Kim Liên Một Thuở – Ký Ức Hà Nội Từ Những Khu Nhà Cũ
1. Review sách Kim Liên Một Thuở – Ký Ức Hà Nội Từ Những Khu Nhà Cũ
Trong cuộc đời, mỗi con người đều gắn bó với một hay nhiều vùng đất, vùng quê mà mình đã sống, cùng biết bao kỷ niệm về những người xung quanh. Đôi khi, có những kỷ niệm chỉ là của riêng mình. Cuộc sống thường nhật với những lo toan khiến con người ít nghĩ về nơi mình sống, nhưng rồi đến một lúc nào đó phải rời xa, dù chỉ một thời gian hay phải xa mãi mãi, bạn sẽ nhớ về những vùng đất mình từng sống nhiều hơn. Thời gian càng trôi xa, kỷ niệm càng da diết. Với người này là hoài niệm nhưng với người khác lại là sự tiếc nuối về kỷ niệm đã qua.
Với suy nghĩ đơn giản, mình đã sống liên tục ở Kim Liên rất lâu, đã chứng kiến nhiều đổi thay, đã có nhiều đêm trăn trở tự mình ôn lại kỷ niệm, tôi xin được viết cuốn sách này ôn lại chút kỷ niệm còn đọng trong tâm trí. Trước là để dành tặng cho cư dân mọi thời kỳ khu Kim Liên, nếu còn có lúc hoài niệm về quá khứ. Sau nữa là thông qua chuyện của mình và của khu tập thể Kim Liên để kể chuyện cho tất cả mọi người, những ai mong muốn hiểu thêm về một góc Hà Nội, muốn biết được thế hệ trước đã sống thế nào, và những người có quan tâm đến lịch sử dưới góc độ trải nghiệm cá nhân.
Về tác giả
Vũ Công Chiến nổi tiếng sau khi cuốn Hồi ức lính được xuất bản năm 2016 và được trao giải “Tiểu thuyết đầu tay xuất sắc” của Hội Nhà văn Hà Nội một năm sau đó. Đây được xem là “một phát hiện thú vị và như một làn gió mới cho đời sống văn học”, bởi ông không phải là một nhà văn chuyên nghiệp, chỉ mới “tập viết văn” từ khoảng năm 2008 đến giờ. Ông tiếp tục gây ấn tượng với bạn đọc khi xuất bản cuốn hồi ức Kim Liên một thuở – viết về chính khu tập thể có tuổi đời nửa thế kỷ, đi vào ký ức của nhiều thế hệ người Hà Nội, trong đó có chính gia đình ông.
Về sách
Kim Liên một thuở là ký ức về Khu tập thể Kim Liên – một trong những khu tập thể đầu tiên Hà Nội. Gắn với ký ức ấy là nỗi niềm của bao con người đã từng gắn bó với nhà tập thể như chính tác giả.
Vẫn chỉ là cách kể chuyện thôi, nhưng Vũ Công Chiến muốn kể về một khu tập thể điển hình đầu tiên của Thủ đô qua hơn nửa thế kỷ. Trong đó có nhiều đổi thay về cảnh quan, về nhiều lớp người, nhưng vượt lên tất cả, cuốn sách vẫn cho thấy rằng, dù cuộc sống có trải qua nhiều thăng trầm, thì điều quý nhất có được vẫn là tình người, là nét văn hóa mang tên “Tập thể Kim Liên”.
Kim Liên một thời thương nhớ
Năm 1954 miền Bắc nước ta được giải phóng.
Một nửa đất nước bắt tay vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Hà Nội không bị tàn phá trong chiến tranh nhưng còn nhỏ bé, phải xây dựng rất nhiều. Trong tinh thần quốc tế vô sản, các nước Xã hội chủ nghĩa anh em đã góp sức giúp nước ta xây dựng miền Bắc. Sau một chuyến thăm Bắc Triều Tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1958, Triều Tiên đã giúp sang giúp Việt Nam trong đó có việc xây dựng một khu tập thể mang tên Kim Liên, nằm ngay trên chính mảnh đất ruộng của làng Kim Liên, một trong bốn địa danh Tứ trấn của thủ đô Hà Nội. Mùa hè năm 1962, khu tập thể Kim liên được xây dựng xong về cơ bản, và bắt đầu đón những cư dân đầu tiên
Gia đình tôi vinh dự được là một trong những gia đình đầu tiên dọn đến ở khu tập thể Kim liên theo tiêu chuẩn được phân phối nhà ở của bố tôi. Hè năm 1962, tôi đã 9 tuổi, học xong lớp một và chuẩn bị lên lớp hai.
Gia đình tôi đã chuyển nhà đến mấy lần từ khi liên hệ từ khi về Hà Nội. Mỗi lần chuyển là được đến nhà mới rộng hơn. Vì vậy cứ nghe nói được chuyển đến nhà mới là tôi rất thích.
Cả nhà háo hức, một tuần lo dọn dẹp chuẩn bị mọi thứ để chuyển nhà. Nói cho oai thôi chứ có đồ đạc gì đâu. Bố mẹ tôi chỉ có một cái hòm gỗ đựng đồ, mua từ thời mới về Hà Nội. Còn một chiếc giường to nữa, vừa đủ cho cả mẹ và ba chị em chúng tôi nằm xoay ngang. Bố tôi được nguyên một chiếc chiếu cá nhân trải ra nằm dưới đất về đêm, ban ngày gặp lại cho vào gầm giường. Còn lại tất cả quần áo của cả nhà, nhét gọn lại vào hai cái túi vải. Một cái rổ to đựng bát đũa và mấy cái nồi, thế là hết. Chỉ có thứ lộn xộn nhất, sách vở của chị em tôi, và nhất là của mẹ tôi, vì mẹ tôi là cô giáo. Bố tôi lấy dây gai buộc gọn từng chồng sách vở cho khỏi lẫn lộn. Thằng Hoà em tôi là gọn nhẹ nhất vì năm tới nó mới bắt đầu vào lớp vỡ lòng.
Đồ đạc chả có bao nhiêu, thế mà cơ quan bố tôi điều cả một chiếc xe Com măng ca chở đồ lẫn người, giúp gia đình tôi dọn nhà.
Xe ô tô đi qua hết mấy đường phố, đi vào đường đất, thấy xung quanh có con dê, có ruộng rau và cuối cùng là rẽ vào một khu nhà cao tầng. Xung quanh nhà cỏ mọc um tùm, nhiều chỗ cỏ mọc cao hơn người tôi. Xe dừng lại trước một toà nhà to. Quanh nó không có đường, hay nói đúng hơn là toàn đường đất nhỏ tạo thành nhờ xe ô tô chạy qua. Cả nhà xuống xe và bê đồ đạc lên tầng hai. Bố tôi xem lại tờ giấy phân nhà và dẫn cả nhà đi vào căn phòng ở cuối hành lang. Từ cầu thang rẽ trái sang đây chỉ có hai cái cửa, nhà tôi vào cái cửa thứ hai, thấy ngoài có đánh số 17 – 19. Bố tôi cầm trong tay hai chiếc chìa khóa đồng to tướng để mở cửa. Vào trong lại thấy có đến 5 cái cửa nữa. Bố tôi mở cửa căn phòng số 17. Đoa là nhà của gia đình tôi, phòng 17 của tòa nhà B9, khu tập thể Kim Liên. Trong nhà trống trơn, rộng rãi và còn thơm mùi vôi mới. Mẹ tôi lấy cái chổi lúa quét một lượt căn phòng, rồi cả nhà mới bê đồ đạc vào.
…
Tất cả mọi thứ đều đập vào mắt tôi. Tôi ngỡ ngàng và thích thú trước những điều mới mẻ và gợi trí tò mò ở đây, cái gì cũng nhìn, cũng ngắm, thậm chí là sờ thử. Căn nhà mới này đẹp và rộng hơn nhà cũ nhiều, lại có cả cửa sổ, có ban công sau nhà. Bố tôi bảo chỉ riêng trong nhà cũng đã rộng hơn 20 mét vuông rồi.
Cuộc sống của cư dân Kim Liên
Những người dân ở cùng B coi nhau như hàng xóm, giống như kiểu nhà quê, thân thiện chứ không sống tách bạch như các gia đình ở ngoài phố sau này. Vì thế về sau này có vài gia đình khác cũng có cho trẻ con mang đi vợt châu chấu. Bãi rộng, châu chấu nhiều, chả phải tranh giành gì.
Gia đình tôi còn được ăn châu chấu nhiều lần, cho đến khi hết mùa và người ta tổ chức phát quang hết cỏ để làm bãi đất. Chả ai gọi là sân, vì khắp quanh các dãy nhà toàn bãi đất, nên không phân biệt đâu là sân. Chơi ở chỗ nào mà chả được.
Những năm đầu, các bãi đất giữa các nhà B vốn có như thế nào người ta vẫn để nguyên như thế, lồi lõm và có nhiều khoảng trống nước đọng thành vũng. Có lẽ phải tới hơn chục năm như thế, vì cũng chả ai cần làm sân, và những bãi đất được dùng vào nhiều mục đích. Khoảng đất giữa nhà B9 và B10, chỗ hướng ra B6 được trồng rất nhiều chuối tây. Những cư dân Kim Liên dù sao nhiều người cũng từng ở chiến khu, quen tăng gia sản xuất, nên thấy đất ở đây tốt, vì vốn là đồng ruộng, nên đã đánh chuối con về trồng. Chẳng bao lâu mà vườn chuối đã lan rộng, tới cả gần trăm mét vuông. Nhiều nhà có chuối ăn.
Thời sơ tán
Thế là tôi đã phải rời xa Kim Liên, sau hơn hai năm sống và học tập ở đây. Mọi thứ đã quen, mà bây giờ phải về quê, làm quen với nếp sống mới. Dù buồn nhưng không thể khác được.
Mấy tháng đầu, làng quê tôi chả có tí tẹo nào không khí của thời sơ tán, dù trong làng cũng vài nhà có trẻ con sơ tán về ở. Đến vụ gặt cuối năm đó thì bắt đầu có phong trào đan mũ rơm. Rơm nếp đem về rút lấy ngọn, rồi xe lại bện mũ rơm. Cuộn rơm nếp bện to như cổ tay được quấn và kết lại theo hình cái mũ có vành rộng. Làm cả quai mũ cẩn thận. Mọi người bện mũ rơm cho cả trẻ em và người lớn. Sau đó, chúng tôi phải đem theo mũ rơm. Lúc nắng hay mưa lất phất có thể đội lên đầu thay cho mũ nón.
Tiếp đó ở lớp học và các gia đình đều phải làm hầm trú ẩn, phòng khi có máy bay Mỹ. Quê tôi toàn làm hầm chữ A nổi. Làm khung hầm bằng tre rồi trát xung quanh bằng rơm trộn bùn. Cuối cùng là đắp thêm một lớp đất dày bên ngoài. Chỉ có một cửa ra vào. Mỗi hầm chứa được năm, sáu người. Không đào hầm chìm vì để tránh ngập nước. Các chú dân quân xã bảo, làm hầm và đội mũ rơm để tránh mảnh đạn pháo của ta rơi xuống trúng người thôi, chứ trúng bom thì hầm gì cũng chết.
Suốt cả năm học đó, làng quê tôi yên bình. Chỉ có một lần giữa năm 1965, có một cái máy bay Mỹ ở đâu đó bay lạc vèo qua chiều. Chỉ nghe tiếng ào ào mà chả kịp nhìn thấy nó. Thế mà chú dân quân ngồi ở chòi gác ngoài đồng cũng bắn bừa một phát súng lên giời. Quan trọng hơn, các bà chị đang làm đồng hò hết ầm lên bắt những người mang theo nón trắng lúc ấy phải dùi nón xuống ruộng cho máy bay nó khỏi nhìn thấy. Sau đó là toần xã bắt dân không được để áo trắng. Người lớn, trẻ con, ai có áo trắng phải đem đi nhuộm màu hết. Chủ yếu là màu nâu, màu gụ. Các bà chị có nón cũng phải phết dầu hay sơn một màu sẫm lên nón.
Điều gì cho tương lai của khu Kim Liên?
Khu Kim Liên đã tồn tại qua hơn nửa thế kỷ. Mấy chục năm trời, bao nhiêu biến cố xảy ra. Những người ban đầu còn ở lại rất ít. Ở nhà B9, thế hệ thứ nhất, bố mẹ tôi và các chú các bác, nay chả còn mấy người, chủ yếu ở bên B9 chẵn. Thế hệ thứ hai là chúng tôi cũng không còn bao nhiêu. Không kể các gia đình miền Nam tập kết trở về Nam sau năm 1975, những người còn lại cũng chuyển dần đi. Chủ yếu là những nhà có điều kiện ít nhiều, mua đất nơi khác xây nhà hoặc mua căn chung cư mới rộng rãi hơn. Thế hệ thứ hai nhiều người giỏi, điều đó cũng đáng mừng. Cái đáng quý là sau khi ra đi như thế, hầu như lúc có thời gian, mọi người đều quay lại thăm Kim Liên. Giống như những người thoát ly quê nghèo đi tứ xứ làm ăn nhưng không thể quên được nơi mình đã từng được sinh ra, hay từng để lại một phần tuổi thơ, tuổi trẻ ở đó.
…
Kim Liên hôm nay và ngày mai đang thuộc về những chủ nhân mới. Thế hệ thứ hai là chúng tôi, hầu hết đang sang tuổi U70. Chúng tôi đã lên ông lên bà. Ngay con cháu chúng tôi, thế hệ thứ ba của khu tập thể Kim Liên cũng đã trưởng thành. Và con cái của chúng, thế hệ cư dân Kim Liên thứ tư cũng đã có nhiều cháu và đang cắp sách tới trường.
Thế hệ thứ ba và thế hệ thứ tư đều không biết được về thời sơ tán của cha ông, không biết về một thời kinh tế quan liêu bao cấp với bao nhọc nhằn của dân tộc. Họ chỉ còn biết qua sách báo, qua chuyện và càng về sau chỉ còn biết qua các bảo tàng. Họ cần cuộc sống mới, điều kiện sinh hoạt mới với xu hướng hiện đại, chứ không cần hoài niệm về quá khứ và gặm nhấm nó như cha ông họ. Đó là điều dễ hiểu.
Họ sẽ dễ dàng tiếp nhận một khu Kim Liên được cải tạo và xây dựng mới, đẹp và hiện đại. Tất cả đang ở phía trước. Mong sao cho bức tranh tương lai tươi sáng sẽ là hiện thực.
Lời kết
300 trang sách chứa đựng rất nhiều những câu chuyện nhỏ về cuộc sống hàng ngày, những kỷ niệm cả vui lẫn buồn về khu tập thể đặc biệt này. “Kim Liên một thuở” đơn giản là một tập hồi ký thắm đượm tình cảm mộc mạc chân thành của người con dành cả tuổi thơ và tuổi già nơi mảnh đất quê hương máu thịt. Dưới ngòi bút của Vũ Công Chiến, Kim Liên những năm 60 của thế kỷ XX như được sống lại một cách sinh động với người thật, việc thật, những khoảnh khắc rất thật. Tác phẩm không chỉ dành cho cư dân Kim Liên, mà còn là tư liệu quý giá cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu về một góc Hà Nội rất khác trong những năm thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc.
2. Đánh giá Sách Kim Liên Một Thuở – Ký Ức Hà Nội Từ Những Khu Nhà Cũ
1 Một quyển sách hay để lại trong tôi bao nhiêu cảm xúc. Cay đắng làm sao, chỉ trong mười năm, từ một thôn làng thịnh vượng bậc nhất huyện Vy trở nên tiêu điều, đặc quánh mùi tử khí. Đại dịch AIDS quét qua thôn Đinh, những ai năm đó từng bán máu, đều không thoát chết. Căn bệnh thế kỉ không thuốc chữa, chỉ có thể sống mòn chờ chết, liệu có đáng sợ bằng “căn bệnh” nảy sinh trong lòng dạ mỗi người? Người ta kiếm tiền trên thân xác người bệnh, khoác danh “cứu tế” thực chất là bòn rút từng đồng từng hào. Bán quan tài cho người chết, tổ chức minh hôn cho người chết, người ta nghĩ ra đủ trò, bày vẽ để moi tiền. Trớ trêu thay, kẻ giơ đầu chịu báng, chỉ là nông dân nghèo. Người dân thôn Đinh biết làm gì hơn để vùng vẫy trong bệnh tật ngoài việc lấy mộng mị như chiếc phao cứu sinh? Đinh trang mộng mở đầu là mộng, kết cũng là mộng. Người ta mộng như một sự tiên đoán, một giải pháp, hoặc đơn giản chỉ như sự cứu rỗi tâm hồn cằn cỗi. Bất lực trước cảnh tình người bị đem ra cân đo đong đếm, họ chìm trong mộng. Nhưng mộng cũng chỉ là tái hiện lại hiện thực trần trụi. Chạy trời không khỏi nắng, chạy rã chân cũng không thoát khỏi ác mộng thôn Đinh.
2 Kim Liên được nhiều người biết đến từ năm 1959, đây được coi như là một trong những khu tập thể đầu tiên được xây dựng ở Hà Nội, nơi đây đã từng chứng kiến rất nhiều các dấu mốc lịch sử thăng trầm của thủ đô cũng như miền Bắc. Nhất là đối với các thế hệ 6x, 7x, 8x được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, chắc hẳn nơi đây từng gắn liền rất nhiều kỷ niệm đẹp đối với họ. Tác giả Vũ Công Chiến đã thành công trong việc đưa người đọc trở về lại những năm tháng đó, những năm tháng chứa đựng nhiều khó khăn, những tình cảm thiêng liêng được miêu tả sắc nét với từng khung cửa, cầu thang, cái bếp than cho đến những con chó, con mèo… như tái hiện ra một Kim Biên của thế kỷ trước ở ngay trước mắt bạn đọc.
3 Tôi đã đọc Kim Liên ở thị trấn Tây Môn, bối cảnh của một vùng quê nghèo, lạc hậu, thiển cận, ngu ngốc, những người tiếp tục qua lại trong giấc mơ Đinh Trang nhưng lại “mắc” thêm bệnh. thế kỷ cho kịch tính của nó. Một ngôi làng cách đây vài thập kỷ, giàu có, thịnh vượng, gia đình bán máu. Cần học, bán máu là tiền. Cần gì làm nông, bán máu là tiền. Có rất nhiều đầu máu ở khắp mọi nơi như nấm mọc dưới mưa, đi học, làm ruộng, thậm chí ăn cơm, chỉ cần giơ tay lên, tiêu 500cc máu, kiếm được một trăm đồng. Máu người như nước suối, lại đầy. Và cái mà Trung Quốc không thiếu nhất là con người. Có những người có máu, nhưng nếu có máu, họ có thể bán
4 Những ai đã từng là cư dân của khu tập thể này đặc biệt là những cư dân của thời kỳ đầu rất nên đọc quyển sách này. Truyện hay và chính xác đến từng chi tiết đưa chúng ta trở về một tuổi thơ thật hồn nhiên, trong sáng cũng những kỷ niệm của một giai đoạn hình thành và phát triển của khu tập thể cao cấp đầu tiên của HN. Cám ơn tác giả rất nhiều.
5 Nên mua mọi người ạ. Sách chắc chắn, đọc những câu chuyện xưa của Hà Nội, một thời chiến tranh, rồi bao cấp, rồi đổi mới. Nhân vật chính trong đó là những khu tập thể, qua biết bao thời gian, bao lần đổi thay… sách hay!
3. Giới thiệu sách Kim Liên Một Thuở – Ký Ức Hà Nội Từ Những Khu Nhà Cũ – Tác giả Vũ Công Chiến
Kim Liên Một Thuở – Ký Ức Hà Nội Từ Những Khu Nhà Cũ
Là một trong những khu tập thể đầu tiên ở Hà Nội, được xây dựng từ năm 1959, khu tập thể Kim Liên như một nhân chứng lịch sử đánh dấu những thay đổi của Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung.Với thế hệ 6x, 7x, 8x sinh ra và lớn lên ở Hà Nội khu tập thể là cả một ký ức tuổi thơ sống động và ngập tràn kỷ niệm. Gia đình tác giả là một trong những cư dân đầu tiên của khu tập thể “cao cấp nhất Hà Nội” thời bấy giờ. Chỉ riêng điều đó thôi cũng đủ khiến người ta nhớ mãi, muốn lưu giữ lại tài sản quý giá nhất của gia đình để hoài niệm về một Hà Nội qua những khu nhà cũ.
Khu tập thể giờ đây với những người trẻ, người nhập cư là màu sơn vàng đặc trưng, là cầu thang bộ lối đi chật hẹp, với những khe cửa hoa ít ánh sáng, ngoài ra người ta còn cơi nới những sảnh cầu thang bộ chung đó để đồ đạc cũ hỏng hay những bếp than tổ ong, bếp dầu, nơi nhốt chó, mèo…
Gần 60 năm là khoảng thời gian tác giả và gia đình đã gắn bó, sinh sống tại khu tập thể. Cùng lớn lên, trưởng thành và già đi theo thời gian. Nên, tất cả những vật dụng đó cho dù bừa bộn, cũ kỹ, ẩm mốc nhưng lại lưu dấu trong đầu những con người nhiều xúc cảm sống trong đó, để rồi trở thành những kỷ niệm đẹp, thân thương; những kỷ niệm rất đặc trưng khi nhớ về nơi chốn đó, nơi người ta đã từng sống những năm khốn khó và bận bịu.
Tập thể Kim Liên không chỉ là những điều cũ kỹ mà còn từng là căn hộ rộng rãi nhất của gia đình từ trước tới giờ (dù chỉ rộng hơn 20m2) vẫn thơm mùi sơn mới, dùng một chìa mà có thể mở được tất cả các ổ khóa của phòng khác, từ khi các căn hộ được đánh số là 1, 2, 3… thay vì 101, 201, 301 như bây giờ,…
Là sự chung nhau cái bếp, chỗ rửa rau vo gạo. Đấy cũng là nơi sinh hoạt chung để trò chuyện, từ hỏi nhau giá cân thịt lợn, mớ rau muống ngoài chợ, phiếu mua hàng. Thậm chí, chung nhau cả nhà vệ sinh, người ngồi trong, kẻ ngoài đứng đợi cũng “buôn chuyện” được. Rồi chuyện cho nhau quả chanh quả ớt, thìa mỡ, vài nhúm mỳ chính hay vay nhau bơ gạo, chai dầu hỏa đun bếp lúc nhỡ nhàng…
Khu tập thể có tuổi đời lên đến nửa thế kỷ, nơi gắn liền kỷ niệm của nhiều thế hệ người Hà Nội thời gian khó là hình ảnh lưu dấu trong ký ức của người xưa và nay, những người cũ và mới.
TRÍCH ĐOẠN
1. Sự giúp nhau nhiều khi chỉ đơn giản là khi cùng đi lên cầu thang, mà thấy người kia xách nặng thì người này đưa tay xách giúp. Người khỏe giúp người yếu, đàn ông giúp đàn bà. Nét đẹp mang tính văn hóa riêng đó được xây dựng và duy trì thành truyền thống đến mãi về sau.
2. Bây giờ đã là giữa năm 1977, cuộc duyệt binh nào dù hoành tráng đến đâu rồi cũng qua đi, buổi liên hoan nào dẫu to bao nhiêu rồi cũng kết thúc. Những người lính ra trận, ai không thể trở về thì đã có giấy báo tử, ai còn sống thì đã có thư về cho gia đình.
3. “Mẹ ơi, con đã về. Không xanh cỏ mà cũng không đỏ ngực đâu mẹ ạ.” (Điều đó đúng thôi, bởi đôi chiếc huân chương nhỏ bé đâu có che hết được ngực áo quân phục bạc màu).
Thông tin chi tiết
- Tên sách: Kim Liên Một Thuở – Ký Ức Hà Nội Từ Những Khu Nhà Cũ
- Mã hàng 8936158590464
- Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books
- Tác giả Vũ Công Chiến
- NXB NXB Thế Giới
- Trọng lượng (gr) 300
- Kích Thước Bao Bì 15 x 23 x 1.5
- Số trang 280
- Hình thức Bìa Mềm
- Xem thêm: Top sách nên đọc
4. Mua sách Kim Liên Một Thuở – Ký Ức Hà Nội Từ Những Khu Nhà Cũ ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Kim Liên Một Thuở – Ký Ức Hà Nội Từ Những Khu Nhà Cũ” khoảng 80.000đ đến 85.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Kim Liên Một Thuở – Ký Ức Hà Nội Từ Những Khu Nhà Cũ Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Kim Liên Một Thuở – Ký Ức Hà Nội Từ Những Khu Nhà Cũ Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Kim Liên Một Thuở – Ký Ức Hà Nội Từ Những Khu Nhà Cũ Fahasa” tại đây
5. Đọc sách Kim Liên Một Thuở – Ký Ức Hà Nội Từ Những Khu Nhà Cũ ebook pdf
Để download “sách Kim Liên Một Thuở – Ký Ức Hà Nội Từ Những Khu Nhà Cũ pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 21/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Mẹ – Biểu Hiện Của Tình Thương
- Điều Thuộc Về Em
- Kim Ngư Cơ – Kingyohime
- Kim Các Tự
- Mạch Thượng Hoa Khai
- Gắn Bó Yêu Thương
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free