Phá Vỡ Giới Hạn Để Không Hoài Phí Tuổi Trẻ

Giới thiệu sách Phá Vỡ Giới Hạn Để Không Hoài Phí Tuổi Trẻ – Tác giả Trần Vĩnh Quân

Phá Vỡ Giới Hạn Để Không Hoài Phí Tuổi Trẻ

“Bạn có đam mê điên cuồng công việc của mình không?” Phản ứng đầu tiên của rất nhiều người có lẽ là: Sao có thể? Tôi có thể yêu bất cứ điều gì trừ công việc chán ngắt đó! Hoặc là “Yêu thích gì chứ, tôi làm việc chỉ vì tiền thôi”.

Khoan đã nào, tình yêu với công việc không phải là một trạng thái xa vời chỉ có trên phim ảnh, đấy là điều chúng ta có thể cảm nhận được mỗi ngày. Bạn có biết rằng, những người đạt được thành công trong sự nghiệp đều giống như những tên điên yêu thích tất cả mọi việc mình làm? Nếu không say mê, làm sao bạn có động lực để hoàn thành công việc tốt nhất?

Thông qua những câu chuyện có thật xen lẫn hư cấu, Phá vỡ giới hạn để không hoài phí tuổi trẻ đặt ra các khía cạnh của việc thiết lập tầm nhìn, mục tiêu vững chắc trong công việc. Đồng thời, cuốn sách còn là kim chỉ nam dẫn lối, là một sự chuẩn bị cho tâm lý và phương pháp hiệu quả cho những người trẻ trên con đường phá vỡ những rào cản của bản thân, xây dựng thành lũy tâm lý kiên cố để tạo nên giá trị cho tuổi trẻ. Khi đó, thế giới sẽ mở ra vô vàn cánh cửa tiềm năng trước mắt bạn, để bạn thỏa sức tung cánh vào tương lai.

“Nếu như một người trẻ tuổi không thể phát hiện ra bất kỳ cơ hội nào trong công việc và cuộc sống để cho rằng bản thân có thể làm tốt hơn, vậy thì thất bại thảm hại với người đó chỉ là sớm hay muộn mà thôi.”- Augson Madden –

Phá Vỡ Giới Hạn Để Không Hoài Phí Tuổi Trẻ
Phá Vỡ Giới Hạn Để Không Hoài Phí Tuổi Trẻ

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Phá Vỡ Giới Hạn Để Không Hoài Phí Tuổi Trẻ
  • Mã hàng 8936066689014
  • Tên Nhà Cung Cấp 1980 Books
  • Tác giả: Trần Vĩnh Quân
  • Người Dịch: Lê Anh
  • NXB: NXB Lao Động
  • Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
  • Trọng lượng: (gr) 350
  • Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 13 cm
  • Số trang: 348
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Phá Vỡ Giới Hạn Để Không Hoài Phí Tuổi Trẻ

Đánh giá Sách Phá Vỡ Giới Hạn Để Không Hoài Phí Tuổi Trẻ
Đánh giá Sách Phá Vỡ Giới Hạn Để Không Hoài Phí Tuổi Trẻ

1 Thông qua những câu chuyện có thật xen lẫn hư cấu, Phá vỡ giới hạn để không hoài phí tuổi trẻ đặt ra các khía cạnh của việc thiết lập tầm nhìn, mục tiêu vững chắc trong công việc. Đồng thời, cuốn sách còn là kim chỉ nam dẫn lối, là một sự chuẩn bị cho tâm lý và phương pháp hiệu quả cho những người trẻ trên con đường phá vỡ những rào cản của bản thân, xây dựng thành lũy tâm lý kiên cố để tạo nên giá trị cho tuổi trẻ. Khi đó, thế giới sẽ mở ra vô vàn cánh cửa tiềm năng trước mắt bạn, để bạn thỏa sức tung cánh vào tương lai. “Nếu như một người trẻ tuổi không thể phát hiện ra bất kỳ cơ hội nào trong công việc và cuộc sống để cho rằng bản thân có thể làm tốt hơn, vậy thì thất bại thảm hại với người đó chỉ là sớm hay muộn mà thôi.”.

2 Sách hay, giao hàng nhanh, cán ơn tiki nhiêu, thật lác niềm vui mà.

3 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, chất lượng giấy tốt.

4 Mình nhận được hàng rồi nhé shop, giống hình shop up, mình thích lắm, giao nhanh nữa, đóng gói cẩn thận nữa, sẽ còn ủng hộ shop nữa nhé!

5 Sách bao bìa đẹp, shop đóng gói cẩn thận. Giao hàng nhanh. Thích lắm luôn. Tặng shop 5 sao.

Review sách Phá Vỡ Giới Hạn Để Không Hoài Phí Tuổi Trẻ

Review sách Phá Vỡ Giới Hạn Để Không Hoài Phí Tuổi Trẻ
Review sách Phá Vỡ Giới Hạn Để Không Hoài Phí Tuổi Trẻ

“Tại sao tôi phải làm nhiều việc như vậy trong khi chỉ nhận được tiền lương ít ỏi?”, “Tại sao tôi lại phải học tập trong ngành mà vốn dĩ không dành cho tôi, môi trường đại học quá khó khăn khiến tôi muốn từ bỏ?”,… Suy nghĩ mình chỉ làm việc cho người khác đúng phần được giao, làm việc cho công ty chứ không phải cho mình đang tồn tại ở rất nhiều người. Cuối cùng, khi họ làm việc với thái độ hời hợt, không toàn tâm toàn ý, những gì họ nhận lại sẽ chỉ là những thất bại không đáng có, mất đi những cơ hội để phát triển bản thân. Tại sao chúng ta lại không tự hỏi bản thân làm thế nào để có thể tận dụng được tuổi trẻ của mình một cách nỗ lực nhất? Cuốn sách Phá vỡ giới hạn để không hoài phí tuổi trẻ của Trần Vĩnh Quân có thể là một sự lựa chọn hoàn toàn hữu ích cho bạn. Những lời khuyên, những bài học hữu ích của tác giả sẽ đem đến cho bạn một cái nhìn tương sáng và cổ vũ bạn trên hành trình tiến về phía ước mơ, lí tưởng của mình.

Chúng ta thường xuyên nghe được những câu như “Tôi chẳng qua chỉ đang làm việc cho công ty mà thôi”, hoặc “Việc này không phải của tôi, làm qua loa thôi là được”. Những câu nói này làm cho chúng ta cảm giác rằng làm việc chính là bán sức lao động cho người khác. Những gì chúng ta đang làm tất cả chỉ cho công ty, sếp hay tập thể nào khác, chứ không phải cho mình. Tại sao chúng ta không thử đổi sang một cách nói khác? “Cấp trên phân cho tôi một công việc” hay “Cấp trên cho tôi cơ hội rèn luyện”. Như vậy chúng ta sẽ cảm thấy mình đang làm việc cho bản thân chứ không phải bất kì một ai khác. Trên thực tế, nhân viên ưu tú sẽ không tồn tại ý nghĩ làm việc cho người khác. Cho dù làm bất cứ điều gì thì họ cũng trở thành một phần của công ty, bởi họ đang làm việc để giúp ích cho chính mình. Hay nói cách khác, mối quan hệ của họ và cấp trên, đồng nghiệp giống như chiến hữu trên cùng một chiến hào chứ không phải là quan hệ làm ăn nữa.

Trong hiện thực, chúng ta thường gặp những người có nền tảng giáo dục tốt, năng lực cũng không hề kém cạnh ai. Vậy tại sao họ làm việc lâu như vậy cho công ty mà vẫn không được thăng chức, không tăng thêm thu nhập? Đó là bởi họ không tự nguyện đốc thúc bản thân, hình thành những đức tính xấu như miễn cưỡng làm việc, thích bới lông tìm vết, hay than vãn và chỉ trích. Chính thái độ làm việc của họ đã cản bước trên con đường thăng tiến công việc. Họ chưa thực sự hiểu một điều: Nỗ lực làm việc không chỉ có lợi cho công ty mà còn chính bản thân mình. Nếu bạn luôn có tư tưởng làm việc cho chính mình, vậy thì bạn sẽ tìm thấy nhiều giá trị từ công việc mình làm. Những giá trị này được đo bằng lợi ích cuối cùng dành cho chính bản thân bạn. Hãy dùng trái tim xây dựng để làm việc với một tinh thần cầu thị. Sự nghiệp và công việc không giống nhau. Nếu công việc chỉ là một cách để mưu sinh, để đảm bảo được những vấn đề sinh tồn cơ bản như ăn ngủ nghỉ, thì sự nghiệp là thứ quyết định đến sự phát triển trong tương lai. Nói cách khác thì sự nghiệp chính là con đường xuyên suốt trong cuộc đời của bất kì ai. Đồng thời, những thứ một người bỏ ra cho sự nghiệp sẽ không thể nhanh chóng nhận được kết quả như khi nỗ lực cho công việc. Tuy nhiên, sự nghiệp và công việc giống nhau ở chỗ, thái độ của một người với công việc và sự nghiệp đều sẽ quyết định kết quả mà người đó nhận được trong tương lai. Chúng ta nên coi công việc là sự nghiệp của riêng mình, không ngừng nỗ lực phát triển bản thân. Có như vậy, chúng ta mới có thể đạt được nhiều thành công hơn trong công việc.

Carnegie, người đứng đầu lĩnh vực sản xuất sắt thép Hoa Kỳ, từng nói: “Những người làm việc vì tôi phải có năng lực trở thành cộng sự. Nếu như anh ta không đạt được điều kiện tối thiểu là coi công việc như sự nghiệp của mình thì tôi sẽ không suy nghĩ đến việc cho anh ta cơ hội”. Với nhân viên, coi công việc như sự nghiệp sẽ giúp bạn nắm bắt được cơ hội thực tiễn và nâng cao trách nhiệm với công việc. Từ đó, nhân viên sẽ tự ý thức được việc nỗ lực nhiều hơn nữa. Nỗ lực làm việc không chỉ là chịu trách nhiệm với công ty và chính mình, mà còn để mang lại sự hạnh phúc và sung túc cho những người thân yêu. Những người lao lực mỗi ngày là vì điều gì? Không phải là để kiếm thêm chút tiền nuôi dưỡng người nhà hay sao? Bởi vậy, ta chăm chỉ làm việc là để cho người thân có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Cách để con người sống có trách nhiệm hơn chính là nỗ lực làm việc, nỗ lực tạo ra nhiều giá trị, từ đó mang lại lợi ích cho mình và người thân, đồng thời được xã hội công nhận.

Đôi khi, với những sinh viên năm nhất hay mới ra trường, nhân viên lâu năm trong công ty, ngoài tiền bạc là thứ thiết yếu thì kinh nghiệm cũng quan trọng không kém. Khi nhắc đến công việc thì ngay lập tức trong đầu nhiều người ý nghĩ đầu tiên nảy ra sẽ là mức lương, nhưng nếu bạn làm việc chỉ vì tiền thì đó hoàn toàn là một suy nghĩ sai lầm. Hãy thử nghĩ mà xem, nếu như bạn vào làm cho một công ty mà lương thưởng ông chủ đưa ra khiến bạn không hề hài lòng, còn bạn vì đó mà lại tỏ thái độ thiếu tích cực (“ông chủ chỉ trả cho tôi có như vậy, tôi cần gì phải làm nhiều việc cho ông ta, tôi chẳng đổi lại được điều gì xứng đáng với sức lao động của tôi cả”) thì tương lai của bạn sẽ đi đến đâu? Đứng trên cương vị của một vị sếp, bất kì ai cũng hy vọng nhân viên có thể mang lại lợi ích cho công ty, chứ không muốn tốn công để giữ lại một người không có năng lực, vừa tốn thời gian công sức mà trong nhiều trường hợp mất nhiều giá trị vật chất. Kết cục là những người nhân viên thiếu đóng góp sẽ bị sa thải. Thực tế, chúng ta đều có thể học tập ở bất kì ngành nghề nào. Cho nên ngoài việc quan tâm đến mức lương thưởng khi làm việc thì việc tích lũy kinh nghiệm hay nâng cao tay nghề trong mọi lĩnh vực luôn có thể trở thành nền tảng cho sự phát triển của bạn. Hãy tận dụng quãng thời gian tuổi trẻ đầy hăng hái và nhiệt huyết để hết mình học tập và cống hiến. Hãy tự nhủ rằng tuổi 20 có thể thật nhiều thất bại, ngã rẽ nhưng thời gian sẽ trả lại cho chúng ta những gì xứng đáng công sức ta bỏ ra.

Mỗi người chúng ta đều khát khao có được hạnh phúc, nhưng có bao nhiêu người có thể có được hạnh phúc thật sự? Đa số mọi người đều chỉ vội vàng đi qua hết cuộc đời, sống một cuộc sống chỉ đủ mưu cầu cho những nhu cầu cơ bản của mình và gia đình. Tại sao lại như vậy? Bởi vì họ quên mất rằng hạnh phúc được thiết lập trên nền tảng công việc thực tế, lấy quá trình thực hiện giá trị cá nhân trong công việc làm tiền đề. Một người thành công từng nói: “Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi làm việc. Có người nói họ cảm thấy rất đau khổ khi phải làm việc, nhưng chúng ta cần phải nói với những người này rằng, đó là do bạn chưa tìm được chân lý của công việc, bạn chưa thực sự hòa mình vào công việc. Nếu bạn thực sự coi công việc là vùng đất màu mỡ để thực hiện giá trị cá nhân, bạn nhất định sẽ gieo trồng xuống hạt giống nỗ lực và thu hoạch được cảm giác hạnh phúc khi thực hiện giá trị của mình.” Cho dù bạn đang theo đuổi công việc gì, bạn đều cần phải đốc thúc và nhắc nhở bản thân rằng, mình chắc chắn sẽ làm tốt việc này. Việc dù nhỏ như thế nào hoặc là giữ vai trò kém nổi bật cũng đều mang trong mình giá trị và ý nghĩa riêng của nó. Khi chúng ta phát huy hết tất cả các kiến thức và tài năng mà mình có được vào công việc, khi những nỗ lực trở thành thành tích, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc từ chính trái tim mình.

“Làm thế nào để thực hiện được giá trị của cuộc đời?” là một câu hỏi lớn với bất kì một ai. Cuộc đời vốn dĩ không có giá trị nào cả, tất cả đều là do con người tạo ra. Giống như nhà văn Lỗ Tấn đã từng viết, trên mặt đất vốn dĩ làm gì có đường, người ta đi mãi thì cũng thành đường mà thôi. Bạn ban cho nó giá trị gì thì cuộc đời sẽ mang trong mình giá trị đó. Trong công việc, giá trị nhân sinh là sự tích cực mà ta dành cho công ty, là sự phản ánh mối quan hệ của một người với tập thể. Sự tồn tại của con người tạo nên mối quan hệ “song song”: Con người tồn tại dưới dạng cá thể và xã hội. Là một phần của xã hội, con người buộc phải dùng những thuộc tính vốn có của mình để xây dựng xã hội. Nếu bạn nghĩ rằng làm việc chỉ để kiếm tiền, kiếm sống thì bạn hãy thử nghĩ về điều này, điều quý giá hơn có phải là khai thác tiềm năng của mình trong công việc, phát huy năng lực của bản thân, tự đó tạo ra sự nghiệp có lợi cho mọi người hay không. Đây là cách mà Leder Somer đánh giá bản thân mình, bạn có thể tham khảo ý kiến của ông: “Thực ra, tiền chưa bao giờ là động lực của tôi. Động lực của tôi là niềm yêu thích với tất cả những gì mình đang làm, tôi thích giới giải trí, thích công ty của tôi. Tôi có một nguyện vọng, đó là phải thực hiện hết các giá trị cao nhất của cuộc sống, phải cố hết sức để thực hiện.”

Công việc là sân khấu thể hiện giá trị cuộc đời. Yêu công việc của mình, có nghĩa là giá trị cuộc đời của bạn sẽ phát triển tốt đẹp. Thực tế, công ty là sân khấu phát triển và sinh tồn của mỗi nhân viên. Mỗi một người trong doanh nghiệp, dù là ông chủ hay nhân viên, đều thực hiện trách nhiệm của mình trên sân khấu này. Bất kỳ ai rời khỏi sân khấu ẽ giống như diễn viên rời khỏi sàn diễn, không còn cách nào phát triển tài năng của mình. Công ty cho chúng ta cơ hội làm việc, dựng lên sân khấu phát triển tài năng, nhờ vậy mà chúng ta mới có sự nghiệp và thành tựu. Một công việc có ý nghĩa như thế nào với bạn, là một thứ để duy trì cuộc sống hay là một bước để tiến tới thành công trong sự nghiệp của mình? Mỗi người đều có cách nhìn khác nhau, nhưng với đa số mọi người, công việc chính là nền tảng để rèn luyện sự trưởng thành của bản thân. Trừ số ít những người có thể lập tức sáng lập sự nghiệp của mình, đa số còn lại đều bắt buộc phải đi qua một con đường giống nhau, tôi luyện qua từng vị trí công việc, dựa vào tổ chức để mở rộng con đường sự nghiệp. Nhân viên xuất sắc nên coi công việc là nơi để thể hiện giá trị của bản thân, đứng trên cùng một lập trường với ông chủ, tự giác bảo vệ lợi ích công ty, xây dựng và phát triển công ty. Có như vậy, công ty mới ngày càng phát triển, ngày càng tốt đẹp hơn, có thể tạo ra thêm nhiều cơ hội và có nhiều không gian phát triển cho nhân viên hơn nữa. Tất cả những gì mà chúng ta có được trong công việc, tất cả những gì mà chúng ta được hưởng thụ – đều không phải bỗng dưng mà có, mà là do rất nhiều người cùng góp sức. Công ty và sếp cho cho bạn cơ hội và sân khấu để phát triển tài năng, cung cấp cho bạn môi trường làm việc thuận lợi, còn có cả thiết bị làm việc, các loại tiện lợi và phúc lợi,… để bạn hoàn thành sự nghiệp của mình, giá trị của mình, cuộc đời của mình.

“Chỉ có quân tử mới biết báo ơn”. Chỉ khi trong lòng bạn luôn biết ơn công việc thì bạn mới có thể cảm nhận được tầm quan trọng của trách nhiệm bản thân và tìm thấy niềm vui trong công việc. Lòng biết ơn là thứ không thể thiếu cho dù ai là người mang tới cho bạn cơ hội làm việc. Thái độ biết ơn với công việc bắt nguồn từ một nhận thức sâu sắc: Vị trí công việc cho bạn không gian phát triển rộng lớn, công việc cho bạn sân khấu phát huy năng lực của mình, đồng thời đảm bảo cho sự sinh tồn cơ bản nhất của mỗi người. Vì vậy, bạn phải có tấm lòng cảm kích, và chỉ có làm việc chăm chỉ mới có thể báo đáp được cho xã hội, thể hiện tấm lòng cảm kích của mình. Cuộc đời của một người luôn gắn liền với công việc. Công việc vừa là sự mưu sinh, vừa là sứ mệnh ông trời ban tặng cho con người. Thái độ sống cũng là thái độ với công việc. Có thể nói, sở hữu lòng biết ơn là một trong những phẩm chất của một nhân viên xuất sắc, học cách biết ơn là động lực tinh thần để một nhân viên làm tốt công việc của mình. Công việc hay môi trường làm việc đều không thể đáp ứng được khát vọng vô biên của con người, nhưng chúng ta có thể có được những kinh nghiệm vô cùng quý báu, những đồng nghiệp ôn hòa và những vị khách luôn nói lời cảm ơn… Nếu như mỗi ngày bạn đều có thể làm việc bằng một trái tim biết ơn, thì cho dù công việc có đơn điệu đến thế nào, bạn cũng sẽ cảm thấy như mình đang sống trong một công viên vui vẻ. Khi đó, mối quan hệ giữa người với người cũng trở nên chân thành và đơn thuần hơn.

Nhưng dù vậy , nhiều người vẫn thường cảm thấy năng lực của mình còn nhiều sự thiếu sót, dẫn đến việc khó đạt được thành công trong công việc. Có người than vãn công việc của mình không được người khác xem trọng. Có người thì lại cảm thấy công việc của mình quá bé nhỏ, không có giá trị nào trong xã hội, không đáng được mọi người công nhận. Nhưng trên thực tế bất kì một công việc chính đáng nào cũng đều có vai trò riêng trong xã hội. Không có công việc nào được đánh giá là hèn kém hay cao sang cả. Tất cả chỉ nằm ở người thực hiện nó có coi trọng vai trò của nó hay không mà thôi.

Có lần, học giả Đài Loan Lâm Thanh Huyền đến nhà bạn chơi, bạn của ông nói: “Hôm nay ta không có trà ngon để tiếp đãi ngài rồi.

Ông trả lời: “Tách trà chúng ta đang uống cũng không tồi mà.”

Người bạn đó lại nói: “Nếu hôm nay không có trà thì sao?”

“Uống nước trắng cũng là một loại hưởng thụ”, ông đáp.

Trà ngon và nước trắng cũng giống như là công việc cao thượng và bình thường, đều là học được cách hài lòng và trân trọng. Đối với một người đang đói, cho dù anh ta có chỉ được cho một miếng bánh mì khô, anh cũng sẽ nảy sinh cảm giác tràn đầy trân trọng. Bánh mì trước mắt đã giải quyết được vấn đề đói khát, còn công việc giải quyết được vấn đề sinh tồn và phát triển. Do đó, chúng ta nên giữ tâm thế trân trọng mọi thứ khi làm việc, vì công việc không phân biệt cao sang hay thấp hèn. Mỗi công việc đều có ý nghĩa riêng của nó. Tôn trọng công việc là thái độ cơ bản nhất mà con người nên dành cho công việc. Ở công ty IBM của Mỹ luôn tồn tại mối quan hệ bình đẳng, hòa hợp giữa các nhân viên. Tất cả mọi người đều quan trọng như nhau, ai cũng sẽ nhận được sự tôn trọng, cho dù là quản lý cấp cao hay nhân viên mới vào công ty. Bất kì ai vào làm việc ở IBM đều “Buộc phải tôn trọng cá nhân”. Nhân viên cũ có vai trò giúp đỡ và đào tạo nhân viên mới. Nếu như nhân viên mới gặp phải bất kì khó khăn nào nảy sinh trong quá trình làm việc thì nhân viên cũ dù bận đến đâu cũng sẽ sắp xếp thời gian để hỗ trợ họ giải quyết. Có như vậy thì nhân viên mới sẽ có ấn tượng về thái độ của người đồng nghiệp và môi trường thân thiện, cởi mở.

Trong đó, bất kì một tổ chức nào cũng đều có người coi việc chịu trách nhiệm là một thói quen nghề nghiệp. Sở dĩ nhiều doanh nghiệp có thể trụ vững hàng chục năm để tồn tại và phát triển là vì có những nhân viên sẵn sàng đi theo công ty, cống hiến hết mình cho nó. Tương tự, một công ty lớn mạnh cũng cần có những người làm việc biết biến trách nhiệm thành thói quen nghề nghiệp. Chính những tinh thần trách nhiệm này tạo nên sự phát triển không ngừng của công ty. Nuôi dưỡng trách nhiệm thành một loại thói quen hoàn toàn không phải là thiên phú, nó là trạng thái tâm lý trong thế giới nội tâm của cá thể xã hội sau khi nhận thức được trách nhiệm từ người giao nhiệm vụ. Trạng thái tâm lí này là động lực tinh thần để cá nhân thực hiện hành vi trách nhiệm. Loại nội lực đó có thể đảm bảo bạn xem công việc là một sứ mệnh cao thượng, giúp bạn hình thành ý thức kính nghiệp cũng như ý thức chịu trách nhiệm vững chắc, không thể phá bỏ. Khi hai loại ý thức này được phát huy trong công việc, kết quả tốt đẹp sẽ xảy ra một cách tự nhiên.

Đôi khi trong quá trình kinh doanh chúng ta sẽ thấy, công ty sẽ có lúc gặp phải những chuyện ngoài ý muốn, khi đó, dưới tiền đề nắm vững năng lực năng lực của bản thân, bạn cần phải đứng dậy giúp đỡ ông chủ giải quyết những vấn đề và khó khăn mà công ty gặp phải.

Lúc này, bạn không được cho rằng đây không phải việc của mình hay coi mình là tầng lớp thấp trong công ty, sẽ không ai nghe theo ý kiến của mình mà do dự. Nếu như trong lúc bạn còn nghĩ trước nghĩ sau, đã có người đứng lên nhận trách nhiệm giải quyết vấn đề rồi. Vậy thì, người khác sẽ trở thành anh hùng, còn bạn sẽ chỉ ghen tị, tự trách móc chính mình. Nếu như đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, bạn nên chủ động chịu trách nhiệm. Cho dù sự việc thành công hay thất bại, tinh thần gặp khó không quay đầu, gặp nản không lùi bước này cũng sẽ giúp bạn có được sự khẳng định to lớn của mọi người. Ngoài ra, nhận một nhiệm vụ to lớn là cơ hội để bạn rèn luyện bản thân. Về lâu dài, năng lực và kinh nghiệm của bạn sẽ nhanh chóng được nâng cao. Phải biết rằng, trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ to lớn này, có lúc bạn sẽ cảm thấy đau khổ, thậm chí ước gì mình không nhận giải quyết chuyện này, nhưng đau khổ sẽ giúp bạn trưởng thành hơn. Nếu như bạn là một nhân viên xứng đáng với chức vụ, thì bạn nên xuất phát từ góc độ duy trì lợi ích của công ty, tích cực xử lý những việc này.

Một trong những điều mà chúng ta cần phải tự rèn luyện và học hỏi, đó chính là chịu trách nhiệm với sai lầm của bản thân. Sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Con người không phải thần thánh, tất nhiên cũng sẽ không thể tránh khỏi tránh khỏi lỗi lầm. Phạm sai lầm không đáng sợ, quan trọng là khi phạm sai lầm phải dám đứng lên dũng cảm nhận sai, rút được bài học từ những thất bại, từ đó để trưởng thành hơn. Trên thực tế, khi xảy ra vấn đề, liên tục trách móc không thể giải quyết được vấn đề, ngược lại sẽ khiến vấn đề càng phức tạp hơn. Từ đó, mọi chuyện sẽ càng khó giải quyết hơn. Quan trọng nhất khi bạn đem lỗi lầm của mình đùn đẩy cho người khác, người khác chỉ còn thấy bạn là một người không dám thừa nhận, không có trách nhiệm. Ngược lại, khi bạn dám chịu trách nhiệm với lỗi lầm của mình, bạn sẽ chỉ nghĩ đến việc giải quyết vấn đề, mà trong doanh nghiệp, người được hoan nghênh nhất là những người không chối bỏ trách nhiệm, chủ động giải quyết vấn đề. Nhân viên xuất sắc sẽ chịu trách nhiệm trong công ty, coi nó là một thói quen để bồi dưỡng, một khi phạm phải sai lầm, sẽ dũng cảm đứng ra chịu trách nhiệm, đồng thời nghĩ cách cải thiện.

Có thể nói, sự phát triển của xã hội không thể tách rời với trách nhiệm của con người. Trách nhiệm của con người quyết định tương lai của họ, người có trách nhiệm với công việc nhất định sẽ có tiền đồ vững chắc. Hãy kiên cường đến cùng với mục tiêu của mình, tự rèn luyện khả năng của mình, bạn sẽ có được đủ dũng khí và sự nhẫn nại để đi đến đích cuối cùng.

Review bởi: Ngọc Trâm 

Mua sách Phá Vỡ Giới Hạn Để Không Hoài Phí Tuổi Trẻ ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Phá Vỡ Giới Hạn Để Không Hoài Phí Tuổi Trẻ” khoảng 67.000đ đến 95.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Phá Vỡ Giới Hạn Để Không Hoài Phí Tuổi Trẻ Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Phá Vỡ Giới Hạn Để Không Hoài Phí Tuổi Trẻ Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Phá Vỡ Giới Hạn Để Không Hoài Phí Tuổi Trẻ Fahasa” tại đây

Đọc sách Phá Vỡ Giới Hạn Để Không Hoài Phí Tuổi Trẻ ebook pdf

Để download “sách Phá Vỡ Giới Hạn Để Không Hoài Phí Tuổi Trẻ pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *