Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh

Giới thiệu sách Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh – Tác giả John Brooks

Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh

“Không lâu sau lần đầu gặp Warren Buffet vào năm 1991, tôi có hỏi về cuốn sách quản trị kinh doanh yêu thích nhất của ông. Không mất đến nửa giây suy nghĩ, ông trả lời: ‘Đó là Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh của John Brooks, tôi sẽ gửi cho cậu cuốn của mình.’

Đến nay đã hơn hai mươi năm kể từ ngày Warren cho tôi mượn cuốn sách đó ‒ và hơn bốn mươi năm kể từ khi nó được xuất bản lần đầu tiên ‒ Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh vẫn là cuốn sách quản trị kinh doanh hay nhất mà tôi từng đọc.” Bill Gates

Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh với 12 câu chuyện thú vị và không kém phần kịch tính về những sự kiện nổi tiếng tại Phố Wall này sẽ vén màn những âm mưu cũng như bộc lộ bản chất thất thường của thế giới tài chính. Xuyên suốt cuốn sách là những báo cáo chi tiết và sắc sảo của John Brooks, dù đó là sự kiện thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1962, thất bại của một công ty môi giới danh tiếng, hay nỗ lực táo bạo của các ngân hàng Mỹ nhằm cứu vãn đồng bảng Anh. Sau tất cả, những câu chuyện này vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự để giúp chúng ta nắm bắt được tính phức tạp của đời sống kinh doanh.

Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh thực sự là những phân tích tài chính sống động và xuất sắc nhất từ trước đến nay.

Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh

Giới thiệu sách Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh

Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh
  • Nhà Xuất Bản Lao Động
  • Tác giả: John Brooks
  • Kích thước: 16x24cm
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 438

Đánh giá Sách Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh

Đánh giá Sách Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh

Đánh giá Sách của bạn đọc Tiki

1 Nội dung sách nói về những thất bại và thành công của những công ty lớn ở Mỹ, và nguyên tắc để điều hành 1 doanh nghiệp vững mạnh và tạo ra các giá trị bền vững

2 Sách rất hay. Không uổng công là sách gối đầu giường của bill gate. Sách giất giống hình

3 Có thể nói đây là một cuốn sách khá hay nói về kinh tế mà mình được đọc, cuốn sách đã miêu tả rất chi tiết các sự kiện trên phố Wall. Vì là sách kinh tế nên có một số điểm khá khó hiểu, tuy nhiên đây là một cuốn sách thật sự hay, những câu chuyện trong cuốn sách này rất lôi cuốn, tác giả cũng khai thác và tìm hiểu rất kỹ nên mọi thứ mình đều cảm giác rất thực tể. Cuốn sách này còn được Bill Gates giới thiệu là một trong những cuốn sách hay nhất mà ông từng đọc. “Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh” vừa là bài học quý giá, vừa là cẩm nang cho những người làm kinh doanh hay start up. Nếu muốn bước chân vào thị trường kinh doanh thì các bạn nên đọc cuốn sách này vì nó chứa đựng rất nhiều kiến thưc hay và bổ ích.

4 Truyện nhìu cái vĩ mô quá nên cần thời gian đọc nghiền ngẫm mới hiểu hết được, nhưng dù sao đây cũng là một cuốn sách hay

5 Cả chất lượng in ấn vs nội dung đều tốt ạ, thích nhất là tiki giao hàng cực nhanh luôn

Review sách Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh

Đây là cuốn sách kinh doanh yêu thích của tỷ phú Bill Gates và nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet.

Review sách Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh

Review sách Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh

Các câu chuyện về phố Wall khiến hầu hết người đọc ngạc nhiên vì chúng hoàn toàn bỏ đi tính khô khan và nghiêm túc thường thấy. Thay vào đó, ta ngỡ mình đang xem một bộ phim truyền hình dài tập về “cuộc phiêu lưu” mạo hiểm của các tập đoàn máu mặt giữa một thế giới tài chính mưu toan và đầy biến động. Cho dù là John Brooks đang nhìn vào sự suy thoái của thị trường năm 1962, sự sụp đổ của một công ty môi giới nổi tiếng, hay sự nỗ lực táo bạo của các Ngân hàng Mỹ để cứu Đồng bảng Anh thì những báo cáo và phân tích sâu sắc của ông không chỉ đặc biệt chi tiết mà thể hiện cá tính không lẫn đi đâu được của cây bút New Yorker gạo cội.

Trích đoạn Chương 1: Bập bềnh lên-xuống

Chứng khoán Mỹ ngày nay là một tổ chức khổng lồ liên quan tới hàng triệu km đường dây điện báo riêng, các máy tính có thể đọc và sao chép niên giám điện thoại thành phố Manhattan trong ba phút và hơn 20 triệu cổ đông, dường như đối lập hoàn toàn với cảnh tượng một nhóm người Hà Lan đội mưa cò kè mua bán với nhau hồi thế kỷ XVII.

Nhưng những biểu hiện trên hiện trường thì vẫn giống nhau. Thật trùng hợp là sàn chứng khoán đầu tiên là một phòng thí nghiệm, nơi người ta khám phá ra những phản ứng mới của con người và Sở giao dịch chứng khoán New York cũng giống như vậy, một “ống nghiệm” xã hội học, muôn đời đóng góp vào quá trình tự giác ngộ về bản thân của loài người.

Vào thứ Hai, ngày 28 tháng 5, chỉ số Dow-Jones trung bình của 30 cổ phiếu công nghiệp hàng đầu (từ năm 1897, từng giao dịch cổ phiếu mới bắt đầu được tính toán cụ thể) giảm tới 34,95 điểm hay nói cách khác, giảm kỷ lục nhất so với bất kỳ ngày giao dịch nào khác (trừ ngày 28 tháng 10 năm 1929 với mức sụt giảm 38,33 điểm). Khối lượng giao dịch ngày 28 tháng 5 là 9.350.000 cổ phiếu, đạt mức doanh thu trong ngày lớn thứ bảy trong lịch sử thị trường chứng khoán. Vào thứ Ba ngày 29 tháng 5, sau một buổi sáng đáng báo động khi hầu hết các cổ phiếu tụt giảm xuống mức thấp hơn nhiều so với mức giá lúc đóng cửa của buổi chiều thứ Hai,…

Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh, hay Business Adventures là cuốn sách gối đầu giường của Bill Gates

Cuốn sách này cũng như Business Adventures là cuốn sách gối đầu giường của Bill Gates

Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh thực sự là những phân tích tài chính sống động và xuất sắc nhất từ trước đến nay.

Bill Gates cho rằng một trong những câu chuyện bổ ích nhất trong cuốn Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh là bài viết mang tựa Xerox Xerox Xerox Xerox. Tác giả Brooks đã ghi lại cách Xerox tuyển dụng những nhà nghiên cứu để phát triển sản phẩm thay thế cho máy in rô-nê-ô và thay đổi cách làm việc của mọi văn phòng trên thế giới.

5 năm sau khi máy in Xerox 914 được tung ra thị trường năm 1960, “xeroxing” trở thành thiết bị của mọi văn phòng và mang lại 500 triệu USD doanh thu cho Xerox.

Nhưng rồi ban lãnh đạo Xerox bắt đầu ngủ quên trên chiến thắng và thái độ này rốt cuộc khiến công ty thua lỗ vào cuối những năm 1970 khi các đối thủ cạnh tranh bắt đầu tung ra máy photocopy của họ.

Bill Gates tin rằng Xerox có thể tránh được thảm cảnh trên nếu ban lãnh đạo tiếp tục “nối tiếp” thay vì “phớt lờ” những tiến bộ đã đạt được.

“Tôi nhất định sẽ tránh vấp phải sai lầm của Xerox tại Microsoft. Tôi luôn nỗ lực hết sức để đảm bảo rằng chúng tôi luôn nghĩ lớn về mọi cơ hội có được từ việc nghiên cứu trong mọi lĩnh vực về máy tính”, Bill Gates chia sẻ.

Kết: Cuốn sách phải đọc của mọi nhà kinh doanh

“Không lâu sau lần đầu gặp Warren Buffet vào năm 1991, tôi có hỏi về cuốn sách quản trị kinh doanh yêu thích nhất của ông. Không mất đến nửa giây suy nghĩ, ông trả lời: ‘Đó là Business Adventures – Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh của John Brooks, tôi sẽ gửi cho cậu cuốn của mình.’

Đến nay đã hơn hai mươi năm kể từ ngày Warren cho tôi mượn cuốn sách đó ‒ và hơn bốn mươi năm kể từ khi nó được xuất bản lần đầu tiên ‒ Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh vẫn là cuốn sách quản trị kinh doanh hay nhất mà tôi từng đọc.” Bill Gates

5 bài học từ cuốn sách “Những cuộc phiêu lưu trong kinh

5 bài học từ cuốn sách “Những cuộc phiêu lưu trong kinh

5 bài học từ cuốn sách “Những cuộc phiêu lưu trong kinh

1. Người đổi mới cần tiếp tục đổi mới

Tác giả đã ghi chép lại bài báo mang tựa đề “Xerox Xerox Xerox Xerox”. Nói về cách Xerox tuyển dụng nhà nghiên cứu để phát triển sản phẩm máy in Xerox thay thế cho máy in rônêô.

Năm 1960, Xerox được tung ra thị trường làm thay đổi cách làm việc của mọi văn phòng trên toàn thế giới. Năm năm sau ngày ra mặt, Xerox cán mốc doanh thu ngất ngưỡng 500 triệu USD.

Vào thập niên 70, nhiều đối thủ cạnh tranh đã bắt đầu tung ra máy photocopy. Trong khi các nhà lãnh đạo của Xerox lại ngủ quên trong chiến thắng. Thái độ này đã dẫn đến những khoảng lỗ khổng lồ cho Xerox về sau.

2. Không tung ra sản phẩm khi nó chưa sẵn sàng

Nhà sáng lập Xerox – Joseph C. Wilson thừa kế công ty The Haloid Photographic Company vào cuối những năm 1940. Sau phát minh của nhà vật lý Chester Carlson về máy in điện tử. Wilson hợp tác với Carlson và cùng đưa ra quyết định biến thí nghiệm này thành một công cụ văn phòng dễ sử dụng.

Mãi đến năm 1958, Wilson mới đổi tên công ty thành Haloid Xerox. Ông cũng đặt lại tên cho sản phẩm là xerography ý chỉ công cụ cho quá trình sao chép. Sản phẩm vẫn tiếp tục được hoàn thiện và phát triển.

Hội đồng quản trị của công ty nhiều lần lo lắng rằng họ không thể tạo ra một sản phẩm phù hợp với thị trường. Tuy nhiên, Xerrox 914 trở thành lời giải đáp hoàn hảo cho mọi nghi ngờ trước đó. Xerrox 914 đã mang về 75 triệu USD, giúp Xerox trở thành cái tên lớn trong ngành công nghiệp thiết bị in ấn văn phòng.

3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng

Tại thời điểm những năm 1960, Wilson đã cho rằng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là rất quan trọng. Ông cho rằng mình phải có nhiệm vụ tặng tiền cho các tổ chức từ thiện và trường đại học đồng thời áp dụng chính sách nhân sự tiến bộ.

Điều này rất không phổ biến vào những năm 1960. Ý tưởng của Wilson vấp phải nhiều sự phản đối. Ngày nay, văn hóa doanh nghiệp “từ thiện” ngày càng được phổ biến rộng rãi. Ngoài mục đích giúp đỡ người khác, hình ảnh của doanh nghiệp cũng được cải thiện tốt hơn. Đây là cách PR quá tốt được nhiều công ty lựa chọn.

những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh

4. Đừng để cái tôi lấn át trong nghiên cứu

Một câu chuyện khác được nhắc đến trong quyển Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh là về dòng xe Ford Edsel. Mẫu xe được nhắc đến như sản phẩm tệ hại nhất trong lịch sử hãng Ford.

Trước khi cho ra mắt dòng xe này, Ford đã quyết định nghiên cứu kỹ càng phân khúc thị trường mục tiêu tầng lớp trung lưu Mỹ. Họ đã dành ra 2 năm để thu thập thông tin và lên ý tưởng thử nghiệm.

Tuy nhiên, cuối cùng Ford lại quyết định tung ra dòng Edsel với 18 biến thể hoàn toàn không nhắm đến một đối tượng cụ thể nào. Họ vẫn làm theo ý muốn của mình. Kết quả Edsel trở thành một thảm họa của hãng xe lừng danh.

5. Chấp nhận thất bại, học hỏi và tiến lên

Bất chấp những sai lầm của ban lãnh đạo liên quan đến dòng xe Edsel. Tác giả của Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh cho rằng không ai nhận trách nhiệm về thất bại này lại là chuyện hết sức đúng đắn.

Thậm chí, giám đốc tiếp thị của Edsel còn nói rằng: “Mọi người phản ứng thật kỳ lạ. Những gì họ liên tục mua trong những năm qua đã khuyến khích ngành ôtô tạo ra chính xác mẫu Edsel. Ford đã tung ra mẫu xe cho khách hàng và họ lại từ chối. Người tiêu dùng không nên hành động như vậy mới phải.”

Mua sách Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh ở đâu?

Mua sách Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh” khoảng 72.000đ đến 88.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

  • Giá khuyến mãi – Ưu tiên số 2 “Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh Shopee” tại đây
  • Giá khuyến mãi – Ưu tiên số 1 “Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh Tiki” tại đây
  • Giá khuyến mãi – Ưu tiên số 3 “Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh  Fahasa” tại đây

Đọc sách Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh ebook pdf

Để download “sách Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 03/04/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

5 Comments
  1. cuốn sách rất hay và ý nghĩa

  2. Đây là cuốn sách kinh doanh yêu thích

  3. Xin link tải sách “Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh”

  4. Em xin link tải sách.

  5. Cho mình xin link tải sách

Leave a reply

Siêu thị sách 86