Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc

Giới thiệu sách Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc – Tác giả Gustave Le Bon

Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc

Vốn kiến thức trong ngành Y và những năm tháng rong ruổi khắp châu u, châu Á và Bắc Phi đã giúp Gustave Le Bon theo đuổi ý tưởng về sự bình đẳng giữa các cá nhân và dân tộc. Ông cho rằng “Con người dễ thuyết phục bản thân rằng bất bình đẳng chỉ đơn thuần là kết quả của sự khác biệt giáo dục, rằng con người sinh ra đều tốt và thông minh, rằng trách nhiệm duy nhất cho những lời nói dối xuyên tạc chính là thể chế mà họ đang sống”. Le Bon có có thể sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ khi quyển sách này chỉ ra những sai lầm của lối tư duy đó bằng cách đánh giá, xem xét các nền văn minh, nghệ thuật, thể chế và tín ngưỡng. Ông cũng thừa nhận các tổ chức thể chế có quyền lực kiểm soát vận mệnh của con người, nhưng với ông, tầm quan trọng của nó rất ít đối với sự phát triển của một nền văn minh. Theo ông, “Một trong những sai lầm to lớn của thời hiện đại là tin rằng tâm hồn con người chỉ tìm được hạnh phúc trong những sự vật bên ngoài. Hạnh phúc là ở trong chúng ta, do chính chúng ta tạo ra, và hầu như chẳng khi nào ở bên ngoài chúng ta.”…

Chắc chắn nhiều người đọc Le Bon sẽ bất bình với quan điểm và tư tưởng, đánh giá của ông về các dân tộc, về đám đông (mù quáng, lầm lạc, a dua, quá khích, thụ độ) và chính ông cũng bị chỉ trích, tranh cãi từ khi ông công bố các quan điểm này vào cuối thế kỷ 19. Ngay những trang đầu tiên của Tâm lý dân tộc, ông đã chỉ trích/phản đối quan điểm về bình đẳng. Le Bon chỉ trích tư tưởng bình đẳng ngay trong những dòng đầu tiên ông viế, thậm chí nói sự bình đẳng cản trở và kím hãm sự tiến hóa của con người. Cuốn sách Những quy luật tâm lý về sự tiến hóa của các dân tộc, hay đúng hơn có thể gọi tắt là Tâm lý học các dân tộc, hẳn là cuốn sách gây nhiều chỉ trích nhất, gây nhiều chống đối và bất bình nhất trong mọi cuốn sách của Le Bon, và đó là một trong những lý do mãi đến hôm nay, sách mới ra đời… Không chỉ các nhà khoa học xã hội, nhà tâm lý nên đọc cuốn sách này, mà rõ ràng là các quan chức, các chính trị gia, và cả các bạn đang bán hàng, PR/truyền thông đều nên đọc và sẽ tìm đc nhiều gợi ý, lời khuyên khi làm việc với đám đông, và hiểu về sự tiến hóa của các dân tộc, và qua đó hiểu về sự tiến hóa của các tổ chức, các nhóm người…

Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc
Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc
  • Mã hàng 8935270702052
  • Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books
  • Tác giả Gustave Le Bon
  • Người Dịch Nguyễn Tiến Văn
  • NXB NXB Thế Giới
  • Trọng lượng (gr) 250
  • Kích Thước Bao Bì 14 x 20.5 cm
  • Số trang 224
  • Hình thức Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc

Đánh giá Sách Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc
Đánh giá Sách Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc

1 Shop đóng gói rất cẩn thận, giao hàng rất nhanh, rất trách nhiệm. Khi nhận hàng, sách rất đẹp, mới. Nội dung sách hay, nhiều tri thức. Rất đáng tiền mua.

2 Sách hay, đóng gói cẩn thận, giá cả rẻ hơn giá bìa rất nhiều ạ.

3 Sản phẩm bọc đóng gói cẩn thận ạ. Nhưng shop cân nhắc dùng ít nilon thôi để bảo vệ môi trường nhé.

4 Các tín ngưỡng tôn giáo, các ý tưởng và nhu cầu khiến nghệ thuật trở thành một yếu tố thiết yếu của văn minh ở những thời kỳ mà đền đài và cung điện là nơi trú ngụ linh thiêng nhất của nền văn minh, ngày nay đã biến mất, cho nên nghệ thuật trở thành một “cái phụ”, một công cụ giải trí mà người ta không dành nhiều thời gian hoặc tiền của. Không còn là thứ thiết yếu nữa, nghệ thuật chỉ đành trở thành thứ hàng nhân tạo và mô phỏng. Ngày nay không một dân tộc nào có nghệ thuật quốc gia, và mỗi dân tộc, về kiến trúc cũng như điêu khắc, sống vui vẻ bằng các bản mô phỏng của những thời kỳ vang bóng.

5 Sách đẹp bọc cẩn thận. Nội dung hay nè.  Shop giao nhanh. Mình mua sale cũng đc giá tốt. Sẽ ủng hộ.

Review sách Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc

Review sách Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc
Review sách Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc

Đây là một trong 2 quyển sách của nhà tâm lý xã hội học Gustave Le Bon đang có trong tủ sách nhà mình. Quyển kia thì nổi tiếng hơn, dù người chưa đọc cũng nghe nói qua: Tâm lý học Đám đông. Mình mua quyển này từ 2015, khi đang học về Xã hội học truyền thông và thấy cuốn sách này ở nhà sách của USSH là mua ngay. Nhưng mãi đến tháng 11/2020 mới đọc xong (thời điểm đó đăng bài về sách này “nhạy cảm” quá, dễ bị lái sang các vấn đề của thời đại, nên bây giờ mới dám kể). Vậy là 5 năm.

Nhưng không phải do sách quá dày hay nội dung quá dở (xin phép nói là Gustave Le Bon là kiểu nhà triết học, nhà nghiên cứu đi vòng quanh thế giới nên am hiểu đông tây kim cổ văn hóa bốn phương, lại mạnh về ngôn ngữ nên lập luận không chê được), bản dịch tiếng Pháp hiếm khi hay nhưng bản dịch này thì lại hơi bị hay nhé. Với độ dài này, nếu đọc tập trung chắc 1 đêm là xong, hoặc nếu đọc “part time” thì chừng 3 ngày cũng phải xong.

Mình đọc 5 năm, vì những quan điểm tư tưởng QUÁ KHÓ CHẤP NHẬN để có thể tiếp tục lật sang trang.

Thế là đọc được 1 chục trang thì lại gấp lại. Nhưng cứ phải nghĩ về nó cho đến khi lôi sách ra đọc lần 2, rồi lần 3, rồi cứ thế chẳng nhớ là bao nhiêu lần. Vậy mà lần cuối cùng đó, mình đọc nhẹ nhàng vào giữa những giờ nghỉ, 5 ngày là hết một quyển sách. Thở nhẹ và cười nhẹ, chỉ nghĩ 2 chữ: thật vi diệu. Vi diệu là đang nói đến chính bản thân mình, không phải nói nội dung quyển sách nhé. Mình nhận ra được một sự tiến triển từ tư duy, tâm thế, tâm thức của bản thân mình.

Này nhé, quyển sách mở đầu bằng những câu hỏi triết học thú vị, và những ẩn dụ kiểu như các dân tộc người khác nhau có giải phẫu sinh lý khác nhau, vậy văn hóa tinh thần của họ cũng giống đặc điểm sinh lý (kiểu như máu, hộp sọ và ADN-lúc đó chưa có cái này) sẽ khác nhau và làm nên các chủng người đó. Ngay sau đó, tác giả chỉ ra tên gọi của chủng người theo “giải phẫu văn hóa” này: dân tộc “THƯỢNG ĐẲNG” và dân tộc “HẠ ĐẲNG” (đọc thêm tí thì hiểu mình nằm trong nhóm hạ đẳng nha)

Đấy, một đứa thiên tả, một đứa nhập môn XHH, một đứa đang là volunteer và đang mới tung tăng với “sự nghiệp giáo dục khai phóng vĩ đại” mà đọc tới đó là muốn nổ não, tan vỡ trái tim. XIN PHÉP TỪ CHỐI HIỂU.

Thế là ngừng đọc lần 1. Bắt đầu tìm hiểu về “đời tư” của ông Le Bon này, trong lòng thầm ngưỡng mộ cái vụ chu du khắp nơi của ông (mình dễ bị động lòng bởi mấy “phượt thủ” kiểu Le Bon, Yersin,… lắm và không tìm được gì để chà đạp tư tưởng đó. Sau đó tìm những bài phê bình cái tư tưởng của ông ta, cảm thấy thỏa mãn khi có một vài anh chị viết là “đọc để biết thôi chứ ông ấy cách mấy trăm năm có hiện đại văn minh như mình đâu”, hoặc “vì cái tư tưởng đó mới có bất công xã hội và mấy tay cực đoan bảo thủ”, hoặc wiki có nói “ông ta chỉ là nạn nhân đẻ ra từ cái chế độ thời đại của ông ta mà thôi”

Nhưng có 1 câu ông ấy trích của St.Simon thế này về một dân tộc thượng đẳng (Pháp): “nếu nước Pháp đột ngột mất đi 50 nhà bác học hàng đầu, 50 nghệ sỹ hàng đầu, 50 nhà phát minh hàng đầu, 50 nhà công nghiệp hàng đầu, 50 nhà nông nghiệp hàng đầu, đất nước này sẽ trở thành cái xác không hồn, vì nó đã bị chặt đầu. Còn ngược lại, nếu họ mất đi toàn bộ quan chức, thì nước Pháp sẽ đau lòng vì họ là người đa cảm, nhưng đất nước này chỉ chịu thiệt hại rất nhỏ.”

Câu này làm mình suy nghĩ rất nhiều. Và tự hỏi về nước mình, dân tộc mình. Làm việc với đối tác nước nào cũng nghĩ luôn cho nước đó. (Tất nhiên là nghĩ không ra) Và mình quay lại đọc sách cũng vì câu đó.

Ở lần đọc cuối cùng, mình không còn phản kháng khi thấy “thượng đẳng” hay “hạ đẳng”, cũng không đọc vì ám ảnh bởi những suy nghĩ về câu quote kia, cũng chẳng mưu cầu chứng minh điều gì. Chỉ đọc, và thấy như tiếp nhận được rất nhiều, mở tầm mắt, chiêm nghiệm và HIỂU những tầng nghĩa sâu hơn. Hiểu về thế giới của tác giả, hiểu luôn thế giới của mình, và nhận ra 2 thế giới thực ra là 1.

Khi bắt đầu biết tư duy ở một “level” mới, chúng ta dễ nhận ra những sự khác biệt với cách chúng ta nghĩ. Mình đã từng có cảm giác bị “lừa dối” khi bắt đầu có wiki để tìm kiếm thông tin lịch sử và các định nghĩa về những thứ mình thích, rồi thấy nó không giống các đề cương học thuộc lòng đã từng học. Mình từng cảm giác tức giận, khi những người có chức trách không làm những việc mà theo hiểu biết của mình là họ có trách nhiệm làm việc đó. Mình cũng từng nói “lý thuyết và thực tế là một khoảng cách”.

Bước ra khỏi sự học thuộc lòng, như thể những gì cha mẹ thầy cô nói là chân lý và sách giáo khoa là sấm truyền vững như bàn thạch, thì mình chới với trong suy nghĩ, cảm xúc và hành động vì SỰ KHÁC BIỆT. Nó khác, nên một trong hai cái cũ-mới là sai.

Nhưng rồi khi nhìn cho đã hết các cái khác đó, tự nhiên mình lại thấy có những cái tương đồng kể cả giữa những thứ tưởng chừng như chẳng “lan quyên”. Lúc đó, hoặc là mình reo lên như thể mình mới có phát minh vĩ đại. Hoặc là mình sẽ phản kháng rất mạnh, như kiểu đọc quyển sách này – đau, tức, trốn chạy, bài xích.

Vượt qua hết tất cả, khi nhận thấy mọi thứ đều sẽ biến đổi, kể cả kiến thức. Nhưng chẳng phải do đổi ra cái mới, chỉ là do mình lớn lên thêm, nhìn thấy nhiều góc độ hơn, chọn thái độ mà nhìn nhận. Mình biết nó khác ở cái vỏ bên ngoài, nhưng tương đồng cái lõi bên trong. Tương đồng dù cách nhau ngàn dặm địa lý, dù từ thời xã hội của Plato, Spartacus hay Gustave Le Bon hay ngày nay. Nếu nhìn cái motif, pattern thì có khi sẽ thấy cả lớp vỏ cũng chẳng khác nhau.

Mình nhớ năm 2005, ở lớp học tiếng Pháp tại Paris, mình nói chuyện với một chị 24t người Tây Ban Nha, theo đuổi sự nghiệp chính trị vận động chính sách. Chị ấy quan tâm đến giáo dục, và mình nói về giáo dục của VN. Tất nhiên là 2 đứa chê tơi tả cái nền giáo dục, mình dùng hết trải nghiệm của một đứa 19t học trường chuyên lớp chọn ở cái thành phố bự nhất nước mình. Chị kia có kinh nghiệm thuyết trình vận động chính sách từ trường tiểu học tới cấp 3, giờ tới Pháp ko phải vì hệ thống GD của Pháp tốt, mà là vì nó quá mục nát cũ kỹ, nhưng Sv Pháp có kinh nghiệm “đấu tranh” =)) 2 đứa lúc đó coi Nhật và Hà Lan như quốc gia có chính sách giáo dục mẫu mực đáng học hỏi (ngoài Doremon, Conan, thì mình còn đọc Totochan nên “rất hiểu” về giáo dục Nhật Bản nha

Có một điều mà mình lúc đó đã không nhận ra: có một sự tương đồng rất lớn giữa các vấn đề trong giáo dục của VN, Tây Ban Nha, Pháp, châu Âu (và cả Nhật Bản, Hà Lan). Lúc đó, mình chỉ nhìn thấy VN tồi tệ vs. Phần còn lại tươi đẹp của thế giới. Góc nhìn của mình lúc đó đã bị lệch. Nếu tự dưng bắt mình chấp nhận rằng VN không tệ lắm, hay Tây Ban Nha thực ra có cái còn tệ hơn mình, thì chắc tôi sẽ nổi khùng và bài xích tất cả, cố chứng minh giải thích…

Bây giờ là GV hơn 10 năm, nền giáo dục VN có gì xấu thì mình có thể kể ra chi tiết, đầy đủ hơn rất nhiều. Nhưng nó không bao gồm trong lời kể đó một mưu cầu chứng minh giải thích, củng cố “chân lý” rằng chỉ có “ở đây” mới tệ đến thế.

Đi nhiều, đọc nhiều, học nhiều,… thì ra là để giải thoát bản thân khỏi những cảm xúc như vậy. Để thấy tự do hơn, bình tâm hơn!

TRÍCH SÁCH NHỮNG QUY LUẬT TÂM LÝ VỀ SỰ TIẾN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC

“…Chắc chắn nhiều người đọc Le Bon sẽ bất bình với quan điểm và tư tưởng, đánh giá của ông về các dân tộc, về đám đông (mù quáng, lầm lạc, a dua, quá khích, thụ động…) và chính ông cũng bị chỉ trích, tranh cãi từ khi ông công bố các quan điểm này vào cuối thế kỷ 19. Ngay những trang đầu tiên của Tâm lý dân tộc, ông đã chỉ trích/phản đối quan điểm về bình đẳng, hẳn là sẽ khiến các bạn ngạc nhiên. Trong những buổi nói chuyện về Hiến pháp Mỹ, tôi luôn đặt câu hỏi rằng: Thế nào là bình đẳng? Bình đẳng của 2 cá nhân hoàn toàn khác nhau chỉ vì họ là con người liệu có phải là sự công bằng và đúng đắn không? Liệu sự bình đẳng về trí tuệ và tài sản hay bất cứ yếu tố gì khác có được coi là bình đẳng không? Đi xa hơn thế, Le Bon chỉ trích tư tưởng bình đẳng ngay trong những dòng đầu tiên ông viết… thậm chí nói sự bình đẳng cản trở và kím hãm sự tiến hóa của con người.

Cuốn sách “Những quy luật tâm lý về sự tiến hóa của các dân tộc”, hay đúng hơn có thể gọi tắt là Tâm lý học các dân tộc, hẳn là cuốn sách gây nhiều chỉ trích nhất, gây nhiều chống đối và bất bình nhất trong mọi cuốn sách của Le Bon, và đó là một trong những lý do mãi đến hôm nay, sách mới ra đời…

Không chỉ các nhà khoa học xã hội, nhà tâm lý nên đọc cuốn sách này, mà rõ ràng là các quan chức, các chính trị gia, và cả các bạn đang bán hàng, PR/truyền thông.. đều nên đọc và sẽ tìm đc nhiều gợi ý, lời khuyên khi làm việc với đám đông, và hiểu về sự tiến hóa của các dân tộc, và qua đó hiểu về sự tiến hóa của các tổ chức, các nhóm người…”

Mua sách Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc” khoảng 67.000đ đến 79.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc Fahasa” tại đây

Đọc sách Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc ebook pdf

Để download “sách Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *