Pippi Tất Dài

Giới thiệu sách Pippi Tất Dài – Tác giả Astrid Lindgren

Pippi Tất Dài

Astrid Lindgren đã tạo nên một nhân vật độc đáo và đáng yêu, nhân vật đã truyền cảm hứng cho nhiều lớp trẻ con muốn trở thành Pippi. Hơn bất cứ điều gì, Pippi biến việc đọc trở thành niềm vui thích, chẳng đứa trẻ nào sẵn sàng đón nhận phần kết câu chuyện và nhiều đứa cứ đi đọc lại “Pippi Tất Dài”. Đơn giản bởi Pippi là điều hông thể cưỡng lại.

“PipPi Tất Dài” là tên nhân vật chính, đồng thời là tên tác phẩm nổi tiếng viết cho thiếu nhi. Câu chuyện kể về cô bé kỳ lạ mặt đầy tàn nhang, chưa bao giờ đi học và khoẻ đến nỗi nhấc được cả một con ngựa này đã được xuất bản tại hơn 90 nước và bảy lần dựng thành phim tại các quốc gia khác nhau, trở thành một trong những nhân vật kinh điển được yêu quý nhất của văn học thiếu nhi châu Âu và thế giới.

“Bên rìa thị trấn nhỏ có một mảnh vườn cũ bỏ hoang. Trong vườn là một ngôi nhà cũ, và Pippi Tất dài sống trong ngôi nhà đó. Cô bé lên chín, sống hoàn toàn một mình. Pippi không cha, không mẹ – thật tình như thế lại rất hay, bởi chẳng ai có thể nhắc nhở cô bé đã đến giờ đi ngủ giữa lúc nó đang chơi mê mải nhất, cũng chẳng ai có thể bắt nó ăn viên dầu cá trong khi nó khoái chén kẹo hơn.

Trước kia Pippi từng có một người bố mà nó yêu ghê gớm. Vâng, cố nhiên bé cũng từng có mẹ, nhưng từ xa xửa xa xưa rồi, lâu đến nỗi nó không tài nào nhớ nổi nữa. Mẹ Pippi mất từ lúc cô bé hãy còn là một hình hài tí xíu nằm trong nôi mà gào to tới múc những người xung quanh khôgn ai chịu nổi. Pippi đinh ninh giờ đây mẹ nó đang ở trên trời, ghé mắt qua một lỗ nhỏ nhìn xuống con gái mình. Nó thường ngửa cổ vẫy mẹ, và kêu lên: Mẹ đừng lo cho con! Con tự lo liệu được!

Bố thì Pippi không quên. Bố từng là thuyền trưởng lênh đênh trên biển lớn, và Pippi luôn ở bên bố trên tàu, cho đến lần nọ bố bị bão cuốn xuống biển mất tích. Nhưng Pippi hoàn toàn tin chắc có ngày bố sẽ trở về. Cô bé không tin bố mà lại có thể chết đuối. Nó nghĩ bố bị dạt vào một hòn đảo có rất nhiều người da đen, ngày ngày bố đi dạo quanh đảo, đầu đội vương miện bằng vàng.

Bố là vua của dân da đen. Nói thật, đâu phải nhiều đứa trẻ có được một người bố tuyệt đến thế! Pippi thường nói hết sức hãnh diễn. Chỉ cần bố tớ đóng được một con tàu là ông sẽ đến đón tớ liền, khi ấy tớ sẽ trở thành công chúa của người da đen. Ái chà, cuộc sống lúc đó mới sung sướng làm sao!.

Nhiều năm về trước, bố Pippi đã mua ngôi nhà cũ trong vườn này, ông định sẽ cùng với Pippi sống ở đó một khi ông đã có tuổi và không đi biển được nữa. Nhưng rồi đã xảy ra cái chuyện ngu ngốc là ông bị gió cuốn xuống biển, và trong khi chờ đợi bố trở lại, Pipi lên đường về nhà, đến biệt thự bát nháo – tên của ngôi nhà đó. Trong nhà, đồ gỗ và mọi thứ đều trang bị sẵn sáng chờ đón Pippi. Vào một tối mùa hè đẹp trời, cô bé chào tạm biệt tất cả thủy thủ trên tàu của bố. Họ rất quý Pipi và cô bé cũng mến họ…”.

Pippi Tất Dài
Pippi Tất Dài

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Pippi Tất Dài
  • Mã hàng: 8935235208681
  • Tên Nhà Cung Cấp: Nhã Nam
  • Tác giả: Astrid Lindgren
  • Người Dịch: Vũ Hương Giang
  • NXB: NXB Văn Học
  • Trọng lượng: (gr) 440
  • Kích thước: 13 x 20.5
  • Số trang: 273
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Pippi Tất Dài

Đánh giá Sách Pippi Tất Dài
Đánh giá Sách Pippi Tất Dài

1 Cậu chuyện rất hay, về 1Pippi sống tự nhiên, hoang dã, được làm mọi điều mình muốn, 1 cô bé lương thiện, nhân hậu, rất tự lập, biết lo lắng cho bạn bè. Đọc truyện rất cuốn hút, bạn nhỏ nghe tập trung, cười thích chí. một cuộc sống mà bất kỳ e bé nào cũng ao ước, còn bố mẹ thì k dám để các e sống như vậy.:)) Nên đọc á, sẽ giới thiệu đến nhiều bạn bè.

2 Trước khi đọc Pippi, mình đã đọc Lại thằng nhóc Emil. Quả thật Pippi có sự kết hợp độc đáo giữa Pan và Emil, nhưng ở đây lại là một cô bé chứ không phải là một cậu bé. Pippi có những nét tính cách rất khác người, cách suy nghĩ về các vấn đề trong cuộc sống cũng không giống bất kỳ ai. Những câu chuyện về Pippi vừa hài hước, hóm hỉnh vừa mang nhiều ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống. “Pippi Tất dài “không chỉ là một cuốn sách lý thú cho thiếu nhi mà còn là một “tấm vé” cho những ai muốn trở về cái thuở vô lo vô nghĩ. Và sách do Nhã Nam xuất bản chất lượng rất tốt. ^^

3 Pippi tất dài ( Tái Bản) của tác giả Astrid Lindgren. Mua sách bởi là sách của tác giả cuốn “Lại Thằng Nhóc Emil”. Với ngôn từ hóm hỉnh qua “Lại Thằng Nhóc Emil” tác giả Astrid Lindgren đã tiếp tục trinh phục mình ở cuốn Pippi này. Cuốn sách vui nhộn, dễ thương, phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi và hơn nữa. Bìa sách nhìn cũng thu hút nữa. Truyện kể về cô bé Pippi. Một cô bé kì lạ, hóm hỉnh và vô cùng dễ thương. Bạn hãy đọc sách để khám phá cuộc sống và những trải nghiệm của cô bé nhé.

4 Đọc cuốn sách, tôi ao ước có một người bạn thú vị như cô bé Pippi. Pippi nghịch ngợm, hay nói, kì lạ, tháo vát, thích làm theo ý mình, đôi lúc khiến bạn đọc cũng phải kêu “Eo ôi” trước những việc quái quái. Nhưng đặc biệt là Pippi có một trái tim nhân hậu, luôn quan tâm tới mọi người. Cô bé cũng rất yêu các con vật. Dù là truyện thiếu nhi nhưng có những thông điệp rất sâu sắc. Nội dung độc đáo, lôi cuốn, có nhiều chi tiết hài hước, châm biếm, (Chủ yếu qua lời nói và hành động của Pippi) Pippi tất dài là câu chuyện ta không bao giờ muốn nó kết thúc bởi nó như một giấc mơ tươi đẹp vô cùng của mọi đứa trẻ. Cảm ơn tác giả đã viết nên những điều tuyệt vời này và cảm ơn nhà xuất bản đã đưa chúng đến với người đọc!

5 Đây là cuốn sách thứ 2 của Astrid Lindgren mà mình có được, sau ” Lại thằng nhóc Emil “. Cả 2 nhân vật trong 2 tác phẩm đều tạo ấn tượng tốt đẹp với mình. Mình thật sự rất yêu mến cô nàng Pippi, không thua kém gì Emil đâu nhé. Pippi thông minh, lém lỉnh, lại biết người biết ta, đặc biệt luôn biết đặt tình cảm và lòng tốt của mình đúng chỗ. Đọc Pippi, mình không hài lòng nho nhỏ ở 1 điểm: ” đó là tác giả miêu tả thái quá về sức mạnh của Pippi, vì dù sao cô bé cũng mới chỉ 9 tuổi “. Nhưng nghĩ lại nếu không có được sức mạnh đó, liệu Pippi có tồn tại trên đời cho mình đọc không nhỉ??? Mình sẽ thiếu đi những câu chuyện khôi hài và cả tấm lòng đáng yêu của Pippi nữa. Vì vậy nên, mình quyết định sẽ và mãi luôn yêu thích Pippi Tất dài^-^.

Review sách Pippi Tất Dài

Review sách Pippi Tất Dài
Review sách Pippi Tất Dài

Pippi Tất dài – Cuốn sách khiến các bậc phụ huynh phải dè chừng? Mỹ Linh 28/10/2019

Pippi Tất dài là cuốn tiểu thuyết kinh điển dành cho thiếu nhi của nữ nhà văn Astrid Lindgren– người được coi là tượng đài của nền văn học thiếu nhi Thụy Điển. Câu chuyện được lấy ý tưởng từ một cái tên mà chính cô con gái của bà nghĩ ra. Mỗi tối, Astrid Lindgren đều kể chuyện cho con gái mình nghe, một hôm cô bé nói, mẹ hãy kể về “Pippi Tất dài”. Astrid Lindgren không hỏi Pippi là ai mà tự tạo ra cô bé và câu chuyện theo trí tưởng tượng của mình.

Pippi Tất dài là một cô bé có vẻ ngoài khá là kỳ quặc, Pippi không có mẹ, mẹ Pippi mất khi cô bé hẵng còn bé xíu. Bố của Pippi là một thuyền trưởng nhưng một dạo nọ bố bị bão cuốn xuống biển mất tích. Nhưng cô bé luôn đinh ninh bố chỉ bị dạt vào một hòn đảo và ông đã trở thành vua của người da đen ở đó. Trong lúc chờ đợi bố đóng được thuyền và quay trở về, Pippi dọn đến ở “Biệt thự bát nháo”, mang theo một con ngựa và một con khỉ tên là Nilsson. Ở đó cô bé kết bạn với Thomas và Annika- hai đứa trẻ ngoan ngoãn ở ngôi nhà bên cạnh. Thế giới là cả một sân chơi lý thú và cuộc sống là cả một cuộc thám hiểm khổng lồ khi có Pippi ở đó.

Tuy nhiên Pippi lại là một nhân vật phá đi chuẩn mực của một đứa trẻ mà mọi bậc phụ huynh đều hướng con mình đến. Pippi không có một vẻ ngoài ngoan ngoãn, xinh đẹp hay đáng yêu như mọi bé gái khác. Pippi là một đứa trẻ ít học và đặc biệt cư xử không được lịch sự cho lắm. Lại còn thường xuyên bày ra các trò chơi khá kỳ cục…

Một người bạn có lần đã nói với tôi rằng, cô ấy không sao đọc cho hết được Pippi Tất dài, vì không thể chịu nổi tính cách của cô bé. Tất thảy những điều đó sẽ khiến cho các bậc cha mẹ thực sự bối rối nếu chọn Pippi Tất dài là cuốn truyện để đọc cho con mình. Vì họ sẽ dạy những đứa trẻ điều gì khi họ đang đọc cho chúng nghe về một nhân vật thực sự “kỳ cục”. Và ngay tại thời điểm Pippi Tất dài đoạt giải nhất một cuộc thi về sách dành cho các bé gái, một vài bậc phụ huynh đã tỏ ra rất bức xúc khi gửi thư đến ban biên tập để phàn nàn về lối ứng xử của Pippi. Chính nhà văn Astrid Lindgren trong lần đầu tiên gửi bản thảo Pippi Tất dài đến nhà xuất bản đã viết kèm một bức thư với những lời như sau:

“Tôi hi vọng quý nhà xuất bản không thông báo cho Ủy ban chăm sóc trẻ em, bởi tôi cũng có hai đứa con và mẹ nào lại đi viết những cuốn sách như thế chứ!”.

Vậy Pippi Tất dài có phải là cuốn truyện khiến các bậc phụ huynh phải dè chừng? Và nếu vậy tại sao Pippi Tất dài lại “nổi danh” đến thế?

MỘT CÔ BÉ CÓ VẺ NGOÀI KHÔNG XINH ĐẸP

Pippi là cô bé có vẻ ngoài kỳ quặc thế này: “Trông nó như sau: Tóc nó có màu đúng như màu củ cà rốt, tết thành hai bím cứng quèo vểnh ngược hai bên đầu. Mũi nó giống hệt một củ khoai tây bé xíu lấm tấm đầy tàn nhang. Dưới mũi là một cái miệng rộng ngoác với hai hàm răng trắng khỏe. Cái váy nom mới kỳ cục làm sao, Pippi tự may lấy mà. Váy màu vàng rực rỡ nhưng bởi thiếu vải nên ngắn cũn cỡn, làm thò cả chiếc quần xanh lơ chấm trắng mặc trong ra. Cặp chân dài gầy gò đi đôi tất dài, chiếc kẻ sọc, chiếc đen tuyền. Đã thế nó lại dận đôi giày đen to gấp đôi bàn chân.” (Trích Pippi Tất dài).

Những câu chuyện người lớn thường kể hay viết cho trẻ em đều là về những đứa trẻ rất đỗi ngoan ngoãn và xinh đẹp. Nhưng hãy thử tưởng tượng mà xem, khi nghe quá nhiều những điều mà tất cả người lớn đều nói là chuẩn mực thì những đứa trẻ sẽ lớn lên và mang theo trong tâm tưởng đó là “triết lý”. Mà một đứa trẻ còn quá ngây thơ để tự hiểu được nhiều hơn những gì người lớn nói. Nếu một đứa trẻ chẳng may không được thật sự xinh đẹp như những cô cậu bé trong các cuốn truyện, bé có trở nên cảm thấy tự ti và ghét bản thân mình không?

Nếu là Pippi thì cô bé chẳng thấy có vấn đề gì với mái tóc đỏ như màu củ cà rốt, cái mũi nhỏ xíu đầy tàn nhang. Thậm chí trong một lần đi mua sắm, nhìn thấy một cửa có một tấm bảng ghi dòng chữ: “Bạn có phải chịu đựng các nốt tàn nhang không?”- Pippi đã vào thẳng cửa hàng và nói với người bán hàng ở đó rằng: “Không ạ, cháu không phải chịu đựng các những nốt tàn nhang ạ”. Người bán hàng nhìn Pippi và thốt lên: “Nhưng cháu thân mến, cả mặt cháu đầy những nốt tàn nhang kìa!”- “Tất nhiên rồi, nhưng cháu không phải chịu đựng chúng. Cháu rất yêu chúng”.

Mỗi đứa trẻ đều có những nét xinh đẹp rất riêng biệt điều đó khiến đứa trẻ này khác đứa trẻ kia, nó giống như một dấu ấn cá nhân được khắc họa bằng ngoại hình vậy. Điều những người lớn nên dạy cho trẻ nhỏ chính là “con đẹp theo cách riêng của con” chứ không phải đưa ra cho chúng một chuẩn mực nào cả. “Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn” (Chuyện con mèo dạy hải âu bay- Luis Sepúlveda). Một bài học “khó khăn” như vậy, cần được dạy từ khi con người còn là một đứa trẻ.

Bởi vậy mới có những đứa trẻ trêu chọc bạn bè vì vẻ bề ngoài. Có một câu chuyện đã cách đây khá lâu về cô bé da màu tên là Siahj Chase (hay còn gọi là Cici). Cô bé bị một cậu bạn nói rằng, trông cô bé “rất xấu”. Thay vì khóc lóc, hay đánh nhau với bạn, Cici đã tự tin và hài hước trả lời cậu bạn rằng: “Tớ không đến đây để trình diễn thời trang, tớ đến để học, học thì cần gì phải xinh”. Nhưng cậu bạn không chịu dừng lại, cậu vẫn tiếp tục nói Cici “xấu tệ”, cô bé đáp trả : “Dạo này cậu có soi gương không thế? Nhưng mà thôi, gặp cậu sau nhé, cậu đang làm tớ cáu đấy”. (Trích dẫn từ: http://kenh14.vn/doi-song/cau-tra-loi-thong-minh-cua-be-gai-5-tuoi-khi-bi-che-xau-gay-sot-khap-the-gioi-20150318030227406.chn )

Những đứa trẻ ban đầu chỉ là một bức tranh trắng tinh, sạch sẽ, những nét phác thảo đầu tiên chính là từ sự giáo dục của người lớn. Những mảng màu cuộc đời sau đó của đứa trẻ, tươi sáng? đen tối? vượt lên hay rẽ xuống, chính là được bắt đầu từ những nét phác thảo sơ khai đó.

MỘT CÔ BÉ SIÊU NÓI DỐI

Từ khi còn chưa biết viết chữ, chúng ta đã được học 5 điều bác Hồ dạy. Điều thứ 5 Bác dạy chính là: “Khiếm tốn thật thà dũng cảm”. Những lời dạy đó, giúp một con người trở nên hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, giáo dục chính là một lĩnh vực không bao giờ được phép cứng nhắc.

Đối với một đứa trẻ, tâm hồn được thỏa sức mộng mơ quan trọng hơn những thứ thực tiễn chính xác từng con số rất nhiều. Nhà bác học thiên tài người Đức Albert Einstein đã nói: “Dấu hiệu đích thực của trí thông minh là khả năng tưởng tượng chứ không phải kiến thức”. Có một ví dụ được kể lại từ cuốn “Con nghĩ đi, mẹ không biết” của bà mẹ viết sách- Thu Hà thế này:

“Năm 1968, tại tiểu bang Nevada nước Mỹ, cô bé 3 tuổi tên là Edith, một hôm chỉ vào chữ cái đầu tiên của chữ “Open” trên chiếc hộp đựng quà trong nhà mình và nói với mẹ rằng đó là chữ “O”. Mẹ cô bé rất ngạc nhiên và hỏi tại sao mà cô bé lại biết được đó là chữ “O”. Edith nói với mẹ là cô giáo ở trường dạy … Thật không ngờ, bà mẹ đã ngay lập tức viết đơn khởi kiện ngôi trường mầm non nơi con bà học. Lí do khởi kiện của bà làm cho người khác vô cùng kinh ngạc, bà kiện trường mầm non đã tước đi khả năng tưởng tượng của Edith. Bởi vì khi chưa biết chữ “O”, con gái bà có thể nói chữ “O” là mặt trời, là quả táo, là quả trứng gà … Nhưng sau khi trường mẫu giáo dạy cô bé nhận biết đó là chữ “O”, Edith đã mất đi khả năng tưởng tượng này, và bà đòi bồi thường tổn hại tinh thần cho cô bé là 1.000USD”.

Đó có phải là một câu chuyện có thật hay không có lẽ không cần thiết để bàn tới. Nhưng đó nhất định là một bài học sâu sắc cho những bậc làm cha mẹ. Người lớn đừng ham lí giải mọi điều, trước tiên hãy nghe những đứa trẻ nói gì, biết đâu chính chúng ta lại không nhận ra được điều mà một đứa trẻ có thể nhìn rõ. Cô bé Pippi đã tưởng tượng ra rất nhiều câu chuyện từ những điều nhỏ bé vô tình diễn ra trong cuộc sống. Pippi có thể tưởng tượng ra rằng, ở Trung Quốc có một người đàn ông có đôi tai to tới mức ông ta có thể dùng nó để làm dù che mưa che nắng.

Ở Mỹ thì mọi hố rãnh đều chật cứng trẻ con, thậm chí đến mùa đông chúng bị đông cứng chỉ thò mỗi cái đầu lên khỏi mặt băng…. Mọi câu chuyện dưới trí tưởng tượng của Pippi đều lý thú và hấp dẫn. Bởi nếu một đứa trẻ thấy một người đàn ông hói đầu, một người đi giật lùi …. Đứa trẻ đâu nhất thiết chạy đến hỏi thẳng những người đó, hay lên ngay Google mà tra xem đó là “hiện tượng” gì. Mọi đứa trẻ có đủ trí tưởng tượng để tự vẽ ra những câu chuyện thật lí thú để lí giải mọi điều … Chẳng phải có những sự thật rằng: “Edison là bởi có trí tưởng tượng không thực tế , mới phát minh ra bóng đèn điện; Newton là bởi có tư tưởng sáng tạo mới phát hiện ra lực hấp dẫn của trái đất …” (Tr 67, Con nghĩ đi mẹ không biết, tác giả Thu Hà).

MỘT CÔ BÉ ÍT HỌC VÀ ĐẶC BIỆT CƯ XỬ KHÔNG ĐƯỢC LỊCH SỰ CHO LẮM

Nhà văn Astrid Lindgren lý giải cho cái việc “ít học” của Pippi thế này: “Dạo Pippi còn đi biển, thỉnh thoảng tối đến , nó vẫn ngồi với một thủy thủ ở đuôi tàu và thử tập viết. Tiếc nỗi Pippi không phải là một kẻ học hành đặc biệt kiên trì. Đang học dở dang bỗng nó bảo: “Thôi, Fridolf ạ (tên người thủy thủ là Fridolf), chú cháu mình thèm vào học nữa. Bây giờ cháu trèo lên đỉnh cột buồm xem thời tiết ngày mai ra sao đây”. Vì vậy, chẳng có gì lạ khi Pippi viết không được giỏi giang cho lắm.”

Chữ “ít học” ở đây được đặt trong ngoặc kép và hoàn toàn cương quyết rằng bạn chỉ được nghĩ theo đúng nghĩa đen của từ này. Tức là từ để chỉ những người ít được đến trường, biết ít mặt chữ, chưa đọc thông, viết thạo. Người lớn chúng ta đôi khi đánh đồng HỌC VẤN và VĂN HÓA.

Tuy nhiên, đó lại là hai phạm trù tách biệt. Nói rằng một người có văn hóa tức là người đó có lối ứng xử văn minh, có tình người. Học vấn lại khác, học vấn chỉ thể hiện trình độ hiểu biết của con người về thế giới xung quanh. Học vấn có được thông qua con đường trường lớp hay tự học hỏi. Học vấn là cơ sở ban đầu cho văn hóa. Điều đó đồng nghĩa với việc học vấn chỉ là điều kiện cần, chứ chưa là điều kiện đủ của văn hóa. Người có trình độ học vấn cao sẽ dễ dàng tiếp thu tri thức văn hóa, nhưng chưa hẳn họ đã có một lối ứng xử có văn hóa.

Pippi Tất dài tuy ít học nhưng lại là một đứa trẻ có một trái tim rất mực nhân hậu. Pippi lan truyền tấm lòng ấy của mình để tất cả những người xung quanh cô bé, đặc biệt là với những đứa trẻ trong thị trấn, và đặc biệt hơn nữa là với Thomas và Annika- 2 người bạn thân thiết nhất của Pippi. Pippi tổ chức cuộc thi vấn đáp riêng cho những đứa trẻ không vượt qua bài sát hạch của bà Rosenblom và đang khóc thút thít.

Sau cuộc thi của Pippi đứa trẻ nào cũng được nhận kẹo và một đồng tiền vàng, chúng hân hoan và vui sướng hơn bao giờ hết. Pippi còn sa vào một cuộc ẩu đả với những đứa trẻ lớn xác khác để bảo vệ cậu bé Vili đáng thương đang bị bắt nạt. Pippi cũng đã rất công bằng trả cho hai tên trộm hai đồng tiền vàng vì chúng đã có công tập nhảy với Pippi cả đêm, dù đó là hai kẻ đã đột nhập vào nhà Pippi với ý định trộm vali tiền vàng mà bố đã để lại cho cô bé ….

Mẹ của Thomas và Annika đã đồng ý để 2 đứa con yêu quý của bà đi cùng Pippi đến hòn đảo Taka-Tuka- một hòn đảo tận phía Nam xa xôi. Khi biết tin các cô trong thị trấn đều kéo đến và thắc mắc. Nhưng mẹ của Thomas và Annika đã đáp: “Sao tôi lại không nên cho phép các cháu đi nhỉ? Các cháu vừa ốm dậy và cần thay đổi không khí, bác sĩ nói vậy. Và kể từ khi biết Pippi, tôi chưa từng thấy cô bé làm điều gì có hại cho Thomas và Annika cả. Không ai yêu quý Thomas và Annika hơn cô bé.”

Những đứa trẻ vì hoàn cảnh gia đình mà không thể đến trường hay có những đứa trẻ không may chẳng còn cha mẹ, sẽ bị những đứa trẻ khác bắt nạt chế giễu, thậm chí bị cả những người lớn mạt sát với những từ ngữ gây sát thương về mặt tâm hồn cho đứa trẻ như: “Đúng là đứa không cha không mẹ!”. Vậy ở đây, ai trở thành những kẻ thiếu văn hóa hơn? Học vấn chỉ là một phần trong Văn hóa, có học vấn sẽ dễ dàng tiếp thu văn hóa hơn chứ không đồng nghĩa học vấn cao hơn thì văn hóa cũng sẽ hơn người.

Hãy nhìn Pippi mà xem, đúng là một đứa trẻ lênh đênh ngoài biển như cô bé thì không được đến trường, nhưng trong thâm tâm cô bé luôn nỗ lực …. Một đứa trẻ luôn vui vẻ và hoạt náo như Pippi cũng có lúc khóc vì tự ti về việc mình không biết cư xử như trong bữa tiệc ngọt Pippi được mời tới dự tại nhà Thomas và Annika. Pippi luôn tỏ ra thân thiện bằng cách tiếp chuyện các vị khách. Nhưng vì không biết cách mà cô bé lại đã luôn ngắt lời họ một cách không được lịch sự. Khi bị mẹ của Thomas và Annika nỏi cáu: “Pippi ngạc nhiên nhìn bà, những giọt nước mắt từ từ dâng đầy mắt nó. “Cháu đã biết ngay từ đầu rằng cháu không biết cách cư xử mà. Có cố gắng đến mấy cũng vô ích thôi, cháu vẫn sẽ chẳng bao giờ học được cả. Lẽ ra cháu cứ ở lại trên biển mới phải”.

Một đứa trẻ “ít học” như Pippi có phải cũng là đứa trẻ thiếu văn hóa không? Thậm chí còn là một đứa trẻ biết hối lỗi vì những điều không phải mà mình gây ra. Là đứa trẻ có tấm lòng thiện ý và nỗ lực. Một đứa trẻ thường có những hành động từ những động cơ rất tốt và trong sáng, tuy nhiên vì sự vùng về và chưa biết cách thể hiện đúng, trẻ có thể làm những điều khiến người lớn nổi nóng. Bởi vậy, có một điều cốt lõi mà những người lớn nên nhớ khi đối mặt với trẻ nhỏ: Đôi khi không quan trọng là bạn làm gì mà là bạn có ý gì mà thôi!

Mua sách Pippi Tất Dài ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Pippi Tất Dài” khoảng 62.000đ đến 68.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Pippi Tất Dài Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Pippi Tất Dài TiKi” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Pippi Tất Dài Fahasa” tại đây

Đọc sách Pippi Tất Dài ebook pdf

Để download “sách Pippi Tất Dài pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 28/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *