Khái Lược Văn Minh Luận

Giới thiệu sách Khái Lược Văn Minh Luận – Tác giả Fukuzawa Yukichi

Khái Lược Văn Minh Luận

Khái lược văn minh luận là cuốn sách đặc biệt quan trong của Fukuzawa Kukichi – nhà tư tưởng của cuộc Canh Tân Minh Trị để hình thành nên đất nước Nhật Bản hiện đại. Fukuzawa Kukichi nêu những kiến giải của ông về văn minh hiện đại hầu như đối lập với lối tư duy thủ cựu Nho giáo của Nhật Bản lúc bấy giờ. Từ đó, ông trình bày mọi suy nghĩ về tiến trình phát triển của người Nhật để trở thành một quốc gia, một dân tộc văn minh. Và theo ông, độc lập quốc gia là mục tiêu, và văn minh hiện tại của nước Nhật là cách thức để đạt được mục tiêu đó. (Lời giới thiệu – Nhật Chiêu)

Fukuzawa Yukichi viết cuốn sách này năm 1875, gần 10 năm sau khi công cuộc Minh Trị Duy tân bắt đầu ở Nhật. Đó là giai đoạn người Nhật vẫn phải đương đầu với những chống đối trong nước, với nhiều người thuộc phe có tinh thần bảo thủ muốn duy trì thể chế và nhất là văn hóa truyền thống lâu đời. Nhận thức được những khó khăn đó, Fukuzawa Yukichi tin rằng, cần lí giải rõ hành trình mà nước Nhật Bản phải đi để tạo dựng nền văn minh mới, nền văn minh hiện đại của một quốc gia hiện đại. Cả cuốn sách đề cập đến tiến trình này dưới nhiều yếu tố như thiết chế, việc học tập, thương mại, ông mô tả văn minh như một dòng chảy tất yếu của loài người. Xuyên suốt cuốn sách, ông đề cập những yếu tố cơ bản của nền văn minh: đó là khai sáng, tự do, công bằng và những điều tốt đẹp cho xã hội.

Điểm cốt lõi của tác phẩm mà Fukuzawa hướng tới là những gì nước Nhật cần làm để trở thành một quốc gia văn minh, những thay đổi thể chế, chính sách quốc gia, ước muốn độc lập thực sự cả về thương mại, kinh tế và tư tưởng là mục tiêu cao cả nhất. (Lời giới thiệu – Nguyễn Cảnh Bình).

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA

  • Khái lược văn minh luận là tác phẩm quan trọng nhất của Fukuzawa Yukichi.
  • Tôi muốn mạn phép so sánh, nếu Khuyến học nói về hành trình của một con người, của một cá nhân, thì Khái lược văn minh luận là dành cho một dân tộc, một quốc gia. (Nguyễn Cảnh Bình)

TRÍCH ĐOẠN HAY

“Vậy thì tinh thần văn minh là gì? Là khí chất của một dân tộc. Khí chất này là thứ không bán được cũng chẳng mua được, lại càng không phải là thứ dùng sức người mà tạo ra được. Khí chất thâm nhập dòng chảy đời sống của dân chúng, biểu hiện rộng khắp trên các dấu tích của đất nước nhưng lại không nhìn thấy được bằng mắt và khó mà biết nó tồn tại nơi đâu”.

-Trích Chương II

“Vậy nếu muốn phán định nơi có văn minh, trước hết phải quan sát tinh thần chi phối đất nước đó. Tinh thần đó được thể hiện qua kiến thức và nhân cách của mọi người dân trong nước, lúc tiến, lúc thoái, khi tăng, khi giảm, tiến thoái tăng giảm, hoạt động không lúc nào ngưng, là nguồn gốc vận động của toàn thể quốc gia. Nếu đã tìm được nơi có tinh thần này thì mọi sự vật ở trên đời này đều trở nên minh bạch, rõ ràng và luận bàn về lợi hại, được mất lúc này còn dễ hơn tìm món đồ trong bọc”.

-Trích Chương IV

THÔNG TIN THÊM

Cuốn sách này dành cho tất cả những ai muốn tìm hiểu về hành trình phát triển văn minh của đất nước Nhật Bản. Hơn thế nữa, nó như một cuốn sách ‘nhập môn’, một cuốn ‘sách giáo khoa’ dành cho tất cả chúng ta, những con người vẫn đi tìm kiếm tinh thần ‘văn minh’ cho đất nước và chính bản thân mình.

Điểm nổi bật của cuốn sách so với các cuốn sách khác cùng nội dung/chủ đề trên thị trường: một cuốn sách không viết về một đất nước Nhật Bản đáng ngưỡng mộ, mà là một cuốn sách, giúp chúng ta có câu trả lời, tại sao lại có đất nước Nhật Bản hiện đại như ngày nay. Tất cả nằm ở ‘tinh thần văn minh’ của một dân tộc.

Khái Lược Văn Minh Luận
Khái Lược Văn Minh Luận

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Khái Lược Văn Minh Luận
  • Mã hàng 8935270700133
  • Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books
  • Tác giả: Fukuzawa Yukichi
  • Người Dịch: Nguyễn Đỗ An Nhiên
  • NXB: NXB Thế Giới
  • Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
  • Trọng lượng: (gr) 500
  • Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 14 cm
  • Số trang: 420
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Khái Lược Văn Minh Luận

Đánh giá Sách Khái Lược Văn Minh Luận
Đánh giá Sách Khái Lược Văn Minh Luận

1 Khái lược văn minh luận (Bàn về văn minh) là tác phẩm quan trọng hàng đầu của Fukuzawa Yukichi, nhà tư tưởng giáo dục Nhật Bản, nổi tiếng với cuốn Khuyến học (Học vấn tiến). Nếu trong Khuyến học, ông nêu lên tầm quan trọng của việc học tập và học vấn ở quy mô cá nhân và mở rộng ra là đất nước, thì ở đây, ông chỉ ra mục tiêu cũng như nguyên nhân cần thiết cho sự học ấy, đó là một nền văn minh tiến bộ, phát triển hiện đại về nhiều mặt: xã hội, văn hoá, chính trị, kinh tế, đạo đức… điều mà xã hội Nhật Bản đang bị tù túng và thiếu thốn giữa bối cảnh lịch sử toàn châu Á đang bị phương Tây xâm lược bằng vũ lực và áp chế về kinh tế. Dám nhìn thẳng vào sự ảnh hưởng của Trung Hoa và Triều Tiên đến Nhật Bản, tác giả lấy phương Tây làm mục tiêu, tuy nhiên, không thần thánh hóa văn minh phương Tây mà chọn lọc những giá trị nội tại nên học hỏi – về Tri thức và Đạo đức, nền dân chủ và tinh thần độc lập – để có thể tiếp thu và áp dụng, nhằm đứng ngang hàng với phương Tây và thoát khỏi những kìm hãm của Nho học. Có thể những bài học bản thân rút ra sẽ không thực tế bằng Khuyến học, nhưng để hiểu được tư tưởng gốc rễ của Fukuzawa Yukichi, để "sự học không trở thành vô ích" thì đây là một tác phẩm rất nên. Sách bìa mềm, đầu sách có lời bàn của Nhật Chiêu và Nguyễn Cảnh Bình. Phần phụ lục có bài Thoát Á luận và Những lời dạy con thường ngày của tác giả.

Review sách Khái Lược Văn Minh Luận

Review sách Khái Lược Văn Minh Luận
Review sách Khái Lược Văn Minh Luận

Tiếp tục về FUKUZAWA – Như có viết ở bài trước, Khuyến Học không hẳn là tác phẩm hay nhất, sâu sắc nhất của Fukuzawa. Khái Lược Văn Minh Luận là 1 trong số những tác phẩm sâu sắc khác tạo nên tên tuổi của Fukuzawa. Cuốn sách được xem là nền tảng làm thay đổi thế giới quan của người Nhật, vạch ra những điều quan trọng để dân tộc Nhật vươn lên hàng cường quốc.

Bằng một văn phong giản dị, rõ ràng cùng những lập luận sâu sắc, Fukuzawa lần lượt đưa ra những lý luận về việc thiết lập những phương cách tiến tới văn minh, đặt nền tảng cho việc hiểu về cách tiếp cận thế giới văn minh cũng như xác định lấy văn minh làm trọng tâm, mục tiêu phấn đấu. Tác giả bàn về bản chất của văn minh qua hai khía cạnh: hình thức bên ngoài dễ thấy, bản chất bên trong thì không thể chỉ ra rõ ràng. Ông cũng bàn sâu về tri thức và đạo đức của người dân một Nước, mối quan hệ của Tri Thức và đạo đức với sự phát triển nhân cách, trí lực của một người. Một người có trí tuệ siêu việt nhưng không có đức độ, khó trở thành một người giỏi giang có thể giúp mình, giúp đời, và đôi khi còn ngược lại. Cũng như thế, một người có trí lực dồi dào trong việc nghiên cứu kinh bang tế thế, đi rao giảng khắp thiên hạ nhưng lại không thể nào lo liệu ổn thỏa cho gia đình nhỏ của mình, cũng không thể nào hoàn hảo được. Những ví dụ điển hình kiểu như vậy trong chương này rất nhiều và đa dạng. Từ phân tích về đức, trí mà tác giả bày tỏ những bàn luận về Thần, Nho, Đạo, Phật, Chúa… cũng như cách nhìn nhận của ông về một mẫu người có thể đóng góp công trạng để hoàn thành mục tiêu cho cuộc đời mình và góp phần vào sự phát triển của xã hội.

“Vậy thì tinh thần văn minh là gì ? Là khí chất của một dân tộc. Khí chất này là thứ không bán được cũng chẳng mua dduuowcj, lại càng không phải là thứ dung sức người mà tạo ra được. Khí chất thâm nhập dòng chảy đời sống của dân chúng, biểu hiện rộng khắp trên các dấu tích của đất nước nhưng lại không nhìn thấy được bằng mắt và khó mà biết nó tồn tại nơi đâu.”

Fukuzawa kết thúc cuốn sách bằng việc bàn luận về nền độc lập của dân tộc Nhật Bản. Ai ai cũng lo lắng cho vận mệnh của đất nước nhưng chưa có giải pháp nào hữu hiệu cả trong bối cảnh các nước phương Tây hùng mạnh, và các nước xung quanh khu vực của Nhật đều bị nước ngoài lăm le, đe dọa và đã bị chiếm đóng như Ấn Độ, Trung Quốc… Để có được độc lập, con đường đi không phải là co vào vỏ ốc, mà là vượt qua gian khó giao tế được với nước ngoài, mở rộng tri thức, hiểu biết, phát triển giao thương với họ, từ đó xây dựng độc lập bằng cách tiến lên văn minh.

Đọc sách của Fukuzawa đôi khi làm ta nhớ tới tư tưởng nổi tiếng : Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh của Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh. Văn Minh mà Fukuzawa đang nói cũng chính là Dân Trí mà cụ Tây Hồ nói đó chăng.

Mua sách Khái Lược Văn Minh Luận ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Khái Lược Văn Minh Luận” khoảng 90.000đ đến 95.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Khái Lược Văn Minh Luận Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Khái Lược Văn Minh Luận Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Khái Lược Văn Minh Luận Fahasa” tại đây

Đọc sách Khái Lược Văn Minh Luận ebook pdf

Để download “sách Khái Lược Văn Minh Luận pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 29/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *