An Lạc Từ Tâm

Giới thiệu sách An Lạc Từ Tâm – Tác giả Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

An Lạc Từ Tâm

Con người có thể hạnh phúc tươi vui, không chút phiền não mãi được không? Người đang yêu lo sợ mất người yêu, người có tiền sợ mất của, người đắc ý sợ ngày bất đắc chí… rốt cục có “hạnh phúc đích thực” hay không? Liệu con người có thể sống mãi trong niềm tin, hy vọng và không bao giờ thất vọng?

Hòa thượng Thánh Nghiêm sẽ cùng bạn xem xét các khía cạnh khách quan khiến con người không được hạnh phúc như: sinh, lão, bệnh, tử là khổ, oán thù phải gặp gỡ, ân ái phải biệt li, phiền muộn do thân tâm mang lại… và ngài sẽ từng bước dẫn dắt chúng ta vượt lên lớp lớp mây mù gây nên đau khổ, không những cho chúng ta biết lí do tại sao con người đau khổ mà còn chỉ rõ cho chúng ta hướng đi tìm “hạnh phúc đích thực”.

Những lời khai ngộ vàng ngọc của Hòa thượng Thánh Nghiêm sẽ cho chúng ta thấy, hạnh phúc không đơn thuần chỉ là những phản ứng tâm lí đối với ngoại cảnh mà nó có được do sức mạnh của tâm từ bi và ánh sáng trí tuệ soi đường giúp chúng ta có thái độ sống đúng đắn.

Về tác giả: Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm (1930-2009) xuất gia từ năm 13 tuổi. Ngài đã từng nhập thất sáu năm tại núi Cao Hùng, Đài Loan, đi du học tại Nhật Bản, nhận bằng Tiến sĩ văn học, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phiên dịch kinh Phật… Bằng những nỗ lực không mệt mỏi nhằm đem lại lợi ích cho mọi người, Ngài được coi là một trong bốn vị hòa thượng nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất tại Đài Loan thời hiện đại.

An Lạc Từ Tâm
An Lạc Từ Tâm

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: An Lạc Từ Tâm
  • Mã hàng 8936037793412
  • Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà
  • Tác giả: Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
  • NXB: NXB Phương Đông
  • Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
  • Trọng lượng: (gr) 250
  • Kích Thước Bao Bì: 20 x 12 x 0.5 cm
  • Số trang: 247
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách An Lạc Từ Tâm

Đánh giá Sách An Lạc Từ Tâm
Đánh giá Sách An Lạc Từ Tâm

1 Tôi biết đến cuốn sách này nhờ T.S Nguyễn Mạnh Hùng của ThaiHa book Đây là 1 cuốn sách phật pháp ứng dụng rất hay. Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm – tác giả của cuốn sách đã chỉ ra chúng ta thấy khổ đau của con người là từ đâu mà ra và cách hóa giải khổ đau: tham, sân, si như thế nào. Cách ứng dụng phật pháp vi diệu rất tinh tế. Cái tên sách đúng với nội dung, mục đích chính là là đạt được sự an lạc từ tâm. – Điểm trừ là: nội dung hay bị lặp, nếu ý nghĩa núp bóng dưới từng câu chuyện thì sẽ hay hơn và thuyết phục hơn, tác giả cũng có 1 vài ví dụ minh họa nhưng không nhiều. Cảm nhận cá nhân là nhìn tổng thể thì cũng hay nhưng không mang lại nhiều kiến thức, đọc để an ủi tâm hồn thì được.

2 Một cuốn sách của hoà thượng Thích Thánh Nghiêm, là một hoà thượng có tầm ảnh hưởng rất lớn tại Đài Loan. Có thể đọc sách phật giáo tôi sẽ không hiểu được nhiều với những triết lý về Phật giáo nhưng tôi cảm nhận được phần nào. Đó là cảm giác trưởng thành, sự nương tựa và cảm giác được an ủi về mặt tinh thần. Để rèn luyện cái “ tâm vô thường “ nhờ thiền định và tu tập. Lưới đã thả rồi thì sẽ có một ngày cũng có cá mà bắt thôi. Có thể thời điểm này cá vẫn còn nhỏ mà mắt lưới của ta thì lớn, dù có kéo lưới lên có cá chăng nữa thì cá cũng sẽ theo mắt lưới mà ra thôi. Vì thế hãy đợi đến lúc cá lớn hẳn, tự nhiên sẽ vào lưới mà thôi. Mọi việc cũng vậy không nên cưỡng cầu.

3 Những cuốn sách về Phật Pháp ứng dụng luôn mang lại những giá trị bổ ích. Những kiến thức gần gũi với cuốc sống giúp ta nhìn nhận về cuộc đời một cách toàn diện hơn. Đây là một cuốn sách hay về Phật Pháp chứa đựng nhiều lời khuyên hữu ích giúp hoá giải nhiều phiền não chúng ta hay gặp trong cuộc sống. Tác giả là một nhà tu hành Phật giáo với nhiều kinh nghiệm trong thiền tập đồng thời cũng là người uyên thâm giáo lí nên những lời khuyên của hoà thượng rất thực tế. Sách bàn về hạnh phúc và phiền não. Con người ai cũng mong cầu hạnh phúc, thoát khổ được vui nhưng để đạt đến hạnh phú thật sự ta cần nhìn nhận lại khái niệm và quan niệm vẫn thường nhầm tưởng là hạnh phúc để từ đó tự mình giác ngộ được chân lí và đạt được hạnh phúc thực sự.

4 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

5 Truyện mới, không bị gãy gáy, nhàu giấy hay bị gấp nếp sách nên ưng ý lắm. Mỗi tội hơi bám bụi tý. Nội dung thì review thấy hay nên rất mong chờ

Review sách An Lạc Từ Tâm

An Lạc Từ Tâm
An Lạc Từ Tâm

Trích dẫn hay trong An Lạc Từ Tâm – Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

“Nhìn đời bằng cái nhìn “vô thường” sẽ giúp chúng ta thấy được bản tính của mọi sự vật hiện tượng là không, không có gì là vật bất biến.”

“Phật giáo cho rằng cuộc đời này vốn đã đầy rẫy khổ đau, khổ và vui là một; niềm vui trong đời chỉ thoáng chốc ngắn ngủi, chóng lụi tàn còn khổ thì đeo đẳng như hình với bóng. Vì thế chúng ta cảm nhận được chút hạnh phúc trong đời thì đừng bao giờ cho rằng nó sẽ tồn tại mãi mãi và không bao giờ thay đổi.”

“Con người muốn cầu được phước báo thì trước tiên phải vun bồi ruộng phước, nếu không vun đắp mà chỉ ngồi hưởng thì chỉ mang nợ, cũng giống như người đi vay tiền vậy. Vì thế, một người vốn có bao nhiêu thì chỉ bấy nhiêu, không ai tự nhiên kiếm được tiền, tự nhiên sinh ra giàu có. Nếu không đổ công sức mà được, thì ngày sau cái giá phải bỏ ra càng ngày càng nhiều gấp bội.”

“Tình yêu đích thực là phải không ngừng học tập, kiện toàn bản thân vì người mình yêu, biết cách tôn trọng, giúp người yêu phát triển ưu điểm, bỏ dần khuyết điểm, biết cách biến tình yêu thành động lực sống tốt, không để tình cảm nam nữ trở thành gánh nặng, trở thành bi kịch cho cuộc sống của mình và người yêu. Yêu tức là tìm người bạn để chung sống trọn đời nên giữa hai người không những phải tôn trọng, thương yêu nhau như khi ban đầu còn phải biết san sẻ, thẳng thắn, không giấu giếm nhau điều gì. Hai bên phải đối đãi bình đẳng, ôn hòa, trong sáng mới mong sống với nhau trọn đời. Khi nào bạn thực hiện được như thế mới gọi là tình yêu đích thực.”

Trích đoạn Chương 01: Bạn Có Hạnh Phúc Không?

HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC LÀ GÌ?

Thông thường chúng ta chúc nhau khi đôi vợ chồng nọ vừa sinh một em bé. Xét ở phương diện nào đấy, đó là hạnh phúc luân thường của con người. Tuy nhiên, cuộc đời vui ít khổ nhiều, bản thân của việc sinh đã là một nỗi khổ trong bốn khổ – sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ. Thế nên, Phật pháp khuyên chúng ta không nên lấy khổ làm vui.

Chu kì hình thành của một chúng sinh gồm sinh ra, lớn lên rồi già đi, bệnh tật và chết, được Phật giáo liệt vào bốn nỗi khổ. Trong đó, già, bệnh và chết là những nỗi khổ dễ dàng nhận biết và có thể hiểu được, nhưng nếu nói sinh ra là khổ thì phần đông không nghĩ như thế vì điều này khá khó hiểu.

Con người thường không nhớ rõ trạng thái của bản thân khi vừa lọt lòng mẹ nên khi mới sinh ra đời khó có thể biết được trạng thái lúc đó là sướng hay khổ. Tuy nhiên, chúng ta có thể suy tưởng rằng da của đứa bé mới sinh rất mềm mỏng, trơn bóng, tách khỏi bào thai mẹ rồi đột ngột thay đổi môi trường sống – từ môi trường bụng đến môi trường không khí tự nhiên – thì đứa bé nhất định sẽ có cảm giác khó chịu, đau khổ. Có lẽ quá khó chịu vì bị sốc nhiệt do sự thay đổi của môi trường nên khi vừa sinh ra, đứa bé nào cũng chào đời bằng tiếng khóc, thế nhưng ai cũng vui mừng vì có một sinh linh mới chào đời! Với bản thân người mẹ, việc sinh nở có lẽ cũng không phải là một trạng thái thư thái, thoải mái. Nhiều bà mẹ còn nói rằng cảm giác đau đớn khi sinh con thật không thể nói hết, đau đớn vạn trạng, nỗi đau xé thịt. Vì thế, người xưa gọi ngày sinh là “mẫu nạn nhật” (ngày mẹ gặp nạn). Sau khi sinh con, nỗi đau cũng vơi dần vì đứa con là niềm an ủi lớn nhất của người mẹ, họ xem việc sinh nở như một thử thách đầy chông gai giờ đã qua rồi nên tự nhiên thấy sảng khoái vui vẻ. Nhưng thực ra đó chỉ là niềm vui bị cảm giác đánh lừa vì người mẹ vừa trải qua một cơn đau khủng khiếp, giờ đây chỉ lấy lại được cảm giác bình thường thôi cũng thấy đó là hạnh phúc, chứ không phải đó là cảm giác hạnh phúc đến từ một điều kiện bên ngoài nào khác. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng “sinh” là khổ, là nỗi thống khổ thực sự chứ không vui sướng như chúng ta nghĩ.

Khi sinh ra đã khổ, lớn lên vật lộn mưu sinh với cuộc đời cũng chẳng có nhiều niềm vui. Nếu có vui chăng thì đó chỉ là sự thỏa mãn một hoặc vài điều gì đó trong năm thứ tham muốn của mình, như thỏa mãn được cái nhìn của đôi mắt, thỏa mãn cái nghe của hai tai, thỏa mãn hương thơm của lỗ mũi, thỏa mãn vị ngon của miệng lưỡi và thỏa mãn được cảm giác êm ái của thân thể. Năm giác quan luôn đòi hỏi các đối tượng để thỏa mãn tương ứng như mắt thích nhìn cảnh đẹp, tai thích nghe lời êm dịu, mũi thích ngửi hương thơm, lưỡi thích nếm vị ngon, thân thích trải những khoái cảm dễ chịu. Ngoài ra, con người thường có cảm giác vui sướng khi nói chuyện hợp gu với một ai đó hay gặt hái một thành quả hoặc phát minh một điều gì mới mẻ, khiến họ có cảm giác thành công, thành danh… Tất cả những điều đó đều thuộc về cảm giác của tâm lí, thuộc về “dục lạc” (niềm vui khi tham muốn được thỏa mãn).

Tất cả niềm vui (lạc) trong cõi dục đều có chứa đựng mầm đau khổ, gọi là “khổ trong lạc”, thế nhưng chúng ta thường không hay biết gì đến yếu tố khổ trong lạc này. Ví dụ khi bạn trông thấy một cô gái đẹp như thiên thần xuất hiện trước mắt bạn, khi đó nhất định bạn sẽ vui. Nhưng nếu lúc nào bên cạnh bạn cũng có con trai hoặc con gái đẹp vây quanh thì lúc đó bạn sẽ cảm thấy bình thường, chẳng có gì vui nữa. Niềm vui cũng giống như cái đẹp, khi bạn thấy đến lần thứ một triệu thì cảm giác vui, đẹp không như ban đầu nữa mà dần dần rất có thể chỉ cảm thấy bình thường như những thứ bình thường khác.

Tất cả dục lạc đều mang tính tạm thời, vô thường, không trường tồn mà chúng sẽ qua nhanh, về mặt cảm nhận, chúng ta thấy nó như rất thực nhưng thực ra đó chỉ là ảo giác hư vọng, mà bản thân của sự hư vọng, không thực đó đã là nỗi khổ. Niềm vui của ngũ dục (năm thứ tham muốn gồm tham tài, tham sắc, tham danh, tham ăn, tham ngủ) trong đời này luôn có mặt của sự đau khổ. Nói cách khác, khi một người cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc thì trước đó họ phải biết thế nào là khổ và ngược lại, vì vui sướng, khổ đau chỉ mang tính đối đãi tương đối. Thực ra cũng không hẳn là đời này chẳng có gì vui vì còn có một niềm vui không mang mầm khổ của dục lạc, đó là “định lạc” (niềm vui trong thiền định). Định lạc là niềm vui cao hơn, mạnh hơn niềm vui dục lạc vì niềm vui đó đã thoát khỏi sự ràng buộc của hình hài, nhất là đã thoát khỏi nỗi đau của thể xác, không còn mê mờ, khi đó tự nhiên sẽ có cảm giác hạnh phúc trọn vẹn. Khi nào đạt đến trạng thái “vô sự” trong thiền định, bạn sẽ thấy rất hạnh phúc. Nhưng sau khi xuất định, do thân thể còn vướng bận các việc lăng xăng nên vẫn còn đau khổ. Vì thế, ngay cả niềm vui thiền định cũng không thể duy trì lâu dài trong đời này được.

Niềm hạnh phúc đích thực nhất là niềm vui giải thoát; sự giải thoát có được nhờ quá trình tu tập thì không còn bất kì sự phiền muộn, sầu não nào nữa, trong lòng không còn bất kì gánh nặng nào nữa, khi đó mới đích thực là niềm vui, niềm hạnh phúc đích thực, tuyệt đối, đồng thời đấy mới chính là niềm hạnh phúc mà chúng ta

THEO ĐUỔI HẠNH PHÚC CHỈ LÀ ĐIỂM KHỞI ĐẦU CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ MỤC ĐÍCH

Phật Thích Ca Mâu Ni dạy chúng ta rằng có sự sống là có khổ, bao gồm: khổ khi sinh ra, khổ khi lớn lên rồi già đi, khổ khi tật bệnh, khổ vì chết đi, khổ vì ân ái không được ở bên nhau, khổ vì oán thù gặp gỡ, chung đụng, khổ vì ước nguyện chưa toại, khổ vì thân năm ấm nung đốt, gọi chung là tám điều khổ. Khổ là sự thực của cuộc đời, vì bản chất cuộc đời là khổ, thế nên suốt đời người đều mong muốn tìm kiếm được hạnh phúc. Vì thế, đức Đạt Lại Lạt Ma từng nói: “Mục đích của sự sống là theo đuổi hạnh phúc”. Sở dĩ ngài nói thế ý là muốn tiếp lời của đức Phật Thích Ca: Phật Thích Ca nói “lìa khổ”, ngài nói “được hạnh phúc”. Cả hai vị thầy đó đều nói với chúng ta về thực tướng của đời người.

Tuy nói mưu cầu hạnh phúc là bản năng của con người nhưng trước hết chúng ta phải làm rõ vấn đề: cái hạnh phúc mà chúng ta muốn mưu cầu, tìm kiếm kia rốt cục như thế nào? Thực ra, con người từ khi mới chào đời cho đến khi trút hơi thở cuối cùng không hẳn đều mưu cầu hạnh phúc, cái hạnh phúc thông thường kia bất quá chỉ là những biện pháp, những việc làm nhằm thỏa mãn dục vọng, thỏa mãn tham muốn bản năng như sự thỏa mãn về ăn, uống, ngủ, nghỉ. Một khi những tham muốn kia được thỏa mãn thì họ cảm thấy “hạnh phúc”. Nhưng vấn đề là hạnh phúc đích thực khác hẳn so với sự thỏa mãn dục vọng.

Theo đuổi sự thỏa mãn vật chất, đáp ứng dục vọng cá nhân là xu hướng chung của con người hiện đại. Có lẽ vì thế nền văn minh vật chất hiện nay phát triển như vũ bão. Tuy nhiên, song song với việc theo đuổi sự thỏa mãn về vật chất, bất chợt con người nghi ngờ rằng cái hạnh phúc mà từ trước tới giờ họ theo đuổi phải chăng là niềm hạnh phúc đáng tin cậy, trường tồn?

Mưu cầu hạnh phúc vật chất, thỏa mãn dục vọng trong tương đối và biết điểm dừng là điều tất nhiên và cũng không nên trách cứ nhiều, nhưng nếu theo đuổi chúng với lòng tham vô độ, không hợp lí, không biết dừng, không biết đủ thì ngay phút sau của những thỏa mãn đó chỉ là đau khổ vô bờ. Từ điểm này cho chúng ta thấy, nếu không có quan niệm đúng đắn về hạnh phúc thì dù tìm kiếm chúng cả đời, bất quá cũng chỉ là bạn đang tìm đau khổ, vì tất cả hạnh phúc mà bạn tìm đều phải trả giá là sự đau khổ. Hơn nữa, hạnh phúc kia không phải hạnh phúc lâu dài thực sự, nó chỉ là biểu hiện tạm thời, nói thẳng ra đó chỉ là ảo giác.

Hơn nữa, khi người ta tìm được cái mà người ta cho là hạnh phúc, họ lại không tận hưởng chúng mà lại hổi tưởng về quá khứ, về chặng đường gian nan, vất vả tìm hạnh phúc. Con người như khúc gỗ trên dòng sông lượn vòng, quanh co khúc khuỷu, hết ghé bờ hạnh phúc lại đâm vào bờ khổ đau và ngược lại, và cứ kéo dài mãi như thế, hết khổ lại vui, hết vui lại khổ như vòng tuần hoàn bất tận. Chẳng qua con người muốn tự an ủi, tự huyễn hoặc mình rằng những gì mình theo đuổi kia là hạnh phúc, kết quả là mãi mãi chìm đắm trong biển khổ.

Mật Tông trong Phật giáo đặc biệt chú trọng đến “tư tưởng đại lạc”, nhưng đó là “đại lạc” trong quá trình tu tập, là niềm hỷ lạc về phương diện tinh thần. Ví như khi tu tập thiền định có niềm vui gọi là “định duyệt” (niềm vui thiền định), chỉ cần tu tập đến mức độ thân tâm là một thì sẽ có cảm giác thoải mái, sung sướng vì không còn bị ràng buộc nào nữa về thân và tâm, cảm giác đấy được gọi là “khinh an” (nhẹ nhàng, yên ổn). Những người tu tập theo Tịnh Độ Tông lấy việc được vãng sinh về nước Cực lạc ở Tây phương là mục tiêu cuối cùng, cũng là lấy “cực lạc” để hình dung về trạng thái cuối cùng của việc tu tập. Từ những ví dụ này cho thấy, tu hành quả thực có được kết quả hạnh phúc đích thực. Tuy vậy, theo Phật giáo, mục đích của việc tu hành không đơn giản chỉ mưu cầu cho hạnh phúc cá nhân mà còn phải giúp người khác lìa khổ được vui, được hạnh phúc như chính mình nữa.

Nếu chúng ta chỉ lấy việc mưu cầu hạnh phúc cá nhân làm cứu cánh cho mình, e rằng chúng ta sẽ rơi vào cực đoan, lạc vào đường hướng của những người theo chủ nghĩa hưởng thụ, cũng rất có thể bạn sẽ lạc vào đường sai lệch và càng làm mình thêm đau khổ. Sở dĩ đức Đạt Lại Lạt Ma nói “mục đích của con người là mưu cầu hạnh phúc” là ngài đứng ở lập trường của chúng sinh nhằm đánh vào tâm lí cầu vui tránh khổ của con người hiện đại. Chúng ta tuyệt đối không được hiểu lầm ý nghĩa của câu nói đó.

Vì thế, theo đuổi, mưu cầu hạnh phúc chỉ là điểm khởi đầu, là niềm mong cầu, hy vọng chung của loài người chứ không nên hiểu lầm rằng mưu cầu hạnh phúc là mục đích cuối cùng của đời người. Nếu không, chúng ta chỉ một mực theo đuổi hạnh phúc vật chất thì nhất định sẽ dẫn đến kết cục là đau khổ khôn nguôi. Hơn nữa, xét từ lập trường quan điểm của đạo Phật, không nên “độc thiện kì thân”, không nên chỉ cầu hạnh phúc cho riêng mình mà phải lấy hạnh phúc của người khác làm hạnh phúc của mình, xem việc giúp người khác có hạnh phúc đó mới là hạnh phúc của mình, chừng nào con người hết đau khổ thì chừng đó ta mới có niềm hạnh phúc đích thực. Đấy chính là hạnh nguyện của ba đời chư Phật, chư Bồ-tát.

ĐỜI NGƯỜI TỰ TÌM TRÁI ĐẮNG

Con người chẳng ai muốn khổ, ai cũng muốn hạnh phúc nên tự nhiên có tâm lí tránh dữ tìm lành, tránh khổ tìm vui, theo đuổi mưu cầu hạnh phúc. Thế nhưng thực tế cuộc đời lại cho thấy nỗi khổ gắn liền với đời người như bóng theo hình không biết tránh đâu cho khỏi. Dù có cố gắng theo đuổi, tìm cầu hạnh phúc đến mấy, kết cục cũng chỉ là đau khổ. Vậy đâu là nguyên nhân? Bởi trong quá trình tìm kiếm, mưu cầu hạnh phúc, con người cần phải trả cái giá nhất định, bằng không niềm hạnh phúc đó sẽ trở thành “món nợ” và khổ cũng sẽ đến dồn dập. Điều đó cũng giống như một người nghiện phim nhưng không có tiền mua vé đành nghĩ cách xem “chui”. Nếu may mắn trót lọt một đôi lần thì không sao nhưng người ta thường nói đi đêm lâu ngày gặp ma nên nhất định sẽ có ngày bị bắt. Khi đó, họ phải trả cái giá tương đương với giá mà họ đã xem chui từ trước đến giờ.

Tất cả những niềm vui, hạnh phúc dễ dàng có được mà không cần phải tốn công sức, không phải trả cái giá nhất định thì ắt phải chịu hậu quả không như ý, ngay cả khi chấp nhận đau khổ để được hạnh phúc thì cũng phải trả giá! Ví dụ, để theo đuổi hạnh phúc, người ta phải dốc sức kiếm tiền để tạo tiền đề, sau một thời gian dài mới hưởng được hạnh phúc vật chất kia. Nhưng chúng ta thử nghĩ kĩ lại: niềm hạnh phúc kia lẽ nào lại không có mặt của đau khổ? Tục ngữ có câu “của biếu là của lo, của cho là của nợ”: ngay cả khi người ta mang thành quả đến cho mình hưởng thụ thì cũng là nợ nần, đã là nợ thì đó nhất định không thể hạnh phúc trọn vẹn. Ăn một bữa cơm ngon là do mình đã gian khổ làm lụng mà có, đó là sự đền đáp của tự nhiên cho chúng ta.

Người xưa có câu “ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Câu tục ngữ này cho chúng ta thấy mỗi một hạt cơm là cả mồ hôi, công sức của người đi cày, có được chúng thật chẳng dễ dàng gì. Gieo một hạt mầm mấy tháng sau mới đơm hoa kết trái, trong quá trình từ khi ươm mầm cho đến khi thu hoạch phải trải qua biết bao gian khó. Tuy nhiên, ít ai nghĩ đến công ơn người đào giếng khi uống nước, ít ai nghĩ đến công người nông phu khi ăn cơm!

Suốt một đời người kể từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi xuôi tay nhắm mắt đều bận rộn tất bật, thời gian hạnh phúc thực sự rất ít. Vì chúng ta trần trụi đến với cuộc đời với một tâm lí tham lam mưu cầu hạnh phúc, vậy lấy gì để hạnh phúc nếu không trả một giá tương đương? Thông thường người ta cho rằng nam nữ đến tuổi dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, đấy là hạnh phúc. Tuy nhiên, mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, ai cũng có nỗi khổ khó nói riêng. Con cái, vợ chồng đều là niềm an ủi đồng thời cũng là nợ của nhau.

Để hóa giải phiền não, đau khổ đến từ cuộc sống, hiện nay có nhiều hình thức vui chơi, giải trí như các khu vui chơi giải trí, sống ảo trong các trò chơi online. Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ đấy là những trò chơi giúp thư giãn, lấp khoảng trống trong lòng người, nhưng nghĩ kĩ lại, đấy chỉ là thuốc làm tê liệt thần kinh tạm thời: trong thời gian ngắn ngủi, nó có thể làm thư giãn đầu óc, kích thích cảm giác qua các giác quan như mắt, tai… nhưng rốt cục càng đau khổ hơn vì không thể sống mãi trong thế giới ảo mà phải trở về thực tế. Giấc mộng càng đẹp thì tỉnh giấc càng phũ phàng. Cho nên, đấy không phải là hạnh phúc thực sự.

Thỏa mãn nhu cầu hạnh phúc như thế khác nào lấy nước mặn làm nước giải khát, càng uống càng khát. Giống như việc trẻ con đau mắt lấy tay dụi mắt, đỡ ngứa nhất thời nhưng càng dụi càng hỏng mắt. Từ đó, chúng ta thấy rằng những niềm hạnh phúc tạm bợ không chỉ là kết quả của đau khổ mà còn là nguyên nhân mới cho những khổ đau khác phát sinh.

Từ những ví dụ trên, chúng ta thấy đời người vui ít khổ nhiều, con người tất bật một đời mưu cầu hạnh phúc bằng trăm phương nghìn kế. Tuy nhiên, họ chỉ có được cái bóng hạnh phúc chứ chưa từng hưởng thụ hạnh phúc đích thực, có khi càng tìm hạnh phúc càng lún vào vũng lầy khổ đau. Nguyên nhân chính của việc này là do họ không biết căn nguyên đau khổ đều do chính bản thân mình gây nên.

Mua sách An Lạc Từ Tâm ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “An Lạc Từ Tâm” khoảng 33.000đ đến 34.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “An Lạc Từ Tâm Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “An Lạc Từ Tâm Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “An Lạc Từ Tâm Fahasa” tại đây

Đọc sách An Lạc Từ Tâm ebook pdf

Để download “sách An Lạc Từ Tâm pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *