Những Ngã Tư Và Những Cột Đèn
1. Review sách Những Ngã Tư Và Những Cột Đèn
Những ngã tư và những cột đèn xứng đáng là một tác phẩm văn chương đúng nghĩa phản ánh thời đại với lối viết mới mẻ, là một dấu ấn mới cho văn chương Việt Nam trên con đường tìm tòi, đổi mới.
Những ngã tư và những cột đèn được Trần Dần hoàn thành vào năm 1966, thế nhưng bởi số phận long đong chìm nổi, mà hơn 20 năm sau (vào năm 1988) thì ông mới nhận lại được bản thảo của mình. Trần Dần chỉnh sửa một lần duy nhất vào những năm tháng trước khi mất đi sức khỏe, và phải 20 năm nữa thì tác phẩm này mới được ra mắt đông đảo bạn đọc lần đầu vào năm 2010. Mới đây, cuốn tiểu thuyết này đã được tái bản với nhiều di bút cũng như họa phẩm được cho là đi kèm theo tác phẩm.
Tiểu thuyết kể về chàng thanh niên Dưỡng – một người vì những hoài nghi, cực đoan của quãng quá độ dẫn đến cuộc đời của anh vô cùng “lỉnh kỉnh” được viết dưới dạng “đối thoại” cách nhau 10 năm giữa một nhà văn vô danh tính và Dưỡng thông qua những trang nhật kí mà anh để lại. Những ngã tư và những cột đèn được Trần Dần viết bằng những trải nghiệm khi ông tiếp xúc với nhiều quân lính trong các sở giam đã được chính quyền bấy giờ cho phép. Tiểu thuyết không chỉ cho thấy cõi đời vụn vặt, vô cùng bất trắc cùng những xung đột nối nhau tồn tại, mà phần nào đó cũng cho thấy những dụng ý nghệ thuật rất riêng của ông, trong lối viết thi tính cũng như cách dùng từ ngữ vô cùng mới lạ.
HIỆN TẠI LÀ THỨ SÓT LẠI
Thời gian chính là yếu tố quan trọng của tiểu thuyết này. Nó đầy khách quan khi Trần Dần cố gắng phân định một cách rõ ràng giữa hai giọng kể. Những Đông – 1954 và Xuân – 1955 được xác định rõ khi chưa hề có những sự “chọn lựa”. Thế nhưng một khi đã hòa vào trong trang viết, thì dẫu là Dưỡng với ba cuốn nhật kí “dằn di” mà mình đã viết, hay anh nhà văn (và là Trần Dần?) cố gắng thuật lại một điều gì đó, thì chúng tản mát và khó xác định.
Mở đầu những đoạn gián tiếp kể lại, người nhà văn nọ luôn luôn tuột sâu vào vùng “khử sạch thời gian”. Mất dấu ngày tháng, anh ta không rõ thứ hai hay là chủ nhật, và những dòng chữ giờ đây rồi chỉ còn lại những sự xê dịch liên tục lỉnh kỉnh. Vì hà cớ gì một người khách quan đứng ở bên ngoài mà cũng cảm nhận được xu hướng ấy? Anh chia sẻ chung một sự cảm nhận về tính ngoại biên của hiện tại, về tính “không” của đương lúc này, và hơn hết là sự vĩnh hằng của nó.
Trong trang nhật kí, Dưỡng viết “Tôi không nhớ đã nhìn thấy ở đâu, một bức hoạ đường tuyến tính của thời gian, như thế này: hai đầu của đường tuyến tính, chạy cả về hai phía vô định, và biến mất. Hóa ra quá khứ và tương lai chiếm hết cả chiều dài thời gian hiện tại chẳng là cái gì, chỉ là một cái chớp mắt, chỉ là một phần rất nhỏ, của cái chớp mắt […] Tôi làm thêm một thử nghiệm nữa, tôi vẽ hiện tại, bằng một dấu chấm bé nhỏ, nhưng bên ngoài đường tuyến tính thời gian. Hiện tại của tôi thế là tồn tại vĩnh viễn, chẳng thuộc về đâu cả, chẳng phụ thuộc quá khứ lẫn tương lai”.
Với Dưỡng, người mắc kẹt lại bởi sự đảo chiều của dòng lịch sử, không có gì khác ngoài “hiện tại”. Ở đó anh bơ vơ qua những ảm đạm của sự nghi kị. Trong vở “nộm đời” của thời gian ấy, cuộc sống của anh hết lộn sang trái lại lộn sang phải, những gì anh viết liên tục vỡ nát và không lành lặn. Đối với anh, thời gian không còn ý nghĩa. Nó không được tính ở thời mà Chúa ra đời, mà là kéo dài bám theo từng sự kiện một. Đó là ba ngày đại nạn, là năm ngày lên kế hoạch… và là điểm chuẩn cứ thế theo nhau san phẳng rồi lại lấp đầy.
Từ một phát súng nổ trong vườn khuya, cho đến một gã “nhọn cằm” bám sát cành hông trong mọi ngõ ngách. Từ cô Cốm thiêng liêng ở tuổi 17 còn không biết hôn phải làm thế nào, Dưỡng đến và hiến mình cho một ả đàng điếm, một gái làng chơi, đổi lại tình yêu đã được trải nghiệm một cách sâu sắc… Ở những ngã rẽ của chính số phận sắp đặt, anh liên tục chọn và rồi rẽ sai. Ở đó có những đường ra có thể cứu vãn, nhưng cũng có lúc lựa chọn chỉ là cái chết.
Những ngã tư và những cột đèn nói cách khác là những ngã tư của sự lựa chọn. Là những đèn không cột, và cột không đèn. Những cột đèn đó như người theo dõi, như kẻ theo đuôi, như gã lang thang giương mắt chứng kiến mà không thể can thiệp hay tác động được gì. Dòng lịch sử của giai đoạn ấy đã đưa con người vào giữa trung tâm, và buộc họ phải chọn lựa. Giữa đào ngũ hay ở lại, giữa bản thân hay bạn bè, giữa tội ác hay hình phạt, giữa chết chóc hay sống còn và bị đồng hóa?
Ở cõi đời ấy, cái mong manh của hiện tại, cái chớp mắt cho hiện tại qua nhanh, trở thành phương thuốc cuối cùng để giữ họ lại. Họ cô độc trong một đời sống không thể tìm thấy được sự tối ưu. Họ sống trong nỗi sợ hãi tình bạn – tình bạn thực dân. Họ đắm mình trong là những trò đùa, nhưng sâu bên trong là những tổn thương. Họ đi bán rong hết lòng liêm sĩ, để chỉ còn lại những “bản đồ tội”. Đó là liên tục những sự tra vấn từ hết đêm này cho đến ngày khác của 3 cá thể: giữa thằng Tôi, cái sọ và cái bóng của thằng Tôi – trong những lửng lơ của cuộc sống hằng ngày.
Ngã tư như những định mệnh, và Trần Dần đóng khung nhân vật của mình vào thời điểm ấy, để nó mang tính thời khắc và là độc nhất. Bằng những láo nháo của đêm, láo nháo của mưa, láo nháo của lá, láo nháo của gió, láo nháo của đời… ông nắn nhân dạng của một con người như cái chớp mắt của kì phân rã.
Cũng như tính “không” của thứ vật chất mang tên thời gian, ông hiểu không thể giữ mãi con người thật là con người. Những ngã tư và những cột đèn nâng cấp trải nghiệm mà họ trải qua, bằng tính trung tâm (ngã tư), các nhân chứng (cột đèn) và những phông nền (láo nháo)… để mãi giữ nó, để biến nó thành vĩnh hằng, và để biết rằng khi vẫn còn ở giữa trung tâm, con người chưa phải lựa chọn, thì họ là một điểm chấm nằm ngoài đường thẳng thời gian. Họ mãi vĩnh hằng và thoát khỏi nó, khỏi sự đồng nhất, khỏi sự chồng lắp, khỏi sự chôn vùi và rồi biến mất.
NGHỆ THUẬT VIẾT MỚI MẺ
Trong một văn bản đậm đặc chất thơ, thật khó để không nhận ra dấu ấn Trần Dần. Bằng những câu vần vô cùng đặc sắc “Đầu bạc răng long, đời mình đi tong”, những sự đảo ngữ có phần khác lạ “những đèn không đường, những đường không đèn” hay cái giễu nhại thiên hướng bàng bạc “những chủ nhật mắm thối, những tuần lễ khắm, những ngày mà đi cũng dở, ở cũng không xong”… Trần Dần đã tạo nên một tác phẩm đầy rẫy cay đắng mà không điêu ngoa, đầy cái giễu nhại mà không cay cú.
Cùng với đặc trưng ghi chép cũng như ít nhiều mang tính trinh thám, Trần Dần phá vỡ khuôn thước của những thể loại, từ đó làm ra một tác phẩm mới, đậm đặc hơi thở hiện đại nhưng cũng chứa đầy yếu tố cá nhân. Hành trình của Dưỡng là chuỗi hành động mang tính phá án vô cùng đặc sắc, để thông qua đó, Trần Dần sử dụng khía cạnh tội ác – hình phạt để làm rõ thêm “trách nhiệm tinh thần” mà anh phải chịu, cùng đó là một sức hút không thể dứt ra cho đến cuối sách.
Cái chung và riêng ở tiểu thuyết này cũng được Trần Dần khai thác vô cùng mới lạ. Cùng với Lê Đạt như người kéo gần khoa học lại với văn chương, Trần Dần có những suy tư về mặt thời gian vô cùng độc đáo. Đặt hai dòng chảy có phần tương đồng và phản ánh nhau, Những ngã tư và những cột đèn đặt ra câu hỏi đậm tính thời đại về sự lựa chọn, về sự vô tận của những khả năng, cũng như một sự liên tục lặp lại của một kiếp người.
Giống như Celiné tạo nên được tính tiên phong trong việc sử dụng thể loại thư tín, thì với tác phẩm này, Trần Dần cũng mang đến cách nhìn khác về thể loại nhật kí. Một thời gian dài người ta vẫn thường tự hỏi, vì sao các nhà văn Đức như Thomas Mann vẫn viết nhật kí, dẫu luôn biết rằng khi mình mất đi, thì chúng ít nhiều sẽ được công bố? Là một thể loại mang nhiều nghịch lí, Trần Dần cũng khai thác sâu vào vấn đề này như để góp thêm một sự hỗn loạn vào trong thời cuộc.
Ông đã viết rằng “động tác ghi nhật kí thực chất là tư hữu hóa những sự kiện. Cách duy nhất để quên nhật kí, là đưa nhật kí, từ sở hữu của một cá nhân anh, thành sở hữu của vô số người khác. Động tác xuất bản nhật kí của anh, chính là để anh mất đi, mọi quyền hạn với nhật kí. Khi sách của tôi xuất bản, thành hàng nghìn cuốn, anh sẽ bình thản đọc nó, như đọc nhật kí người không quen, từ vị trí một độc giả. Câu chuyện một mình anh cũng sẽ trở thành chuyện của vô số người khác. Đây là cách duy nhất, để anh rời bỏ, vĩnh viễn, một giai đoạn khó quên, của quá khứ. Cũng là một cách, để nhật kí tác động vào thời gian, lần cuối cùng”.
Thời gian, nhật kí, nỗi đau, chọn lựa … Bằng những yếu tố vừa chung vừa riêng, vừa là trường tồn vừa là khoảnh khắc, Trần Dần đã viết nên một tác phẩm vô cùng đặc sắc về sự lửng lơ, về thế lưỡng nan không bao giờ cũ. Những ngã tư và những cột đèn xứng đáng là một tác phẩm văn chương đúng nghĩa phản ánh thời đại với lối viết mới mẻ, là một dấu ấn mới cho văn chương Việt Nam trên con đường tìm tòi, đổi mới.
2. Đánh giá Sách Những Ngã Tư Và Những Cột Đèn
1 Chấy giấy rất đẹp, mượt, in màu, bìa rời do cách thiết kế nên khi nhìn sơ tưởng là sách bị bẩn nhưng thực tế không phải. Nội dung thì không cần bàn tới, đọc là sẽ biết. Sách giao nhanh, nhưng tiếc cuốn này không có bookmark
2 Bìa mềm nhưng vẫn có áo sách, nội dung sách thì vừa có giải thưởng rồi, giờ chỉ mở ra và đọc và thẩm thấu nữa thôi, lâu nay đã nghe đến sách của Nhã nam rất có uy tín với bạn đọc
3 Tất nhiên, để có được hai điều trên, việc các bạn cần phải làm đó là: ĐỌC THẬT NHIỀU. Nhưng: Nguồn đọc nào đáp ứng tiêu chí vừa ‘học thuật’ lại không có quá khó? Nguồn đó có phù hợp với trình độ của bạn hiện tại hay không
4 Sách đẹp về trình bày, in ấn, chất liệu giấy. Nội dung thì có lẽ những ai biết về TD sẽ thấy may mắn khi có tác phẩm này trong tay, để hiểu hơn về thân phận con người, đặc biệt những người hết sức nhạy cảm như văn nghệ sĩ trong những giai đoạn lịch sử đầy biến động. Văn của TD thì không dễ đọc, nhưng đọc sẽ cảm nhận đầy sự ám ảnh
5 Khoác trên mình một lớp áo mới. Nhưng nội dung tác phẩm vẫn còn mang lại những dư âm mới mẻ trong tâm hồn người đọc. Giá cả phải chăng, tiki giao hàng lại nhanh nữa
3. Giới thiệu sách Những Ngã Tư Và Những Cột Đèn – Tác giả Trần Dần
Những Ngã Tư Và Những Cột Đèn
Tôi qua ngã tư Cửa Nam. Ngã tư Cửa Nam đầy khói. Để không thể đếm bao nhiêu nốt chân trên ngã tư.
Ai đếm bao nhiêu nốt chân khôn dại. Bao nhiêu nốt chân vui buồn? Ai đếm những ngã tư đời láo nháo nốt chân. Láo nháo cột đèn láo nháo đèn? Đời tôi đã rẽ rồi. Như đã hạ nước cờ không sao đi lại được. Nhưng tại sao tôi cứ ám ảnh: cái ngã tư tại sao ấy. Tôi quên không được. Đi đi không được. Tôi ngồi bệt lề đường.
Tôi là đàn ông: tôi không đau khổ. Nhưng tôi muốn khóc. Tôi là đàn ông: Tôi không khóc. Nhưng tôi đau khổ lắm. Tôi ngồi bệt mà nhìn láo nháo cột đèn. Láo nháo khói. Láo nháo hàng cây bên đường lá rụng. Tôi nghe gà gáy te te nội thành. Chỗ tôi ngồi không xa có vườn hoa Canh Nông.
Tôi lảo đảo dậy: tôi đi tìm vườn hoa Canh Nông. Tôi vào vườn hoa. Tôi ngồi ghế đá. Ghế đá lạnh. Gà gáy te te. Phố bắt đầu mất khói. Vườn hoa cũng bắt đầu hết khói. Là rạng đông rồi.
Tôi không mệt. Buồn ngủ cũng không. Tôi đã nói rồi: tôi đi thấu sáng. Bây giờ tôi ngồi. Cùng với rạng đông. Trong một vườn hoa.
Thông tin chi tiết
- Tên sách: Những Ngã Tư Và Những Cột Đèn
- Mã hàng 8935235234185
- Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
- Tác giả Trần Dần
- NXB NXB Hội Nhà Văn
- Năm XB 2022
- Trọng lượng (gr) 682
- Kích Thước Bao Bì 24 x 15.5 x 1 cm
- Số trang 376
- Hình thức Bìa Mềm
- Xem thêm: Top sách nên đọc
4. Mua sách Những Ngã Tư Và Những Cột Đèn ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Những Ngã Tư Và Những Cột Đèn” khoảng 148.000đ đến 156.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Những Ngã Tư Và Những Cột Đèn Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Những Ngã Tư Và Những Cột Đèn Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Những Ngã Tư Và Những Cột Đèn Fahasa” tại đây
5. Đọc sách Những Ngã Tư Và Những Cột Đèn ebook pdf
Để download “sách Những Ngã Tư Và Những Cột Đèn pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 09/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Kim Liên Một Thuở – Ký Ức Hà Nội Từ Những Khu Nhà Cũ
- Có Một Hà Nội Trong Tôi
- Hà Nội Phố Ngàn Phố
- Hà Nội Nhiều Mây Có Lúc Có Mưa Ngâu
- Hà Nội Còn Một Chút Này
[Review sách, Pdf, Ebook, Tải sách]
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free