Cái Bẫy Của Cơn Giận

Giới thiệu sách Cái Bẫy Của Cơn Giận – Tác giả TS Les Carter

Cái Bẫy Của Cơn Giận

Tiến sĩ Les Carter là một chuyên gia rất được tín nhiệm về các chủ đề giải quyết chuyện xung khắc, liên quan đến cảm xúc và tình trạng tâm thần. Ông đã viết cuốn sách này nhằm trình bày cách làm thế nào để vượt qua cơn giận mang ý nghĩa tiêu cực và cải thiện các mối quan hệ. Với sự khôn ngoan từng trải, bằng tình thần hòa nhã và sự nghiên cứu tâm lý vững chắc, tiến sĩ Carter hướng dẫn bạn tạo cho chính bạn, cho gia đình và đồng nghiệp của bạn cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Cái bẫy của cơn giận là một cuốn sách được soạn thảo rất xuất sắc, mang đến những sự hiểu biết thấu đáo các nhân tố có thể vây hãm các cá nhân vào trong những kiểu thất vọng không mong muốn…

Người hay tức giận là người dễ bị tổn thương, lại dễ làm hỏng việc… Cơn giận trở thành cái bẫy giữ chặt họ, giam hãm họ vào bên trong cuộc đời khổ sở…”

Cái bẫy của cơn giận là cuốn sách hướng dẫn cách làm thế nào để vượt qua cơn giận mang ý nghĩa tiêu cực và cải thiện các mối quan hệ. Với sự khôn ngoan từng trải, bằng tinh thần hòa nhã và sự nghiên cứu tâm lý vững chắc, tiến sĩ Carter sẽ hướng dẫn bạn tạo cho chính mình, cho gia đình và đồng nghiệp của bạn cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Nhận định

“Cái Bẫy Của Cơn Giận là một cuốn sách được soạn thảo rất xuất sắc, mang đến sự hiểu biết thấu đáo về các nhân tố có thể vây hãm các cá nhân vào trong những kiểu thất vọng không mong muốn. Với sự am hiểu hết sức rộng rãi của tác giả và việc dùng các thí dụ minh họa cho từng trường hợp, Les Carter cẩn thận giải thích cách bạn có thể thay đổi lối suy nghĩ của mình như thế nào, cách nói năng của bạn và thái độ của bạn khi tự giải thoát khỏi sự tác hại của cơn giận trước khi nó trở nên tồi tệ.”

(Tiến sĩ Y khoa Frank Minirth)

“Les Carter đã gom những năm tháng kinh qua việc tư vấn những người bị vướng vào cái bẫy của cơn giận thành một cuốn sách mà tôi tin sẽ có ích cho nhiều bạn đọc. Cái Bẫy Của Cơn Giận mang đến những thông tin tươi sáng và sự hiểu biết có thể dẫn tới tình trạng khôi phục và hòa hợp.”

(Zig Ziglar, tác giả và diễn giả về tâm lý – xã hội)

“Bạn có từng nhìn vào gương và nói “Tôi không thích những gì tôi nhìn thấy?” Đây là cuốn sách phản ảnh một sỗ điều ảo tưởng mà chúng ta “tưởng thật” và cho chúng ta thấy cách làm thế nào để biến chúng thành những điều đúng đắn thực sự.”

(June Hunt, người dẫn chương trình radio Hope for the Heart – Niềm hy vọng cho tâm hồn) 

Cái Bẫy Của Cơn Giận
Cái Bẫy Của Cơn Giận

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Cái Bẫy Của Cơn Giận
  • Mã hàng 8932000121640
  • Tên Nhà Cung Cấp Cty Bán Lẻ Phương Nam
  • Tác giả: TS Les Carter
  • NXB Văn Hóa – Văn Nghệ
  • Trọng lượng: (gr) 460
  • Kích thước: 13 x 19
  • Số trang: 460
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Cái Bẫy Của Cơn Giận

Đánh giá Sách Cái Bẫy Của Cơn Giận
Đánh giá Sách Cái Bẫy Của Cơn Giận

1 Đây là một cuốn sách tuyệt vời cho những người Nóng tính khó kiểm soát được bản thân khi nóng giận. Thật tuyệt vời khi mua một cuốn sách như thế này! Tôi rất hài lòng bao gồm: giao hàng nhanh, giao hàng miễn phí, người giao hàng thân thiện!

2 Đây là một cuốn sách hay và xứng tầm với lối viết sâu sắc của một chuyên gia tâm lý. Tác giả như chạm đến nỗi lòng sâu kín bên trong của người đọc, giải thích cặn kẽ nguyên nhân của cơn giận, phân tích bài bản về các cách phản ứng của cơn giận. Từ việc phân tích tâm lý của người hay nổi giận đang đối diện những vấn đề rắc rối trong cuộc sống, tác giả đã đưa ra giải pháp cho những bệnh nhân của mình có thể thoát khỏi tình trạng căng thẳng của bản thân.

3 Tôi tìm thấy mình trong cuốn sách… Đúng là một chuyên gia tâm lý tầm cỡ. Cuốn sách đã giúp cho tôi thấy bình tĩnh hơn khi đối diện với sự việc bằng cách suy xét sự việc theo một góc độ khác…tuy rằng không chắc bản tính nóng giận có trút bỏ được hay không…nhưng giờ mỗi khi cảm thấy tức tối tăng dần lên… tôi lại chặn dần nó lại bằng cách lầm bầm: mình đã đọc Cái bẫy của cơn giận…Đây sẽ là cuốn sách gối đầu giường của tôi trong thời gian dài tới đây… Sách hay…sách hay.

4 Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta ít nhiều nhận thấy bản thân mình trong cuốn sách này. Nếu bạn cảm thấy mình là một người rất dễ nổi nóng ,cau có thì ”Cái Bẫy Của Cơn Giận” chắc chắn sẽ là quyển sách có ích dành cho bạn đấy : ) .”Cái Bẫy Của Cơn Giận” là một cuốn sách tâm lí giúp người đọc học cách kiềm chế bản thân trước cơn giận dữ .Riêng mình thấy nhận ra để dần khắc phục những yếu điểm của bản thân, để biết kiểm soát những cơn nóng giận hiệu quả.Mình thấy đây là cuốn sách hay ,các bạn nên mua và đọc.

5 Tôi là con người thiên về hành động, não hoạt động sau cái miệng và tay chân. Tôi thường rất dễ xúc động, cơn giận của tôi có thể bộc phát bất cứ thời điểm nào. Vì vậy, những đầu sách như “Cái bẫy của cơn giận” rất thích hợp với mình cũng như nhiều cá nhân khác có cùng hoàn cảnh. Về phần nội dung sách, mặc dù chưa được đọc qua nhưng tôi nghĩ rằng, với kinh nghiệm lâu năm của mình, TS Les Carter sẽ cho ta nìn thấy những khía cạnh đúng đắn nhất, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn hảo giúp cho cuộc sống của ta sẽ ít gặp bất trắc hơn bởi những cơn giận dữ vô ý thức kia.

Review sách Cái Bẫy Của Cơn Giận

Đọc thử sách

Phần 1. Tìm hiểu bản chất của cơn giận

Qua những năm tôi tư vấn cho hàng trăm người muốn hiểu ý nghĩa về cơn giận của họ, tôi biết được một điều là luôn có điều gì đó nuôi dưỡng cơn giận hơn cái người ta thấy biểu hiện ở bên ngoài. Người tức giận, vẻ bề ngoài có thể như mạnh mẽ, quyết tâm hoặc bất di bất dịch, nhưng chắc chắn là bên dưới cái vẻ bề ngoài đó là nỗi lo sợ, sự đơn độc và áy náy lẫn đau đớn. Đặc biệt là bị đau khổ. Dù họ có thừa nhận hay không, người tức giận là người đã bị tổn thương và phần nào họ đã tin rằng họ có thể giải quyết sự đau khổ của riêng mình bằng cách làm cho người khác cũng phải chịu tổn thương. Lý lẽ của họ thường là thiếu sự nhận thức đến nơi đến chốn; tuy vậy, mỗi khi cơn giận bộc lộ không đúng lúc, nó là sự phản ảnh của vết thương sâu xa đang mong được chữa lành.

Khi tôi làm việc với các cá nhân đang cố gắng vượt qua những ảnh hưởng tai hại của cơn giận, tôi nhận thấy rằng họ vẫn bị vướng vào trong cơn giận của họ nếu họ không biết cách nhìn sâu vào bên trong tâm hồn để tìm ra các nhân tố thúc đẩy cơn giận. Đúng vậy, nếu bạn cần biết được những điều đó thì họ cũng sẽ cần biết được các phương pháp được cho là biện pháp tiến bộ để đối phó với tâm trạng bực tức, và họ có thể biết chắc là cần phải phân biệt được sự khác nhau giữa trạng thái tức giận có ảnh hưởng tích cực và tức giận không lành mạnh. Tuy vậy, họ cần nhận ra rằng chỉ cố gắng chỉnh đốn cách biểu lộ cơn giận mà không đào sâu vào các vấn đề gây ra đau khổ thì có cố gắng lắm cũng chỉ đem lại sự thay đổi hời hợt bên ngoài.

Để thoát khỏi cái bẫy của cơn giận, những người này cần nhận ra tiếng khóc đằng sau cơn giận.

Sự tức giận hiện rõ trên khuôn mặt Julie khi cô ngồi trong văn phòng của tôi cùng với người chồng là Steve. “Chúng tôi đã lấy nhau được sáu năm”, cô ấy giải thích: “Và suốt thời gian đó tôi khó mà có được giây phút bình yên. Khi chúng tôi còn hẹn hò với nhau thì Steve là một người đàn ông hào hoa phong nhã. Thật ra, anh ấy quá tử tế đối với tôi và các con riêng của tôi, hầu như quá tốt đến nỗi không sao tưởng nổi. Thế rồi, trong tháng đầu tiên sau khi cưới, tôi mới nhận thấy được điều tốt đẹp trong quá khứ không phải như vậy. Anh chàng này có một tính tình chẳng giống ai mà tôi từng quen biết”. Mặt Julie ửng đỏ lên và mắt ngấn lệ khi cô cố giữ bình tĩnh.

“Trong vài tháng đầu sau khi cưới, tôi biết được anh ta bộc lộ trong cách sống về rất nhiều điều anh ta cho làm và cấm không cho làm. Điều gì anh ta cũng có nguyên tắc và nếu như tôi hay một trong các đứa con tôi vi phạm một nguyên tắc thì cơn giận của anh ta sẽ ào ào bộc phát”. Julie tiếp tục giải thích là Steve có thể dễ dàng chửi rủa cô, gọi cô bằng những tên thô tục và điên cuồng buộc tội cô. Đôi lúc anh ta đóng sầm cửa, quăng ném đồ dùng hoặc đấm vào tường. Khi đang lái xe, anh ta thường chạy sát đuôi những xe mà tài xế chạy quá chậm và anh ta thường đưa ra những lời phê bình thô tục, mặc dù điều đó hoàn toàn chẳng khiến cho xe cộ di chuyển êm xuôi hơn. Là người thầu cung cấp ống nước, Steve chưa hề bị đuổi việc, nhưng sở dĩ như vậy vì anh ta làm chủ công ty ấy. Nhiều năm qua, anh ta đã đuổi việc hết nhân viên này đến nhân viên khác vì tính khí anh ta quá thất thường và hung hăng. Cơn giận dường như là đặc điểm nổi bật ở tính cách của anh ta.

Khi tôi hỏi Steve, anh nghĩ gì về những điều mà Julie kể lại, anh ta nhe răng cười và nhún vai: “Tôi biết nói gì đây? Cô ấy nói đúng, tôi nóng tính. Nhưng này, hầu hết mọi người không vậy sao? Tôi chẳng đánh đập hay có hành động vũ phu nào. Lẽ ra tôi phải chịu nhịn để cho cảm thấy thoải mái, nhưng tôi đâu phải là một thứ tội phạm nào”.

Với kiểu trả lời như thế, Julie đành thở dài: “Anh ta không thể thay đổi và tôi không biết anh ta rồi sẽ có thay đổi được không! Cơn giận của anh ta đang làm cho tôi không còn hơi sức đâu để vui sống và tôi không còn có thể chịu đựng điều đó mãi được. Nếu anh ta không biết giữ gìn, anh ta sẽ vướng phải vụ ly dị thứ ba vì tôi sẽ không tiếp tục chịu đựng nữa, cũng giống như hai bà vợ trước đây của anh ta vậy”.

Trong phòng tư vấn của tôi, tôi đã gặp những người giống như Steve, họ dường như tìm cách đáp trả cơn giận vào một người bạn cũ mà người ấy thực sự đã không tốt với họ. Dù có nhiều kinh nghiệm đau thương, nhưng họ vẫn cứ tiếp tục theo kiểu giận dữ như trước vì họ không biết cách nào khác để phản ứng lại khi cuộc sống xã hội của họ có vấn đề. Các thành viên gia đình và bạn bè có thể yêu cầu họ thay đổi cung cách đối xử, nhưng không đem lại ích lợi gì. Ngay cả ngay sau khi đã xin lỗi và hứa sẽ cải thiện, vẫn có thể đoán được là trạng thái giận dữ tai hại ấy sẽ quay trở lại. Có vẻ như phi lý, nhưng dường như đối với những người hay giận dữ thì cơn giận chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục làm cho họ có những cảm xúc không hay. Tất nhiên họ đã không cam kết có được sự thay đổi nào tốt hơn.

Những người dễ có phản ứng giận dữ như Steve dường như bị những sự thôi thúc về cảm xúc của họ đẩy đưa. Dù họ có thể cởi mở thừa nhận cơn giận của họ đem lại rất ít kết quả tích cực, nhưng họ vẫn tiếp tục vướng vào cái vòng luẩn quẩn vô ích, như thể bị nó cuốn hút rất mạnh. Cơn giận vô ích này trở thành cái bẫy giữ chặt họ giam hãm họ vào bên trong cuộc đời khổ sở.

Chúng ta công nhận là không ai hoàn toàn tránh được cơn giận. Dù chúng ta có muốn điều đó hay không thì nó vẫn là một phần trong trải nghiệm của cuộc đời mình, nó tồn tại tự nhiên với mỗi cá nhân. Đôi lúc chúng ta kiềm chế khả năng cơn giận diễn ra chẳng được bao nhiêu; nó có thể xuất hiện hoàn toàn bất ngờ. Có những lúc cơn giận có thể bị nổ ra do một tổn thương tức thì hoặc một tâm trạng thất vọng, còn những lúc khác do ký ức của một trải nghiệm trong quá khứ gây ra. Khi tôi tư vấn cho những người hay tức giận, không phải trải nghiệm của cơn giận làm tôi quan tâm; thay vào đó tôi tập trung chủ yếu vào những cảm xúc nào làm họ không kiềm chế được và tại sao cơn giận có thể quá dễ để xảy ra một cách vô ích.

Khi tôi tiếp tục nói chuyện với Steve về cơn giận của anh ta, tôi nhận thấy vấn đề sau đã dày vò anh ta trong phần lớn cuộc sống. Chính cha của Steve cũng đã sống trong tình trạng mắc phải cái bẫy của cơn giận. Dễ bị kích động, cha anh nổi tiếng là có những cơn giận hung bạo dường như xảy đến thật vô cớ. Steve nhớ lại: “Tôi nhớ khi còn là một học sinh tiểu học, lúc tôi và em tôi cãi nhau ở ghế sau xe của gia đình khi chúng tôi đang đi nghỉ. Chẳng nói chẳng rằng, cha tôi lái xe lên vệ đường, rồi ông đi lại mở cửa xe. Ông kéo mạnh cửa xe, lôi tôi ra khỏi xe, rồi đánh thật mạnh vào mông tôi. Em trai của tôi bắt đầu gào khóc và mẹ tôi quát lại bố tôi vì ông đánh đến bầm dập, nhưng chẳng làm cho ông có gì phải bối rối. Ông lại đẩy tôi vào xe hơi và vẫn không hề nói một lời, chúng tôi tiếp tục đi”. Cha của anh ta là kiểu người như thế. “Ông ta keo kiệt và lạnh lùng. Bắt đầu tôi không sao đếm xuể được bao nhiêu lần ông ta nổi giận như vậy đối với tôi hoặc em trai tôi”.

Tôi hỏi dò: “Lối đối xử ác nghiệt như vậy đã ảnh hưởng đến anh ra sao?”

Vẫn cố tỏ ra bình thản, Steve nhún vai nói: “Tôi không thích thái độ đó, nhưng tôi cũng đã quen với điều đó. Nó đã đến mức không còn làm cho tôi bực mình được nữa”.

Tôi không đồng ý với lời nói ấy một chút nào. Việc hứng chịu lối đối xử ngược đãi như vậy đã làm Steve phải lo lắng và nó đóng một vai trò quan trọng trong sự ngày càng bộc lộ rõ cơn giận của chính anh ta khi trưởng thành. Trong suốt tuổi niên thiếu của anh, rồi qua lứa tuổi 20, 30 và bây giờ là ngoài 40, cơn giận của Steve bộc phát theo kiểu gần như không sao chặn đứng được. Cơn giận đó không phải là không có nguồn gốc. Nó có gốc rễ rất sâu xa gắn chặt với sự đau khổ mà anh ta không bao giờ giải quyết được khi còn bé, đã từng sống trong nỗi sợ hãi vì cơn giận của cha mình. Để anh ta có thể cải thiện được việc kiềm chế các cảm xúc hiện nay của mình, anh ta sẽ cần phải sẵn sàng tiếp thu những ý kiến hiểu biết sâu sắc và sự chỉnh đốn. Mặc cho anh ta phản đối, tôi nhận thấy Steve là một người đàn ông bị tổn thương nặng nề và mức độ bộc phát cơn giận hiện nay của anh ta là dấu hiệu rõ ràng cho thấy anh ta không bao lâu sẽ chịu bó tay chấp nhận sự đau khổ của mình.

Mục đích của cơn giận

Khi tôi nghe những câu chuyện của những người hay tức giận và những người sống với họ, tôi biết rằng những điều đã trải qua khiến gây ra cơn giận rất khác nhau. Thí dụ: cơn giận có thể phát sinh nếu một thành viên gia đình nói với giọng không thích hợp. Nó bộc lộ khi một người cùng làm việc không tạo ra được các kết quả như ý. Cơn giận phải trải qua khi giao thông không thuận lợi, khi những người khác hay cãi lý, khi đầy các hóa đơn phải thanh toán, khi con chó cứ thích chui vào nhà, khi bị người nào thất hứa, khi bị người khác phê bình, khi một đứa trẻ không chịu để ý hay khi người ta cảm thấy bị phớt lờ.

Trong hầu hết các trường hợp đó đều gây ra cơn giận, cảm xúc ấy có thể bị chi phối một cách rất khó chịu, thường bằng thái độ lăng mạ, khinh thường hay vô cảm. Ở vào trường hợp như thế, nhiều người sẽ kết luận rằng cơn giận không có tác động tích cực. Dường như đó là phản ứng của người có đầu óc nhỏ nhen hay ít quan tâm đến những người khiêu khích phản ứng ấy.

Tuy vậy cơn giận không phải là một cảm xúc hời hợt và chúng ta không đơn giản loại bỏ nó như là chuyện không may. Mặc dù chắc chắn nó có thể được xem như là một thái độ không lành mạnh hoặc không ổn định, nhưng không phải lúc nào cảm thấy tức giận cũng là sai. Thực chất của cơn giận là tiếng kêu để được tôn trọng. Mặc dù những người tức giận có thể không nói đúng những lời này, cảm xúc của họ có thể bộc lộ những ý tưởng như sau:

  • “Bạn cần hiểu rằng tôi cũng quan trọng”.
  • “Tôi muốn được coi trọng”.
  • “Tôi chán nản vì cảm thấy như thể cuộc đời là một cuộc đấu tranh lâu dài”.
  • “Tôi đáng được đối xử tốt hơn những gì tôi hiện đang nhận được”.
  • “Tôi sẽ không bỏ qua cho anh vì đối xử tệ bạc với tôi”.
  • “Những ý kiến của tôi cũng tốt như của bất cứ ai. Hãy chú ý đến tôi!”
  • “Đừng coi thường tôi. Đó là xúc phạm”.

Khi người ta tức giận, đó là một phản ứng đối lại với sự đe dọa hay sự khinh thường cảm nhận được. Cơn giận chạm đến ước muốn cơ bản là bản năng tự vệ. Thật ra, cơn giận có thể được định nghĩa là bản năng tự vệ. Đặc biệt là người tức giận muốn bảo vệ giá trị cá nhân, các nhu cầu đã nhận biết và những sự tin tưởng chân thành. Người tức giận muốn cảm thấy rằng họ có ý nghĩa, họ phải chịu đau khổ khi họ cho là những người khác sẽ không chịu hay không thể gọi họ theo cách nhấn mạnh đến ý nghĩa cá nhân họ.

Tuy nhiên, người tức giận thường chẳng làm cho mình được sự thuận lợi gì vì những lời nói chính đáng về bản năng tự vệ có thể được bày tỏ quá gay gắt đến nỗi người nghe những lời ấy chẳng thấy gì tốt đẹp. Thí dụ: Steve mô tả cho tôi biết cơn giận của anh ta có thể bị nổ ra bởi tính hay quên của Julie. Có thể cô ấy nói với anh ta là mình sẽ đến tiệm giặt hấp lấy áo cho anh, nhưng cuối ngày khi anh hỏi cô về những cái áo ấy thì anh ta lại nghe được: “Ồ, em quên mất rồi”. Cũng thế, anh ta nhờ cô ấy mua một vật cụ thể nào đó khi cô ấy đi mua thực phẩm và cô có thể dễ dàng chọn mua một số thứ, nhưng cô lại quên ngay thứ anh ta nhờ mua. Steve giải thích cho tôi: “Trong cuộc sống hôn nhân của chúng tôi, cô ấy đã quên quá nhiều lần đến nỗi tôi không còn có thể chịu đựng được nữa. Khi nào thì cô ấy mới nảy ra được ý nghĩ mình cần phải tỏ ra là người có thể tin tưởng được?”

Vậy Steve cảm thấy tức giận có sai không? Không hẳn là thế. Thực ra, đối với anh ta nói thẳng thắn với Julie về tính hay quên của cô là biết điều. Tuy vậy, thay vì nói ra những điều lên án của mình một cách xây dựng thì kiểu diễn đạt của Steve lại giống như phóng hỏa tiễn. Anh ta thường quát lên: “Xử sự như vậy em coi được sao?” “Tại sao em không thể giúp tôi một việc cỏn con như thế?” Dĩ nhiên là Julie không bao giờ hứng chịu cơn giận như thế một cách vui vẻ, nghĩa là phần diễn tả lời nói chính đáng của anh ta sẽ hoàn toàn mất hết.

Những người như Steve có thể học cách bày tỏ cơn giận một cách xây dựng. Thí dụ: Các yêu cầu về cách đối xử thích hợp có thể được đưa ra mà không cần biến yêu cầu ấy thành cơ hội có thể bị xem thường hay bị đe dọa. Có thể đặt ra các giới hạn hay điều quy định ngay cả là người xúc phạm cũng được đối xử đúng mực. Trải nghiệm về cơn giận không những không được trở thành một điểm khởi đầu thúc đẩy cho lối đối xử tệ bạc, mà nó thực sự có thể thúc đẩy người kia ủng hộ các nhu cầu và những sự tin tưởng bằng thái độ tích cực.

Tuy nhiên, những người bị vướng vào cái bẫy của cơn giận đã không biết cách giải quyết cơn giận một cách xây dựng. Bị trói buộc bởi sự bất an, cái tôi dễ bị tổn thương, nỗi nhục hay sự nghi ngờ, cơn giận của họ quá thô thiển đến nỗi nó có thể bộc lộ trong các tình huống thực sự không cần phải tức giận và nó thường bộc lộ bằng thái độ làm mất hết khả năng có thể để phát triển mối quan hệ hoặc hàn gắn lại.

Vấn đề sâu xa hơn

Khi những người như Steve cố gắng hiểu ra được cơn giận của họ, thì họ bị lôi cuốn chỉ tập trung vào sự kiện trước mắt gây ra cảm xúc đó. Thí dụ: Steve có thể đổ lỗi cho Julie về cơn giận của mình bằng cách nói: “Nếu em có trách nhiệm hơn thì anh sẽ chẳng cảm thấy căng thẳng như vậy”. Hay có lẽ anh ta nói: “Anh phải phản ứng thế nào khác hơn khi một trong những đứa con nói với anh bằng một giọng hỗn xược đó?” Không phải anh ta sai hoàn toàn khi liên kết cơn giận với tình huống ngay tức thì đó, nhưng khi làm vậy, anh ta dễ dàng bỏ qua vấn đề sâu xa hơn.

Người hay tức giận là người dễ bị tổn thương, lại dễ làm hỏng việc. Trong hầu hết các trường hợp, họ mang trong mình nỗi nhục phải chịu không giải quyết đã nhiều năm, thậm chí nhiều thập niên. Thí dụ: Dù cơn giận có thể có vẻ như là một phản ứng lại với sự thiếu hợp tác hiện thời của một người nào đó, nó cũng là một cách phản ứng có thể bắt nguồn từ nỗi đau khổ và sự từ chối trong các mối quan hệ quan trọng đã phải chịu trong nhiều năm. Dù cho hầu hết những người hay tức giận không thể hiện ra bằng những lời này, nhưng họ đã kết luận rằng thế giới là một nơi thù địch, thường không thân thiện mà con người không thể tin tưởng hoàn toàn. Cảm nhận này hầu hết thường được hình thành trong tuổi niên thiếu và lớn dần theo trong những năm tháng trưởng thành.

Trong nhiều năm, tôi đã gặp hàng trăm người tham gia những buổi hội thảo về cơn giận do tôi tổ chức. Khi chúng tôi tìm hiểu các nguyên nhân gây ra cơn giận và những lựa chọn để kiềm chế nó, tôi cố gắng đặt thói quen của họ vào một cái nhìn rộng hơn. Tôi hỏi: “Bao nhiêu người trong số các bạn lớn lên có ít nhất cha hoặc mẹ có các vấn đề liên quan đến cơn giận?” Gần 100% những người tham dự buổi hội thảo đều giơ tay. Lúc đó, tôi nhấn mạnh là cơn giận ở giai đoạn hiện nay của họ chính là sự nối tiếp của sự đau khổ mà họ đã trải qua trong cuộc sống ở tuổi thơ ấu như thế nào vì học đã chứng kiến những lời chỉ trích, tình trạng phải hạ mình hoặc bị khinh thường. Cơn giận dường như là cách phản ứng lại với tâm trạng thất vọng hiện thời, nó thực sự đang được nuôi dưỡng bởi một loạt những nguyên nhân sâu xa rút ra từ những ký ức về tình trạng bị từ chối.

Không ai được sinh ra vốn đã có tính giận dữ cay nghiệt. Tạo hóa của chúng ta cho mỗi người chúng ta cuộc sống nhằm mục đích trở thành người vừa đón nhận cũng như cho đi tình yêu. Cơn giận phát sinh từ sự biết được điều gây cho đau lòng là tình yêu không được để ý tới, bị chỉ trích, bị từ chối hay có vẻ như biết rõ mình bị ruồng bỏ. Khi những trải nghiệm chất chứa tình yêu không được quan tâm, thì tinh thần trở nên bi quan, dẫn đến cơn giận tự do bộc phát không kiềm chế tiêu biểu cho sự khao khát quay về với tình yêu từ khởi nguồn của Tạo hóa. Theo nghĩa này, cơn giận được xem là tốt, nếu chúng ta có thể, nhưng phải đáp lại bằng sự xây dựng của nó. Tuy nhiên, nhiều người dùng cơn giận để đáp lại sự từ chối bằng sự khước từ, đáp lại sự thù địch bằng sự hằn thù, đáp lại sự căm ghét bằng sự ghen ghét. Khi điều này diễn ra thường xuyên, thì lòng hảo tâm bị thay thế bằng tâm trạng luôn luôn đen tối mà rốt cuộc sẽ khó xóa nhòa.

Nếu bạn đã từng trải qua nỗi thất vọng hoặc có xích mích trong quan hệ, bạn có thể vô tình khiến bạn bi quan về cuộc sống. Thí dụ: Steve có thể nhớ lại từng giai đoạn trong thời niên thiếu khi cha anh thường hay quát tháo với anh. Cha anh ta nóng tính và chỉ làm hơi trái ý ông một chút có thể bị la mắng cay nghiệt. Nếu như Steve tỏ ra có tâm trạng buồn chán hay uể oải khi gia đình quây quần quanh bàn ăn tối, thì coi như cha anh sẽ hiểu đó như là một sự coi thường ông, vì thế ông ta có thể gầm lên giận dữ: “Mày bị làm sao? Mày ngạo mạn đến mức không sao nói được một tiếng với những người lớn sao?” Nếu Steve cãi cọ với chị, cha cậu có thể hét lên: “Mày thật vô dụng. Mày chỉ có thể làm được một chuyện là gây rối!” Đương nhiên, những lời này làm tổn thương anh ta và Steve chất chứa trong mình những cảm giác oán giận. Anh ta ước sao mình có được một người cha biết nhẫn lại, cảm thông và nâng đỡ.

Bây giờ ở vào độ tuổi ngoài bốn mươi, Steve không còn phải lo lắng về tình trạng xích mích hằng ngày với cha mình nữa, nhưng thỉnh thoảng anh ta có thể nghe những lời nói của Julie và nhớ đến những những lời gay gắt của cha vào thời niên thiếu. Một lần kia, Julie đề cập đến việc cô muốn anh ta nói rõ hơn về giờ giấc của mình để anh và cô có thể cùng chia sẻ công việc với với nhau cho đồng bộ. Cô nói bằng một giọng đều đều và yêu cầu của cô chính đáng. Thế mà, Steve đùng đùng nổi giận: “Sao lúc nào cô cũng cố kìm kẹp tôi? Tôi không cần cô làm người bảo mẫu, ra lệnh cho tôi phải báo cáo giờ giấc với cô!” Julie hết sức sửng sốt vì cơn giận của anh ta có vẻ chẳng liên quan gì đến lời yêu cầu của cô.

Điều gì đang diễn ra? Steve đã có sẵn thái độ đố kỵ với Julie. Giả sử cô ấy cố chi phối hay làm cho anh ta khó chịu, thì anh ta có nhận thức sai lầm ngay là mình sẽ không để cho Julie hay bất cứ ai khác ra lệnh cho anh phải làm gì. Dù lúc đó không ý thức, nhưng về mặt cảm xúc thì đang gợi cho anh ta nhớ về hàng trăm lần cha anh đã coi thường anh và bảo anh cách làm thế nào để sắp xếp lối sống theo đúng ý của ông. Với lối suy nghĩ đã có từ đời trước, anh ta cho rằng Julie đang xử sự với một thái độ đố kỵ cũng giống như vậy. Cơn giận của anh ta bộc lộ ra cho thấy là anh không thể tin vào Julie vì anh đã chưa bao giờ học cách tin vào người cha hay tức giận của mình.

Khi bạn cố gắng hiểu ra được cơn giận hiện nay của mình, hãy sẵn sàng xem xét cảm xúc ấy bằng cái nhìn thấu đáo hơn. Dĩ nhiên thế nào bạn cũng muốn bảo vệ lòng tự trọng cá nhân của mình vì bạn cảm thấy rằng thế giới đang đối xử không đẹp với bạn, và điều đó khiến bạn suy nghĩ. Liệu bạn có sẵn sàng tự hỏi tại sao cơn giận của bạn lại quá nóng nảy hoặc có thể đã đổ sang cho một người không đáng phải chịu bị quở trách cay nghiệt như vậy không?

Các thành kiến sai lầm đã có từ lâu

Để hiểu được đầy đủ hơn nguồn gốc của cơn giận, bạn nên sẵn sàng xem xét một số thành kiến sai lầm chủ yếu thường hay đi cùng với cơn giận quá nóng nảy hay quá dữ dội.

Sự tiếp thu sai lầm số 1: Sự mâu thuẫn thường là điều nhắc nhớ rằng sự khác biệt là vấn đề gây rắc rối cho mối quan hệ

Khi Steve còn nhỏ, anh ta biết rằng khi mình bất đồng với cha anh ta thì có thể sẽ có rắc rối theo sau. Nếu cha anh ta chín chắn hoặc bình tĩnh hơn, rất có thể ông ta đã chỉ dạy Steve biết được sự bất đồng không phải lúc nào cũng sai hay không tốt và chúng thường có thể trở thành động cơ để phát huy hay phát triển cá tính. Tuy nhiên, vì thiếu sự chín chắn, cha anh ta đã xem những sự bất đồng như điều phải loại trừ. Hơn nữa, Steve còn trải qua một vài mối quan hệ quan trọng với người lớn (bao gồm hai cuộc hôn nhân bị đổ vỡ) đã cho thấy rõ sự dàn xếp các sự khác biệt của họ kém, càng làm cho vấn đề này thêm nghiêm trọng. Anh ta biết được rằng những sự khác nhau trong các mối quan hệ đó thường đi cùng với sự dung hòa gượng ép. Cũng vì thế, các sự khác biệt sẽ kéo theo lối phản ứng tự vệ hay coi thường nhau.

Người hay giận dữ thường có sự tin tưởng mạnh mẽ là các sự bất đồng làm nảy sinh sự đau khổ mà họ cho là một thái độ tự vệ gần như phải có ngay khi đối đầu với chuyện mâu thuẫn. Dữ liệu chứa bên trong “con chip cảm xúc trong bộ nhớ” của họ cảnh báo cho họ phải tự vệ bằng cách giành lấy bất cứ phương tiện nào có được. Thí dụ: người hay tức giận có thể tiếp nhận sự biểu lộ suy nghĩ của một người khác về sự khác biệt bằng một lời bày tỏ chống chế ngay tức thì. Có thể họ phản ứng lại bằng sự thách thức. Đôi khi họ cảm thấy cần nhượng bộ nhằm mục đích né tránh sự khổ sở được cho là sẽ xảy đến.

Chẳng hạn như: Một buổi sáng thứ bảy, Julie đến chỗ Steve để thảo luận một sự thay đổi về giờ giấc ngày hôm ấy của cô. Cô nói với anh ta: “Chúng ta gặp trở ngại về dự tính đi mua dụng cụ làm vườn. Ashley quên không nói với em là con nó phải gặp một vài bạn học cùng lớp ở thư viện để làm cho xong bài thực hành về môn khoa học. Em sẽ phải lo chuyện đó trước khi anh và em lo đến việc lặt vặt này”.

Steve đáp lại với một giọng nói khó chịu: “Tại sao lúc nào em cũng làm cho anh bị hụt hẫng khi một vấn đề nào khác xen vào các dự định của chúng ta? Em định để cho bọn trẻ lớn lên và tin rằng những ưu tiên của chúng sẽ luôn luôn quan trọng hơn cuộc hôn nhân của chúng ta sao?”

Julie hết sức sững sờ. Cô cảm thấy chán nản là con gái mình đã chờ đến phút chót nói ra nhu cầu của nó, nhưng cô tưởng rằng mình có thể giải thích chuyện cần thiết của nó rõ ràng với Steve và anh ta sẽ có thể thu xếp thích hợp. Anh ta đâu có vấn đề gấp gáp nào khác về giờ giấc trong ngày đâu. Tuy vậy, thay vì giải quyết sự mâu thuẫn đơn giản này một cách bình tĩnh, theo bản năng Steve lại cho rằng vấn đề này gây ra rắc rối. Anh ta đã hiểu quyết định giúp đỡ Ashley của Julie là sự phản đối mình. Ngoài ra, anh ta còn cho rằng sự thay đổi giờ giấc sẽ làm mất đi ngày hôm đó của anh ta.

Tại sao lại bi quan như vậy? Tại sao Steve không chịu chấp nhận một mâu thuẫn nhỏ nhoi không mấy khó khăn này với sự tin tưởng là mình và Julie có thể dễ dàng tìm ra giải pháp thu xếp được với nhau? Trong quá khứ, Steve đã biết rằng khi anh và cha hoặc mẹ hay anh chị em hoặc người vợ trước đây có bất đồng về giờ giấc, thì anh ta thường bị gạt ra ngoài. Nếu anh cố dàn xếp nhằm mục đích đáp ứng cho các nhu cầu của mình, anh ta thường cảm thấy bị từ chối dứt khoát hoặc bị hiểu lầm. Một yêu cầu đơn giản thường biến thành một xích mích lớn khiến cho anh cảm thấy rằng nhu cầu của mình không được coi trọng và vào lúc mối xung khắc này lên cao độ thì anh ta thường bị phạt, bị lờ đi hoặc bị la mắng.

Sự tiếp thu sai lầm số 2: Mâu thuẫn là dấu hiệu chắc chắn của sự từ chối

Người hay tức giận là những người bi quan, họ sống với nỗi lo sợ thường xuyên là bị nghĩ rằng không xứng đáng. Nhiều người hay tức giận thường không chịu nhận là họ phải chịu tình trạng bất an sâu xa; tuy vậy tình trạng căng thẳng thường dễ phát sinh cho thấy điều ngược lại. Không thể giải quyết sự mâu thuẫn bằng nguyên tắc khách quan, những người này liền cho rằng các vấn đề có liên quan trực tiếp đến các thái độ của người khác sẽ không sao chấp nhận được.

Một buổi tối nọ, cô bé Ashley 14 tuổi đang ở trong tâm trạng bối rối. Steve yêu cầu nó lau dọn nhà bếp, nhưng thay vì chịu làm, Ashley đảo mắt và gắt gỏng khi nó cằn nhằn về chuyện bị sai khiến như một kẻ nô lệ. Lúc đó, Julie bước vào thấy tình cảnh ấy và biết là có rắc rối, nên đã hỏi: “Có chuyện rắc rối sao?” Steve đáp lại cô với một giọng bực mình: “Anh nói là có vấn đề. Ashley không tôn trọng lời anh nói và nó luôn luôn làm to chuyện mỗi lần anh yêu cầu nó làm điều gì đó”. Ngày hôm đó, Julie cũng có chuyện không đồng tình với Ashley; vì vậy cô đáp lại: “Em chắc là nó lại ở vào tâm trạng chẳng ra đâu, cho nên chúng ta sẽ phải kiên nhẫn”.

Với phản ứng đơn giản như thế của Julie, Steve nộ khí xung thiên. “Tại sao em không thể ủng hộ anh khi Ashley xem anh chẳng ra cái quái gì?” Một lần nữa, Julie lại bị sửng sốt. Có phải Steve đã hiểu lời nhận xét đơn giản của cô ấy như là sự coi thường? Sau này, khi cô ngẫm nghĩ về tình trạng căng thẳng của Steve, cô tự nhắc mình là anh ta thường biến sự mâu thuẫn thành cách dò ý tứ của cô về giá trị của anh ta. Đối với cô, Steve dường như là một người dễ chạm tự ái, anh thường tìm hiểu những lời nhận xét xem đó là ủng hộ anh hoặc chống lại anh.

Bối cảnh gia đình trước đây của Steve đã gieo vào đầu óc anh một dấu chấm hỏi liên quan đến giá trị gắn liền với bản thân anh ta. Cha anh không phải là không có những đặc điểm tích cực, bằng chứng thực tế cho thấy là ông ta cố gắng duy trì sự hiện hữu trong cuộc sống của Steve bằng cách huấn luyện cho đội bóng chày của anh ta và dạy anh cách sửa chữa động cơ xe hơi. Tuy vậy, Steve nhớ rằng còn có một sự nhấn mạnh chắc chắn vào việc phải làm cái đúng và bất cứ khi nào anh thiếu sót thì cha anh sẽ nói ngay điều ông không hài lòng. Mẹ anh thì không gây tác động mạnh đến các mối tương quan với Steve, nhưng bà được xem là rất thường đưa ra những lời nhận xét đã khiến cho Steve tự hỏi về giá trị của mình. Bà hay phàn nàn: “Mẹ không biết phải làm gì cho con vui lòng. Mẹ chỉ mong con chịu nghe lời hơn, giống như chị con”.

Khi trưởng thành và nhìn lại những năm tháng lớn lên của mình, Steve chẳng bao giờ nói là cha mẹ ghét mình. Tuy nhiên, anh ta thường nhớ lại là mình cảm thấy dưới mắt của cha mẹ, anh không mấy được quan tâm. Anh ta biết rằng nếu mình nghe những lời phê bình tích cực của họ, thì trước đó từ lâu anh ta đã phải nghe những ý kiến có vẻ như có ý ghét bỏ. Vì cha mẹ anh không nói thẳng ra sự tin tưởng của họ về giá trị vốn có của anh ta, những cảm xúc của Steve về giá trị của Steve trở nên giống như cái chơi yôyô của trẻ con, quay chạy vọt lên rồi lại hạ xuống ngay.

Khi trẻ phát triển, người lớn thường gây ảnh hưởng lớn lên đầu óc dễ bị tác động của chúng. Lời nói và thái độ của họ có rất có uy lực, nghĩa là trẻ xây dựng ý niệm về bản thân phần nào theo những lời tuyên bố của người lớn. Trẻ tin cậy vào những nhân vật có uy thế để trả lời câu hỏi: “Con có vấn đề gì không?” Đôi lúc cha mẹ đưa ra lời khẳng định rõ ràng để ngay khi phát sinh mâu thuẫn, trẻ học cách phản ứng lại với sự tự tin. Trẻ ấy sẽ biết nghĩ là: “Con có giá trị vì con có được sự hiện diện của người lớn vẫn luôn luôn coi trọng con”.

Tuy nhiên, người lớn hay tức giận có thể không lấy lại được cảm giác hoàn toàn yên ổn và vững tâm khi họ đã đối mặt với một nhân vật có uy thế. Tôi không có ý nói là tất cả những người lớn hay tức giận thường xuyên phải đối mặt với những lời lăng mạ cục cằn và tình trạng bị coi thường ở tuổi thơ ấu (mặc dù nhiều người bị như vậy). Tuy vậy, tôi muốn nói rằng mục đích của sự yêu thương vô điều kiện không được thể hiện trọn vẹn, để lại một dấu ấn trong tâm trí của trẻ đang phát triển. Chưa biết chắc là liệu giá trị của họ có thay đổi hay không, nhưng những người này đã biết cách phản ứng lại với sự xung khắc có thái độ thiếu ổn định.

Sự tiếp thu sai lầm thứ 3: Không thể nói lên các nhu cầu của bản năng tự vệ với người khác một cách xây dựng

Khi tôi tư vấn cho những người lớn hay tức giận, tôi muốn họ nhận biết rằng họ có thể bênh vực cho các nhu cầu chính đáng và những sự tin tưởng của mình bằng cách mở ra hướng đi cho sự yêu thương và hợp tác. Thông thường, khi tôi giải thích cơn giận không cần phải phụ họa bằng những lời cay nghiệt hoặc cử chỉ thô lỗ như thế nào, tôi nhận được những lời phản đối. Tôi có thể phải nghe: “Chỉ vì ông không biết chúng tôi đang chống lại điều gì. Khi tôi nổi giận với những người xúc phạm đến mình, không còn cách nào hơn là tôi không để cho họ coi thường được nếu như tôi chỉ nói bằng giọng thân thiện, dịu dàng. Tôi sống với những người ngoan cố và cách duy nhất khiến người khác phải nghe là phải quyết liệt”.

Người hay tức giận thường lấy làm ngạc nhiên khi tôi giải thích rằng sự bình tĩnh và sức mạnh không phải là các đặc điểm thường loại trừ nhau. Thực ra, tôi giải thích tiếp là cách nói năng cục cằn, độc đoán không phải là cách tỏ ra có sức mạnh nhưng lại tỏ ra tính nhu nhược. Các biểu hiện ngoan cố, gây tổn thương của cơn giận được kèm theo bằng lời lẽ ám chỉ để nói lên rằng: “Tôi sợ rằng anh sẽ không coi trọng những gì tôi nói; vì thế, tôi phải dùng đến kế áp đảo để làm cho anh phải chú ý”. Ngược lại, nếu cơn giận đi kèm với sự tin tưởng bình tĩnh, thì sẽ nói lên một mục đích khác: “Tôi tin điều mình sẽ nói và tôi làm cho anh cũng tin vào tôi”.

Phải thật tế nhị bạn mới có thể mong đợi người khác có tinh thần hợp tác mỗi khi bạn bày tỏ sự tức giận mà người khác vẫn giữ được bình tĩnh. Khổ nỗi, điều này không phải lúc nào cũng được như vậy, dựa trên thực tế thì những người khác có thể không hưởng ứng với sự tức giận của bạn bằng sự cảm thông hoàn toàn. Dù cho họ thiếu sự hưởng ứng bằng lời bày tỏ thích hợp, nhưng bạn vẫn có thể quyết định chế ngự cơn giận một cách thích đáng.

Một lần kia, Steve nói với tôi về một sự bất hòa giữa anh ta và em trai mình. Vì tuổi thơ ấu của họ đầy những căng thẳng và tranh cãi, nên khi lớn lên họ ngày càng lộ rõ một thói quen tự vệ bất cứ khi nào họ cần thảo luận về những sự bất đồng. Nhân dịp này, khi họ đang tính cố gắng kết hợp đưa gia đình họ đi chơi trong dịp lễ, nhưng Steve đã phải thất vọng vì họ phải theo lịch trình hợp với các hoạt động của em trai mình vì anh ấy là huấn luyện viên cho đội bóng chày của con trai anh. Thay vì bình tĩnh nói chuyện với nhau về giờ giấc của anh ấy sẽ phải làm việc, hai người đã cãi nhau quyết liệt về chuyện sao người kia lại không bao giờ chịu linh động theo.

Cuộc tranh luận rất khó chịu và Steve giải thích với tôi: “Suốt cả đời, tôi vẫn luôn cố gắng dung hòa với cậu em ngốc nghếch của tôi, nhưng tôi không cho rằng chúng tôi sẽ may mắn có được sự trao đổi thuận hảo với nhau. Cách ăn nói duy nhất mà nó biết được là nói năng vô ý tứ. Nhưng ngay cả khi tôi đả kích thẳng với nó, nó sẽ tìm cách biến điều đó thành một cảnh tượng chẳng tốt đẹp gì”.

Khi tôi nói là anh ta có thể chọn cách giữ vững lập trường của mình mà không bị lôi kéo vào một cuộc đấu khẩu, anh ta đã phản ứng một cách tiêu cực: “Chẳng ích lợi gì nếu như tôi không có cách nào mời được một người như Mẹ Têrêsa dàn xếp thay tôi. Tôi không bao giờ bàn các vấn đề với em trai tôi được kết quả bao nhiêu và tôi không mong điều đó sẽ sớm thay đổi được”.

Giống như nhiều người hay tức giận, Steve đã sai lầm khi cho rằng khi những người khác không giải quyết tốt chuyện xung khắc, thì anh ta sẽ mất khả năng giữ bình tĩnh về mặt cảm xúc. Trong quá khứ, anh ta đã trải qua hàng trăm nếu không nói là hàng ngàn chuyện mà anh ta không thể biết chắc có được một kết quả vui vẻ. Không tin vào khả năng của mình kiềm chế được cơn giận một cách hợp lý lúc đương đầu với người hay lý sự, thì những cảm xúc của anh ta bị choáng ngập sắc thái tiêu cực đã dẫn anh ta đến phản ứng thiếu sáng suốt.

Trách nhiệm ở chính cá nhân

Cảm giác bớt bị căng thẳng và nguôi ngoai đi có thể bất chợt nảy ra với những người khi tôi nói với họ về sự thật là cơn giận của họ thực ra có thể có được mục đích hợp lý. Khi người ta được mách bảo phải suy nghĩ về sự tức giận bằng những lời lẽ phủ nhận thật nặng nề, thì điều đó có thể làm cho họ thực sự trở thành người tỉnh ngộ và biết được rằng nói thật về điều đang làm họ bực mình sẽ vừa có ích vừa cần thiết. Phần đông người ta không biết cách xử sự cơn giận của mình để đến nỗi họ dễ dàng mất đi nhiều người ủng hộ cho ý kiến chính đáng để giữ giá trị cũng như các nhu cầu và sức thuyết phục cho cá nhân mình.

Khi tôi làm việc với những người cố gắng hiểu ra ý nghĩa về cơn giận của họ, tôi nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tách rời cảm xúc của họ ra khỏi cảm xúc phản ứng của những người có ý khiêu khích không tốt. Tôi giải thích: “Khi bạn hiểu ra ẩn ý của người khác, không ai biết chắc được bạn có thể bộc lộ cơn giận ra sao. Vì những người có mặt ở chỗ bạn có thể không còn thời gian để nghĩ đến việc chế ngự cảm xúc của chính họ, nên khi bạn bộc lộ cơn giận của mình dựa theo thái độ của những người đó thì bạn tự chuốc lấy thất bại cho mình”.

Để thoát khỏi cái bẫy của cơn giận ở mình, bạn cần phải suy nghĩ bằng những lời lẽ của chính cá nhân mình. Khi còn bé, bạn chưa đủ chín chắn để biết cách làm thế nào kiềm chế cảm xúc của mình mà không để nó bị ảnh hưởng vào cảm xúc của người khác bằng cách tự nghĩ ra cách xử sự của riêng mình. Khi bạn sắp qua tuổi thanh niên và vào những năm đầu ở tuổi trưởng thành, có thể bạn đã thường hay có các thói quen phản ứng không thích hợp với chuyện xung khắc và những thói quen đó có thể đã trở thành nền tảng cho lối phản ứng hiện nay của bạn đối với sự xích mích.

Bao lâu bạn còn buông trôi cuộc sống mà không có phương hướng có nhận thức rõ ràng nhằm chế ngự cơn giận và không phát huy được những hiểu biết sâu sắc liên quan đến tình trạng dễ bị cảm xúc giận dữ tấn công, bạn rất có thể sẽ thường xuyên vướng vào sự khổ sở và điều đó sẽ còn tiếp diễn. Gần như chắc chắn là những người khác sẽ không thể làm cho bạn cảm thấy đủ bình tĩnh để thoát khỏi cơn giận làm bạn phải kiệt quệ sinh lực. Người duy nhất rốt cuộc có thể làm cho bạn tiến bộ để chế ngự được cơn giận của bạn không ai khác ngoài bạn. Không có dự định cho chính cá nhân nhằm chế ngự cơn giận, cảm xúc của bạn giống như những hành động của cái máy bắn bi trong khu vui chơi, bắn vụt ra từ một lối phản ứng thiếu nhận thức này lại đến một lối phản ứng không chính xác khác.

Steve đang ở bước ngoặt của cuộc đời. Là người ở độ tuổi trung niên đã trải qua nhiều mối quan hệ bị đổ vỡ, cả trong đời sống gia đình lẫn trong hoạt động kinh doanh, anh ta biết mình không muốn chiều hướng tương tự như thế đưa anh vào những năm tháng nghỉ hưu. Tuy vậy, vì anh vẫn thường hay cho người khác thấy rõ về tính xấu của mình, anh đã chẳng có được sự tiến bộ bao nhiêu cho sự chín chắn về mặt cảm xúc.

“Steve, với tính lạc quan chúng ta có thể tiến bộ, nếu anh xác định rằng mình có thể loại bỏ thói quen đổ lỗi và chịu xem xét kỹ cách chế ngự cơn giận của anh. Việc anh cảm thấy tức giận quá mức độ như thế cho tôi biết là anh đang đau khổ. Tôi sẵn sàng giúp anh, nhưng điều đó đòi hỏi là anh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về trạng thái cảm xúc của chính mình”.

Steve không dám chắc liệu anh ta có tán thành lối suy luận của tôi hay không, do đó anh ta đáp: “Làm sao tôi không tức giận được khi tôi phải tiếp xúc với những kẻ ngu ngốc và tôi phải chịu kiểu cư xử thô lỗ từ quá nhiều người như thế? Có phải anh đang bảo tôi là phải biến thành loại đàn ông yếu đuối và cứ để cho người ta chà đạp lên mình như thể tôi chẳng quan tâm đến sao? Nếu đó là điều mà anh suy nghĩ, tôi có thể nói ngay với anh bây giờ là anh có thể bảo tôi chịu thua cho rồi”.

Phản ứng của tôi rất đơn giản. “Steve, tôi không biết là mình có thể biến anh thành một người yếu đuối hay không, cho nên, anh khỏi phải lo về chuyện đó. Những điều tôi đang đề nghị là thẳng thắn. Anh đã làm theo những tấm gương thiếu sáng suốt khi anh đang ở tuổi mới lớn và cơn giận của anh đã làm cho anh bị hao mòn trong suốt những năm tháng ở tuổi trưởng thành đến độ anh không còn biết cách chế ngự chuyện xung khắc được bao nhiêu. Tôi đang cho rằng anh muốn thoát khỏi cái bẫy này, nhưng liệu anh có thể thành công hay không còn tùy thuộc phần lớn vào anh. Tôi có thể giúp anh khám phá ra các lựa chọn mà anh có để chế ngự cơn giận và tôi có thể nói với anh về một số kiểu tư duy cơ bản để lái cơn giận sang hướng ngược lại. Phần còn lại là tùy vào anh. Chuyện này là cuộc sống của anh và cuối cùng chẳng ai ngoài anh sẽ phải chịu trách nhiệm về điều đó”.

Cơn giận không phải là một cảm xúc bí ẩn khiến người ta không thể hiểu được nó một cách dễ dàng. Ở những trang sau, trước hết chúng ta tìm hiểu cơn giận có thể bộc lộ ra sao, cả tích cực lẫn tiêu cực. Chúng ta cũng khám phá một số các kiểu có liên quan mà chúng có thể khiến cho bạn bị sa vào trong cái lưới vây hãm của cơn giận, với sự hiểu biết bạn có thể chọn cách để thoát khỏi những tình trạng không có ý nghĩa tích cực khi bạn nhận ra các lựa chọn thay thế tốt hơn.

Hãy cho tôi có lời khuyến khích bạn. Lần đầu khi tôi gặp Steve, tôi đã không thấy nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy là chúng tôi có thể hy vọng một kết quả tích cực từ việc tư vấn. Ban đầu anh ta chống chế và dễ dàng coi thường những ảnh hưởng khiến anh hao mòn sinh lực do cơn giận đã gây ra trong cuộc sống của anh ta. Tuy vậy, tôi đã thuyết phục anh ta tham gia vào một khóa hội thảo sáu tuần về cơn giận, rồi sau đó chúng tôi triệu tập lại để thảo luận cá nhân.

Trong buổi gặp gỡ đầu tiên sau khóa hội thảo, Steve nhận xét: “Trong tất cả những điều chúng ta học ở đó, một ý tưởng nổi bật lên hơn tất cả những ý tưởng khác”. Anh ta ngừng một chút rồi nói: “Tôi có các lựa chọn”. Nghe cách nhấn mạnh mà anh ta diễn tả điều đó, bạn có thể đã nghĩ rằng anh ta vừa mới khám phá ra bí quyết cho tất cả vấn đề của cuộc sống… và có lẽ anh ta đã khám phá được. Dù anh ta đã cảm thấy bị ràng buộc vào những lựa chọn thiếu sáng suốt của mình xảy ra trước đây khi cơn giận bộc phát, nhưng bây giờ anh ta thấy rằng mình có thể thay thế những lựa chọn không hợp xưa kia bằng những lựa chọn xây dựng, thích hợp hơn. Trước đây chưa bao giờ anh ta dành thời gian để suy nghĩ đến giá trị hết sức ý nghĩa có thể nảy sinh từ một sự nhận thức như thế.

Nhiều tuần trôi qua, chúng tôi tiếp tục thảo luận những thay đổi về tư duy mà anh ta cần có để thay đổi từ cách chế ngự cảm xúc không lành mạnh thành có ý nghĩa tích cực. Anh ta vẫn còn bộc lộ cơn giận của mình, nhưng cách bộc lộ cơn giận của anh đã thay đổi rất đáng kể.

Vì vậy điều đó cũng có thể xảy ra với bạn. Hãy xem xét trường hợp tương tự như thế này. Giả sử bạn lớn lên trong một gia đình chỉ nói một ngôn ngữ là tiếng Anh. Nếu hôm nay tôi yêu cầu bạn học nói tiếng Pháp, bạn có thể làm được không? Được, nhưng sẽ phải cần nhiều nỗ lực. Bạn sẽ cần được kèm cặp đặc biệt và phải có thời gian để học từ vựng và cấu trúc câu mới. Tuy nhiên, với sự kiên trì điều đó có thể thực hiện được.

Ta cũng có thể nói như thế về việc sắp xếp lại cách chế ngự cơn giận của bạn. Cũng như việc học một ngôn ngữ mới không phải là một việc dễ dàng và nhanh chóng, bạn không thể mong tính hay tức giận của bạn thay đổi được trong ngày một ngày hai. Nhưng cũng giống như bạn có thể hấp thụ được các thói quen sử dụng ngôn ngữ mới, bạn có thể mong làm được giống như thế với các thói quen về cảm xúc của mình.

Theo đuổi bằng sự tin tưởng là ý thức và sự hiểu biết sâu sắc của bạn có thể hướng dẫn bạn chọn được con đường có hiệu quả tốt hơn. Chúng ta bắt đầu bằng cách phác họa ở hai chương kế tiếp các sự lựa chọn cho chính bạn khi cơn giận bộc phát. Một khi bạn biết cách sàng lọc các lựa chọn không hay ra khỏi những sự lựa chọn hữu ích, thì lúc đó bạn sẽ sẵn sàng tìm tòi các nguyên nhân mà bạn thường hay chọn khi hành động.

Mua sách Cái Bẫy Của Cơn Giận ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Cái Bẫy Của Cơn Giận” khoảng 90.000đ đến 93.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Cái Bẫy Của Cơn Giận Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Cái Bẫy Của Cơn Giận Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Cái Bẫy Của Cơn Giận Fahasa” tại đây

Đọc sách Cái Bẫy Của Cơn Giận ebook pdf

Để download “sách Cái Bẫy Của Cơn Giận pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *