Chỉ Về Nhà Để Ngủ
Giới thiệu sách Chỉ Về Nhà Để Ngủ – Tác giả Minh Nhật
Chỉ Về Nhà Để Ngủ
“Trong tiểu vũ trụ của mỗi người, thứ năng lượng quan trọng nhất không phải vật chất, mà là cảm giác của sự tồn tại, khát khao thấy mình có ý nghĩa, hoặc những gì mình làm trở nên ý nghĩa”
“Chỉ về nhà để ngủ” của Minh Nhật như một trạm cấp “vé du hành” miễn phí, để mỗi người đều có cơ hội khám phá sâu vào vũ trụ bản thân.
Thông qua những câu chuyện hiện thực gần gũi, cùng chất văn mang đậm dấu ấn Minh Nhật – rất riêng và đầy cảm xúc, Chỉ về nhà để ngủ dễ dàng”chạm” đến sự “đồng cảm” nơi trái tim độc giả, giúp ta thoát khỏi vòng xoay vội vã của cuộc sống, sống chậm lại, gom mạnh mẽ và đưa ta về với một khoảng lặng đủ để thấy nhẹ nhõm và bình yên.
Đặc biệt tại thời điểm cả thế giới đều đang chịu ảnh hưởng từ đại dịch, “chiếc vé” này cho ta được giao tiếp với chính mình nhiều hơn, để hiểu và tìm được cảm hứng sống mỗi ngày.
Giữa những trang sách có đôi lúc ta khẽ giật mình vì nhận ra chính bản thân trong đó, giống như soi vào một “chiếc gương”. Để thành thật đối diện với những mong muốn và phần con người sâu thẳm của mình.
Thậm chí ở rất nhiều người, đó có thể là một con người hoàn toàn khác hẳn với mặt nạ xã hội mà họ trưng ra. “Gương mặt mộc” đó có thể là một gương mặt “xấu xí” – một bản thể chằng chịt những nỗi đau – một trái tim với nhiều vết cắt hoặc cũng có thể là những giọt nước mắt, đã cất giấu bấy lâu được nhẹ nhàng lăn xuống. Để sau khi thẳng thắn đối diện rồi thì suy ngẫm, rồi hiên ngang sải bước qua. Đó cũng là lúc ta thực sự bước ra khỏi lớp kén bọc và cảm nhận mình hoàn toàn khác. Sống có mục đích và nhiều đam mê hơn.
Lời giải đáp cho câu hỏi “Thế nào là Trưởng Thành” cũng dần được bật mở.
Chúng ta không thể lớn lên qua những đời sống tầm thường, mà trưởng thành từ những trải nghiệm phi thường.
Chúng ta cũng không lớn lên bằng việc liên tiếp đặt những câu hỏi về quá khứ, mà trưởng thành khi có thể chấp nhận nó như một phần của những điều đã xảy ra, để bước tiếp.
Và sau cùng, hãy dành cho mình những giây phút, lùi lại một chút và nhìn về phía trước. Mong bạn hiểu được rằng “Hãy cho phép mình buồn để chờ những niềm vui thật đẹp”.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Chỉ Về Nhà Để Ngủ
- Mã hàng 3300000003337
- Tên Nhà Cung Cấp Skybooks
- Tác giả: Minh Nhật
- NXB: NXB Phụ Nữ Việt Nam
- Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
- Trọng lượng (gr): 200
- Kích Thước Bao Bì: 20 x 12.5 cm
- Số trang: 176
- Hình thức: Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Chỉ Về Nhà Để Ngủ
1 Sách hay, có tặng kèm sổ tay và bookmark.
2 Sách hay và đẹp lắm ah.
3 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.
Review sách Chỉ Về Nhà Để Ngủ
QUẢ BÓNG BAY HẠNH PHÚC
” Nhiều người cho rằng chia sẻ, tâm sự đồng nghĩa với sự thở than, chán nản.
Suốt những năm tháng tư vấn tâm lí cho độc giả qua trang báo, sau này là qua từng cuốn sách, các buổi ra mắt , đàm thoại văn học , nói chuyện trên radio , làm diễn giả , và có lẽ nhiều nhất là nói chuyện trực tiếp , tôi thấu hiểu sự sợ hãi bộc lộ bản thân là thế nào. Họ đều âm thầm cố gắng tự nuốt những cảm xúc tiêu cực vào, bởi không muốn bị coi là yếu đuối, thừa thãi, phiền phức. Họ sợ nhìn thấy ánh mắt thất vọng và thương hại của người khác khi phải thẩm thấu “năng lượng tiêu cực” từ những điều mà họ chuẩn bị nói ra.
Quan trọng hơn, phần lớn chúng ta thực sự tin rằng đó là cách đúng để sống trong cuộc đời : Rằng cứ nén lại , tiếp tục, có mấy ai hiểu được mình đâu, không thể cứ thế mà vụn vỡ.
Người ta tung hô sự mạnh mẽ và cả tính cam chịu, mà quên mất rằng đau khổ hay yếu đuối cũng là những cảm giác bắt buộc của con người, đặc biệt là những người mang trong mình sự thấu cảm sâu sắc. Nhưng người ấy khi vỡ, sẽ là một sự đổ vỡ âm thầm. Không phải ai tan nát xong cũng sẽ tự tử, có những người chỉ đơn giản là vô hồn sống tiếp, mất đi sự bao dung và chân thành trong mình. Họ hiểu rằng quá nhạy cảm sẽ mang tới những dằn vặt chỉ có bản thân mình gánh chịu.
Đè nén cảm xúc có cần thiết không?
Có.
Bởi ở nhiều hoàn cảnh, nó giúp chúng ta trông không quá “ngu ngốc” trong mắt thiên hạ . Bạn hãy nghĩ xem , nếu bạn lên mạng và nhìn thấy ai đó đăng tấm ảnh bàn tay cầm một năm thuốc giảm đau hay một vốc thuốc ngủ, bạn sẽ làm gì? Bấm like? Đặt một lời bình luận hỏi thăm? Hay cứ thể mà lướt qua?
….
Nhưng kết nối đích thực trong cuộc đời này thường đến từ những khoảnh khắc đen tối nhất như vậy. Người ta vẫn nói rằng có 10 người bạn trong 1 năm thì không khó, nhưng có 1 người bạn trong 10 năm thì chẳng hề đơn giản. Bởi trong “mười năm” ấy, chắc chắn bạn phải cùng người ta trải qua cả nụ cười và nước mắt, cả hạnh phúc và nỗi thất vọng. Nếu bạn chỉ ở cạnh lúc người ta vui, thì khi “tới lượt” bạn buồn, họ nào có lý do để ở lại?
Nhiều người trong chúng ta cho rằng điều ấy không quan trọng, bởi ta nghĩ mình có thể tự tìm kiếm hạnh phúc mà chẳng cần bàn tay nào giúp sức. Câu ngạn ngữ nói về việc “nếu muốn đi nhanh hãy đi 1 mình, còn muốn đi xa thì hãy đi cùng bạn bè ” liệu có đúng không?
Một chia sẻ thú vị gần đây đã mang tới liên tưởng tuyệt vời về khái niệm hạnh phúc. Vị giáo sư phát cho mỗi sinh viên 1 quả bóng bay, bảo họ hãy viết tên mình lên đó và thả vào 1 căn phòng. Khi tất cả đã làm xong, ông nói mọi người hãy bước vào căn phòng ngập tràn hàng trăm quả bóng bay ấy và tìm quả có tên mình.
Có người mất vài phút đã lắc đầu ngao ngán bước ra và có kẻ kiên trì tìm cả tiếng nhưng rồi cũng đành bỏ cuộc. Điều đó không dễ dàng như các sinh viên tưởng, và kết quả là chẳng ai trong số họ tìm thấy quả bóng của mình. Khi ấy giáo sư nói giờ mỗi người hãy nhặt bừa 1 quả bóng và bước ra, sau đó tìm mỗi người có tên trong quả bóng đó để trao cho họ. Và chỉ sau 1 lúc, không quá khó khăn tất cả đều trao quả bóng mình lấy ra cho người có tên trên đó, và nhận lại quả bóng của riêng mình với chính xác tên họ trong đó.
Nếu nghĩ về hạnh phúc theo cách đó, thì có lẽ bạn sẽ hiểu rằng giúp đỡ người khác chính là cách dễ dàng nhất ., là cách “nhanh nhất” để bạn có thể tìm thấy hạnh phúc của riêng mình.
Phần lớn người ta thường cố gắng để mạnh hơn, để chẳng dựa vào ai. Cũng có những người không để tâm đến mạnh yếu , họ cố gắng để sống thật với chính mình, và dùng sự chân thật ấy để chia sẻ, để lắng nghe và thấu hiểu những điều vốn chẳng ai có thể nói cùng ai trọn vẹn . Họ cố gắng nhặt lấy những hạnh phúc bất kỳ và trao tới người mà nó thuộc về. Họ quan tâm tới những khổ đau vô hình ấy, không phải bởi sự đa sầu đa cảm, mà bởi họ hiểu điều ấy quan trọng thế nào, bởi chính họ cũng đã từng mệt mỏi gục xuống nơi căn phòng ấy, tuyệt vọng ngước nhìn hàng trăm quả bóng trên nhưng chẳng thế thấy nổi hạnh phúc của riêng mình.
Trong ca phúc “One More Light” , Chester Bennington đã hát lên những điều tôi sẽ không bao giờ quên. Ngay cả khi anh đã tự tử, thì lời ca ấy vẫn sẽ là ngọn lửa dẫn lối cho những trái tim cô đơn khác lặng lẽ bước tiếp trong cuộc sống này, với niềm tin rằng mình không đơn độc .
“Who cares if one more light goes out.
In the sky of a million stars.
It flickers, flickers.
Who cares when someone’s time runs out?
If a moment is all we are
Were quicker ,quicker.
Who cares if one more light goes out?
Well, I do.
Trích : One More Light – Linkin Park.”
Cuộc sống trôi qua quá vội vàng và chúng ta thì cũng bị cuốn theo, nhiều khi những đau khổ, những uất ức không có ai thấu quật ngã chúng ta hàng trăm lần. Rồi thì chúng ta cũng phải tự đứng dây, tự mình can đảm và tự mình thương mình. Lâu dần chúng ta học được cách im lặng trước những nỗi buồn, tổn thương và nuốt nó vào trong. Chúng ta không còn gai góc, xù xì cá tính đến hét thật to lên rằng mình đang buồn, mình đang tổn thương để người khác hương hại, che chở nữa. Chúng ta sống cho chính mình, như một cái xác không hồn, mặc kệ bị đưa đẩy. Nhưng cũng có người họ chọn cho đi, họ nhảy cảm, họ tâm sự và chữa lành những cảm xúc đau đớn của đồng loại, họ cảm thấy hạnh phúc khi được có trong mình những năng lực đó, năng lực khiến mọi người như được trút bầu tâm sự, được thỏa nỗi lòng và chúng ta hoàn toàn may mắn và có quyền được dựa vào họ. Thế nên, trong một khoảnh khắc nào đó, khi nỗi buồn chất chứa quá nhiều hãy mạnh dạn chia sẻ đối với người bạn tin tưởng nhất và cảm thấy ấm áp, gần gũi nhất để chia sẻ, để được cảm thông, để thấy chúng ta không đơn độc trong cuộc đời này.
MÌNH LÀ CÁ, VIỆC CỦA MÌNH LÀ TRÈO CÂY.
” Nhà bác hoc Albert Eistein từng nói rằng”Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây ,nó sẽ sống suốt đời với niềm tin rằng nó là kẻ đần độn.”
Điều này, nếu suy xét theo hướng tích cực của việc đặt mỗi người ở đúng môi trường phù hợp với họ , thì chẳng có gì sai. Không chỉ là năng lực của bản thân , nó còn là những yếu tố ngoại cảnh môi trường tương thích, để đạt được hiệu quả phát triển tốt nhất.
Như kiểu, nếu một đứa bé sinh ra ở Châu Phi, nó sẽ khó có thể trở thành vận động viên trượt tuyết. Ở một nơi không có đủ hệ thống phương tiện giao thông công cộng tốt và có nhiều sư tử tới vậy, thì trở thành vận động viên điền kinh có lẽ hợp lí hơn rất nhiều!”
Như là, nếu đứa bé thể hiện năng khiếu vượt trội trong 1 lĩnh vực nhất định từ khi còn nhỏ, thì chúng ta nên dành mọi điều kiện thích hợp để phát triển thứ đó và chỉ riêng thứ đó.
Có điều, chúng ta lại thường quá vội vàng trong những quyết định liên quan tới bản chất. Những đứa trẻ bị định hình quá sớm về thể hình dạng mà mình có thể tương thích. Từ đó, không chỉ bị nền giáo dục và môi trường hạn chế khả năng phát triển , mà chính bản thân chúng cũng tự đóng khung và giới hạn chính mình . Chúng tự hài lòng trong môi trường, có thể là, không bao giờ đủ cho tài năng của chúng. Có những điều chúng thậm chí chưa bao giờ thử.
Thực chất, việc đi ngược lại những quy chuẩn cơ bản và cả những thuận lợi của bản thân chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để bạn có thể khám phá và thể hiện những phần bản thân mà người khác phải bất ngờ, ch bạn cơ hội thay đổi cuộc đời mình và tạo ra kì tích.
…
Cho dù sinh ra ở Châu Phi với 2 bàn tay trắng , Elon Musk vẫn có thể tạo ra cả đế chế Tesla thay đổi cả thế giới. Cho dù sinh ra đã ngậ thìa vàng , “thiếu gia” Anthony Tan không tiếp quản gia sản khổng lồ của tập đoàn gia đình , mà chật vật tìm ra con đường riêng cho mình, và chúng ta được chứng kiến một trong những startup kỳ lân nổi bật nhất của thập kỉ: Grap. Cho dù sinh ra ở Argentina cùng tầng lớp cùng khổ, Francis vẫn trở thành Giáo hoàng , thậm chí ông còn là vị Giáo hoàng đầu tiên đến từ Châu Mỹ Latinh, đồng thời cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên không phải từ Châu Âu kể từ hơn 1200 năm qua.
Dù ở lĩnh vực nào trong cuộc sống này, một con cá có thể trèo cây mới là con cá chiến thắng. Bởi ngay từ những thời khắc đầu tiên, nó đã dám chấp nhận thay đổi chính mình, chấp nhận có thể chết hoặc tiến hóa, chấp nhận đặt mình ngoài môi trường dễ chịu, để tiệm cận những điều mà con cá khác không thể.
Họ sẽ chọn sống “dễ dàng” hơn rất nhiều nếu như lựa chọn những gì đơn giản quanh mình, lựa chọn việc thả mình vào dòng chảy tự nhiên . Nhưng, lịch sử sinh ra chỉ để những người tài năng nhất và mang theo những khát vọng lớn lao nhất có thể viết lại.
Bài học về việc không nên ép một con cá phải trèo cây có lẽ là một ẩn dụ tốt cho các bậc phụ huynh khi lắng nghe và tìm kiếm môi trường phù hợp cho khả năng của con mình. Nhưng bài học của một con cá dám trèo cây mới là bài học cho những đứa trẻ nên ghi nhớ. Bởi nếu không rời khỏi môi trường an toàn nhất, dễ chịu nhất, không một lần bước ra thế giới để học hỏi và thử thách bản thân mình, thì có lẽ chúng ta vẫn chưa thể định hình thứ gọi là bản chất hay năng lực của chính mình, chưa khám phá được đầy đủ những tố chất có thể phát triển.
…
Cuộc sống này luôn chừ khả năng cho những biến số như vậy. Đừng cho rằng mình sinh ra chỉ để dành riêng cho điều gì đó. Đừng hoảng sợ nếu một ngày bạn bị đặt ra ngoài vòng an toàn vốn có của bản thân. Tất cả những điều đó, đều tiềm ẩn khả năng cho những cá thể đặc biệt.
Người khác tin bạn cũng được, không tin bạn cũng chẳng sao. Nhất định bạn phải tìm lối đi riêng cho mình. Hãy cho bản thân một cơ hội để chạm tới những điều tuyệt vời nhất, những điều có thể vẫn đã yên lặng ở đó chờ được khám phá. Nếu bạn không thử, bạn sẽ không bao giờ biết!’
Ở câu chuyện này, chúng ta đã thấy một quan điểm mới mà tác giả mang đến , “Mình là cá, việc của mình là trèo cây”.
Khác với quan điểm cũ, hãy đặt con người ta ở vị trí mà người ta giỏi nhất, thuộc về. Nhưng ở đây, tác giả phản biện rằng ai cũng có một lần để sống, nếu cuộc sống thử thách bạn ở một vị trí, vai trò khác hoàn toàn sở trường của mình, đừng lo lắng , hãy nói “Vâng, tôi có thể làm được”. Bởi vì khi bạn chưa từng bước ra khỏi vùng an toàn của mình, bạn chưa thể biết được mình có hợp với nó không , với vai trò mới không. Hãy hết mình, hãy bứt ra khỏi vùng an toàn của bản thân, rồi bạn sẽ thấy bạn có thể làm những điều mà trước đây bạn chưa từng nghĩ mình có thể làm được, bạn sẽ ngạc nhiên, tự hào vì bản thân vì đã chiến thắng chính mình, chiến thắng những định kiến trước đó về bản thân mình. Sẽ có ngày vũ trụ sẽ “trả công” xứng đáng cho bạn, cho những nỗ lực của bạn khi từng bước vượt lên chính mình.
CUỘC ĐỐI THOẠI THỨ BA : HÃY CHO PHÉP MÌNH BUỒN ĐỂ CHỜ NHỮNG NIỀM VUI THẬT ĐẸP
” Người ta thường phải trải qua một khoảng thời gian nhất định mới có thể thẩm thấu được nỗi đau tinh thần, hiểu được những điều mà trước đó không thể.
Khi bạn nói với một người: ” Em/Anh xứng đáng với điều tốt hơn, với người tốt hơn. ‘ thì kết quả nghe nó sáo rỗng, thậm chí khiến cho đối phương nổi giận. Họ cảm thấy bị phản bội niềm tin.
Có điều, đến khi họ thực sự gặp điều tốt hơn và một hạnh phúc đúng với mong cầu hơn, họ mới thực sự hiểu ý nghĩa trong câu nói đó là thật, cho dù người đã nói những điều ấy có thật sự nghĩ vậy hay không. Cũng giống như suy nghĩ rời bỏ cuộc sống, suy nghĩ chủ động rời khỏi một mối quan hệ thường đến từ việc người ta hiểu rằng : Nếu không giải quyết vấn đề, hãy giải quyết người tạo ra vấn đề. Và nếu họ cảm thấy họ chính là người gây ra phần lớn vấn đề, họ muốn rời đi. Họ không muốn cố gắng nữa hoặc họ nghĩ đó là điều không thể.
Tôi nghĩ những suy nghĩ đó rất thực tế, và rồi người ta sẽ cùng thích ứng trọn vẹn với những biến số xảy ra . Khả năng thích ứng đó thú vị tới độ con người thường cảm thấy choáng khi nghĩ về chính mình của 10 năm về trước. Ta chỉ nhìn rõ sự vật thay đổi của chính mình khi đặt nó trong một quãng chuyển dịch của thời gian đủ lớn. Khi ấy chúng ta nhận ra thứ mình cảm thấy luôn chỉ là thời điểm, và nó đẹp đẽ hay khủng khiếp cũng vì nó chỉ tồn tại ở thời điểm ấy trọn vẹn nhất.
Cũng vì thế, ta hiểu rằng mình không cần phải cảm thấy tốt ở tất cả mọi lúc. Sẽ có những lúc cuộc đời thật tồi tệ, và bạn có quyền cảm thấy tồi tệ ở thời điểm đó, cũng chỉ nên ở thơì điểm đó mà thôi. Có nhiều thứ chỉ là bậc thang trên thế giới này đều nhất thiết phải đẹp.
Những bước cuối cùng dẫn lên đỉnh Fansipan cũng chỉ là xg bậc thang đá gồ ghề , trước những thung lũng rộng lớn nơi dãy núi Himalaya hùng vĩ của Ladakh cũng chỉ là một hành trình bụi bặm , những bậc đá vỡ nứt là thứ cuối cùng tôi thấy trước khi bước ra sông Hằng vĩ đại tại Varanasi. Trước những điều kỳ diệu trên thế giới này, hầu hết chỉ là vài mảnh vụn.
Cuộc đối thoại thứ 3, chúng ta đều trò chuyện với chính mình, trong những ngày tồi tệ nhất. Những đêm ấy, người ta phải cố đi tìm ý nghĩa tồn tại, đặt câu hỏi về bản chất của hạnh phúc, về kết thúc của một hành trình. Những đêm ấy rồi sẽ quyết định con người mà ta se trở thành.
Chúng ta thực chất không cần phải cảm thấy tốt mọi lúc mọi nơi. Thứ chúng ta cần là lùi lại một chút, nhìn về phía trước.
Hãy cho phép mình buồn để chờ những niềm vui thật đẹp.”
Cuộc đời mỗi người, niềm vui thì quá ngắn, còn nỗi buồn thì dài như giải ngân hà. Chồng chồng, lớp lớp, sóng sau xô sóng trước, có khi vui chưa được một khoảnh khắc thì buồn đã ập tới. Thay vì cố gắng gồng lên nói rằng mình ổn, mình kiểm soát được nỗi buồn này thì hãy thả lỏng, đối diện với nỗi buồn đó để tìm ra nguồn cơn, cách giải quyết nỗi buồn. Lạc quan là một chuyện tốt , những thỉnh thoảng hãy cho phép bản thân “được buồn” một chút, được sống với nỗi buồn của mình , được sống thật với cảm xúc bản thân để nắm trọn , đón trọn được những khoảnh khắc được vui. Để cảm thấy hai thái cực đó vẫn luôn song hành, để bản thân hạnh phúc một cách trọn vẹn nhất, hạnh phúc nhất.
Rõ ràng ở tác phẩm này, chúng ta đã thấy văn phong phong cách “rất khác” của Minh Nhật so với những tác phẩm trước. Ở tác phẩm lần này có vẻ sâu lắng hơn, hướng đến những chiệm nghiệm nhiều hơn, hướng tới nhiều vấn đề hơn và cách giải quyết chúng, tư duy phản biện nhiều hơn và chúng ta cần nghiền ngẫm, suy luận để thấy cái hay, cái mới của tác phẩm. Để có thể giải quyết được những vấn đề của mình, mình là một người trẻ , và để vững vàng hơn trước những sóng gió của cuộc đời đang thử thách mỗi người.
Mua sách Chỉ Về Nhà Để Ngủ ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Chỉ Về Nhà Để Ngủ” khoảng 72.000đ đến 74.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Chỉ Về Nhà Để Ngủ Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Chỉ Về Nhà Để Ngủ Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Chỉ Về Nhà Để Ngủ Fahasa” tại đây
Đọc sách Chỉ Về Nhà Để Ngủ ebook pdf
Để download “sách Chỉ Về Nhà Để Ngủ pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 28/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Lửa Yêu Thương Lửa Ngục Tù
- Tiền Nhiều Chẳng Để Làm Gì
- Sau Lời Thề Ước – Dù Cho Mưa Nắng Vẫn Thương Nhau
- Vừa Nhắm Mắt Vừa Mở Cửa Sổ (tái bản)
- Gặp Được Nhau Rất Khó, Sao Không Trân Trọng Nhau
- Nhà Thôi Miên Tà Ác
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free