Tiêu Sơn Tráng Sĩ

1. Review sách Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Review sách Tiêu Sơn Tráng Sĩ
Review sách Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Trong mười tôn chỉ hoạt động của Tự lực văn đoàn có nêu lên tinh thần: “Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính chất An Nam” (Điều 4). Tinh thần này xuyên suốt và thể hiện gần như hầu khắp các tác phẩm của Tự lực văn đoàn và tiểu thuyết Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng cũng không nằm ngoài tinh thần chung. Để rồi, Tiêu Sơn tráng sĩ, viết về chủ đề lịch sử nhưng những cách tân cả trên khía cạnh nội dung lẫn nghệ thuật đã câu chuyện vượt thoát cấu trúc của tiểu thuyết chương hồi mà tiến tới tiểu thuyết hiện đại.

Tiêu Sơn tráng sĩ và nghệ thuật miêu tả thời gian của Khái Hưng

Hàng nghìn năm, nền văn học nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn học cổ Trung Hoa: thơ ca nhận sự tác động của thơ Đường luật còn tiểu thuyết chịu ảnh hưởng từ tiểu thuyết chương hồi. Phải đến những năm đầu thế kỉ XX, nhất là giai đoạn 1932-1945, văn học nước ta mới vận động, chuyển mình một cách mau lẹ, hiện đại hóa một cách mạnh mẽ. Hiện đại hóa văn học ở đây chỉ tính chất một nền văn học đã thoát khỏi hệ hình thi pháp văn học cũ để tiến vào nền văn học hiện đại, một nền văn học có thể tiến kịp và gia nhập vào nền văn học thế giới.

Ra đời trong hoàn cảnh như vậy, được chắp bút từ một trong những chủ soái của phong trào hiện đại hóa văn chương, Tiêu Sơn tráng sĩ vừa kế thừa tinh hoa nền văn học cũ, vừa học hỏi, tiếp thu thành tựu văn chương thế giới mà từ đó, trở thành cuốn tiểu thuyết hết sức hiện đại.

Và tính hiện đại đó thể hiện ngay ở cách Khái Hưng đặt tên từng hồi trong Tiêu Sơn tráng sĩ. Nếu tiểu thuyết cổ điển, tên hồi được đặt theo lối hai câu văn biền ngẫu đứng đối xứng nhau như: “Trương Thiên Sư cầu yên ôn dịch/ Hồng Thái úy lỡ sổng yêu ma” (Thủy hử truyện) nhằm tổng kết, khái quát, tóm tắt một cách ngắn gọn nhất, cho người đọc một cách nhìn khái quát nhất về nội dung chương truyện. Thì mỗi hồi ở Tiêu Sơn tráng sĩ đều có tựa đề ngắn gọn, thậm chí có những hồi tựa đề cô đọng chỉ có một chữ như hồi 18 “Sấm”.

Bằng cách đặt tên như vậy, Khái Hưng đã khắc phục được triệt để hạn chế của lối đặt tên cũ khi giải phóng tư tưởng người đọc khỏi sự định hướng từ tác giả. Đồng thời, đưa độc giả trở thành người đồng sáng tạo trong sự hứng thú, tò mò cùng trường tưởng tượng được kích thích, mở rộng tới nhiều chiều kích. Có thể nói, biểu hiện nhỏ nhất về mặt hình thức như vậy ở cuốn tiểu thuyết dài nhất trong sự nghiệp sáng tác của Khái Hưng cũng đã thể hiện tính nghiêm cẩn của ông trên chặng đường đổi mới văn chương Việt Nam đương thời.

Từ biểu hiện trên khía cạnh đặt tên chương và sắp xếp cấu trúc tác phẩm, tính hiện đại của Tiêu Sơn tráng sĩ tiếp tục được thể hiện mạnh mẽ ở cách Khái Hưng tái hiện dòng chảy thời gian, kết cấu không gian trên từng trang viết.

Nếu tiểu thuyết cổ điển, đặc biệt tiểu thuyết chương hồi, câu chuyện luôn đi theo trục thời gian tuyến tính, sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách tuần tự, không hề có sự đột phá, xáo trộn về mặt không gian cũng như thời gian; thì Tiêu Sơn tráng sĩ, kết cấu câu chuyện không còn tuân theo quy luật tuyến tính đó nữa mà trở nên đầy linh hoạt, biến hóa. Nhiều hồi Khái Hưng đã đưa hành động, kết quả lên trước để dẫn dắt câu chuyện sau đó, dòng thời gian mới từ từ quay ngược trở về giải quyết nguyên nhân, hoàn cảnh, kế hoạch.

Như hồi 30 được kết thúc bằng lời thề trước vong hồn Trương Đăng Thụ của Phạm Thái, nhưng hồi 31, không gian lại đột ngột chuyển tiếp sang cuộc du ngoạn chùa non nước của mẹ con Trương Quỳnh Như và phải tới hồi 32 tác giả mới giải thích mối quan hệ giữa hai người Trương Đăng Thụ – Trương Quỳnh Như. Từ đấy, lý giải nguyên nhân hành động của Phạm Thái ở hồi 30 kia. Hay hồi 28, tác giả nói đến Cái cũi người, sang hồi 27 nói về Nguyễn công tử rồi đến hồi 28 ông mới quay ngược trở lại giải thích Tướng ấy là ai?, trong cái cũi người, là Phạm Thái hay kẻ nào khác và Nguyễn công tử thực chất là người như thế nào.

Tất cả, những tưởng có thể không ăn nhập với phần truyện trước đấy nhưng càng đọc, càng bị cuốn vào mạch truyện, ta càng thấy tất cả đều liên kết cực kỳ chặt chẽ. Và trọn vẹn, đều là các mảnh ghép bức tranh toàn cảnh về Tiêu Sơn tráng sĩ, về người tráng sĩ Phạm Thái giữa buổi loạn lạc.

Tiêu Sơn tráng sĩ và nghệ thuật miêu tả của Khái Hưng

Là một trong những cây bút nổi bật của văn chương Tự lực văn đoàn, nghệ thuật miêu tả của Khái Hưng, có thể nói đã đạt đến trình độ sắc sảo. Miêu tả ở tác phẩm của ông nói chung, Tiêu Sơn tráng sĩ nói riêng không cốt tả sao cho nhiều, cho đủ đầy mà là sự tỉ mỉ, chắt lọc lấy những gì tinh tế nhất trong cảnh và người. Bút pháp mang hơi hướng nghệ thuật “vẽ mây nảy trăng” hay nghệ thuật vẽ tranh truyền thần, song ngôn từ của Khái Hưng, đã đưa câu văn vượt thoát sự quy phạm của văn học mà hướng tới những gì hiện đại nhất.

Sự hiện đại đó được thể hiện trước hết ở cách miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên, cảnh vật hiện lên trong văn Khái Hưng đẹp một cách bình dị. Từ cảnh âm u ở hồi 18: “Song song đi hàng đôi và bước một trên con đường đất đầy cỏ xanh ướt, bốn con ngựa thỉnh thoảng gặp vũng nước đọng ngầm dưới cỏ sau trận mưa tối hôm trước, làm cho nước vọt tung tóe lên. Mưa bay đã tạnh hẳn. Nhưng tiết trời mỗi lúc một thêm giá, nhất là gió bấc thổi lại càng mạnh khiến ai nấy chân tay lạnh buốt”; đến cảnh thơ mộng, trữ tình ở hồi 31: “Trong dòng sông Phong Doanh, chiếc thuyền xuôi rất mau, nhẹ nhàng như bay trên mặt nước. Trời vừa rạng đông. Một buổi sớm thu mát mẻ, êm đềm, dễ gợi cảm hứng […] Từ dưới mặt sông ngước nhìn lên, quả núi Dục Thúy tròn trĩnh, xinh xắn như hòn non bộ lớn đặt trong một bể cạnh dài”; hay cảnh vườn nhà Kiến Xuyên hầu: “Sau dẫy loan xây theo hình chữ thọ triện, những bông hoa phù dung kép và đơn về chiều đã ngả màu thắm lại, từ màu hồng phớt cho đến màu đỏ xẫm […] Dưới dàn thiên lý lá xanh già rủ qua những mắt cáo của phên nứa, mấy hàng chậu sứ men lam và hàng thống Bát Tràng màu đen, đặt trên những bộ đôn cùng một kiểu” đều cho thấy sự nhạy cảm trong miêu tả của Khái Hưng trước thiên nhiên, rộng hơn, là cả hồn thiêng đất Việt.

Câu văn Khái Hưng thật sự xa rời cách miêu tả ước lệ, sùng cổ trong văn học cổ nhưng vẫn đạt đến độ tinh gọn, như điều thứ 6 tôn chỉ hành động Tự lực văn đoàn đã chỉ ra: “Ca tụng những nết hay, vẻ đẹp của nước mà có tính chất bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có tính chất trưởng giả quý phái.”

Bên cạnh việc nắm bắt và miêu tả được cái thần của cảnh vật, Khái Hưng còn thật sự tinh tế trong việc khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật. Đó là những tình cảm thoáng qua nhưng nhanh chóng bị tư tưởng phục quốc; đền nợ nước, trả thù nhà; phản Tây Sơn, phục Lê của Quang Ngọc và Nhị Nương đè nén xuống. Hay những rung động mong manh nhất của chàng trai trẻ mới hai mươi tuổi Phạm Thái trước một người con gái thông minh, tài trí, thấu hiểu, sắc nước hương trời như Trương Quỳnh Như: “Phạm Thái ngắm cử chỉ Quỳnh Như càng khâm phục lắm. Chàng nghĩ thầm “Người này mưu cơ có lẽ chẳng kém Nhị Nương mà về nhan sắc lại có phần hơn” […] “Tại sao một tuyệt thế giai nhân như kia lại không ở trong đảng Tiêu Sơn?”… Và tình cảm của đôi trai gái ấy đã chuyển từ lòng mến mộ sang tình yêu một cách thật tự nhiên, như một điều tất yếu. Khi Phạm Thái “bắt đầu thoái chí, hơi chán nản thời thế”, chàng đã tìm về với người con gái chàng nể phục. Đặc biệt, đoạn tình cảm đó càng được đẩy đến cao trao, khi chàng trai trẻ phải đứng trước, đối diện với bia mộ người anh yêu, khi cả hai đã sinh ly tử biệt:

“Trời đã gần tối mịt. Đường làng vắng ngắt kẻ vãng lai. Bỗng một kỵ sĩ phi ngựa đến, ghì cương ở bên cây liễu cạnh mồ rồi ngảy vội xuống, nằm vật ra đất khóc thảm thiết.

Người ấy là Phạm Thái, cựu quân sư của Nguyễn Đoàn, phó đảng trưởng kiêm chức quân sư của đảng Tiêu Sơn. Người ấy đã bao phen xông pha trong rừng gươm dáo, nay chỉ còn là một kẻ tầm thường không còn chút nghị lực để phấn đấu.

Vì người ấy yêu”

Phân tích sự biến chuyển tâm lí của Phạm Thái giai đoạn này, chính Khái Hưng đã có một lời nhận định hay có thể coi là một lời tổng kết rằng: “Cái tuổi ngoài hai mươi, hăng hái thì hăng hái thực. Nhưng đến lúc đã nguội lạnh thì nguội lạnh hơn tro tàn. Lúc bấy giờ họ sẽ đem chữ nghĩa yếm thế vẩn vơ ra mà che đậy một tâm hồn hèn yếu”. Và đúng như những lời của nhà phê bình Vũ Ngọc Phan khi nhận định về cách miêu tả tâm lý con người, nhất là người thanh niên trong Tiêu Sơn tráng sĩ; Khái Hưng thật sự đã thủ được: “[…] cái đặc sắc mà người ta thấy trong các văn phẩm của Khái Hưng là sự xét nhận rất đúng về tâm hồn nam nữ thanh niên Việt Nam. Người ta có thể gọi ông là “nhà văn của thanh niên”. Ông rất am hiểu tính tình con người ta trong tuổi trẻ…”

Có lẽ, chính sự sâu sắc, nhạy cảm, tinh tế trong cái nhìn con người, cuộc đời mà bút phát miêu tả của Khái Hưng đã tạo nên cả sắc màu lãng mạn bàng bạc bao trùm tiểu thuyết Tiêu Sơn tráng sĩ. Chất lãng mạn bao trùm lên từng nước chạy của con ngựa người chí sĩ cưỡi, len lỏi vào tình huynh đệ đồng cam cộng khổ, và bảo bọc ngay chính lí trưởng người yêu nước. Và đó cũng chính là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, lãng mạn nhưng không cầu kỳ như tiểu thuyết tài tử – giai nhân trong quá khứ mà bình dị, gần gũi, thân thuộc nhưng vẫn hết sức hiện đại ở thi pháp tự sự.

Tiêu Sơn tráng sĩ và cách tân về nội dung thể hiện
Ngoài thể hiện ở mặt nghệ thuật, tính hiện đại của tiểu thuyết Tiêu Sơn tráng sĩ còn biểu hiện trên khía cạnh nội dung Khái Hưng khắc họa trong từng con chữ.

Thực tình, tiêu đề tác phẩm – Tiêu Sơn tráng sĩ cùng chủ đề câu chuyện đã phần nào, dễ làm độc giả lầm tưởng đây là cuốn sách kiếm hiệp lịch sử. Khi tác giả kể lại câu chuyện những tráng sĩ Tiêu Sơn chủ trương theo đuổi mục tiêu khôi phục lại nhà Lê đã suy tàn. Mục tiêu đó là biểu hiện của sự ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng Nho giáo: tư tưởng trung quân đến mù quáng.

Tuy nhiên, càng đi sâu vào nội dung tác phẩm, mới càng thấy Khái Hưng kể chuyện xưa mà như nói đến chuyện nay. Những người thanh niên trong đảng Tiêu Sơn như Quang Ngọc, Phạm Thái, Nhị Nương tựa sự xây dựng cá tính đầy ngụ ý cho những người thanh niên đương thời, sống trong xã hội Thực dân nửa phong kiến của một thời buổi “ối a ba phèng” (chữ dùng của Nguyễn Tuân) đang “hành động”, mò mẫn tới vô vọng, bất lực giữa dòng đời để kiếm tìm lẽ sống, “để vượt ra ngoài sự buồn nản bao phủ dày đặc quanh mình”. Tư tưởng đấy, lần nữa được Khái Hưng khẳng định rõ nét hồi cuối của cuốn truyện, ở đoạn đối thoại giữa Nhị Nương và Quang Ngọc:

“- Chúng ta chờ đợi dịp để hành động. Hành động là phận sự của chúng ta. Không hành động, thì đời chúng ta không còn ý nghĩa gì nữa phải không hiền hữu?

Nhị Nương mỉm cười:

– Thưa hiền hữu phải lắm!

Quang Ngọc như mê man nói luôn:

– Hành động? Hành động?”

Nhưng cũng có những con người không thể vượt qua khó khăn, đau khổ của cuộc đời như Phạm Thái. Phạm Thái, một con người từng chọc trời khuấy nước, từng là đối tượng truy bắt hàng đầu của quan phủ cuối cùng chỉ còn là anh chàng câu cá, uống rượu, mất hết ý chí lẫn lẽ sống, sống trên đời chỉ như gá víu tạm bợ: “Ha ha! Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy một hồ rượu”, “Ha ha! Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy hai con mắt mĩ nhân”.

Viết về những tráng sĩ Tiêu Sơn, viết về câu chuyện, một đoạn lịch sử, Khái Hưng đã gián tiếp khắc họa lên xã hội, mục đích, lí tưởng của một bộ phận thanh niên đương thời; bồng bột, khao khát rất nhiều mà cuối cùng, thứ nhận về chỉ là sự trống rỗng đến vô tận như vậy đó. Và đấy, cũng là ánh nhìn đầy hiện đại của Khái Hưng về con người và cuộc đời. Khi ông đã nhìn nhận, thể hiện lên trang văn những cái “tôi” cá nhân riêng biệt cùng những con người, khát khao kiếm tìm “chỗ đứng”, khẳng định “cái tôi” ấy như thế nào.

Ở bài viết về Tự lực văn đoàn trong cuốn Văn học Việt Nam 1900-1945, Giáo sư Phan Cự Đệ có viết: “Các nhân vật chính diện được lí tưởng hóa trong văn học lãng mạn suy cho đến cùng chỉ là những mảng tính cách của nhà văn”. Và những nhân vật được Khái Hưng lí tưởng hóa trong tiểu thuyết Tiêu Sơn tráng sĩ cũng chính là hiện thực hóa một phần lí tưởng, con người tác giả; một lí tưởng yêu nước mơ hồ nhưng đầy bế tắc.

2. Đánh giá Sách Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Đánh giá Sách Tiêu Sơn Tráng Sĩ
Đánh giá Sách Tiêu Sơn Tráng Sĩ

1 Sản phẩm được shop giao đúng với hình ảnh quảng cáo, thời gian giao hàng nhanh.

2 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận.

3 Hàng giao đến rất nhanh, mình đặt trưa hôm qua mà trưa hôm nay đã có rồi. Sách được bọc một lớp seal, không móp gáy và góc bìa, mình rất thích. Về nội dung sách thì mình chưa đọc nên không thể đưa ra đánh giá, ai muốn mua thì hãy xem review trên mạng trước nhé!

4 Nội dung sách hay, bổ ích, được trình bày cẩn thận, giao hàng nhanh, gói bọc cẩn thận. Còn được tặng thêm quà là 01 quyển sách tự chọn. Dù là sách tặng nhưng chất lượng tuyệt vời nha

5 In ấn/màu sắc rõ nét, Khổ sách nhỏ gọn, dễ mang đi, Nội dung sách hấp dẫn, bổ ích, Trình bày/Bố cục dễ hiểu

3. Giới thiệu sách Tiêu Sơn Tráng Sĩ – Tác giả Khái Hưng

Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Một số tác phẩm tiêu biểu của Khái Hưng

  • *Tiểu Thuyết
  • +Đời mưa gió (Viết cùng Nhất Linh, 1934)
  • +Nửa chừng xuân (1934)
  • +Tiêu Sơn tráng sĩ (1937)
  • Tập truyện ngắn
  • +Anh phải sống (Viết cùng Nhất Linh 1934)
  • +Dọc đường gió bụi (1932-1935)

Trong lúc ai nấy đương mơ mơ màng màng, bỗng một tiếng pháo nổ. Tức thì chàng công tử cầm chầu vất dùi trống, lanh lẹ rút kiếm thí cho phân suất một nhát.

Tiếng hét ầm ĩ vang thành. Nhưng đó không phải tiếng của các tướng chèo nữa. Những tưởng giả ấy đã trở nên thực cả; cũng thực những binh khí họ cầm trong tay khi ra múa mênh dưới sân khấu.

Họ vừa chém giết bọn binh lính đương mê ngủ, vừa tiến về phía cổng phủ mà bốn chàng khiêng cũi cùng chủ tướng của họ, tức người bị nhốt trong cũi, đã mở toang từ bao giờ.

Review sách Tiêu Sơn Tráng Sĩ
Review sách Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Tiêu Sơn Tráng Sĩ
  • Mã hàng 8935236429405
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhà Sách Minh Thắng
  • Tác giả Khái Hưng
  • NXB Văn Học
  • Trọng lượng (gr) 600
  • Kích Thước Bao Bì 20.5 x 14.5 cm
  • Số trang 520
  • Hình thức Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

4. Mua sách Tiêu Sơn Tráng Sĩ ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Tiêu Sơn Tráng Sĩ” khoảng 100.000đ đến 120.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tiêu Sơn Tráng Sĩ Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tiêu Sơn Tráng Sĩ Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tiêu Sơn Tráng Sĩ Fahasa” tại đây

5. Đọc sách Tiêu Sơn Tráng Sĩ ebook pdf

Để download “sách Tiêu Sơn Tráng Sĩ pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 22/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *