Mỹ Thuật Việt Soi Từ Phía Khác

Giới thiệu sách Mỹ Thuật Việt Soi Từ Phía Khác – Tác giả Trần Hậu Yên Thế

Mỹ Thuật Việt Soi Từ Phía Khác

Mỹ thuật Việt soi từ phía khác là tập hợp 25 bài chuyên khảo về lịch sử mỹ thuật Việt Nam của tác giả Trần Hậu Yên Thế. Cho đến này, từ những cuốn Lược sử Mỹ thuật Việt Nam (Nguyễn Phi Hoanh), Mỹ thuật của người Việt (Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng), Lược sử mỹ thuật Việt Nam (Trịnh Quang Vũ), Lịch sử mỹ thuật Việt Nam (Nguyễn Thị Chỉnh)… đều là những cuốn sách công phu, được viết theo lối biên niên sử, là những cuốn sử Việt, của người Việt, cho người Việt. Dường như từ lâu Trần Hậu Yên Thế đã rẽ sang một lối đi khác, kể từ Dịch đồ, cách tiếp cận từ thị giác (Nxb Giáo dục 1999), cho tới cuốn Song xưa phố cũ / Phác họa Nghê, gã linh vật bên rìa / Nét Việt trên bia đề Danh Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám, Yên Thế chứng tỏ một cách tiếp cận khác, một cách lựa chọn mẫu nghiên cứu không giống với các nhà nghiên cứu trước đó. Tác giả như đứa trẻ không chỉ mải mê ngắm cánh cửa đồ sộ mà lại ham thích, ngắm nghía cái bản lề, cái then cài, những chi tiết tưởng nhỏ nhặt, để suy nghĩ về cơ chế đóng mở của chiếc cổng ấy.

Mở đầu cuốn sách là loạt bài viết nhắc nhở chúng ta về một phần quan trọng làm nên văn hóa Việt Nam hôm nay là văn hóa duyên hải. Qua cách viết hơi gàn gàn trong máu một ông đồ xứ Nghệ như thảo luận về tên gọi rái cá hay giao long, ếch hay cóc, nai hay hươu trên trống đồng Đông Sơn, chúng ta chợt nhận ra hiện tượng xa rừng nhạt biển lâu nay của người Kinh chúng ta. Nhất quán với lối viết này, cho đến bài viết cuối về con tem Hồ chủ tịch của danh họa Nguyễn Sáng, tiếp tục là những nghiên cứu nhỏ nhỏ về những chi tiết bé con con – chiếc cổ áo mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã mặc trong buổi lễ tuyên ngôn độc lập.

Cuốn sách có tiêu đề phụ Soi từ phía khác vì tác giả từ lâu đã chuyên tâm vào lĩnh vực Nghiên cứu so sánh. Năm 2016, anh bảo vệ thành công luận án Nghệ thuật Trang trí đền vua Đinh, vua Lê từ góc nhìn so sánh với Ấn Độ và Trung Hoa – nghiên cứu một số đồ án tiêu biểu. Một phần nội dung luận án đã công bố trong cuốn sách Đồ án trang trí mỹ thuật đền vua Đinh, vua Lê, Hoa Lư, Ninh Bình (viết chung với Nguyễn Đức Hòa, Phan Cẩm Thượng, 2012). Mỹ thuật Việt soi từ phía khác là cuốn sách đầu tiên của tác giả khi bước sang tuổi tri thiên mệnh, hy vọng Trần Hậu Yên Thế tiếp tục đồng hành cùng Nhà xuất bản Mỹ thuật để công bố thêm những cuốn sách về lịch sử mỹ thuật Việt Nam.

Câu nói hay dành tặng bạn

Nhìn là quan sát, soi cũng là nhìn, nhưng nhìn một cách kỹ lưỡng, nhìn một cách đầy nghi hoặc. Mặc dù soi mói mang một ý nghĩa tiêu cực, nhưng soi thật kỹ lưỡng để soi tỏ, phát hiện ra những vấn đề thú vị. Mỹ thuật từ góc nhìn khác, soi xét, soi rọi, soi tỏ những hiện tượng mỹ thật người Việt từ thời sơ sử đến nửa đầu thế kỷ XX mà lịch sử đã phủ lớp bụi thời gian.

Tác giả: Trần Hậu Yên Thế.

Mỹ Thuật Việt Soi Từ Phía Khác
Mỹ Thuật Việt Soi Từ Phía Khác

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Mỹ Thuật Việt Soi Từ Phía Khác
  • Mã hàng 8936107812647
  • Tên Nhà Cung Cấp CÔNG TY TNHH SÁCH & TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
  • Tác giả: Trần Hậu Yên Thế
  • NXB: NXB Mỹ Thuật
  • Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
  • Trọng lượng: (gr) 320
  • Kích Thước Bao Bì: 23 x 20.5 cm
  • Số trang: 328
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Mỹ Thuật Việt Soi Từ Phía Khác

Đánh giá Sách Mỹ Thuật Việt Soi Từ Phía Khác
Đánh giá Sách Mỹ Thuật Việt Soi Từ Phía Khác

1 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

2 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.’

3 Sách đẹp, sạch, shop gói kỹ, giao hàng khá nhanh. Rất thích. Thanks!

4 Đóng gói rất cẩn thận sách rất mới và tem chính hãng rất yên tâm và hài lòng!

5 Hiện tại thì mình mới đọc đc một nửa nhưng đã thấy đây là một cuốn sách rất đang đọc, thu được nhiều điều có giá trị!

Review sách Mỹ Thuật Việt Soi Từ Phía Khác

Review sách Mỹ Thuật Việt Soi Từ Phía Khác
Review sách Mỹ Thuật Việt Soi Từ Phía Khác

Sự phát triển của nghệ thuật dường như luôn là một tiến trình hai chiều. Một mặt, sự đồng chất hoá làm suy giảm và mất dần tính đa dạng. Mặt khác, sự giao lưu làm xuất hiện những kết quả tích hợp mới và những đặc tính đa dạng mới. Trong lĩnh vực nghệ thuật, may mắn thay, tiến trình thế giới hoá văn hoá đã không bị sự đồng chất hoá làm tê liệt sức sống của những yếu tố đặc thù vùng miền, dân tộc. Sự tiếp xúc và giao thoa của nhiều nền văn hoá đã làm phong phú thêm các yếu tố “đặc thù”, hay nói cách khác, nó bổ sung và truyền thêm sinh lực cho những đặc tính cổ truyền ưu trội.

Bước sang thế kỷ 21, sự toàn cầu hoá càng xảy ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết ở mọi lĩnh vực. Hiện tượng này thúc đẩy nhiều lĩnh vực nghiên cứu đa ngành, đa phương, và (hoặc) liên văn hoá, khiến cho giới nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, quốc tế cũng như Việt Nam, ngày càng có sự biến chuyển tư duy tích cực, bao quát và tổng hợp hơn. Cuốn sách mới nhất này của TS Trần Hậu Yên Thế là một minh chứng thuyết phục cho một bối cảnh nghiên cứu cởi mở và chủ trương nghiên cứu tích hợp, đa chiều.

Có thể nói, cuốn sách này là chuyến du hành cùng nghệ thuật Việt xuyên không gian và thời gian. Những tác phẩm, địa chỉ và chủ đề khảo cứu trải dài trong một khung thời gian rất rộng, từ thời sơ sử cho tới nửa đầu thế kỷ 20. Đồng thời, mỗi chi tiết hay vấn đề được tác giả nêu lên, biện giải luôn là những mắt xích của sự đan cài nhiều nền văn hoá, nhiều truyền thống tôn giáo hoặc những biến động địa chính trị. Tại mỗi bài viết đơn lẻ, ví như một trạm dừng trong chuyến du hành này, người đọc có được khoảng thời gian thú vị để chiêm ngưỡng kỹ càng – hay “soi” – các tác phẩm, suy tư về những vấn đề được trình bày với một văn phong dung dị của nhà nghiên cứu, đôi khi có sự trích dẫn cả huyền sử hay thi ca, nên càng hấp dẫn song không kém phần thuyết phục bởi những dẫn chứng mang tính phân tích, so sánh liên ngành, từ khảo cổ học, nhân học, địa dư học, cho đến văn hoá học, biểu tượng luận,…

Nếu cho rằng: “Mỹ thuật là một hình thức nhận thức”, thì nghiên cứu mỹ thuật lại càng là một quá trình tự ý thức. Trong nhiều bài viết của cuốn sách, TS Trần Hậu Yên Thế đã hơn một lần trở đi trở lại với những nghiên cứu, phán đoán, nhận định trước đây của mình, để rồi tự phản biện. Và, dưới những góc nhìn mới, có tham khảo và đối chiếu với những kết quả nghiên cứu mới của đồng nghiệp trong nước và quốc tế – rút ra những kết luận mới có giá trị học thuật. Đây là một thái độ khảo cứu nghiêm túc, có trách nhiệm và khoa học, cũng là một điểm sáng của cuốn sách tổng hợp các kết quả nghiên cứu mỹ thuật mới này của tác giả Trần Hậu Yên Thế .

TS Phạm Long
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 11-2021)

Mục lục

Cổ trung đại

1. Nghệ thuật Đông Sơn và hệ sinh thái duyên hải
2. Trống đồng Động Xá và giao lưu văn hóa Điền – Việt
3. Quý ông Lạch Trường và huyền tích Mai An Tiêm
4. Con cừu đá ở đền thờ Sĩ Nhiếp và dấu ấn Tây Vực
5. Nanh rồng Đại Việt và kiểu thức Makara
6. Tượng Di Lặc ở chùa Quỳnh Lâm từ cách nhìn lịch đại và khu vực học
7. Chân tảng chùa Phật Tích và vũ điệu Khương Cư
8. Chim Kalavinka chùa Thái Lạc và nghệ thuật Phật giáo Đông Bắc Á
9. Con rồng ở điện Kính Thiên và kiểu thức phương Nam
10. Chim uyên ương ở Hoàng thành và tâm thức Bách Việt
11. Con nghê, giọt lệ hóa đá và tính chất tưởng niệm phương Đông
12. Tay ải tay ai trên sập rồng đền vua Đinh và thuyết Nhân hóa luận
13. Đình làng Việt và sự xuất hiện của Tổ truyền đăng
14. Khúc hoan ca rồng tiên ở đình Thổ Ngõa và cái chết của họa gia Thịnh Trứ
15. Hình tượng con rồng trên phủ việt đền vua Đinh, vua Lê và cội nguồn dân tộc

Cân hiện đại

16. Sự xuất hiện của khẩu súng Tây ở đình Liên Hiệp và chính sách mở toang ngoại thương Đại Việt
17. Tượng Thổ địa chùa Tây Phương và Quan Công thời Tam Quốc
18. Sập đá ở Thiên Thọ lăng và mỹ học của sức nặng
19. Tranh Tố Nữ Hàng Trống và sách Tố Nữ kinh của Trung Hoa
20. Con rồng, thanh gươm và nhành ô liu trên thành huy Hà Nội thời Pháp thuộc
21. Con nghê trên ngai vàng triều Nguyễn và nhầm lẫn trong ghi chép của Ch.Gosselin
22. Bức phù điêu trừu tượng trên phố Khâm Thiên và danh họa Malaevic
23. Cửa chính Đại học Đông Dương và bóng đèn điện
24. Con phố Victor Tardieu ở Hà Nội và Bảo tàng Corado Feroci ở Bankok
25. Chiếc veston của Hồ Chí Minh và con tem của Nguyễn Sáng

Mua sách Mỹ Thuật Việt Soi Từ Phía Khác ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Mỹ Thuật Việt Soi Từ Phía Khác” khoảng 347.000đ đến 355.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Mỹ Thuật Việt Soi Từ Phía Khác Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Mỹ Thuật Việt Soi Từ Phía Khác Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Mỹ Thuật Việt Soi Từ Phía Khác Fahasa” tại đây

Đọc sách Mỹ Thuật Việt Soi Từ Phía Khác ebook pdf

Để download “sách Mỹ Thuật Việt Soi Từ Phía Khác pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *