1Q84

Giới thiệu sách 1Q84 – Tác giả Haruki Murakmi

1Q84

Aomame đang sống ở năm 1984. Bản Sinfonietta của Leoš Janáček phát ra từ đài FM trong chiếc taxi trên đường cao tốc thủ đô khiến nàng bắt đầu nhận thấy có gì đó bất thường trong thế giới thực tại. Nàng phát hiện ra sự tồn tại của một thế giới không phải thế giới này bên cạnh thế giới này. Với rất nhiều câu hỏi chưa lời giải cho những bất thường đang diễn ra xung quanh , nàng đặt tên cho năm mình đang sống là 1Q84, “Q” là chữ cái đầu của từ “Question”.

Tengo cũng sống ở năm 1984. Anh dạy toán tại một trường dự bị. Ôm mộng văn chương, có thừa tài năng nhưng mặc cảm quá khứ về người mẹ như một tảng đá khổng lồ đang chặn đứng dòng năng lượng trong anh khiến anh vẫn mãi chỉ là một kẻ bồi bút vô danh. Tuy nhiên một kế hoạch đầy mạo hiểm của Komatsu, biên tập viên lão luyện của tạp chí văn nghệ, đã đẩy anh vào một rắc rối ghê gớm. Chính rắc rối ấy sẽ đưa Tengo gặp lại người bạn gái thời tiểu học vẫn luôn ám ảnh anh.

Với đầy đủ hiện thực lẫn huyền ảo, Murakami đưa ta lạc vào một thế giới chuyện kể quá đỗi hấp dẫn trong 1Q84. Cuốn tiểu thuyết gồm các chương xen kẽ về Aomame và Tengo. Khi đọc xong về Aomame, bạn chắc chắn sẽ muốn tiếp tục với Tengo và ngược lại. Một tác phẩm xứng đáng với ba năm chờ đợi của những độc giả yêu mến Murakami.

********

Nhận định

“Cuốn hút. 1Q84 là một tiểu thuyết lớn theo mọi nghĩa. Độc giả một khi đã sa chân vào dòng chảy thời gian của nó thì khó lòng bước lên bờ.”

— Sherryl Connelly, New York Daily News

“Murakami giống như một nhà ảo thuật đang diễn giải những gì mình thực hiện trong lúc biểu diễn song vẫn khiến người ta tin rằng ông sở hữu một sức mạnh siêu nhiên… Trong khi bất cứ ai cũng có thể kể một câu chuyện giống như một giấc mơ, ông là một trong số ít nghệ sĩ có thể khiến chúng ta thấy mình thực sự đang mơ, giống như với tiểu thuyết này.”

— The New York Times Book Review

“1Q84 là một trong những cuốn sách nhanh chóng biến mất khỏi tay bạn, lôi bạn vào sự huyền bí của nó với một tốc độ và kỹ năng khiến bạn chẳng thể nhận ra rằng nhiều giờ đã trôi qua và hàng núi trang sách đã bị ngốn sạch …”

— Rob Brunner, Entertainment Weekly

1Q84
1Q84

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: 1Q84
  • Mã hàng 8935235220966
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
  • Tác giả: Haruki Murakmi
  • Người Dịch: Lục Hương
  • NXB: NXB Hội Nhà Văn
  • Trọng lượng: (gr) 480
  • Kích Thước Bao Bì: 15 x 24
  • Số trang: 462
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách 1Q84

Đánh giá Sách 1Q84
Đánh giá Sách 1Q84

1 Luân phiên trong tập một là hai tuyến nhân vật nữ chính và nam chính, từng chương xen kẽ là nội tâm của hai nhân vật này. Vì một lí do nào đó nữ chính đã bước chân vào thế giới khác, thế giới giống như trong cuốn sách 1984 nhưng không phải, cô đã đặt tên cho thế giới mới là 1Q84. Nam chính là một thiên tài toán học, hiện là thầy giáo trường dự bị và thỉnh thoảng viết thêm tiểu thuyết. Qua các chương, hai nhân vật tưởng chừng không liên quan gì nhau đã bắt đầu có những nét tương đồng và cuối cùng là liên quan đến không tưởng. Chính nhờ cùng đặt chân vào thế giới này và trải qua vô số sự kiện ly kỳ, hai người đã dần nhận ra được tình yêu đích thực của mình.

2 Đây là cuốn sách đồ sộ nhất trong sự nghiệp của Haruki Murakami, với lời tóm tắt đơn giản nhất là hành trình tìm nhau của 2 nhân vật Aomame và Tengo trong một (vài) thế giới giống mà không giống thực tại. Tác phẩm có những motif và chủ đề trở đi trở lại như một bản nhạc cổ điển tự mang trong mình nhiều biến tấu, kết cấu cũng thăng giáng trầm bổng, có bè chính, bè phụ, cung trưởng, cung thứ không khác gì một tác phẩm âm nhạc mẫu mực như bản Sinfonietta của Leos Janacek. Có những tình tiết và sự kiện xảy ra chóng vánh, cũng có khi nhiều trang sách đã qua mà không thực sự có điều gì đã xảy ra, có các tổ chức tôn giáo, âm mưu, nạn bạo hành, nỗi cô độc, những phép lạ siêu nhiên kỳ ảo.

3 Khi đọc hết tập một của tác phẩm, có rất nhiều vấn đề được đặt ra và mình thì không đủ trí tưởng tượng để tự trả lời những điều ấy. Nhanh nhanh đọc tập 2 để có thể tìm ra được câu trả lời. Ở tập này, những khúc mắc về giáo hội, về thế giới có hai mặt trăng, về nhộng không khí được giải đáp một cách ấn tượng. Tác giả quả có tài dẫn truyện, dùng ngôn ngữ của thám tử và đầu óc logic phi thường. Một lúc phải miêu tả rất nhiều nhân vật, nhưng tất cả các nhân vật với những suy nghĩ riêng của họ hiện lên rõ mồn một, không thể lẫn vào đâu được. Thật sự quá giỏi.Tiếp nối phần 1 của 1q84, haruki murakami dẫn dắt người đọc tiếp tục câu chuyện còn dở dang. Chuyện Tengo biết mình không phải con ruột của cha anh. Diễn biến cảm xúc của aomame trước và sau cái được gọi là nhiệm vụ cuối cùng. Nhiều bí mật được khơi ra nhằm giải tỏa những thắc mắc của độc giả. Có những lúc có thể nói, cuốn hút như một khán giả đang ngồi xem một bộ phim.

4 Dù đang dịch COVID-19 rất ghê nhưng Fahasa vẫn đóng hàng, gói hàng rất kĩ và giao cũng khá sớm nữa (chưa tới 1 ngày là ship tới rồi). Sách được gói 1 lớp chống sốc cẩn thận và không hề nhăn nheo gì luôn. Nói chung mình rất hài lòng.

5 Thực sự thì khi đọc bản English mình chỉ ước có bản dịch tiếng Việt để xem khả năng thẩm thấu đến đâu, mua đủ 1 bản anh, 3 cuốn tiếng việt. Quá xuất sắc, những sự việc được tác giả đan xen, gợi mở, kể chuyển, thắt mở, nhất là tập 2. Hồi hộp còn hơn xem phim hành động.

Review sách 1Q84

Review sách 1Q84
Review sách 1Q84

Murakami vẫn luôn biết cách để chạm tới những thẳm sâu nhất trong tâm hồn người đọc như thế.

Nhiều người nói: so với Rừng Nauy hay Kafka bên bờ biển, 1Q84 tương đối dễ đọc nhất là với những ai mới đọc Murakami lần đầu. Tác phẩm đưa người đọc trôi bồng bềnh giữa đôi bờ hư và thực, trong giai điệu của bản Sinfonietta kịch tính và dưới ánh sáng ma mị của những 2 mặt trăng. Gấp sách lại, trong lòng buông một tiếng thở dài trống rỗng êm nhẹ lại vừa không mấy dễ chịu, chẳng rõ là vui hay buồn, lạc quan hay u sầu, chỉ biết nó vừa thực lại vừa huyễn, dai dẳng và ám ảnh không dễ gì quên được.

Lạc sang thế giới khác

Tác phẩm mở đầu bằng chuyến taxi của nữ chính 30 tuổi có cái họ kỳ lạ Aomame (nghĩa là Đậu Xanh – một họ hiếm gặp ở Nhật). Cô là một huấn luyện viên thể thao ưu tú kiêm sát thủ “bán thời gian” có cách giết người độc nhất vô nhị. Aomame nhận lời bà chủ đi xử lý những gã đàn ông chẳng ra gì trên đời này: những kẻ bạo hành vợ, những tên kẻ bệnh hoạn ấu dâm trẻ em… Trên chuyến taxi khi đang đi tiễn một kẻ như vậy sang thế giới khác, Aomame gặp một người tài xế kỳ lạ. Giữa đường cao tốc thủ đô tắc như nêm, ông ta bật bản Sinfonietta của Leoš Janáček và tình cờ nói cho Aomame biết một lối cầu thang thoát hiểm bí mật ngay gần đó mà cô có thể đi tắt. Theo lối đi xuống hành lang đầy gió ấy, Aomame đã từng bước vô tình đi vào thế giới của năm 1Q84 – một thế giới song song với năm 1984 thực tại. Ở đó, mặt trăng bị nhân làm 2, con người thì sinh ra mẫu thể và tử thể của mình. Aomame đã trôi dạt trong thế giới đó, đối mặt với cái chết của chính mình trong đó, gặp gỡ những kẻ kỳ quặc trong đó, và rồi tìm được cả tình yêu trong đó…

Có những thứ nhìn rõ hơn trong bóng tối

Trong thế giới vẫn là thực ảo lẫn lộn của 1Q84, tác giả đã đề cập gần như đầy đủ mọi mặt của một xã hội hiện đại với những mối băn khoăn hiện đại: chính trị, gia đình, tôn giáo; tình yêu, tình dục, bạo hành, ấu dâm, đồng tính. Người đọc thấy những cái chết được người ta chờ đợi, thấy tình yêu không chất chứa ghen tuông hay cố chấp mù quáng, thấy chân tướng những dục vọng ăn mục ruỗng từ tận bên trong tâm hồn nhưng không thấy kinh tởm, ngược lại, là đối mặt nhẹ nhàng. Trong thế giới mờ ảo của mặt trăng màu xanh, ta nhìn rõ những cái kỳ quặc cô đơn của con người hiện đại và tự dưng học được cách chấp nhận những thứ trong bóng tối của con người, những thứ chỉ có thể nói ra nhờ con chữ.

Một tác phẩm đậm dấu ấn Murakami

Với những ai đã là fan của Murakami, 1Q84 chắc chắn không làm họ thất vọng bởi nó mang đậm màu sắc của ông: từ giọng văn đến những thủ pháp ông sử dụng. Đó là cách mô tả đầy tinh tế những chi tiết nhỏ của cảnh vật như đám mây, rèm cửa, tiếng điện thoại đổ chuông…. Đó là cách ông nói về những gợn sóng li ti trong tâm trí và ý nghĩ của từng nhân vật; những mối quan tâm độc đáo nho nhỏ về kiến thức xã hội làm ta bất ngờ vì thú vị; hay những chân lý giản dị đột nhiên được những nhân vật của ông thốt ra. Giả như trong 1Q84, bạn sẽ thấy có cả thánh Matthew, Anh em nhà Karamazov, Tchekhov, Sakhalin, Sonny và Cher, hay Harold Arlen, chuyện người Gylak, cả dòng chữ khắc trên phiến đá ở biệt thự bên bờ Zurich của Carl Jung Bạn sẽ bắt gặp những cái ẩn dụ nhỏ mà đầy sâu sắc như “anh cả”, thành phố mèo, Lưỡi dao cạo occam “ người tí hon”, “nhộng không khí”… đến những cái ẩn dụ lớn lớn như giáo phái Akebono, công xã Sakikage, lãnh tụ…

Nhiều người giải thích những ẩn dụ đó ám chỉ giáo phái Aum – giáo phái đã gây nên vụ đầu độc kinh hoàng trong hệ thống xe điện ngầm ở Tokyo năm 1995 khiến 12 người thiệt mạng và hàng trăm người chịu những di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần. Haruki Murakami cho biết ông muốn cảnh báo mọi người về nguy cơ của chủ nghĩa chính thống và khuynh hướng xuất hiện các giáo phái trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu của thế giới hiện đại.

Tất nhiên ngoài điều chính yếu đó, để có được những cái ẩn dụ, những hình ảnh lý thú đến thế, chỉ có thể là Murakami và cái tài tình trong bút pháp của ông. Thế nhưng khi được hỏi đến, ông lại nói, Tôi mở cửa, bước vào nơi đó và quan sát những gì xảy ra ở đó. Nhưng trong khi quan sát chúng, với mắt mình, tôi thấy chúng tự nhiên. Và nếu có gì u tối ở đó, rằng sự u tối đến với tôi, và có thể nó muốn nhắn gửi gì đó, cô biết chứ? Tôi đang cố gắng nắm bắt lấy tin nhắn đó. Thế nên tôi nhìn quanh thế giới đó và mô tả những gì mình thấy, và rồi tôi quay trở về. Quay trở về là việc quan trọng. Nếu không thể quay lại thì thật đáng sợ. Trong chuyến đi ấy, nhân vật của ông đôi khi phải đối mặt với cả cái chết, nhưng chuyện chết chóc ấy trở nên nhẹ nhàng, người ta nhìn nó theo cách khác bớt nặng nề, và thứ họ mang trở về là điều quý giá để họ trân trọng hơn thế giới thực tại hơn.

Đọc văn chương Murakami, lắng nghe khoảng trầm để ta chậm lại

Có người khuyên đọc Murakami, đừng cố tìm hiểu những ẩn tình ông giấu trong lớp lang con chữ. Bởi lẽ, nếu ta cứ càng khám phá văn chương của ông, càng đi tìm lại càng thấy sự sâu sa và đa tầng của thế giới ẩn giấu trong đó, như một cái giếng bất tận, mãi không thấy đáy. Có lẽ Murakami cũng không nghĩ quá nhiều như vậy trước khi viết, ông chỉ đơn giản chỉ cho người đọc lối vào thế giới bí mật trong mỗi câu chuyện của ông, như đường ống cống dẫn vào Wonderland, để rồi họ tự trải nghiệm, tự mình cùng nhân vật vào ra trong thế giới ấy, đi xuyên suốt tác phẩm và cuối cùng thì ngẫm nghĩ băn khoăn về cuộc đời thực của mình.

Trong 1Q84 có một đoạn trích thế này. Khi Tengo ở bệnh viện và được khuyên nên nói chuyện với người cha đang hôn mê của mình trong trại dưỡng lão ở Chiruka, Tengo hỏi: “Liệu ông ấy có nghe thấy tôi không?”. Cô y tá đáp: “Hồi tôi đi học, người ta giảng một điều quan trọng: những lời tươi đẹp làm màng nhĩ rung lên những cộng hưởng tốt, bởi những lời ấy có âm hưởng tích cực. Kể cả khi người bệnh không hiểu ta đang nói gì với họ thì tai của họ cũng tiếp nhận những xung lực sống động này. Vì vậy chúng tôi được dạy cần nói to, bằng ngữ điệu vui vẻ với người bệnh, bất kể họ có hiểu hay không. Ngữ điệu quan trọng hơn ý nghĩa, nó hữu ích hơn”.

Vậy đó, nhặt nhạnh những điều hữu ích nhỏ bé như vậy từ văn chương của Murakami, tự dưng khiến ta nghĩ nhiều hơn về cuộc sống của chính mình. Thứ cảm giác không mấy dễ chịu mà nó tạo ra lại chính là khoảng lặng để ta bớt vội vàng.

Hiệu ứng đáng kinh ngạc không thể bỏ qua

Đến nay đã là 10 năm kể từ khi sách phát hành tại Nhật từ 2009-2010. Ngay khi ra mắt đã gây ra một hiệu ứng kinh ngạc, mỗi tập bán trên 1 triệu bản, tập 1 tái bản tới 18 lần khi tập 3 còn đang viết. Tại Việt Nam, mãi tới 2012, 2 tập đầu bộ sách mới được dịch giả Lục Hương chuyển ngữ từ bản tiếng Trung, đối chiếu tiếng Nhật và ra mắt. Tập 3 được giới thiệu vào năm tiếp theo (2013). Cùng với Rừng Nauy, Kafka bên bờ biển hay Biên niên ký chim vặn dây cót, đây vẫn là một bộ sách ăn khách hàng đầu mà nhắc đến tên tuổi Murakami, không thể nào không nhắc đến.

Khi viết 1Q84, Murakami chia sẻ: ông chỉ bắt đầu từ cái tên, và cảnh đầu tiên, cảnh Aomame xuất hiện ấy, rồi mọi thứ cứ thế diễn tiến như vậy, nhân vật của ông tự kể chuyện, tự sống vậy. Ngay chữ Q trong tiêu đề tác phẩm, có nhiều cách lý giải. Đầu tiên đó là hiện tượng đồng âm của chữ Q và số 9 trong tiếng Nhật (kyu), lý do khác là cảm hứng từ tác phẩm 1984 (phản địa đàng) của Gorge Orwell. Nhưng có lẽ hợp lý hơn cả là cách giải thích của Aomamae trong tác phẩm khi cô tự nghĩ ra cái tên gọi này lúc đi xuống cầu thang thoát hiểm để bước vào năm 1Q84 thay vì 1984 – chữ Q trong Question Mask. Đó là dấu hỏi chấm mà chính Aomame tự đặt để gọi tên thế giới đầy những điều kỳ quặc cô thấy thế giới này.

Những tác phẩm của những đại tác gia lớn luôn không chỉ mang trong mình thông điệp của thời điểm nó ra đời, mà còn cả những giá trị thời đại, những cái đẹp nhân văn mà con người thời nào cũng muốn hướng đến. Và giữa dòng phù hoa đầy “mộng” của những tác phẩm đọc thời đại này, cái thực trong thế giới ảo của Murakami là một nơi đáng giá để người ta bước vào mà suy nghiệm.

Mua sách 1Q84 ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “1Q84” khoảng 90.000đ đến 280.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “1Q84 Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “1Q84 Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “1Q84 Fahasa” tại đây

Đọc sách 1Q84 ebook pdf

Để download “sách 1Q84 pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *