Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi
Giới thiệu sách Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi – Tác giả Warren Berger
Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi
Bạn có phải là người thích đặt câu hỏi không? Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao luôn có những người rất hào hứng với việc đặt câu hỏi? Họ đặt câu hỏi bất cứ khi nào, tại bất kỳ đâu, với tất cả mọi người!
Họ làm thế, bởi câu hỏi có sức mạnh đặc biệt trong việc khơi gợi các tiềm năng và ý tưởng. Nó là một trong những công cụ thúc đẩy chúng ta hiệu quả nhất. Đôi khi, chỉ một câu hỏi thật-sự-hấp-dẫn sẽ có khả năng thay đổi cả cuộc đời bạn.
Warren Berger đã đưa vào cuốn sách của mình 44 câu hỏi lớn, và ở mỗi phần lại có nhiều câu hỏi nhỏ. Trong “Sức mạnh của đặt câu hỏi”, ông kể cho độc giả những câu chuyện ấn tượng về các ý tưởng đột phá và về sự cách tân mạnh mẽ. Những cá nhân trong tác phẩm này luôn ở trong trạng thái thật tích cực, sẵn sàng kiến tạo những điều mới mẻ – bởi họ dường như luôn biết đặt ra những câu hỏi tuyệt vời. Các câu hỏi đó có thể đến từ bất cứ lúc nào, tại những nơi bạn không ngờ tới – chỉ cần bạn biết thay đổi một chút góc nhìn và tư duy.
Đôi khi chúng ta thầm nhủ rằng mọi câu hỏi trên thế giới đều đã có lời đáp. Nhưng nếu ngưng lười biếng, bạn sẽ lập tức nhận ra không phải lúc nào những đáp án sẵn có trong sách vở, từ các chuyên gia… cũng phù hợp với câu chuyện của mình. Hãy đọc cuốn sách này để biết cách đặt ra những câu hỏi của-riêng-mình, và tìm ra các câu trả lời của-riêng-mình. Khi đó, bạn chắc chắn sẽ có thể bước vững vàng về phía trước, và tự tin trả lời những thắc mắc sâu thẳm vẫn giấu kín trong lòng.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi
- Số trang: 484
- Tác Giả : Warren Berger
2. Đánh giá Sách Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi
Tuyệt vời – Nhận xét bởi Linh
Tác phẩm “Sức mạnh của đặt câu hỏi” nói về những “chuyên gia chất vấn” tương tự Dunant – những người không chấp nhận với các thực tại – dù chúng có vẻ không-thể-thay-đổi-được. Tác giả Warren Berger khiến độc giả tin rằng các câu hỏi tuyệt vời có thể đến bất cứ lúc nào, tại những nơi ta không ngờ tới.
Review sách Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi
Sức mạnh thực sự của đặt câu hỏi không nằm ở việc hỏi về những điều chưa biết, mà là hỏi về những điều ta đã biết.
Khi còn là một đứa trẻ…
Chúng ta đặt hàng trăm câu hỏi liên tục cho những người xung quanh. Mỗi ngày, các ông bố bà mẹ đều phải kiên nhẫn để trả lời những thắc mắc vô tận của con mình. Những câu hỏi đôi lúc ngây ngô, đôi lúc thật khó giải thích, có lúc thì mới lạ đến mức người lớn còn chưa nghĩ tới bao giờ.
Danh hài người Mỹ Louis C.K chỉ ra rằng, đôi khi ta đánh giá cao sự tò mò của con trẻ, đôi khi ta lại bực tức và không muốn chúng hỏi quá nhiều:
Tất cả bắt đầu bằng một câu hỏi ngây thơ thế này: “Bố ơi, chúng ta không thể ra ngoài chơi sao?”, rồi sau đó Louis phải trả lời hàng loạt những câu hỏi như tại sao trời đang mưa, tại sao lại có mây, tại sao anh lại không biết mây có từ đâu, tại sao anh lại không học giỏi ở trường, tại sao bố mẹ anh lại không quan tâm đến việc học của anh và tại sao ông bà anh cũng không quan tâm đến việc học của bố mẹ anh.
Khi trẻ con bước vào thế giới, các em bắt gặp những thứ không thể định nghĩa, những thứ chưa được dán nhãn hay phân loại. Trẻ con hỏi “tại sao” không phải để làm người lớn khó chịu, chúng chỉ muốn hiểu rõ ngọn ngành. Nếu người lớn trả lời qua loa, chúng sẽ lặp đi lặp lại câu hỏi đó. Nếu hài lòng với câu trả lời rồi, chúng sẽ tiếp tục hỏi những câu tiếp theo.
Nhưng khi lớn lên…
Chúng ta không còn đặt thật nhiều câu hỏi nữa. Khi lên trung học, chúng ta gần như dừng hẳn việc đặt câu hỏi. Có những người kết luận rằng thế giới không còn quá nhiều thứ cần hỏi như khi còn nhỏ vì chúng đã được phân loại và dán nhãn, cộng thêm việc chúng ta có thể tra google. Nhưng vấn đề ở đây là sự hứng thú, sự khao khát thông tin và tìm hiểu ngọn ngành sự việc sụt giảm khi chúng ta lớn lên, và điều đó khiến chúng ta không còn kĩ năng đặt câu hỏi nữa. Sự thật là, những gì mà việc đặt câu hỏi đem đến cho con người không chỉ là thông tin mà còn hơn thế nữa.
Nền giáo dục được cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng này. Có quá nhiều sức ép trong việc đảm bảo thời gian và duy trì kỉ luật nên nhiều khi giáo viên không thể để cho học sinh đặt câu hỏi tự do, mặc dù họ biết rằng nên làm như vậy, ví dụ như một lớp học điển hình thế này:
Khi tôi dự một giờ học khoa học của học sinh lớp bảy, lũ trẻ bắt đầu hỏi về vũ trụ và những vì sao và giáo viên chỉ nói: “Các con nhìn đây này, đây là các hành tinh, giờ thì nhớ lấy điều này đi”. Điều này có nghĩa là giáo viên đã truyền đi thông điệp ngầm trong lớp: “Chúng ta không có thời gian cho các câu hỏi đâu”.
Như vậy, đặt câu hỏi không còn được khuyến khích, thay vào đó chúng ta tập trung vào việc tìm ra đáp án đúng để được điểm cao trong các bài kiểm tra và không có thời gian cho những thắc mắc không liên quan nữa. Trường học là để đào tạo ra những người lao động biết và thành thạo điều gì đó, không phải những nhà tư tưởng sáng tạo.
Tại sao cần đặt câu hỏi?
Trong khi khả năng đặt câu hỏi của con người mất dần trong quá trình trưởng thành, Warren Berger nỗ lực chứng minh sức mạnh của những câu hỏi. Ông cho rằng một câu hỏi tuyệt vời là điểm bắt đầu của những bước ngoặt lớn cho chính bản thân và thế giới xung quanh. Nhận thấy kĩ năng đặt câu hỏi không được quan tâm và coi trọng trong giáo dục, các doanh nghiệp, trong đời sống, ông đã chia sẻ những hiểu biết của mình về tầm ảnh hưởng của những câu hỏi trong cuốn sách Sức mạnh của đặt câu hỏi.
Cuốn sách này không tập trung vào việc trả lời những câu hỏi triết học hay tâm linh, mà trọng tâm là hành động, được xây dựng xung quanh bốn mươi câu hỏi để mở ra tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi và các giai đoạn tạo ra một câu hỏi tuyệt vời của Warren Berger. Ông cho rằng việc đặt câu hỏi ngày càng trở nên quan trọng hơn trong tương lai, trong việc giúp chúng ta nhìn nhận những vấn đề, cơ hội và cách để nắm bắt nó. Ta đều thèm khát những câu trả lời hay. Nhưng trước hết, ta cần học cách đặt đúng những câu cần hỏi đã.
Sức mạnh của đặt câu hỏi?
Đặt câu hỏi trong thời đại của những câu trả lời
Như đã đề cập đến ở trên, có thể mọi người cho rằng chúng ta ngừng đặt câu hỏi vì chúng ta có thể tìm kiếm câu trả lời rất dễ dàng với Internet, Google, gõ những từ khóa và nhận được kết quả trong chưa đến một giây. Chúng ta thậm chí còn đang bị quá tải thông tin.
Nhưng Picasso đã nhận ra chân lý này từ năm mươi năm trước: “Những cái máy tính là vô dụng – chúng chỉ cho các bạn câu trả lời.” Để có thể tìm thấy đường đi của mình trong đầm lầy thông tin ngày nay, ta cần phải có hệ thống sàng lọc những gì liên quan, đáng tin hay không, đâu là sự thật, thế nào là đúng, là sai và bằng chứng là gì. Công nghệ chỉ trả lời các câu hỏi thay vì giúp chúng ta đặt ra những câu hỏi hay hơn. Những cỗ máy khiến những câu trả lời được đưa ra nhanh hơn, chính xác hơn và có chuyên môn cao, nhưng đồng thời khiến cho giá trị của những câu trả lời giảm đi.
Một phóng viên trong buổi phỏng vấn Einstein đã xin ông số điện thoại, và ông phải tìm nó trong cuốn sổ liên lạc nằm gần đấy. Sau một lúc tìm kiếm, anh phóng viên hỏi rằng tại sao một con người thông minh như ông lại không nhớ số điện thoại của mình. Ông trả lời rằng chẳng có lí do gì để nhét đầu mình đầy những thông tin mà anh hoàn toàn có thể tra cứu nó một cách dễ dàng.
Khởi đầu của những ý tưởng
Trong thời đại mà “cái gì không biết thì tra Google”, chúng ta được giúp đỡ rất nhiều trong việc “hiểu biết”. Nhưng chỉ qua những câu hỏi hiệu quả, con người mới có thể khai thác những thông tin đã biết để hoàn toàn khám phá, thăm dò, tiếp cận và vượt ra khỏi giới hạn với những khởi đầu đột phá. Nhà báo David Pogue của tạp chí New York Times viết về những thứ vốn là cuộc sống của chúng ta ngày nay nhưng máy ATM, chai dầu gội, đều được bắt đầu theo một cách giống nhau: Ta có những đột phá này “khi ai đó nhìn cách mọi thứ vốn đang vận hành rồi tự hỏi tại sao?”
Những ý tưởng đột phá được bắt đầu bằng những câu hỏi. “Tại sao quả táo lại rơi xuống mà không bay lên?” Có lẽ Newton không phải là người đầu tiên bị một vật gì đó rơi trúng đầu, nhưng ông là người đầu tiên đặt câu hỏi về điều mà không ai để ý, và say mê tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi mà những người khác bỏ qua. Một câu hỏi hay có thể bắt đầu cho những câu hỏi mới, những nghiên cứu kéo dài hàng thập kỉ, hay thay đổi cả suy nghĩ và tư tưởng.
Công cụ để vượt qua những giới hạn
Trong những nghiên cứu của Hal Gregersen, giám đốc điều hành của trung tâm lãnh đạo tại Đại học MIT, ông nhận thấy rằng những người hay đặt câu hỏi thường thể hiện “sự pha trộn giữa khiêm tốn và tự tin” – họ khiêm nhường đủ để nhận biết bản thân vẫn còn thiếu sót, lại tự tin đủ để thừa nhận điều ấy trước mặt những người khác.
Những người đặt câu hỏi luôn thoải mái về những hạn chế của bản thân. Họ hiểu rằng họ không biết tất cả mọi thứ, họ không “hiểu biết”, và điều này khiến họ không ngừng học hỏi dường như trong suốt cuộc đời mình.
Ông Joi Ito của Học viện Công nghệ Massachusetts nói rằng, khi ta chấp nhận trở thành những người học cả đời để khám phá những điều mới lạ (thay vì chỉ học trong những năm đầu đời), ta phải cố để duy trì hoặc đánh thức lại sự tò mò, cảm giác thắc mắc, khuynh hướng muốn thử cái mới, và khả năng thích ứng mà ta từng có trong tuổi thơ.
Để làm được điều này, ta phải sử dụng một công cụ giống như những đứa trẻ: các câu hỏi.
Tại sao cần phải học cách hỏi?
Nếu những “cơ bắp câu hỏi” đã bị teo đi khi học trung học, vậy thì nó sẽ tệ như thế nào khi bạn lên đại học. Khi một kỹ năng tư duy quan trọng như vậy lại không được đưa vào trường học, có phải chúng ta sẽ lớn lên và đánh mất khả năng đặt câu hỏi không? Warren Berger tin rằng chúng ta có thể mài giũa và học được các kỹ năng học câu hỏi, và đó là lý do ông viết cuốn sách Sức mạnh của đặt câu hỏi.
Dựa vào kinh nghiệm của những người luôn đặt câu hỏi, cũng như mượn những ý tưởng và ảnh hưởng từ lý thuyết đã có về sự sáng tạo, thiết kế cách tư duy và giải quyết vấn đề, ông đã chia giai đoạn tạo ra một câu hỏi thành ba phần: Tại sao – Sẽ ra sao nếu – Bằng cách nào. Nó giống như một cái khung để dẫn bạn đi qua các giai đoạn của một câu hỏi hơn là một công thức, bởi không có công thức nào cho những câu hỏi cả. Bạn sẽ tìm được cách để đặt một câu hỏi sao cho đúng và hữu ích trong cuốn sách Sức mạnh của đặt câu hỏi của Warren Berger.
Những câu hỏi Tại sao sẽ giống như một vòng xoáy không có hồi kết khiến bạn cảm thấy đau đầu, nhưng là những câu hỏi hữu ích khi bạn cần tìm tới gốc rễ của một vấn đề. Phương pháp “Năm câu hỏi vì sao” bắt nguồn từ Nhật Bản bởi ông Sakichi Toyoda, người lập nên đế chế Toyota, đã được áp dụng tại công ty Toyota trong hàng chục thập kỉ.
Giai đoạn Sẽ ra sao nếu là giai đoạn mọi thứ có thể xuất hiện. Một khoảng thời gian không thực tế khi đặt câu hỏi này sẽ cho ra những ý tưởng mới lạ và thậm chí điên rồ. Câu hỏi Sẽ ra sao nếu là sự mở đầu cho hành động Làm thế nào.
Cuối cùng, Làm thế nào chính là lúc bạn đưa những ý tưởng đến với thực tế. Bạn có thể sẽ phải cắt bỏ một vài điều cho phù hợp với thực tế và trăn trở tìm cách đưa Sẽ ra sao nếu thực sự xảy ra.
Khi đặt câu hỏi về những điều chưa biết, chúng ta nhận được thông tin. Nhưng khi đặt câu hỏi về những điều đã biết, chúng ta học được cách kiểm chứng thông tin, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề và thích nghi với những khó khăn. Chúng ta có thể tìm ra con đường mới lạ và đột phá trong những điều rất đỗi bình thường hằng ngày, những điều mà chúng ta thậm chí còn không để ý đến. Và điều đó chỉ xảy ra nếu chúng ta không lãng quên những câu hỏi, công cụ mạnh mẽ để học hỏi và không ngừng tò mò về thế giới xung quanh mình.
Về tác giả
Warren Berger sinh ngày 20 tháng 10 năm 1958, là một nhà báo Mỹ và là chủ của trang web amorebeautifulquestion.com. Ông đã viết khá nhiều sách và bài báo, chủ yếu là về vấn đề đổi mới, thiết kế, truyền thông đại chúng và văn hóa đại chúng.
Sau khi làm phóng viên báo ở Dallas, Berger chuyển về New York làm việc trong nhiều năm với tư cách là biên tập cho CBS. Berger cũng từng xuất hiện trên các chương trình Today Show của NBC, World News của ABC, All Eings Considered trên NPR và CNN.
Mua sách Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi” khoảng 61.000đ đến 112.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…
- Giá khuyến mãi – Ưu tiên số 1 “Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi Tiki” tại đây
- Giá khuyến mãi – Ưu tiên số 2 “Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi Shopee” tại đây
- Giá khuyến mãi – Ưu tiên số 3 “Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi Fahasa” (ngừng kinh doanh)
Đọc sách Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi ebook pdf
Để download “sách Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 23/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
làm sao để có tài khoản đọc sách pdf
Cho mk xin link vs