Mặt Trái Của Công Nghệ
Giới thiệu sách Mặt Trái Của Công Nghệ – Tác giả Peter Townsend
Mặt Trái Của Công Nghệ
Kỹ thuật, công nghệ đóng vai trò quan trọng, tạo nên những bước phát triển đột phá của xã hội loài người, từ hàng nghìn năm trước đây cũng như trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay. Những phát minh của con người từ viên đá lửa cho đến các công cụ bằng kim loại, động cơ hơi nước, năng lượng điện, bóng bán dẫn cho đến máy tính điện tử, mạng Internet, trí tuệ nhân tạo,… là nền móng, trụ cột cho sự phát triển của tất cả các ngành và lĩnh vực. Nhờ có tiến bộ khoa học – công nghệ mà năng suất lao động tăng nhanh, người dân ở nhiều quốc gia trở nên giàu có, sung túc, khỏe mạnh và sống lâu hơn. Tuy nhiên, các phát minh, sáng chế có thể có những tác động phụ, tiêu cực đến đời sống con người cũng như môi trường sinh thái tự nhiên.
Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về những vấn đề trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Thái Hà Books tổ chức biên dịch và xuất bản cuốn sách Mặt trái của công nghệ của tác giả Peter Townsend do Nhà xuất bản Oxford ấn hành năm 2016.
Với 15 chương, nội dung cuốn sách đã đề cập rất cụ thể về những tác động tiêu cực, mặt trái của công nghệ như: việc con người biết sử dụng than đá, phát triển mạnh khai thác khoáng sản, nhưng lại làm thay đổi điều kiện tự nhiên và biến đổi khí hậu, nhiều thiên tai gây ra cho nhân loại; những phát minh, sáng chế liên quan đến chữ viết, giấy, da, thuốc kháng sinh, phim ảnh, mạng xã hội… ngoài những lợi ích vô cùng to lớn mang đến cho con người thì cũng có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, sự an toàn, những kỹ năng sống và văn hóa của các thành viên trong xã hội…
Tác giả Peter Townsend cũng cảnh báo, công nghệ có thể đem lại nhiều lợi ích cho sản xuất và đời sống nhưng không nên hoàn toàn phụ thuộc và bị động trước công nghệ, cần dự báo những rủi ro và có biện pháp đề phòng những thách thức, mặt trái mà công nghệ mang lại cả do lòng tham cũng như sự hiểu biết chưa đầy đủ của con người về công nghệ.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Mặt Trái Của Công Nghệ
- Mã hàng 8935279108992
- Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà
- Tác giả: Peter Townsend
- NXB: NXB Chính Trị Quốc Gia
- Trọng lượng: (gr) 500
- Kích Thước Bao Bì: 16 x 24
- Số trang: 495
- Hình thức: Bìa Mềm
Thông tin về tác giả:
Peter Townsend là Giáo sư danh dự Vật lý Thực nghiệm về Kỹ thuật tại Đại học Sussex, Vương quốc Anh. Ông tham gia nhiều hoạt động đa dạng trong các phòng thí nghiệm học thuật, công nghiệp và quốc gia trong hơn 15 lĩnh vực chủ đề. Ông đã giành nhiều giải thưởng khoa học, bao gồm một bằng Tiến sĩ danh dự của Universidad Autonoma de Madrid và giải thưởng Descartes xuất sắc trong nghiên cứu (cho sự phát hiện ung thư vú). Ngoài ra, ông còn tham gia các hoạt động khác, bao gồm chơi violin và đấu kiếm.
2. Đánh giá Sách Mặt Trái Của Công Nghệ
1 Một trong những quyển sách khó đọc và tốn nhiều thời gian nhất từ trước đến giờ đối với tôi bởi nội dung đa dạng trải qua nhiều lĩnh vực như vật lý, hoá học, sinh học, tin học, nông nghiệp,… Bản thân khi bạn đọc quyển sách này, bạn sẽ biết thông tin mà quyển sách này truyền đạt có thể còn tồn tại lâu hơn một bản ebook trên máy tính. Thảm hoạ về năng lượng sẽ khiến cho máy tính không thể hoạt động và sách in vẫn là cách thức lưu trữ thông tin bền vững hơn. Mặt trái, một khi được phơi bày sẽ gây shock rất lớn. Columbus liệu có là người hùng hay ông ta chính là một nhà hàng hải tồi vì đi lạc đường, khám phá vô tình của ông ta gây ra sự huỷ diệt người bản địa bằng bệnh tật và chế độ nô lệ?
2 Mặt trái của Công nghệ- Peter Townsend. Kỹ thuật, công nghệ đóng vai trò quan trọng, tạo nên những bước phát triển của xã hội loài người, từ nghìn năm trước đây cũng như trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay. Cuốn sách đã đề cập rất cụ thể về những tác động tiêu cực, mặt trái của công nghệ như: việc con người biết sử dụng than đá, nhưng lại làm thay đổi điều kiện tự nhiên và biến đổi khí hậu cũng cảnh báo công nghệ mang lại cả do lòng tham cũng như sự hiểu biết chưa đầy đủ của con người về công nghệ.
3 Chất lượng tốt, như mô tả Giao hàng nhanh và đóng gói cẩn thận.
4 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.
Review sách Mặt Trái Của Công Nghệ
Công nghệ đem đến cuộc sống tiện ích cho nhân loại bằng nhiều phát kiến được định giá cụ thể. Sự định giá càng làm cho giá trị của công nghệ tăng lên gấp nhiều lần và lợi nhuận do công nghệ mang lại từ đó cũng tăng theo. Tuy nhiên, nếu cho rằng đó là tất cả những điều chúng ta cần biết về công nghệ thì bạn đọc nên gặp gỡ tác giả Peter Townsend trong sách Mặt trái của công nghệ (Quế Chi dịch) để chiêm ngưỡng gương mặt của công nghệ khi mới thức dậy vào sáng sớm.
Bàn về mặt trái của công nghệ
Mỗi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống đều có hai mặt, đó là sự thật được chúng ta nhìn nhận khách quan. Tuy nhiên nếu sự vật, hiện tượng đó gắn với cảm xúc, lợi ích, sự ưa thích hay căm ghét thì nó chỉ còn lại duy nhất nhận định hoặc cực kì tốt, hoặc đặc biệt xấu. Công nghệ là trường hợp điển hình như vậy. Không thể phủ nhận công nghệ mang đến quyền năng kì diệu cho con người, giúp con người chinh phục thiên nhiên, khám phá bí mật của tạo hóa và cải tạo số phận theo ý muốn của chính mình. Công nghệ giúp cho chúng ta từ ăn ngon, mặc đẹp trở nên ăn sung, mặc sướng vì chỉ cần một cú “click” chuột, bạn sẽ có tất cả mọi sản phẩm và các nhà sản xuất thì rất nâng niu, chiều chuộng các nhu cầu ấy. Về đời sống tinh thần thì lại càng đa dạng hơn. Những “công dân mạng” cũng chính là những công dân toàn cầu đầy sinh động luôn trong trạng thái kết nối và cập nhật liên tục mọi hoạt động thú vị của mình trên các mạng xã hội. Thậm chí, trong tương lai gần, hoạt động khổ sở nhất là suy tư thì cũng sắp có công cụ làm thay: Trí thông minh nhân tạo (AI).
Khung cảnh huy hoàng về công nghệ có thể đã che phủ được vài góc khuất của nó. Tuy nhiên, việc che đậy sự thật không có nghĩa là đủ để sự thật đó biến mất. Hãy nhìn nhận vấn đề ở vị trí khác, thay vì là đối tượng hưởng thụ sự tiến bộ của công nghệ mà là nạn nhân của những tiến bộ đó, bạn đọc sẽ có góc nhìn đã dạng hơn. Tư duy càng cởi mở, chúng ta sẽ càng khách quan tiếp nhận cùng lúc cả tin tốt lẫn tin xấu. Đôi khi việc kịp thời nhận được những tin xấu cũng là tin tốt.
Năng lượng ngưng trệ
Đa số chúng ta cho rằng thiếu wifi là thảm họa, nhưng trên thực tế, mất điện mới là vấn đề thực sự. Điện năng được cung cấp ổn định khiến cho các hoạt động trên toàn thế giới được diễn ra trôi chảy thế nhưng sự phát triển của các mạng lưới điện với nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao tiềm ẩn rủi ro mang tính dây truyền. Để tạo ra nguồn năng lượng lớn hơn, mạng lưới điện ngày càng được nâng cấp để hỗ trợ cho nhau mạnh mẽ hơn. Tức là chúng sẽ cùng hoạt động hoặc cùng dừng lại do các sự cố từ thiên nhiên hoặc tác động của con người. Để khắc phục nhanh chóng những sự cố này đòi hỏi nhiều tiền bạc, công sức. Thiệt hại không chỉ tác động đến ngành điện mà còn tác động đến hàng loạt các ngành nghề khác nhau trong xã hội buộc phải dựa vào điện năng để tồn tại, ví dụ như thương mại điện tử, chế biến bảo quản thực phẩm hay thông tin liên lạc.
Một cú sét đánh tại một trạm điện nhỏ ở Brazil năm 1999 đã gây ra phản ứng liên hoàn, tổn hại 70% mạng lưới điện cả nước và ảnh hưởng đến 97 triệu người dân. Brazil đã phải chịu nhiều đợt mất điện trên diện rộng khác vào năm 2009, 2011 và 2013.
Trên đây chỉ là một ví dụ minh họa rất nhỏ về tỷ lệ thuận giữa thiệt hại và quy mô. Như vậy cơ sở càng hiện đại thì lại càng gây ra tác hại to lớn và ảnh hưởng đến những đối tượng phụ thuộc vào nó càng nhiều hơn. Sang đến nguồn năng lượng khác lâu đời hơn: năng lượng mặt trời, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề mà trước đây ít gặp phải do các cơn bão điện từ.
Hoạt động bề mặt của mặt trời phát ra các lưỡi vật chất bị ion hóa và những đợt giải phóng lớn lượng vật chất được gọi là các cơn phun trào cực quang (coronal mass ejection).
Thay vì phá hủy nhưng thiết bị điện đơn giản nằm rải rác ở nhiều nơi thì chúng sẽ có cơ hội ảnh hưởng trực tiếp đến những thiết bị công nghệ thiết thân hàng ngày như máy tính, điện thoại và kết nối mạng. Chưa kể đến hệ thống vệ tinh chằng chịt ngoài không gian phụ trách kết nối và định vị trên toàn cầu. Dù được bảo vệ bởi rất nhiều tính toán chính xác cũng như các phương án dự phòng thì chúng cũng không hề an toàn tuyệt đối trước các cơn bão điện từ.
Trục trặc ở vệ tinh hoặc các trung tâm kiểm soát không lưu không chỉ tạo ra nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng cho các hành khách trên máy bay, mà còn có tác động gián tiếp về tài chính vì mỗi năm ngành công nghiệp truyền tín hiệu vệ tinh đáng giá khoảng một tỷ đô-la.
Bên cạnh đó sự va chạm ngẫu nhiên giữa các vệ tinh quân sự còn tiềm ẩn các nguy cơ về mặt chính trị bởi sẽ có sự hoài nghi giữa việc các vệ tinh này ngẫu nhiên hư hỏng hay đang bị tấn công bởi các quốc gia khác. Cộng thêm các thiết bị điện tử lúc nào cũng theo sát chúng ta thì việc định vị và lập một biểu đồ về thói quen sinh hoạt hằng ngày của một ai đó qua GPS cũng không phải là điều bất khả thi. Thậm chí ngay cả khi một vệ tinh đã không còn hoạt động nữa cũng đe dọa đến chúng ta bởi những khối kim loại ngàn tấn này lúc nào cũng có thể tạo ra những cơn bão mảnh vụn với vận tốc tương tự như được bắn ra từ một khẩu súng trường.
Danh sách màu xám
Bản danh sách này được thiết kế bởi những thứ đóng hộp, thói quen ăn uống thiếu điều độ, sự chỉnh sửa cơ thể hay những đơn thuốc dài lê thê. Công nghệ đã trở thành phép thuật đáp ứng tất cả các nhu cầu của con người và con người thì hoàn toàn tin tưởng ở điều đó.
Thứ nhất, dựa vào công nghệ, con người đã có thể chỉnh sửa cơ thể.
Để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, các thẩm mỹ viện làm đẹp ra đời cùng với đó là các loại mỹ phẩm- nếu gọi đó là hóa chất làm đẹp thì cũng không có gì quá đáng (dù quảng cáo luôn ca ngợi thành phần tự nhiên được in trên bao bì sản phẩm). Việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào việc thay đổi cơ thể vốn trước đây được coi như bản thảo của thượng đế trở mà nay thành tiểu thuyết giải trí đã không còn xa lạ. Để quyến rũ hơn, con người sẵn sàng tiêu thụ rất nhiều loại hóa chất mà không bận tâm đến hậu quả lâu dài. Chỉnh sửa gương mặt hay làm cho đôi chỗ phồng lên hoặc xẹp xuống khiến cho con người cảm thấy khả năng của mình to lớn hơn. Cái đẹp cũng vì thể được tiêu chuẩn hóa theo màu xám: sự giống nhau của những gương mặt được tạo ra từ cùng một quan niệm vẻ đẹp hình thể.
Thứ hai, dựa vào công nghệ, việc ăn uống trở nên “bốc lửa”.
Luôn có thứ gì đó để ăn dù ở bất cứ nơi đâu, bất kể thời điểm nào trong ngày, nếu bạn thèm, chỉ cần đặt hàng là có. Dường như câu nói cửa miệng của cha ông “cơm có bữa, chợ có chiều” đã trở nên thật vô nghĩa. Hình ảnh các món ăn được chỉnh sửa đẹp mắt tràn ngập trên Internet. Ăn uống không bị giới hạn kết hợp với bản tính ham thưởng thức những vị béo bùi, chua ngọt hay hàng loạt các đồ ăn vặt, ăn nhanh khác khiến cho con người trở thành những thực khách dũng mãnh. Cùng với sự tiến bộ của công nghệ, có thể thấy không ít người đang dần thay đổi bản năng từ ăn vì đói sang ăn vì thèm. Trong văn hóa phương Đông thuật dưỡng sinh từng khuyên con người ta nên hạn chế các món ăn qua khói, lửa bởi chúng không tốt cho sức khỏe. Thế nhưng bằng sức mạnh của truyền thông, thực đơn kèm những món ăn “bốc lửa” (thức ăn chế biến bằng cách tẩm ướp gia vị rồi quay, chiên, rán) xuất hiện ngày càng nhiều và dần trở thành món ăn khoái khẩu của đa số khách hàng, đặc biệt là trẻ em- thế hệ tương lai.
Ăn là một trong tứ khoái nhưng với nhiều người nó đã trở thành một chứng nghiện ngập khiến cho sức khỏe suy giảm.
Thói quen ăn uống lệch lạc khiến cho sức khỏe con người yếu đi từng ngày bởi lượng thực phẩm tiêu thụ nhiều hơn song hàm lượng chất dinh dưỡng lại kém đi dễ dẫn đến chứng thừa cân, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim mạch.
Cũng lúc đó, những chiếc hộp thực phẩm ấm nóng, tỏa ra làn khói xám thơm phức kèm theo đủ loại nước sốt vẫn đang ngược xuôi trên các tuyến đường trong đêm tối theo đơn đặt hàng qua mạng.
Thứ ba, chúng ta biết rất nhiều thứ nhưng quên cách tự chăm sóc chính mình.
Công nghệ cho chúng ta cuộc sống tiện nghi và không kèm theo cam kết tận hưởng tiện nghi có chừng mực. Bởi vậy nên khi chiếc điện thoại hoặc máy tính bảng hết pin, người dùng vẫn có thể vừa dùng, vừa sạc và tiếp tục công việc mình đang làm dở hoặc thú vui mình đang quan tâm. Thời gian đó có thể kéo dài đến hết đêm. Khi ngủ, chưa chắc những thiết bị đó đã nằm ngoài tầm với của chúng ta (mặc dù khoa học đã chứng minh bước sóng phát ra từ đó không có lợi đối với hệ thần kinh). Khi gặp phải biến cố nho nhỏ nào đó về sức khỏe, thay vì xin lời khuyên từ con người cụ thể, chúng ta tìm đọc một vài chỉ dẫn trên mạng và tự làm theo. Thông thường những chỉ dẫn này sẽ đi đến kết thúc bạn không cần phải thay đổi lối sống của mình, chỉ cần sử dụng một sản phẩm nào đó thì sẽ đạt được kết quả như mong muốn. Ngoài phần hướng dẫn thanh toán hiển thị nhấp nháy vui mắt trên màn hình là thật ra thì những thông tin khác đều cần phải kiểm chứng thêm trước khi chúng ta quyết định lôi chiếc điện thoại màu xám ra để đặt hàng.
Thứ tư, thuốc đắng “rã họng”
Khi buộc phải uống một thứ thuốc nào đó, chúng ta thường cảm thấy vô cùng lo lắng thế nhưng những thương hiệu sản xuất dược phẩm và các trình dược viên của họ còn lo lắng hơn chúng ta rất nhiều. Họ lo để làm sao trong đơn thuốc có sự góp mặt các loại thuốc do họ cung cấp, bởi các loại thuốc đó đều là công sức, trí tuệ được kết tinh lại bằng hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại vô cùng tiên tiến. Để được như vậy, các bác sĩ nên mát tay trong việc kê đơn. Những đơn thuốc vốn đã huyền bí lại thêm đôi dòng chữ múa trên giấy những nét kì ảo lại càng huyền bí hơn. Khi xách chiếc túi nhẹ tênh chứa vài chiếc hộp nhỏ có giá trị bằng cả tháng lương, người bệnh chỉ ao ước khi những vỉ thuốc màu xám kia trống rỗng cũng là lúc họ khỏi bệnh.
Nhìn chung, chúng ta đã sẵn sàng để bị lừa phỉnh, không chỉ vì các sản phẩm hoặc những kẻ rao hàng, mà còn vì chúng ta muốn tin vào một phương thuốc nhiệm màu dù bằng chứng hoặc trí khôn nhạy bén có bảo ta điều ngược lại. Những kẻ bán thuốc rong trên phố chợ ngày xưa chỉ đơn thuần chuyển ngạch sang các phương tiện truyền thông mới mẻ.
Thứ năm, dựa vào công nghệ chúng ta đã tự trao cho mình quyền sắp đặt lại thế giới tự nhiên.
Chỉ bởi, điều này là cách duy nhất để đáp ứng những nhu cầu vô hạn của nhân loại. Trật tự sẵn có trong tạo hóa là cách để mọi thứ được vận hành trơn tru và bền vững. Việc tự ý thay đổi trật tự đó thông qua việc nghiên cứu các công nghệ sinh học để làm thuốc diệt sâu bệnh hay thay đổi mã gen là hành động phiêu lưu bởi thường những kết quả đột phá sẽ đi kèm các tác dụng phụ vẫn còn đang trong quá trình tìm hiểu.
Để quản lý hiệu quả và đơn giản, rõ ràng là có ích khi trồng cấy cây trồng mà ta muốn trên những cánh đồng rộng lớn, hoặc chỉ chăn nuôi loài gia súc nào lợi nhất. Chính vì thế, chúng ta đã di chuyển và hủy diệt các loài động vật trước đây từng ở đó và thay thế bằng đồng ruộng và gia súc của ta. Một ví dụ kinh điển gần đây trong lịch sử cho thấy trong khoảng thời gian 50 năm ở Mỹ, chúng ta đã quét sạch khoảng 50 triệu con bò rừng.
Để làm ra những thứ con người cần, con người tự đặt mình vào vị trí trung tâm và gắng sức biến đổi các yếu tố tự nhiên sao cho có lợi nhất. Khi lặng lẽ bước đi trên những mảnh đất đã bị những lưỡi cày kim loại xám ngoét tàn phá, chúng ta sẽ nhận ra trời đang mưa và không có bóng cây nào che cho thân mình khỏi ướt.
Khoảng trống nhận thức
Ở khía cạnh khác, công nghệ còn ảnh hưởng đến liên kết xã hội và đời sống tinh thần của những cá nhân trong chính xã hội ấy. Sự nâng cấp liên tục các phần mềm khiến cho khoảng cách giữa những người trẻ tuổi so với những thế hệ trước đó ngày càng xa. Quan niệm sống, tính tình, sở thích của “cái tôi” được chú trọng hơn “cái ta”. Thời gian dành cho công nghệ càng dài thì khoảng cách với thực tại lại càng bị giãn. Nhiều bậc cha mẹ không hiểu nổi con cái họ đang nghĩ gì và tại sao lại có những hành động kì lạ như: thích để tóc dài, đeo khuyên hay xăm mình dù mới ở lứa tuổi vị thành niên. Nguyên nhân bắt nguồn từ chính thông tin được các em truy cập hàng ngày trên mạng Internet. Và các em không thể phân biệt được điều gì là có ích, điều gì là có hại. Trong khi đó, mỗi thành viên với những tài khoản mạng xã hội riêng lại tạo nên cho họ những thế giới riêng. Đó là cách mà thế giới ảo đã và đang dần thay thế cho thế giới thực kèm theo hệ lụy là địa chỉ của các trại cai nghiện facebook, trung tâm giáo dục đặc biệt, ngày càng được tìm kiếm nhiều hơn. Trẻ em đang sống với loạt nhân vật trong game và cư xử giống với những điều học được trên mạng hơn.
Được tiếp cận với các loại hình giải trí nhiều hơn có thực là giúp chúng ta thư giãn hiệu quả hơn và có lối sống nhân ái ? Câu trả lời là còn tùy vào các hình thức giải trí mà chúng ta lựa chọn. Lấy ví dụ như điện ảnh, các bộ phim về bi kịch hay thảm họa hoặc các siêu nhân được đặc biệt ưa chuộng. Một bộ phận không nhỏ khán giả xuất hiện khoái cảm khi thấy nhân vật chính phải giằng co sự sống giữa lũ zombie (sản phẩm tưởng tượng nửa người nửa ngợm) hay những cảnh đánh giết đầy bạo lực hoặc các thảm họa thiên nhiên dồn con người ta đến bước đường cùng (cho đến khi đạo diễn yêu cầu cắt cảnh).
Nếu thường xuyên xem những bộ phim như vậy, đời sống tinh thần của người xem có thể ổn định hay không, hẳn bạn đọc cũng đã rõ. Nói đến thảm họa, đa số muốn chọn việc an tâm thu mình sau màn ảnh để thưởng thức. Mặc dù đó là quy luật tâm lý bình thường nhưng nếu được củng cố thường xuyên, nó sẽ khiến chúng ta mất đi khả năng đồng cảm.
Việc định nghĩa cuộc sống của mình trên một màn hình máy tính hoặc màn hình điện thoại di động có nghĩa là chúng ta đang học đòi một thói xấu (hầu hết chúng ta đều thế), thói ấy hủy hoại sức khỏe của chúng ta. Mỏi mắt, không tập thể dục, và suốt ngày ru rú trong nhà, và kéo theo sau đó là thói quen ăn uống thất thường, tệ hại.
Thêm vào đó, độc giả sẽ thấy khá hài hước khi biết các game thủ thức xuyên đêm luôn sẵn sàng hồi phục sức khỏe bằng mỳ tôm trứng và nước tăng lực- những thứ khiến cho họ càng kiệt quệ hơn nữa về thể chất.
Mất đi khả năng chờ đợi
Công nghệ đang khiến chúng ta mất đi khả năng chờ đợi, bởi chúng được thiết kế để phục vụ chúng ta như những ông chủ nghiện sự phục vụ (bi hài ở chỗ là ông chủ bị chính các thiết bị của mình giật tê tê sau đó chết từ từ nên không hề nhận ra). Mọi cải tiến đều nhằm hướng đến tốc độ nhanh chóng hơn, song lại cho ra nhiều thành quả hơn, điều mà con người với tư cách là một bộ phận của tự nhiên, đã nghĩ ra để chế giễu lại tự nhiên. Không chỉ giới hạn trong lĩnh vực dữ liệu, con người đang dần mất kiễn nhẫn ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống do thói quen được nuông chiều. Ví dụ như sử dụng các loại thuốc tăng trưởng cho động vật, cây cối; gia tăng các hình thức lừa đảo qua mạng để kiếm tiền; dành nhiều thời gian chăm chút cho các hình ảnh ảo để thu hút sự quan tâm; thực hiện các chương trình giải trí không có nội dung hay thông điệp ý nghĩa chỉ để thu hút lượt xem v.v…
Khi mất đi khả năng chờ đợi mọi việc diễn ra thuận theo tự nhiên, con người đã tự tạo ra hệ sinh thái cho riêng mình và tự vẽ nên vài viễn cảnh tươi sáng dựa trên những dấu hiệu lẻ tẻ. Hệ sinh thái giống bộ đồ chơi Lego ấy có thể sụp đổ thành từng mảnh nhỏ bất kì lúc nào.
Thay cho lời kết
Thay vì kết thúc bằng một lưu ý thậm bi quan, tôi muốn nghĩ rằng chúng ta là loài thông mình và muốn được tồn tại. Công nhận sai lầm, thì ít nhất sẽ có hi vọng chúng ta nỗ lực sửa chữa sai lầm.
Trên đây là những dòng tác giả gửi gắm đến bạn đọc, còn tôi với vai trò là người review sách cũng muốn chia sẻ cùng các bạn chút suy ngẫm. Về bản chất, công nghệ vốn sinh ra là một công cụ để giúp chúng ta xứng đáng với trách nhiệm của con người- giống loài may mắn được tạo hóa tin tưởng giao cho trọng trách chăm lo đến đời sống của muôn loài, bảo vệ cho ngôi nhà chung là trái đất luôn khỏe mạnh, trong lành. Con người luôn có thể sai và việc chấp nhận cái sai đó để sửa chữa chính là cách chúng ta tiến hóa thực sự thay vì phụ thuộc vào sự tiến bộ của công nghệ. Kim loại thì cứng nhắc, lạnh lẽo còn trái tim của con người sinh ra vốn dĩ mềm mại và ấm áp.
Tiếc rằng do hiểu biết đối với lĩnh vực Vật lý thực nghiệm, Công nghệ sinh học còn hạn chế, nên tôi không thể đi sâu vào phân tích thêm những dữ kiện rất hay trong sách do tác giả Peter Townsend cung cấp. Vì vậy, mong độc giả tìm đọc sách Mặt trái của công nghệ để hiểu thêm nhiều dẫn chứng sinh động được viết bằng giọng văn hóm hỉnh, đậm chất con người dù trong hoàn cảnh bi quan cũng vẫn lạc quan mà tác giả nêu ra.
Mua sách Mặt Trái Của Công Nghệ ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Mặt Trái Của Công Nghệ” khoảng 136.000đ đến 137.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Mặt Trái Của Công Nghệ Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Mặt Trái Của Công Nghệ Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Mặt Trái Của Công Nghệ Fahasa” tại đây
Đọc sách Mặt Trái Của Công Nghệ ebook pdf
Để download “sách Mặt Trái Của Công Nghệ pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Để Đời Xanh Mát, Hãy Đắp Vun Chiếc Bát Ngôn Từ
- Mật Mã Tài Năng
- Thoát Bệnh Hiểm Nghèo Bằng Nhịn Ăn Thực Dưỡng
- Binh Pháp Cưa Trai
- Mình Có Thể Làm Nghề Gì – Để Giúp Đỡ Cộng Đồng?
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free
tôi rất mong có ebook cuốn Mặt trái của công nghệ để tìm hiểu thêm