • Tên Nhà Cung Cấp: FIRST NEWS
  • Tác giả: Ubee Hoàng
  • NXB: NXB Văn Học
  • Trọng lượng: (gr) 200
  • Kích thước: 13 x 20.3
  • Số trang: 174
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Tiếng Đàn Bà

Đánh giá Sách Tiếng Đàn Bà
Đánh giá Sách Tiếng Đàn Bà

1 Mình cứ ngỡ đây là một cuốn truyện bình thường thôi cho tới khi đọc nó. Thật sự mình không thích thể loại kinh dị vì rất sợ ma nên khi đọc cuốn sách này mình hơi sốc vì nội dung lại mang hơi hướng trinh thám kinh dị :v mình đã bị ám ảnh vài ngày về cái áo sườn xám trắng trong truyện 😐 nhưng ẩn trong đó là câu chuyện về số phận về người phụ nữ đương thời. Qua đó ta hiểu thêm và yêu thêm những người phụ nữ quanh ta. Đàn bà độc ác nhất nơi tấm lòng. Không sai, nhưng bởi do đâu họ độc ác, do đâu họ thâm hiểm, không phải vì chính hiện thực cuộc sống khắc nghiệt hay sao. Nợ máu trả bằng máu, giết người phải đền mạng, một quy luật đúng muôn thuở.Không phải không có quả báo, mà nó chưa đến mà thôi.

2 Chúng tôi cũng thay đổi suy nghĩ của những bà mẹ đơn thân trong xã hội, họ không cố tình đi ngược lại đạo đức đạo đức, chỉ có điều họ dũng cảm chọn con đường an toàn nhất để đi bộ. Bởi vì ai cũng có quyền sống vì hạnh phúc là điều ai cũng có thể theo đuổi. Nếu đánh giá khách quan, Ubee Hoàng là một nhà văn khá bản năng, lời nói của cô không phải là lời hay từ một nhà văn chuyên nghiệp. Nhưng với tất cả kinh nghiệm sâu sắc và thực tế của mình, với những cảm xúc đơn giản và chân thành, Ubee Hoàng đã viết một cuốn sách thành công, để lại tiếng vang trong lòng độc giả. Cô miêu tả tiếng nói bên trong của cuộc sống và suy nghĩ của những người phụ nữ không may mắn phải chịu thiệt thòi.

3 Nhân vật được xây dựng rõ ràng, mỗi người có 1 nỗi khổ tâm riêng, khúc mắt sẽ được giải bày dần qua lời tự sự của chính họ. Mình cứ ngỡ đây là một cuốn truyện bình thường thôi cho tới khi đọc nó. Thật sự mình không thích thể loại kinh dị vì rất sợ ma nên khi đọc cuốn sách này mình hơi sốc vì nội dung lại mang hơi hướng trinh thám kinh dị :v mình đã bị ám ảnh vài ngày về cái áo sườn xám trắng trong truyện 😐 nhưng ẩn trong đó là câu chuyện về số phận về người phụ nữ đương thời. Qua đó ta hiểu thêm và yêu thêm những người phụ nữ quanh ta. Đàn bà độc ác nhất nơi tấm lòng. Không sai, nhưng bởi do đâu họ độc ác, do đâu họ thâm hiểm, không phải vì chính hiện thực cuộc sống khắc nghiệt hay sao. Nợ máu trả bằng máu, giết người phải đền mạng, một quy luật đúng muôn thuở.Không phải không có quả báo, mà nó chưa đến mà thôi.

Review sách Tiếng Đàn Bà

Review sách Tiếng Đàn Bà
Review sách Tiếng Đàn Bà

“Tiếng Đàn Bà” Niềm Riêng Của Những Người Phụ Nữ Kém May Mắn

Bằng tất cả trải nghiệm sâu sắc và thực tế của mình, cùng những tình cảm thật chân thành giản dị Ubee Hoàng đã viết nên một cuốn sách thành công, để lại dư âm trong lòng độc giả. Chị đã khắc hoạ lên tiếng nói nội tâm về đời sống và nghĩ suy của những người phụ nữ không may mắn phải gánh chịu thiệt thòi. Nhưng không phải là những lời thở than để cầu mong lòng thương hại, chỉ là họ muốn sẻ chia những suy tư thầm kín, những tâm sự có lúc vu vơ vụn vặt, có khi lại mênh mang hoang hoải, rất cô đơn, rất đàn bà…

“Tiếng đàn bà” là tập tản văn được chắp bút bởi tác giả Ubee Hoàng, tên thật là Hoàng Mỹ Uyên, hiện chị sinh sống và làm việc tại Sài Gòn. Độc giả yêu thích văn học cả nước từng biết đến tên tuổi chị qua cuốn sách “Sài gòn vẫn hát” kết hợp cùng nhà văn Mạc Thụy. Ở lần tái ngộ này, Ubee Hoàng mang đến cho độc giả một cuốn tản văn chất chứa đầy tâm sự, như những nỗi niềm của một người phụ nữ đa đoan gửi gắm vào trang sách. Ngoài đời thường, Ubee Hoàng là một bà mẹ đơn thân, một người phụ nữ trải qua nhiều sóng gió trong hôn nhân và tình cảm. Có lẽ vì vậy, hơi thở văn chương của chị luôn phảng phất những nốt lặng trầm tư, những niềm riêng lắng đọng. Nhưng vượt lên tất cả vẫn là niềm vui sống, tinh thần lạc quan và sự mạnh mẽ vượt qua giông gió cuộc đời.

Nội dung cuốn sách trải dài với 60 bài tản văn được chia thành 4 phần nhỏ với những chủ đề như: Chân dung đàn bà, Nói với con, Có thương thì thương và Tình trong lòng phố. Xuyên suốt 4 phần nhỏ trong cuốn tản văn, Ubee Hoàng trải lòng cùng bạn đọc về cuộc sống ồn ào nơi phố thị với những mẩu chuyện nho nhỏ về bản thân chị, về những người sống xung quanh, về Saphia và Rio – hai đứa trẻ đáng yêu và cả những người đang hoặc đã từng lướt qua đời chị. Ở đó chúng ta được nhìn thấy hình ảnh một người phụ nữ đang oằn mình lên với gánh nặng mưu sinh vất vả. Với nhiều người khác, họ may mắn tìm được một bờ vai tin tưởng, để chia ngọt sẻ bùi, để cùng nhau vượt qua giông gió. Nhưng cuộc đời vốn có nhiều mảnh ghép, đâu phải ai cũng được êm ấm vẹn tròn và người phụ nữ trong câu chuyện của Ubee Hoàng chính là một mảnh đời khuyết thiếu. Cuộc sống thị thành vốn dĩ đã có nhiều lo toan bề bộn, nhưng gánh lo ấy còn nhân lên gấp bội phần với một bà mẹ đơn thân, một người phụ nữ cô đơn, mạnh mẽ và kiên cường với thị phi cuộc sống. Không chỉ kể câu chuyện đời mình, Ubee Hoàng còn khắc hoạ rất thành công những thân phận phụ nữ lạc trôi giữa phố xá Sài Gòn. Đó là “Sẻ nhỏ” người mẹ trẻ phải giấu đi chuyện mình đã có con để xin được việc làm trong quán bar kiếm tiền nuôi con mọn. Là Hiên, cô gái điên bỗng một ngày phải mang trong mình bào thai vô thừa nhận, hàng ngày vẫn ngây ngô khóc cười trong điên loạn giữa ánh mắt xót thương của người đời. Những kiếp đàn bà cứ thế hiện lên trang sách, chân thực, sinh động và sâu sắc. Cuốn tản văn nho nhỏ của Ubee Hoàng hệt như tiếng lòng của họ, những người đàn bà dẫu hạnh phúc hay đau khổ, dẫu cay đắng nhọc nhằn vẫn vươn lên sống kiên cường hãnh tiến.

Nếu như những chia sẻ về nỗi nhọc nhằn mưu sinh đã khiến độc giả rơi vào một nốt trầm tĩnh lặng, thì ở phần tiếp theo cuốn sách lại là những giai điệu thật ấm áp vui tươi. Ubee Hoàng kể những câu chuyện ngộ nghĩnh về hai đứa con, Saphia và Rio – những thiên thần đã xuất hiện và làm ấm áp thêm cuộc đời chị. Điều khác biệt ở tác giả này, chính là cách chị chia sẻ cùng con những điều thật vô tư giản dị, như cách hai người bạn đang trò chuyện cùng nhau. Như những lời thật âu yếm chị từng nói với Saphia và Rio bé nhỏ của mình:

Thôi lớn đi con, mẹ con mình đi tiếp. Mẹ đôi khi cũng như con, chưa một lần chết thì nghĩa là chỉ mới sống lần đầu, có biết gì đâu mà dạy. Có nhau cùng đi thôi đã vui rồi. Con nhỉ?.

Lẽ thường tình, khi trải qua một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, người phụ nữ nào cũng vì những tổn thương thù hận mà trở nên cay đắng, lạnh nhạt với cuộc đời. Thậm chí có những người đem nỗi cay đắng ấy gieo rắc vào đầu những đứa con, khiến chúng nghĩ về cha bằng cái nhìn sai lệch. Nhưng ở Ubee Hoàng, độc giả không hề nhìn thấy một bà mẹ sống ích kỉ nhẫn tâm. Hiện lên trong tâm trí chúng ta chỉ là hình ảnh một người phụ nữ bao dung, một bà mẹ thương yêu con vô bờ bến. Bao nhiêu nỗi niềm cay đắng chị chôn kín trong lòng, để đổi lại cho con những tháng ngày tuổi thơ êm đẹp. Chị cư xử với con gần gũi, nhẹ nhàng và tôn trọng. Chị luôn thể hiện mình là bà mẹ vui vẻ lạc quan, là chỗ dựa tinh thần để nuôi nấng các con trưởng thành khôn lớn. Có những người phụ nữ đem nỗi buồn giăng mắc trong ánh mắt, còn chị chọn cách che giấu nỗi đau ấy phía sau những nụ cười. Nhưng bằng một trái tim đa sầu đa cảm, chưa bao giờ chị quay lưng với những kỉ niệm trong quá khứ. Đối với chị, ký ức dẫu vui hay buồn cũng là lẽ sống một thời ta chọn lựa, cũng là chặng đường dài ta đã bước qua. Chúng ta có thể ghi nhớ, có thể học cách lãng quên nhưng nhất định không bao giờ ân hận. Điều duy nhất chúng ta có thể làm, chỉ là sắp xếp lại hành trang dĩ vãng vào một ngăn nhỏ cuộc đời, để những niềm vui của hiện tại và tương lai sẽ còn tiếp nối.

Xuyên suốt câu chuyện của Ubee Hoàng, chúng ta tìm thấy tình người, tình thân, tình mẫu tử thiêng liêng… nhưng tình yêu lại là điều gì đó quá mơ hồ, mờ nhạt. Vẫn có những mối quan hệ giữa đàn ông và phụ nữ nhưng tác giả không hề tô vẽ thái quá như câu chuyện tình lãng mạn giữa đời thường. Vẫn là tình yêu, nhưng ở đây là tình yêu cuộc sống, là học cách thương yêu bản thân mình. Khi một người phụ nữ biết yêu quý bản thân, biết rung cảm với những thanh âm đáng yêu từ cuộc sống. Ắt hẳn tình yêu sớm hay muộn cũng sẽ đâm lộc nảy mầm.

“Tiếng đàn bà” – cuốn tản văn chỉ gói gọn trong 160 trang ngắn ngủi nhưng lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa khiến độc giả phải bận lòng. Tác giả chỉ xoay quanh những câu chuyện vặt vãnh đời thường nhưng phía sau lại là những thông điệp giản dị mà sâu sắc. Chúng ta học được ở những người phụ nữ ấy đức tính “vừa mạnh vừa mềm”, có thể yếu đuối khi cần nhưng vẫn đủ mạnh mẽ tự tin để vượt qua sóng gió. Chúng ta cũng thay đổi suy nghĩ về những bà mẹ đơn thân trong xã hội, họ không cố tình đi ngược lại luân thường đạo lý, chỉ là họ dũng cảm chọn lựa con đường an yên nhất để bước đi. Vì ai cũng có quyền vui sống, vì hạnh phúc là thứ ai cũng có thể mưu cầu.

Nếu nhận xét một cách khách quan, Ubee Hoàng là người viết khá bản năng, những câu chữ từ chị cũng không phải những mỹ từ được nắn nót từ một nhà văn chuyên nghiệp. Nhưng bằng tất cả trải nghiệm sâu sắc và thực tế của mình, cùng những tình cảm thật chân thành giản dị Ubee Hoàng đã viết nên một cuốn sách thành công, để lại dư âm trong lòng độc giả. Chị đã khắc hoạ lên tiếng nói nội tâm về đời sống và nghĩ suy của những người phụ nữ không may mắn phải gánh chịu thiệt thòi. Nhưng không phải là những lời thở than để cầu mong lòng thương hại, chỉ là họ muốn sẻ chia những suy tư thầm kín, những tâm sự có lúc vu vơ vụn vặt, có khi lại mênh mang hoang hoải, rất cô đơn, rất đàn bà.

Cuốn tản văn của Ubee Hoàng không phải là cuốn sách quá đặc sắc, cũng không nằm trong danh sách best seller, nhưng thành công của nó chính là chất xúc tác khơi dậy sự đồng cảm thật nhân văn, thật chân thành trong lòng người đọc.

Mua sách Tiếng Đàn Bà ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Tiếng Đàn Bà” khoảng 52.000đ đến 60.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tiếng Đàn Bà Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tiếng Đàn Bà  Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tiếng Đàn Bà Fahasa” tại đây

Đọc sách Tiếng Đàn Bà ebook pdf

Để download “sách Tiếng Đàn Bà pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời Like Page để ủng hộ Sach86 và comment Email phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *