Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ

Giới thiệu sách Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ – Tác giả Haruki Murakami

Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ

Liệu có gì chung giữa viết văn và chạy bộ? Có, Haruki Murakami trả lời, giản dị, tự tin, bằng hành động viết và bằng cuộc sống của chính mình. Nhà văn Nhật Bản nổi tiếng, tác giả Rừng Na Uy, Biên niên ký chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển… bên cạnh khả năng viết xuất chúng còn là một người chạy bộ cừ khôi. Trong cuốn sách nhỏ mà thú vị này, bằng giọng văn lôi cuốn, thoải mái nhưng đầy sức mạnh, Murakami kể về quá trình tham gia môn chạy bộ cùng những suy tưởng của ông về ý nghĩa của chạy bộ, và rộng hơn nữa, của vận động cơ thể – sự tuân theo một kỷ luật khắt khe về phương diện thể xác – đối với hoạt động chuyên môn của ông trong tư cách nhà văn. Những nghiền ngẫm của Murakami về sự tương đồng giữa chạy – hành vi thể chất – và viết văn – hành vi tinh thần – thực sự quý báu với những người đọc quan tâm đến văn chương và bản chất của văn chương, đặc biệt người viết trẻ.

Cuốn tự truyện về chạy bộ này không đặt cứu cánh truyền đạt bí quyết làm sao để khỏe mạnh (dù nó hoàn toàn làm được điều đó), mà giúp những bạn đọc yêu mến Haruki Murakami giải đáp câu hỏi: vì sao tiểu thuyết gia này có một sức sáng tạo dồi dào như thế.

Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ
Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ
  • Mã hàng 8935235215597
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
  • Tác giả: Haruki Murakami
  • Người Dịch: Thiên Nga
  • NXB: NXB Hội Nhà Văn
  • Trọng lượng: (gr) 300
  • Kích Thước Bao Bì: 13 x 20.5
  • Số trang: 231
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ

Đánh giá Sách Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ
Đánh giá Sách Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ

1 Một quyển sách rất Tuyệt vời ! Cuốn sách là câu chuyện hành trình chạy bộ của tác giả , những lần tham gia các cuộc thi chạy Olympic, quyết tâm, kiên trì, vượt qua khó khăn. Câu chuyện về công việc kinh doanh, cái duyên đến với nghiệp viết lách của ông thực sự truyền lửa cho mình. Rằng rồi ta sẽ tìm được điều mình thực sự muốn làm, và rằng cần phải kiên định, học cách chấp nhận những sự yêu ghét trái chiều khi theo đuổi nó. Và cũng qua cuốn sách này, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của sức khỏe. Ông chăm sóc sức khỏe của mình bằng việc chạy bộ, tuân thủ theo những nguyên tắc , thói quen của mình, nhất định không thay đổi, không bỏ dở một hôm nào vì bất cứ lí do nào. Ông tin vào con đường của bản thân mình, một cách kiên định. Đọc xong cuốn sách, một động lực thôi thúc mình đứng lên và chạy bộ, mình muốn chạy bộ.

2 Nếu bạn giống như mình, không thể hiểu được thế giới của Rừng Na Uy hay Phía nam biên giới, phía tây mặt trời, thì bạn hãy thử nghía qua cuốn sách này nhé . Với cuốn sách này, bạn sẽ được một nhà văn (kiêm một người chạy bộ) chia sẻ những trải nghiệm và suy nghĩ của ông về nghề viết và về môn thể thao mà ông rất đam mê theo đuổi. Hai hoạt động tưởng như chẳng có gì liên quan đến nhau ấy thế mà dưới góc nhìn của tác giả lại có thật nhiều điểm tương đồng, và cũng từ đó được đúc kết lại thành những triết lý về cuộc sống, về tuổi trẻ và sự già đi. Rồi thỉnh thoảng, trong một vài trang sách, bạn sẽ bắt gặp tên của một ca sĩ, một bài hát chill chill rất hay nào đó từ những thập niên về trước. Thế nên, mình cảm thấy đọc cuốn sách này giống như là mua được một món hời vậy. . Lối viết của bác Haruki Murakami trong cuốn này không khó hiểu, ẩn ý mà gần gũi và giản dị. Một tự truyện về chạy bộ nhưng lại không hề khô khan mà rất cuốn hút. Mình vô cùng thích những đoạn văn mô tả thiên nhiên rất đẹp và giàu hình ảnh của bác, thích cả cách bác nắm bắt và diễn tả lại những cảm xúc vui, buồn, thất vọng rồi phấn khích một cách vừa nhẹ nhàng mà vừa cực kỳ tinh tế.

3 Cuốn sách là tự truyện về hành trình tập luyện và tham gia các cuộc chạy Marathon, 3 môn kết hợp của tác giả. Thông qua hành trình này, ta nhận thấy chạy bộ gắn với cuộc đời tác giả như là một phần việc trong cuộc sống ngoài là nhà văn. Xen lẫn những câu chuyện về hành trình tập luyện cũng như tham dự các cuộc đua chạy là những bài học cuộc sống sâu sắc mà tác giả đã rút ra trong cuộc đời của mình. Quyển sách không để lại ấn tượng gì đặc biệt với mình, nhưng những chia sẻ về quá trình luyện tập chạy bộ của tác giả cũng giúp ích cho việc luyện tập chạy bộ của mình. Đó là việc cần có mục tiêu tập luyện, kỹ thuật thở, duy trì nhịp điệu, tính kiên trì, nhẫn nại và sự cố gắng tối đa trong giới hạn của bản thân mình.

4 Cuốn sách này tựa như 1 buổi chiều mà bạn và Murakami ngồi lại nói về chuyện chạy bộ và chỉ có những người thật sự muốn chạy 10km trở lên mới hiểu. Mình từng bảo với chị bạn rằng chạy bộ như thiền vậy, mặc dù đa số thời gian mình muốn bật podcast nhưng mà thật ra mình thích chạy càng ít đồ càng tốt thôi. Mình cũng thích chạy hơn 10km/lần, mặc dù mình giữ cự ly tập luyện bây giờ là 8km/lần. Mình thích nhất mỗi lúc chạy không nghĩ gì cả, kiểu tâm trí hoàn toàn trống không. Nhưng kiểu thời gian luôn không cho phép.

5 Đau đớn là không thể tránh khỏi. Đau khổ là tự nguyện.” Quyển này kể về việc vì sao Murakami lại chạy bộ, những khó khăn trong quá trình chạy bộ rồi cảm xúc của ông sau khi hoàn thành xong 1 cuộc thi chạy, bla bla nói chung là khác với các tác phẩm khác thì quyển này tập trung vào chính bản thân tác giả nhiều hơn, nhẹ nhàng, không có cao trào, không có những câu văn liên quan đến “sex hài hước” nhưnh vẫn meeeeeeeee.

Review sách Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ

Review sách Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ
Review sách Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ

Chẳng cần chạy bộ hay là một người viết để đọc cuốn sách này, bởi trên tất cả, đó là tự chuyện của một người bắt đầu hành trình sống trọn vẹn.

Murakami viết cuốn sách này vào năm 2007, thời điểm đó, ông đã có trên chục đầu sách xuất bản được yêu thích. Tôi nói gì khi nói về chạy bộ khá khác biệt với những gì ta từng biết về ông trong Rừng Nauy, 1Q84, Kafka bên bờ biển…

Đây không phải câu chuyện kịch tính và hấp dẫn mà là những chương tự sự về quãng đời “làm nhà văn” của mình. Về chuyện ông nghĩ gì khi bắt đầu bước chân vào con đường viết tiểu thuyết, và làm sao ông sống được với nghề viết lách toàn thời gian này, và đương nhiên cả chuyện chạy bộ đã ảnh hưởng đến chuyện đời viết lách của ông như thế nào.

“Không cần là người chạy bộ hay viết lách để bắt đầu đọc và hiểu được cuốn sách.”

1. Về chuyện chạy bộ

Murakami đã nói thế này trong cuốn sách của mình: “Chạy bộ có rất nhiều ưu điểm, trước hết, ta không cần có thêm ai mới được, và không cần thiết bị đặc biệt. Ta không phải đến một nơi đặc biệt nào để chạy cả. Chỉ cần có giày chạy bộ và một con đường tốt là có thể chạy tùy thích”. Đúng thế, nó là môn thể thao đại chúng, cho tất cả mọi người. Ai cũng có thể bắt đầu.

Rất nhiều những nhân vật nổi tiếng cũng rèn luyện bản thân bằng cách chạy bộ. Và nếu bạn có đang cảm thấy cần động lực to lớn để rèn luyện sức khỏe hay ý chí cho một dự định sắp tới. Hoặc chỉ đơn giản là bạn cũng đang mong muốn bắt đầu một chuyện viết lách nghiêm túc giống như tác giả, đây có thể là một gợi ý hoàn hảo để bắt đầu.

Murakami đã bắt đầu chạy từ năm 33 tuổi cho tới tận khi ngoài 50. Lúc viết cuốn sách này, ông vẫn tiếp tục chạy.

Nhiều người nghĩ rằng hẳn phải có ý chí thật mạnh mẽ để duy trì việc chạy liên tục đều đặn mỗi ngày. Nhưng Murakami chia sẻ: Việc chạy, cũng giống như việc viết, đối với ông, lý do duy nhất khiến ông duy trì được nó liên tục trong suốt 20 năm chỉ bởi: Nó phù hợp với ông, hoặc ít ra là ông không thấy khó nhọc gì lắm hay có áp lực khi phải thực hiện nó.

Con người tự nhiên sẽ tiếp tục làm những gì mình thích. Và thôi không làm những việc mình không thích.

Murakami đã nói trong cuốn sách: “Phần lớn những gì tôi biết về viết truyện là do học được từ chạy bộ mỗi ngày” …

2. Chiếc thuật của việc chạy cũng như viết lách

“Thỉnh thoảng tôi chạy nhanh khi thích, nhưng nếu tăng tốc thì tôi lại giảm thời gian chạy, vấn đề là để niềm hồ hởi tôi cảm thấy vào cuối mỗi lần chạy kéo dài qua ngày hôm sau. Đây cũng là kiểu chiến thuật tôi cho là cần thiết khi viết tiểu thuyết. Tôi dừng lại mỗi ngày đúng vào lúc tôi cảm thấy mình có thể viết nữa. Cứ làm vậy, công việc ngày hôm sau sẽ trôi chảy đến lạ lùng. Tôi cho là Earnest Hamingway cũng đã làm gần giống như thế. Để đi tiếp, ta phải duy trì nhịp điệu” – Murakami đã nhận xét như thế.

Và ông ngày ngày chạy bộ từ 10km đến 40km trên những con đường quen thuộc, mùa đông cũng như mùa hè, ở Cambridge hay Boston. Qua việc chạy, Murakami đánh thức những quan sát khác thường của mình: dòng sông, cơn gió, những người khác cũng chạy bộ, những đám mây, cơn mưa… mọi thứ.

Phải chăng, những điều kỳ diệu nảy mầm từ mỗi chuyến chạy bộ ấy đã len lỏi vào những tác phẩm của ông, làm mềm những cuốn truyện dài trăm trang như cách cơm mưa bất chợt làm dịu đi cái bức bối của những người đang đều chân trên đường.

“Một cơn mưa thu kéo dài. Mưa lúc to, lúc nhỏ; đôi khi mưa tạnh một lúc như nghĩ lại, nhưng không một lần mưa tạnh hẳn. Từ đầu đến cuối, bầu trời giăng kín những đám mây xám âm u điển hình của vùng này. Như một kẻ la cà biếng nhác, cơn mưa chần chừ 1 lúc lâu, rồi cuối cùng quyết định biến thành trận mưa như trút”.

“Thời gian trôi, sinh viến đến rồi đi, tôi đã già thêm 10 tuổi, và bao nhiêu nước đã trôi qua cầu theo đúng nghĩa đen Nhưng dòng sông vẫn không biến đổi, nước vẫn chảy xiết, và lặng thầm, hướng về cảng Boston. Nước tắm đẫm đôi bờ, làm cho cỏ mùa hè mọc dầy, giúp cung cấp thức ăn cho loài chim nước, và dòng sông trôi lặng lờ, không ngừng nghỉ, dưới những cây cầu già cỗi, soi bóng những đám mây mùa hè, nhấp nhô những tảng băng vào mùa đông – rồi âm thầm đổ ra biển”

Có người từng nói: chạy bộ tốt cho những người làm công việc liên quan đến sáng tạo như viết lách, vẽ vời, âm nhạc… Hãy thử đọc đi đọc lại những đoạn văn miêu tả tuyệt đẹp trên mà xem. Và bạn sẽ thấy những lời nhận xét ấy quả thật có lý.

Cũng có người từng nói: nếu bạn là một người viết, hãy cố gắng để suối nguồn tinh thần của bạn tuôn chảy mỗi ngày, hãy tự nuôi dưỡng chính mình để nó ngày càng dồi dào thay vì cạn khô bởi cơm áo gạo tiền. Và theo cách nào đó, chạy bộ có thể giúp ta giúp ta hoàn thiện hơn chính mình mỗi ngày. Điều này cũng được tác giả của Rừng Nauy đồng tình, với ông, chạy bộ để sống trọn vẹn, cũng như viết lách để sống trọn vẹn hơn.

Cuốn sách là những trang tự sự của chính tác giả về cuộc viết lách của mình.

Bởi thế, chạy bộ theo cách của Murakami, đó là cứ chạy theo cơ thể bạn, chạy mà không áp đặt phải thế này hay thế kia, đơn giản là tận hưởng từng bước chân, từng cơn gió, tâm trí của bạn được mở ra, đón nhận mọi thứ, lắng nghe mọi thứ từ bên trong lẫn bên ngoài. Bạn chạy không phải để ai đó công nhận, mà cho chính mình.

Và ông nói về điều ấy thế này: “Điều quan trọng nhất là việc viết lách của anh có đạt được chuẩn mực anh đã tự đặt ra cho mình hay không. Không đạt được chuẩn mực ấy là điều ta không dễ dàng biện minh. Khi ta liên quan đến người khác, anh luôn có thể có một câu trả lời hợp lý, nhưng anh không thể tự dối mình. Trong nghĩa này, viết tiểu thuyết và chạy marathon toàn cự ly là rất giống nhau. Cơ bản thì một nhà văn có một động cơ âm thầm, nội tại, và không tìm kiếm sự công nhận ở cái nhìn thấy được bên ngoài.” Cũng giống với cách người ta nói: viết cho chính mình trước, và chạy bộ cũng là cho chính mình.

3. Chạy mỗi ngày để nâng cao tầm của mình, viết mỗi ngày để con chữ lớn phổng

“Với tôi, chạy bộ là rèn luyện, đồng thời là một ẩn dụ. Chạy ngày này qua ngày khác, tích góp các cuộc đua, từng chút một tôi nâng cao chuẩn, bằng cách vượt qua từng mức độ mà tôi nâng mình lên. Ít nhất thì đó là lý do để tôi dốc sức mình ngày này qua ngày khác: để nâng cao tầm mức riêng của mình”.

Bền bỉ vẫn luôn là bí mật để thành công. Ở cái tuổi 70, tác giả của Rừng Nauy vẫn luôn dồi dào sức bút như thế. Mỗi tác phẩm của ông vẫn không ngừng làm người đọc say mê.

Càng đọc, cuốn sách Tôi nói gì khi nói về chạy bộ càng khiến bạn bất ngờ, và thấm. Bạn sẽ nhận ra đằng sau những điều cơ bản của chuyện luyện tập chạy bộ, chuyện viết, mà còn là những câu chuyện về triết lý sống của một nhà văn Nhật hiện đại thành công: gói trong 2 từ: đơn giản và bền bỉ.

Cuốn sách chỉ hơn 200 trang, mỏng và rẻ hơn bất cứ cuốn sách nào của Murakami. Nhiều người ấn tượng với cuốn sách bởi lối kể mộc mạc, dễ hiểu và đơn giản đến bất ngờ.

Thực ra, nếu ai từng đọc các bài phỏng vấn Murakami, sẽ thấy cuốn sách phản chiếu tính cách của ông khá rõ ràng. Ngoài đời thực, ông chưa bao giờ phức tạp hay màu mè. Và lý do mà ông kết thúc việc kinh doanh riêng đang khá ổn để tập trung vào việc viết lách toàn thời gian cũng đơn giản và rõ ràng như thế: đó là để sống trọn vẹn với chính mình.

Có lẽ bởi thế mà theo từng bước chạy, theo từng con chữ, cách tác giả tận hưởng và quan sát từ thẳm sâu bên trong theo từng bước chân đánh dấu xuống đường, từng con chữ đánh dấu xuống trang giấy, những cuộc đời trong truyện hiện ra, và bước tới với công chúng.

Nào, giờ thì đặt sách xuống và chuẩn bị đi chạy nào! À quên, bạn mua giày chưa?

Mua sách Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ” khoảng 46.000đ đến 47.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ Fahasa” tại đây

Đọc sách Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ ebook pdf

Để download “sách Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *