Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn

Giới thiệu sách Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn – Tác giả Mark Twain

Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn

Câu chuyện kể về những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn trên dòng sông Mississippi với người bạn là Jim, một nô lệ đang chạy thoát. Quyển sách miêu tả những cảnh vật trên dòng sông và châm biếm những quan điểm ở miền Nam Hoa Kỳ thời tiền chiến, đặc biệt là quan điểm kỳ thị chủng tộc. Hình ảnh Huck và Jim trên chiếc bè chạy theo dòng sông, đi đến tự do, là một trong những hình ảnh bất hủ nhất trong văn học Hoa Kỳ.

Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn
Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn
  • Mã hàng 8935095626526
  • Tên Nhà Cung Cấp Huy Hoang Bookstore
  • Tác giả: Mark Twain
  • Người Dịch: Xuân Oanh
  • NXB: NXB Văn Học
  • Trọng lượng: (gr) 450
  • Kích Thước Bao Bì: 13.5 x 20.5
  • Số trang: 435
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn

Đánh giá Sách Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn
Đánh giá Sách Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn

1 Quá tuyệt vời những cuộc phiêu lưu này. mục đích viết để nhận xu.

2 Mình thấy Tiki giao hàng rất nhanh, đóng gói cũng đẹp nữa! Sẽ ủng hộ Tiki dài dài.

3 Giao nhanh lắm luôn, mới đặt hôm qua mà nay đã nhận được hàng rồi. Sách còn nguyên bọc mới tinh, mình mua để tặng nên rất ưng ạ. Cảm ơn Tiki.

4 Xịn xò hay lắm nhe, cực thích đọc truyện luôn á trời, nên mua em này nhé các bác đỉnh lắm.

5 Sách trình bày đẹp, miêu tả chân thực, đáng có mặt trong tủ sách kinh điển của mọi nhà.

Review sách Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn

Review sách Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn
Review sách Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn

“Toàn bộ nền văn học hiện đại của nước Mỹ bắt nguồn từ một cuốn sách của Mark Twain tên là Huckleberry Finn…” – Ernest Hemingway

Mark Twain (1835-1910) là một nhà văn tiêu biểu của nước Mỹ, được đông đảo giới lao động Mỹ hâm mộ. Các tác phẩm của ông nói hộ những suy nghĩ của họ, vạch trần xã hội tàn bạo, đạo đức giả và phân biệt chủng tộc ở Mỹ vào hậu bán thế kỷ 19. Mặc dù ra đời sau tác phẩm “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer”, nhưng “Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn” mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành và là sự thành công lớn lao nhất của Mark Twain.

“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn” là hành trình mạo hiểm của cậu bé Huck và người nô lệ da đen bỏ trốn, Jim để đến với vùng đất tự do, lấy bối cảnh trên dòng sông Mississippi và trước cuộc nội chiến Mỹ. Câu chuyện được kể với ngôi thứ nhất là “tôi”, dưới góc nhìn của Huck, một cậu bé nhà nghèo bị xã hội đẩy vào bế tắc, cậu khát khao tự do, thoát khỏi thứ giáo dục trưởng giả, nặng nề tôn giáo của cô Watson và roi vọt của người cha. Cậu mang trong mình tấm lòng nhân đạo nhưng chính “lương tâm” bị thứ giáo dục trưởng giả, nặng tư tưởng tôn giáo làm cho cậu dày vò trên hành trình của cậu với Jim, giải thoát cho người nô lệ da đen bỏ trốn. Chuyến phiêu lưu của cậu và Jim tràn đầy sự mạo hiểm, gay cấn nhưng cũng không thiếu những mộng mơ, những hy vọng của tuổi trẻ và đầy tính nhân văn.

Huck là một cậu bé thông minh và dũng cảm, cậu đã dựng nên hiện trường giả để thoát khỏi người cha của mình và bỏ trốn cùng Jim bất chấp mọi hiểm nguy. Xuyên suốt chuyến phiêu lưu, vào những lần giải thoát Jim khỏi bị người ta bắt, Mark Twain đã tập trung xây dựng đấu tranh tâm lí của nhân vật để khai thác lòng nhân đạo ở Huck. Một mặt cậu muốn giải cứu cho Jim, vì Jim là một người bạn tốt của câu, mặt khác việc tiếp tay cho một tên nô lệ da đen bỏ trốn chính là trái với đạo đức xã hội thời bấy giờ, trái với cái “lương tâm” bị nhào nặn bởi xã hội đó của cậu:

“Jim nói người hắn run lên như bị sốt mỗi khi nghĩ rằng mình sắp được tự do. Quả thực, tôi cũng thấy run người lên như vậy. Một ý nghĩ chợt thoáng qua đầu óc tôi là ngay vào lúc nay, hắn đã hầu như được tự do rồi. Vậy ai là người đáng trách trong vụ này? Vâng, chính là tôi. Tôi không có cách nào dứt bỏ ý nghĩ ấy trong lương tâm, khiến cho lòng tôi cứ bị dằn vặt, không yên. Tôi không thể nào đứng im bất động được. Ý nghĩ về hành động này của tôi chưa bao giờ đến trong đầu óc tôi trước đó bao giờ, nhưng bây giờ đây, nó dằn vặt, xâu xé tôi mỗi lúc một thêm dữ dội. Tôi cố biện minh rằng tôi chẳng có gì đáng trách cả, bởi vì tôi không rủ rê thằng Jim chạy trốn khỏi tay người chủ chính đáng của nó. Nhưng vô ích, lương tâm tôi vẫn bị thức tỉnh và nói với tôi: “Mày biết rằng hắn chạy trốn để tìm tự do, vậy đáng lý mày phải chèo vào bờ, báo cho người ta biết”. Đúng thế, tôi không có cách nào biện minh cho hành động của tôi được. Đó là điều khiến tôi ray rứt. Lương tâm lại bảo với tôi: “Cô Watson đáng thương kia có làm gì mày đâu mà mày đối xử với cô ta tệ bạc như thế. Cô ấy dạy cho mày biết đọc, dạy cho mày cách cư xử và tìm mọi cách để giúp mày. Cô ta đối xử với mày tốt như thế đó. Tự nhiên tôi cảm thấy mình hèn hạ, xấu xa, tưởng chừng như nếu chết đi được vào lúc này, âu cũng là điều may…”

Nhưng đến khi Jim gặp nguy khốn, sự nhân đạo bên trong Huck đã chiến thắng “lương tâm” bên trong cậu và dùng mưu mẹo để cứu cậu. Rồi khi Jim bị hai tên lưu manh bán cho trại cưa với giá 40 đô la, Huck đã chọn giải cứu Jim thay vì viết thư báo cho cô Watson rằng Jim đang ở đâu và để cô bán Jim cho kẻ khác. Cậu đã lựa chọn giải pháp tự tay giải thoát cho Jim mặc dù cậu biết đó chính là “tội ác” và trái với “lương tâm”:

“Cuối cùng, tôi chợt có cảm giác như có bàn tay của Thượng đế đập vào mặt tôi, và bảo cho tôi biết rằng mọi hành vi xấu xa của tôi đều có cặp mắt trên trời cao luôn nhòm ngó. Chính tôi đã đánh cắp một tên nô lệ da đen của một bà già đáng thương trong khi bà ta không làm điều gì thiệt hại cho tôi cả. Bây giờ đây Thượng đế chỉ cho tôi thấy rằng có một đấng tối cao đang luôn luôn theo dõi và chỉ cho phép hành động xấu xa của tôi đi đến mức ấy mà thôi chứ không tiến xa hơn được nữa. Tôi tưởng chừng như muốn gục ngã tại chỗ vì quá khiếp hãi. Tôi cố hết sức tự an ủi, cho rằng tôi đã được nuôi dưỡng từ bé trong sự xấu xa cho nên tội lỗi của tôi không đến nỗi nặng nề cho lắm, nhưng một cái gì đó bên trong tôi vẫn cứ tiếp tục nhắc nhở: “Đáng lẽ mày phải theo học lớp truyền giáo ngày Chủ Nhật, như vậy mày mới hiểu rõ được rằng những kẻ nào có hành động như mày với tên nô lệ da đen ấy thì sẽ bị đày xuống hỏa ngục vĩnh viễn.”

….Tôi nín thở, suy nghĩ một lúc, rồi cuối cùng tôi tự nhủ: “Thôi được rồi. Tôi sẵn sàng xuống hỏa ngục.””

Mark Twain đã tố cáo việc phân biệt chủng tộc ăn sâu vào gốc rễ của những quy chuẩn xã hội thời ấy như thế nào, đồng thời để Huck chống lại những “chuẩn mực” ấy như nói lên rằng, sự nhân đạo ở trong con người luôn có thể chiến thắng cách mà họ được giáo dục, cách mà xã hội chèn ép họ.

Sự nhân đạo ở Huck còn được thể hiện qua việc cậu giúp các cô gái nhà ông Peter Wilks thoát khỏi việc bị hai tên lưu manh cùng bè với cậu lừa gạt tước đoạt hết tất cả tài sản của họ. Và khi hai tên lưu manh ấy bị cả làng bôi hắc in, cắm lông chim vào người đi diễu hành thì phần nào đó trong cậu cảm thấy tiếc thương cho chúng. Việc để hai tên lưu manh nói dối rằng chúng là “quận công” và “vua” của những dòng tộc quyền lực như châm biếm rằng đôi khi những kẻ ngồi ở trên cao, nhiều quyền thế lại chính là những kẻ chuyên đi lừa gạt, hãm hại người khác. Đồng thời cũng nói lên rằng mọi sự dối trá, lừa gạt không bao giờ trường tồn và phải chịu những kết cục bi thương. Trên chuyến hành trình của mình, Huck cũng đã chứng kiến sự giả tạo và sự sáo rỗng trong lời nói, những lời truyền đạo của xã hội thời bấy giờ. Sự giả tạo ấy thể hiện trong những cảnh tượng khóc sướt mướt vì một người chết mà những người có mặt ở đó chưa chắc đã quen, hay thậm chí là những kẻ lừa gạt như hai tên lưu manh: “Thế rồi lão thút thít quay lại, làm vài dấu hiệu ngớ ngẩn cho quận công, thế là lão này thả rơi chiếc va-li xuống đất, òa lên khóc. Cả hai tên lưu manh ấy đều làm ra vẻ bối rối, đau khổ chưa từng thấy. Mọi người tụ họp xung quanh chúng, ai cũng có vẻ thông cảm. Họ tìm hết lời an ủi chúng, vác bộ va-li của chúng đi lên sườn đồi, để mặc cho chúng tựa vào vai, vào người để khóc lóc. Họ kể cho nhà vua nghe những giờ phút cuối của Peter, rồi nhà vua lại ra dấu hiệu bằng tay cho quận công hiểu. Cả hai đều tỏ vẻ xúc động nghe những câu chuyện về người thuộc da vừa mới qua đời, đau khổ chả khác nào mười hai vị tông đồ đã bị mất Đức Chúa. Thật tôi chưa hề thấy một cảnh tượng nào như thế cả. Nếu có thì tôi đã là một tên da đen rồi. Nhưng từng ấy cũng đủ cho người ta cảm thấy hổ thẹn chung cho cả nhân loại.”

Chuyến phiêu lưu của cậu không chỉ mạo hiểm, mà đó còn là chuyến phiêu lưu của tình bạn đẹp, khiến cho Huck học được nhiều điều. Có thể nói tình bạn đẹp giữa cậu và Jim chính là nguồn động lực cho Huck luôn tìm cách giải cứu Jim. Jim luôn luôn lo lắng cho Huck và luôn nói với cậu rằng cậu chính là người bạn thân nhất của hắn, những lúc trên bè, mỗi khi Huck ngủ, Jim luôn trực thay cho Huck và cậu lo lắng tột cùng mỗi khi Huck biến mất. Chính tình bạn đẹp giữa Huck và Jim đã giúp họ nương tựa, giúp đỡ nhau mỗi khi hiểm nguy.

Những cuộc phiêu lưu cũng đã giúp Huck nhận ra giá trị của cuộc sống và sự tự do. Trong thời gian cậu tạm trú ở nhà Granger, cậu đã kết thân được với thằng Buck, tiếc thay Buck lại bị giết bởi một kẻ thù truyền kiếp của nhà Granger đó chính là gia đình Shepherdson, việc mất đi một người bạn khiến Huck càng trân trọng cuộc sống hơn: “Tôi thấy trong lòng đau nhói, suýt ngã ra khỏi cây. Tôi sẽ không nói thêm về chuyện này nữa, vì càng nhắc đến từng nào tôi càng cảm thấy đau đớn thêm từng ấy…. Tôi khóc khi phủ mặt cho Buck, vì hắn đã đối xử với tôi rất tốt.” Sau đó, Huck đã cùng với Jim trèo lên chiếc bè, rời khỏi nhà Granger: “Thật không có gì thú vị bằng cuộc sống trên bè. Tại tất cả mọi nơi khác, người ta phải sống chen chút, nghẹt thở, nhưng trên bè thì không như vậy. Trên một chiếc bè, lúc nào mình cũng cảm thấy tự do và thoải mái.”

Trên chuyến hành trình của mình, Huck cũng đã chứng kiến sự giả tạo và sự sáo rỗng trong lời nói, những lời truyền đạo của xã hội thời bấy giờ. Sự giả tạo ấy thể hiện trong những cảnh tượng khóc sướt mướt vì một người chết mà những người có mặt ở đó chưa chắc đã quen, hay thậm chí là những kẻ lừa gạt như hai tên lưu manh: “Thế rồi lão thút thít quay lại, làm vài dấu hiệu ngớ ngẩn cho quận công, thế là lão này thả rơi chiếc va-li xuống đất, òa lên khóc. Cả hai tên lưu manh ấy đều làm ra vẻ bối rối, đau khổ chưa từng thấy. Mọi người tụ họp xung quanh chúng, ai cũng có vẻ thông cảm. Họ tìm hết lời an ủi chúng, vác bộ va-li của chúng đi lên sườn đồi, để mặc cho chúng tựa vào vai, vào người để khóc lóc. Họ kể cho nhà vua nghe những giờ phút cuối của Peter, rồi nhà vua lại ra dấu hiệu bằng tay cho quận công hiểu. Cả hai đều tỏ vẻ xúc động nghe những câu chuyện về người thuộc da vừa mới qua đời, đau khổ chả khác nào mười hai vị tông đồ đã bị mất Đức Chúa. Thật tôi chưa hề thấy một cảnh tượng nào như thế cả. Nếu có thì tôi đã là một tên da đen rồi. Nhưng từng ấy cũng đủ cho người ta cảm thấy hổ thẹn chung cho cả nhân loại.”

Lừa gạt, dối trá, tình bạn, trí thông minh, lòng nhân đạo, tất cả đều có trong chuyến phiêu lưu của Huck và không thể thiếu đó chính những ước mơ, những mạo hiểm của tuổi trẻ. Sự xuất hiện của Tom Sawyer đã góp phần làm cho mạch chuyện trở nên vui tươi, gây cấn hơn cùng với những chiêu trò tinh quái, đến cả việc giải thoát cho Jim cũng phải làm sao cho nó giống như một cuộc tẩu thoát vĩ đại, phải làm sao cho tất cả mọi người đều nhớ. Đó chính là sự bay bổng. sự can đảm cất cánh cho những ước mơ, khát khao tuổi trẻ.

“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn” không chỉ đơn thuần là những cuộc phiêu lưu nữa, nó là câu chuyện của những tình bạn đẹp, những tấm lòng nhân đạo, của lòng dũng cảm, mạo hiểm chạy theo những khát khao, những ước mơ của tuổi trẻ và hơn hết là đấu tranh để được tự do. Kết truyện, Huck và Jim đã có được tự do, chắc chắn họ sẽ nhớ bà Watson, bà góa phụ Douglas, nơi xuất phát của họ nhưng họ sẽ không bao giờ trở lại cuộc sống đó. Qua bao nhiêu vùng đất, bao nhiêu hành trình, Jim và Huck đã trở thành bạn tốt của nhau, họ đã hiểu được giá trị của việc sống và được tự do. Nếu ngày đầu tiên, họ không mạo hiểm, không dám chạy trốn thì có lẽ họ đã không có được sự tự do mà họ khao khát.

“Hai mươi năm về sau bạn sẽ hối hận về những gì bạn không làm hơn là những gì bạn làm. Vậy nên hãy tháo dây, nhổ neo ra khỏi bến đỗ an toàn. Hãy để cánh buồm của bạn đón trọn lấy gió. Thám hiểm. Mơ mộng. Khám phá”

Mua sách Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn” khoảng 78.000đ đến 87.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn Fahasa” tại đây

Đọc sách Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn ebook pdf

Để download “sách Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 25/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *