Trái Tim Của Bụt
Giới thiệu sách Trái Tim Của Bụt – Tác giả Thích Nhất Hạnh
Trái Tim Của Bụt
Trái tim của Bụt là những ghi chép tổng hợp những bài giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong Khóa học Phật Pháp Căn Bản tại Làng Mai, Loubes-Bernac, Pháp.
Những bài học đầu tiên khái quát lịch sử Phật Giáo từ sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn cho tới nay, với một khoảng thời gian khá dài như vậy mà trước đây kinh điển chỉ được truyền tụng bằng miệng và hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn, vì vậy sẽ có những điều sai lầm do nhiều thế hệ Phật tử đã nhớ sai, hiểu sai ý của Bụt.
Chính vì điều đó nên Sư ông Làng Mai đã căn dặn chúng ta cần phải học kinh điển một cách khôn ngoan, đừng bị kẹt trong những câu chữ từ kinh điển.
Phần trọng tâm nhất của cuốn sách bàn về gốc rễ của đạo Phật xoay quanh Nhị Đế – Tứ Diệu Đế – Bát chánh đạo – Duyên khởi. Thế nào là khổ, tập, diệt, đạo và ta áp dụng và nhân ra các giáo lý đó trong cuộc sống hiện tại. Chánh kiến, chánh niệm, chánh ngữ, chánh tinh tấ là gì? Chúng liên quan gì đến nhau và ảnh hưởng thế nào trong cuộc sống của chính mình.
Có một ý rất hay về khổ, tập, diệt, đạo như sau: “Những lúc đau răng thì khổ và ta nghĩ không đau răng là sướng. Nhưng đến khi không đau răng ta vẫn không biết sung sướng. Con người thường sống trong quên lãng như vậy. Sống trong hạnh phúc thì không nhìn thấy hạnh phúc, và sống trong khổ đau cũng không biết đó là khổ đau. Không nhận diện được đau khổ nên ta gánh cái khổ đó suốt đời.”
Qua những bài học được ghi chép lại, Thầy Thích Nhất Hạnh còn giảng dạy về cách để chúng ta tiếp nhận kiến thức mà không bị lầm đường lạc lối theo phương pháp văn – tư – tu. Văn là tiếp nạp những kiến thức mới, Tư là tư duy, nghiền ngẫm về những kiến thức đã được học và cuối cùng là Tu, tức đem những kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế.
Học Phật không phải để tích lũy kiến thức và thấy nặng nề mà học để có thể hiểu được những cái sai lầm, để buông bỏ và thấy lòng nhẹ nhàng hơn khi học Phật Pháp, chúng ta phải làm cách nào để giáo lý của Bụt giúp cho tâm tư ta nhẹ nhàng hơn, chứ không phải làm cho ta nặng nề thêm.
Cuốn sách gồm 24 bài học, truyền tải một khối lượng lớn kiến thức nhưng bằng cách diễn đạt mạch lạc, logic và những ví dụ minh họa lồng ghép đời thực khiến chúng ta dễ dàng hiểu và tiếp thu.
Trích đoạn nội dung sách Trái Tim Của Bụt
Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn. Trước đó, kinh điển chỉ được truyền tụng bằng miệng, từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi các vị kinh sư. Các vị kinh sư ngày xưa thuộc hết các kinh điển và có nhiệm vụ tụng đọc lại cho đại chúng nghe. Có những vị thuộc lòng tất cả tạng kinh. Ngoài các vị kinh sư còn có những vị luật sư. Các vị kinh sư thuộc kinh, những vị luật sư thì nhớ luật. Sự truyền thừa kinh và luật hoàn toàn căn cứ vào trí nhớ. Mãi đến thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch, kinh điển mới được ghi chép. Vì vậy trong thời gian bốn, năm trăm năm truyền thừa, nhiều điều sai lầm cũng được chép lại, lý do là nhiều thế hệ Phật tử đã nhớ sai, hiểu lầm và hành trì không đúng.
Chúng ta biết rằng ngay chính trong thời Bụt còn tại thế mà nhiều người vẫn không hiểu được lời Bụt dạy, vẫn diễn giải lời Bụt một cách sai lầm. Nhiều khi Bụt phải gọi người đó tới hỏi: “Thầy nghe như thế nào mà thầy nói như vậy?” Không những người ngoài đời hiểu lầm giáo lý của Bụt, mà cả trong giáo đoàn cũng có nhiều người hiểu lầm nữa. Đọc kinh Người bắt rắn, chúng ta đã thấy chính đệ tử của Bụt đã hiểu lầm Bụt, ngay trong khi Bụt còn tại thế. Vậy thì trong 400 năm, 500 năm sau ngày Bụt nhập diệt, truyền thừa lại những lời của Bụt bằng trí nhớ, bằng cách truyền miệng, thế nào cũng có sai lầm. Sai lầm không chỉ vì nhớ lầm, mà còn vì cách hiểu và hành trì không đúng. Khi hiểu sai rồi hành trì sai, thì những lời Bụt dạy truyền lại cũng sai luôn.
Vì vậy, chúng ta phải rất cẩn thận trong khi học đạo Bụt, và đừng bị kẹt vào những câu, những chữ ở trong kinh. Trong truyền thống Đại thừa có câu “y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan”, nghĩa là nếu quý vị nương vào kinh mà giải nghĩa từng chữ, từng câu một thì thế nào cũng nói oan cho các đức Bụt trong ba đời. Nhưng cũng phải biết câu thứ hai “ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”, nghĩa là nếu quý vị bỏ một chữ trong kinh đi thì những điều quý vị nói sẽ có thể tương tự những điều ma quỷ nói. Một mặt mình không thể bỏ kinh được, một mặt mình không nên quá chấp vào từng chữ từng câu để cắt nghĩa. Đó là thái độ khôn ngoan của những người học Phật. Phải nương vào kinh, nhưng sử dụng kinh với tất cả sự thông minh và khôn khéo của mình thì mới không bị kẹt quá vào những câu, những chữ trong kinh điển.
Mục lục sách Trái Tim Của Bụt
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ NHẤT
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan
Hai cách nhìn sự thật: sự phân biệt tục đế và chân đế
Tứ tất đàn: bốn tiêu chuẩn về sự thật
Bốn điều y cứ
Cây đuốc duyên khởi
Thiền hành
Nhận diện
Tiếp xúc
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ HAI
Học phật phải thấy lòng nhẹ nhàng
Không cần chất chứa kiến thức
Khế lý cũng là khế cơ
Duyên khởi
Tương tức và tương nhập
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ BA
Pháp thoại đầu
Bốn sự thật
Bốn sự thật tương tức
Trung đạo
Tính cách nền tảng
Tính cách nhập thế
Nghệ thuật nghe pháp thoại
Khổ và lạc
Tam chuyển
Tứ diệu đế là phép thực tập
Nhị đế
Tịch diệt
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ TƯ
Niềm vui tương đối
Khổ thọ
Năm thủ uẩn
Hành trì thị chuyển
Rác và hoa
Niềm vui xuất thế
phật pháp căn bản – bài thứ năm
Chánh kiến
Chánh kiến về tứ diệu đế
Hạ thủ công phu
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ SÁU
Quá trình văn tư tu
Đạo vượt trên ngôn ngữ
Kinh chánh kiến
Bốn loại thức ăn
Tưới tẩm hạt giống chánh kiến
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ BẢY
Bát chánh đạo tương sinh tương tức
Chánh tư duy về vô thường, vô ngã
Tư duy ở trình độ xuất thế gian
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ TÁM
Ái ngữ
Hạt giống của chánh ngữ
Bài thực tập chánh ngữ
Hạnh lắng nghe
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ CHÍN
Chánh niệm và 51 tâm hành
Thực tập chánh niệm và chánh ngữ
Phép tu im lặng
Chánh niệm làm cơ bản
Như lý tác ý
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ MƯỜI
Sống giây phút hiện tại
Chánh niệm làm sự sống có mặt
Chánh niệm là nuôi dưỡng
Chánh niệm làm vơi đau khổ
Chánh niệm để nhìn sâu và thấy rõ
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ MƯỜI MỘT
Chánh niệm là tự làm chủ
Nhận diện đơn thuần
Chánh niệm là trở về
Kinh người biết sống một mình
Quán niệm thân trong thân
Rửa chén hay chép kinh trong chánh niệm
Hiện pháp lạc trú
Đâu chẳng phải là nhà
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ MƯỜI HAI
Tiếp xúc với sự sống nhiệm mầu
Chuyển hóa xả thọ thành lạc thọ
Chánh niệm nuôi dưỡng các phần khác của thánh đạo
Năm giới
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ MƯỜI BA
Như lý tác ý
Một bài thực tập quán hơi thở
Bài thực tập tiếp tục với hơi thở chánh niệm
Tịnh độ là ở đây
Học đời sống của bụt
Hạnh phúc ở trong ta
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ MƯỜI BỐN
Quán chiếu cảm thọ
Nhận diện các tâm hành
Quán chiếu về tưởng để vượt thoát mê lầm
Niềm tin phải vững mạnh
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ MƯỜI LĂM
Quán pháp trong pháp
Chánh tinh tấn
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ MƯỜI SÁU
Tứ diệu đế và bát chánh đạo
Chánh định
Thảnh thơi
Bụt đang có mặt
Chánh định
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ MƯỜI BẢY
Tam pháp ấn
Vô thường là vô ngã
Không, giả và trung
Niết bàn và vô tác
Tám chữ tháo tung
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ MƯỜI TÁM
Ta đang làm gì đây?
Chuyển hóa tập khí
Thực tập năm cái lạy
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ MƯỜI CHÍN
Tam-ma-địa và tam-ma-bạt-đề
Không giải thoát môn
Quán không trong năm lạy
Quán không trong khi ăn
Quán vô tướng
Áp dụng quán vô tướng trong cuộc sống
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ HAI MƯƠI
Quán không, quán vô tướng
Quán vô tác vô nguyện
Áp dụng ba cửa giải thoát
Các cách trình bày khác về pháp ấn
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ HAI MƯƠI MỐT
Bốn duyên và sáu nhân
Mười hai nhân duyên
Liên hệ giữa 12 nhân duyên
Mặt tích cực của mười hai nhân duyên
Thân thị hiện
Phật pháp căn bản – bài thứ hai mươi hai
Hộ trì sáu căn bằng chánh niệm
Tứ vô lượng tâm
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ HAI MƯƠI BA
Tu tập từ quán
Quán chiếu để tự chuyển hóa từ bi là hành động
Tứ vô lượng tâm và thiền quán
Phật pháp căn bản – bài thứ hai mươi tư
Niềm tin thể hiện trong đời sống
Tăng thân và pháp thân
Tam bảo là đối tượng tu học
Phật bảo
Pháp bảo
Tăng bảo
Tu tập trong tích môn thấy được bản môn
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ HAI MƯƠI LĂM
Phụ lục – giới bản năm giới tân tu
Thông tin tác giả Thích Nhất Hạnh
Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926 tại Thừa Thiên – Huế với tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo, là một thiền sư, giảng viên, nhà văn với bút danh Nguyễn Lang, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam. Ông sinh ra ở Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, ông đã sống tại Pháp hơn 40 năm. Ông đã về nước và hiện sống tại Huế kể từ năm 2018.
Thích Nhất Hạnh được một số tờ báo đánh giá là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lại Lạt-ma. Ông là người đưa ra khái niệm “Phật giáo dấn thân” (engaged Buddhism) trong cuốn sách Việt Nam: Hoa sen trong Biển lửa (Vietnam: Lotus in a Sea of Fire) của ông xuất bản năm 1967. Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 70 cuốn bằng tiếng Anh. Ông là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Trái Tim Của Bụt
- Mã hàng 8935280915145
- Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà
- Tác giả Thích Nhất Hạnh
- NXB Thế Giới
- Ngôn Ngữ Tiếng Việt
- Trọng lượng (gr) 640
- Kích Thước Bao Bì 24 x 15.5 x 2.9 cm
- Số trang 596
- Hình thức Bìa Mềm
- Xem thêm: Top sách nên đọc
2. Đánh giá Sách Trái Tim Của Bụt
1 Đủ duyên lành mình may mắn mua được quyển “Trái Tim Của Bụt” bản phổ thông này. Sách đẹp tuyệt vời, mặc dù là bìa mềm nhưng chất giấy vô cùng cứng cáp, màu sắc đẹp tuyệt vời. Thái Hà bọc gói sách vô cùng kỹ lưỡng, tỉ mỉ và chu đáo, sách nhận được hoàn hảo đến từng milimet, không một xíu xiu nào cấn móp. Thật sự biết ơn Thái Hà đã dành cho mình và mọi người cơ hội quý giá này
2 Sách rất hay ạ, phù hợp với những ai tu Phật và tìm hiểu về giáo lý căn bản Phật học.
3 Đóng gói cẩn thận. Giao gàng nhanh. Sách rất Đẹp, ❤❤❤. Mình rất ưng luôn. Sẽ ủng hộ shop nhiều. Cảm ơn shop.
4 Sách hay nên đọc.
5 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận.
Review sách Trái Tim Của Bụt
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là tác giả của nhiều đầu sách hay viết về Đạo Phật, và “Trái tim của Bụt” là một trong những cuốn sách có ảnh hưởng lớn tới con đường tâm linh của tôi.
Tôi còn nhớ lần đầu mình đọc cuốn sách này vào 6 năm trước đã xúc động như thế nào, không phải cái xúc động khi xem một bộ phim hay đọc một câu chuyện mùi mẫn, mà là sự xúc động từ sâu thẳm tâm thức, bởi lần đầu tiên có một cuốn sách chạm được vào những nỗi băn khoăn, do dự và cả những vấn đề tôi luôn cố né tránh một cách trực diện, tường minh và trí tuệ đến thế.
Từ đó tới nay, tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần, mỗi lần đều thu hoạch được những thứ mới mẻ. Tôi cũng giới thiệu “Trái tim của Bụt” tới nhiều người bạn của tôi, những người quan tâm giáo lý Đức Phật, Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Một người trong số đó đã nhờ tôi viết review về cuốn sách bởi cô ấy tìm kiếm thông tin trên mạng nhưng không thấy.
Tôi khá bất ngờ vì một cuốn sách hay như vậy tại sao lại không có review nên đã lên các diễn đàn sách và các website như Tiki, Fahasa để tìm review thì đúng là không có mấy, hoặc là những đoạn cảm nhận khá chung chung. Ngay cả lên Goodreads, trong gần 14 ngàn lượt đánh giá chỉ có khoảng 600 reviews, và trong 600 reviews ấy tôi chỉ thấy đúng 05 reviews của người Việt.
Và khi đang ngồi gõ những dòng này, tôi thấy đúng là… khó review thật. Vì về bản chất, “Trái tim của Bụt” vốn không phải một cuốn sách mà là ghi chép tổng hợp những bài giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong Khóa học Phật Pháp Căn Bản diễn ra từ tháng 11/1993 đến tháng 02/1994 tại Làng Mai, Loubès-Bernac, Pháp. Bởi vậy, chúng ta không nên tiếp cận “Trái tim của Bụt” như một cuốn sách thông thường, mà hãy dùng tâm thế như khi nghe giảng pháp. Và với một khóa học hơn 3 tháng như vậy, bạn có thể hình dung khối lượng kiến thức truyền tải lớn thế nào, chính Thiền sư đã chia sẻ: “Tuy gọi là Căn Bản nhưng chúng ta phải hết sức dụng tâm tu học thì mới hiểu được đến chỗ sâu sắc.”.
Mở đầu cuốn sách, Sư ông Làng Mai đã khái lược lịch sử Phật Giáo từ sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn cho tới ngày nay, qua đó giúp người đọc hiểu rằng phải học kinh điển một cách khôn ngoan, bởi lẽ “hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn. Trước đó kinh điển chỉ được truyền tụng bằng miệng, vì vậy nhiều điều sai lầm cũng được chép lại, lý do là nhiều thế hệ Phật tử đã nhớ sai, hiểu lầm và hành trì không đúng.”.
Từ nền tảng đó, Sư ông tiếp tục chia sẻ cách thức học Phật thế nào cho đúng: học Phật phải thấy lòng nhẹ nhàng, không cần chất chứa kiến thức,… Mỗi quan điểm đều được lý giải qua những câu chuyện thực tế.
Các bài tiếp theo, Sư ông giảng về những khái niệm, kiến thức quan trọng trong giáo lý nhà Phật: Tục Đế, Chân Đế, Tứ Tất Đàn, Tứ Y, Khế Lý, Khế Cơ,… Phần trọng tâm của cuốn sách xoay quanh Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, đây chính là giáo lý cốt lõi và xuyên suốt trong tất cả các bài giảng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thế nào là Khổ, Tập, Diệt, Đạo? Thế nào là Chánh Kiến, Chánh Niệm, Chánh Tinh Tấn,…? Giữa chúng có liên quan gì tới nhau? Tất cả đều được Thầy giảng giải cặn kẽ, sâu sắc, có sự so sánh, tiếp nối và tương liên với các pháp môn khác như Tam Pháp Ấn, Tứ Vô Lượng Tâm, Thất Bồ Đề Phần, Thập Nhị Nhân Duyên,…
Bởi vậy để tránh lạc đường trong ma trận kiến thức khổng lồ này, bạn không nên đọc “Trái tim của Bụt” một cách vội vã, hãy theo đúng quá trình Văn – Tư – Tu: bắt đầu bằng Văn, tức là nghe, đọc, thu nhận kiến thức, tiếp đến là Tư, tức là tư duy, suy ngẫm, quán chiếu những kiến thức mình thu nhận, và cuối cùng là Tu, đem những gì học được áp dụng vào thực tế. Tính ứng dụng được Sư ông Làng Mai nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong sách, từ đó thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng, thực tập. Thầy đã trích dẫn câu nói của đức Khổng Tử trong Luận Ngữ: “Học nhi thời tập chi, bất diệt lạc hồ”, nghĩa là học mà được thực tập hằng ngày, đó chẳng phải là niềm vui hay sao?
Tóm lại, thật khó để review chi tiết về “Trái tim của Bụt” vì kiến thức trong đó quá rộng, nhưng tôi cam đoan rằng đây là tài liệu hữu ích cho các tu sĩ xuất gia, Phật tử tại gia, và bất kỳ ai yêu mến, quan tâm giáo lý Nhà Phật.
Mua sách Trái Tim Của Bụt ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Trái Tim Của Bụt” khoảng 183.000đ đến 196.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Trái Tim Của Bụt Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Trái Tim Của Bụt Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Trái Tim Của Bụt Fahasa” tại đây
Đọc sách Trái Tim Của Bụt ebook pdf
Để download “sách Trái Tim Của Bụt pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 09/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Tri Kỷ Của Bụt
- Cô Gái Mặc Váy Tím
- Tìm Bình Yên Trong Gia Đình
- Hãy Yêu Đời Dẫu Đời Có Trái Ngang
- Bút Máu
- Bút hết nặng viết hết đau
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free