Chiếc Lư Đồng Mắt Cua
Giới thiệu sách Chiếc Lư Đồng Mắt Cua – Tác giả Nguyễn Tuân
Chiếc Lư Đồng Mắt Cua
“NHƯNG LÚC NÀY TÂM NGÀ NGÀ SAY RƯỢU, tỏ ý say thêm đối với nghề nghiệp, khổ phách gõ xinh hơn mọi lần, tiếng phách ròn vui như tiếng chim buổi sớm mai trong bụi cây. Trái với tiếng phách vui, giọng hát Tâm đượm muig sầu xứ, mỗi hơi chuyển từ làn này sang làn khác là một giọng cảm động đầy tha hương thương nhớâm nhìn làn khói mà hát, mắt long lanh tiếng hát có tinh thần và nhiều chữ mở, nhiều hơi mớm rất thần tình. Một giọng hát đẹp này vẳng lên vào một trường hợp cảm động lúc năm đã hồ tàn hình như đủ gột hết khỏi người Tâm tất cả những bẩn thỉu chát vào kể tư lúc dấn thân và nghề.”
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Chiếc Lư Đồng Mắt Cua
- Mã hàng 8935235231436
- Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
- Tác giả: Nguyễn Tuân
- NXB: NXB Hội Nhà Văn
- Trọng lượng: (gr) 188
- Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 14.5 cm
- Số trang: 188
- Hình thức: Bìa Mềm
- Xem thêm: Top sách nên đọc
2. Đánh giá Sách Chiếc Lư Đồng Mắt Cua
1 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.
2 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.
3 Sách đẹp, sạch, shop gói kỹ, giao hàng khá nhanh. Rất thích. Thanks!
4 Đóng gói rất cẩn thận sách rất mới và tem chính hãng rất yên tâm và hài lòng!
5 Hiện tại thì mình mới đọc đc một nửa nhưng đã thấy đây là một cuốn sách rất đang đọc, thu được nhiều điều có giá trị!
Review sách Chiếc Lư Đồng Mắt Cua
Tôi quý văn phong của cụ Nguyễn Tuân đã lâu, nhưng để gọi là hiểu về cái văn phong ấy, dù chỉ là trong thuở ban đầu mới tạo hình, thì phải đến tận những ngày Tết Ất Mùi 2015. Ở đây, tôi xin mạnh dạn mạn phép dùng từ “hiểu”, bởi vì trong “Chiếc lư đồng mắt cua”, có một tôi – Nguyễn Tuân hãy còn rất trẻ, rất hoang mang và cũng rất bế tắc, hệt như tôi bây giờ vậy! Ngẫm lại mà xem, ai cũng đã từng một lần tuổi trẻ như vậy, chỉ là hình thức khác nhau muôn hình vạn trạng mà thôi.
Một đêm khó ngủ, tôi lấy ra từ bàn sách cuốn “Chiếc lư đồng mắt cua”, nhân nói về cuốn sách ấy, tự tôi cũng thấy có một chút thẹn khi lần đầu nhìn thấy nó ở hội sách, tôi đã đắn đo cân nhắc những ba bốn bận, cầm lên đặt xuống rồi lại nhẩm tính tiền trong ví, dù nó chẳng đáng bao nhiêu, về sau mới quyết tâm mua cho bằng được, đổi lại phải ngậm ngùi đặt cuốn “Hội hè miên man” lại trên kệ sách với cái hẹn “lần sau” lần thứ năm hay sáu gì đó. Cho nên, mua sách cũng phải có duyên là vậy! Lại nói về cái đêm khó ngủ, nói thật lòng, vì là thể loại tự truyện, “Chiếc lư đồng mắt cua” tuyệt đối không phải loại sách có mạch dẫn gay cấn gì, càng không phải loại sách khiến người ta thức trắng đêm để đọc một mạch, và dĩ nhiên cũng không phải sách dễ đọc. Biết là thế, nhưng lúc ấy tôi lại ngu si cho rằng mình cần một cái gì đó để dỗ ngủ, dễ ngủ, mà không đánh giá hết được sức hút của cuốn sách, để rồi khi nhìn lại, đồng hồ trên tường đã quá hai giờ khuya được mười lăm hai chục phút, còn chữ trong sách cũng đã cạn đến âm tiết cuối cùng. Cái cuốn tôi đi một mạch hết cả cuốn tự truyện, nửa phần là văn phong chữ nghĩa, nửa phần là cái đầu tỉnh táo càng đọc càng tỉnh của mình, chứ không hẳn vì những cái “bế tắc”, “hoang mang” hay “trụy lạc” mà người ta thường gán cho “Chiếc lư đồng mắt cua”.
Nguyễn Tuân hay được ca tụng là bậc thầy sử dụng tiếng Việt, còn tôi, tôi lại cho rằng cụ là một tay chơi tiếng Việt thứ thiệt! Đọc văn Nguyễn Tuân giai đoạn này, tôi không thể không nghĩ đến Nguyễn Công Trứ, tạm bỏ qua những đàn ca hát xướng, những bế tắc vô định toát ra từ nội dung, duy chỉ xem xét cái khí chất dụng văn, thì cả hai đều ngông không chịu nổi. Ngông là sao? Ngông là mặc kệ hết những cái ước lệ phàm tục đi, mặc kệ hết những cái quen thuộc phổ biến đi, từng câu từng chữ dù chỉ là để nói đến những cái quen thuộc, cũng phải làm sao cho nó trở nên khác thường, để rồi cũng cùng là đặc tả cái sự vật ấy, cái cảnh tình ấy, cái cảm xúc ấy, nhưng ấn tượng do ngôn từ gây ra lại mạnh đến mức như lấy búa mà giáng vào đầu chứ không đơn thuần là thấm nữa! Thô bạo như vậy, khác thường như vậy, thì không phải là bậc thầy, ấy là tay chơi mới đáng! Bậc thầy, họ xem ngôn ngữ như đền thờ, còn tay chơi, họ xem ngôn ngữ như cái thú. Ở đền thờ thì không được ngông, nhưng đã là thú chơi thì càng ngông mới gọi là sành sỏi. Để minh họa cho cái sự ngông này, chẳng cứ phải tìm phải nhớ, chỉ cần tùy tiện lật bừa một trang, rồi ngồi cất công gõ lại để mọi người cũng thưởng lãm:
“ Đẹp nhất và đáng thèm nhất là lúc y đứng trong toa, chuyển lực cúi xuống nhắc bổng cả chum gỗ rượu lên, thẳng hai cánh tay giơ lên đỉnh đầu. Thùng rượu bị giơ cao gợi đến cảnh một trái banh ruggby lúc sắp bị ném mạnh. Vẫn giơ thẳng thùng rượu trên đầu, y nhảy từ sàn toa xuống sân ga, gót đế giày nghiến dập sỏi đá vỡ gí xuống đất trùng in hình hài bàn chân lỗ rỗ những đinh trống.”
Cái cảnh người ta vác thùng rượu từ trên toa tàu xuống đất, vào tay Nguyễn Tuân thì cứ như là một trái banh ruggby (bóng bầu dục) sắp bị ném! Chỉ cần ví von một lần thôi, bao nhiêu cái khỏe khoắn nó khoe hết cả ra, mà hay ở chỗ chính cái sự ví von ấy nó cũng trở thành độc nhất vô nhị! Từ khi nào mà khiêng vác lại trở thành như ném banh ruggby?! Nhưng tài tình nhất vẫn là cái chữ “nghiến”, khiến tôi mỗi lần đọc lại đều không khỏi tấm tắc thấy sướng trong lòng. Chữ “nghiến” ấy nó hợp về nội dung đã đành, lại còn hợp cả về thanh sắc nữa! Này nhé, bản thân chữ “nghiến” nó đã dài rồi, lại còn là âm trắc, nó khiến cho cái việc làm “dập sỏi đá” trở nên đầy chất tượng hình, một chữ ấy thôi mà như nhìn thấy, rồi nghe thấy, rồi cảm thấy cả sức nặng của một cái thùng rượu mà người vác nó lại chỉ đang thong dong như thể sắp ném một trái banh ruggby!
Ở trên tôi có dại mồm bảo rằng cái ngông của Nguyễn Tuân rất là thô bạo! Nhưng nói vậy vẫn chưa đủ, ăn chơi bao nhiêu đường thì ông rành thảy bấy nhiêu đường, khi cần thô bạo thì thô bạo lắm:
“Con bé nó ở gần tụi mình, thành ra nhiễm phải cái khẩu khiếu khinh bạc. Tính nó lại vốn du côn sẵn. Mình vô tình lúc luận bàn thế sự với nhau, không ngờ lại càng trau dồi cho nó cái sự khinh đời ngạo của.”
Nhưng lúc cần tinh tế tài hoa thì cũng tinh tế lắm:
“Tâm nhìn thẳng vào cái cây khói mọc từ lòng lư trầm lên cao độ một thước ta rồi mới kết xoắn lại như tán cây bàng, như một vòm cây nhãn bằng khói, Tâm nhìn làn khói mà hát, mắt long lanh, tiếng hát có tinh thần và nhiều chữ mở, nhiều hơi mớm rất thần tình. Một giọng hát đẹp này vẳng lên vào một trường hợp cảm động lúc năm đã hồ tàn hình như đủ gột hết khỏi người Tâm tất cả những bẩn thỉu trát vào từ lúc dấn thân vào nghề. Một giọng hát hay và run run này là một bài kệ ngâm lên để rửa hết tội lỗi trong đời Tâm.”
Hai đoạn văn có cách miêu tả hết sức đối lập, một ngắn gọn súc tích và thô bạo, một lại dài dòng uyển chuyển mà ôn nhu, nhưng đều là để nói về một nhân vật “Tâm”. Cái sinh động trong tính cách nhân vật cũng từ những mảnh ghép đối lập ấy mà hiện lên rất rõ ràng và sắc nét.
Dù là tự truyện, “Chiếc lư đồng mắt cua” vẫn có những đoạn mang đầy tính ẩn dụ, nhiều khi ẩn dụ đến là ảo, nhưng trong cái ảo lại chứa đựng cái thực gai góc. Tôi ấn tượng nhất với ba hình tượng được dùng, may sao lại phân bố đều: một ở đầu, một ở giữa, và một ở phần cuối truyện.
Ở phần đầu, trước chuyến đi xa, nhân vật “tôi” nhìn vào chiếc đinh mắc áo đóng trên tường, nó đã ở đó từ ngày này qua tháng nọ như một vật chứng cho cái thói chơi đêm trác táng, dẫu gỉ sét đi rồi nó vẫn bám chặt vào tường. Nhìn vào nó, nhân vật “tôi” cảm thấy nó sắp long ra đến nơi rồi, nó chỉ yếu ớt bám vào bức tường như “những thói quen hằng ngày tầm thường của một cuộc sống tầm thường”. Để rồi sau đó, “tôi” đã mất hết cả ngày để nhổ bỏ cái đinh đó đi, như nhổ bỏ cái thói quen ăn chơi cố hữu của mình. Nhổ bằng tay không xong, “tôi” đi mượn kìm để nhổ. Mất nom “mấy phút lao lực” để nhổ bỏ một cái đinh, Nguyễn Tuân lại mất đến cả nom hai trang giấy khổ tập để nói về cái sự bạc nhược của “tôi” – hệ quả của những đêm ăn chơi không thấy mặt trời. Cái việc nhổ đinh ấy nó gợi đến cả quá trình thề thốt không đặt chân trở lại nhà hát của “tôi”, được nhắc đi nhắc lại không dưới ba lần, nhưng rồi mặc kệ bao nhiêu sức lực yếu ớt cố nhổ nó đi, nó vẫn trơ lì y như “tôi” vẫn năm lần bảy lượt quay lại nhà hát. Chú thích một chút: nhà hát ở đây là nhà hát ả đào.
Đến phần giữa, có một đoạn Nguyễn Tuân kể lại cái sự cô quạnh vắng vẻ khi một thân một mình dọn lên trại ở. Để đặc tả cái sự yên ắng đáng sợ của khu trại ấy, “tôi” kể lại câu chuyện đập bát mà tịnh không nghe thấy một âm thanh vỡ đổ nào cả. Cái không khí ấy nó khủng hoảng đến mức dồn “tôi” bỏ chạy xuống nhà hát ông Thông Phu, lại xin gia chủ cho gọi thêm mấy người bạn nữa đến, để mà ồn ào, để mà cấu chí các cô đào, để mà đập vỡ thêm mấy cái bát nữa, chỉ để nghe thấy tiếng vỡ đổ. Đấy! Đời thuở nào lại có cái chuyện lạ thế, không phải trong chân không mà đập đồ lại không nghe được tiếng vỡ! Ảo mị như vậy, kinh dị như vậy, tất cả chỉ để hướng đến cái trống hoác, cái “chân không” trong tâm hồn một tay chơi lạc điệu, và cũng để báo trước một loạt những hành động nổi loạn, chấm dứt sự cô độc tù túng của mình ở nhà hát.
Ở phần cuối truyện, Nguyễn Tuân có nhắc đến một anh bạn tên Bảo, kể lại câu chuyện tình cảm động giữa anh ta và cô vợ lẽ, vừa cưới về thì cô vợ bị bệnh lao, thuốc thang độ chừng một thời gian thì cô chết, anh làm đám tang cho cô thật hậu! Chuyện tình đẹp thì đẹp, nhưng từ đầu đã có cái gì đó không đúng! Cái lý do “tôi” bỗng dưng nhắc đến Bảo với độc giả là vì lo sợ một ngày nào đến lượt mình cũng ôm vào người một cô vợ lẽ, rồi bản thân lý do chết trẻ của cô cũng không lấy gì làm đẹp đẽ. Cái đám tang cô vợ lẽ của Bảo ấy đã ám ảnh nhân vật tôi đến độ khi “tôi” săn sóc bệnh tình cho một cô đào tên Xuyến, “tôi” đã buột miệng hỏi một câu đắt giá như để chốt lại một cái kết cho chính cuộc đời ăn chơi của mình ở nhà hát, cũng là câu cuối cùng của tự truyện. Cái đám tang trong tự sự ấy chính là một “cái chết” được báo trước của chuỗi ngày ăn chơi vô độ, không như cái chết của ông Thông Phu chỉ đơn thuần là cái chết của một trận hội hè đã đến kỳ rã đám.
“Chiếc lư đồng mắt cua” không dễ đọc, bởi vì ngôn từ trong đó là một thứ ngôn từ cổ của những năm 1930 với đầy rẫy và đậm đặc từ địa phương, cũng bởi vì cái thú chơi “ả đào” đã mất hút theo một thời vang bóng nào đó. Nó thuộc về xã hội cũ, nếp sống và lối sống cũ, có những kiểu tư duy không còn phù hợp với tinh thần hiện đại, nhưng chính vì thế nó cũng đặc sắc ở chỗ giả như bạn (hay tôi) đã đọc những tác phẩm chính danh của Nguyễn Tuân như “Người lái đò sông Đà” hay “Chữ người tử tù”, thì “Chiếc lư đồng mắt cua” sẽ gợi lên một niềm thích thú lạ lẫm, rằng đâu đó hóa ra cũng có một Nguyễn Tuân của một thời trai trẻ lầm lạc, hoang tàn, vô độ, hệt như ta tìm thấy được những mảng tối âm u mà quyến rũ bên cạnh những mảng sáng chói chang huy hoàng của cùng một con người, nhưng ở hai thời đại khác nhau. Từ đó, những nét chuyển biến trong tâm thức giao thời, quá trình trưởng thành và trở nên già dặn của Nguyễn Tuân nói riêng và của những con người sống giữa hai thời đại nói chung mới được phơi bày dưới cái nhìn thấu hiểu của những người thuộc về thời đại thứ ba là chính chúng ta đây.
Mua sách Chiếc Lư Đồng Mắt Cua ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Chiếc Lư Đồng Mắt Cua” khoảng 51.000đ đến 59.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Chiếc Lư Đồng Mắt Cua Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Chiếc Lư Đồng Mắt Cua Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Chiếc Lư Đồng Mắt Cua Fahasa” tại đây
Đọc sách Chiếc Lư Đồng Mắt Cua ebook pdf
Để download “sách Chiếc Lư Đồng Mắt Cua pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Xé Vài Trang Thanh Xuân, Đổi Lấy Một Bản Thân Nỗ Lực
- Đông Chí (Bộ 2 Tập)
- Step By Step Drawing – Vẽ Cơ Bản Từ A-Z Các Loài Động Vật
- Đong Tấm Lòng
- Chiếc Vòng Cổ Màu Xanh
- Khách Sạn Mặt Nạ – Tập 2
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free