Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ

Giới thiệu sách Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ – Tác giả Nguyễn Nhật Ánh

Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ

Trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh mời người đọc lên chuyến tàu quay ngược trở lại thăm tuổi thơ và tình bạn dễ thương của 4 bạn nhỏ. Những trò chơi dễ thương thời bé, tính cách thật thà, thẳng thắn một cách thông minh và dại dột, những ước mơ tự do trong lòng… khiến cuốn sách có thể làm các bậc phụ huynh lo lắng rồi thở phào. Không chỉ thích hợp với người đọc trẻ, cuốn sách còn có thể hấp dẫn và thực sự có ích cho người lớn trong quan hệ với con mình.

Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ

Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ
  • Mã hàng 8934974159087
  • Tên Nhà Cung Cấp NXB Trẻ
  • Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
  • NXB: NXB Trẻ
  • Trọng lượng: (gr) 220
  • Kích Thước Bao Bì: 13 x 20
  • Số trang: 208
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ

Đánh giá Sách Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ

Đánh giá Sách Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ

1 Đọc đến tận phần “buồn ơi là sầu”, mình mới nhận ra hoá ra mình đã từng đọc qua cuốn sách này một lần. Với những gì còn đọng lại trong trí nhớ về lần đọc đầu tiên, thực sự mình đã hiểu vì sao bác Ánh đề “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em.” Vì thế mà tác phẩm này từng được nhận xét có điểm tương đồng với “Hoàng tử bé”, tác phẩm viết về những đứa trẻ, nhưng càng trưởng thành đọc càng thấm. Mình thấy điểm nổi bật trong lối viết của bác Ánh là đậm chất thơ, bởi cách gieo vần, chơi chữ nghịch ngợm, láu lỉnh như một đứa trẻ, cách miêu tả mọi thứ trong veo, đầy mơ mộng; và bác cũng hay đưa thơ vào trong tác phẩm của mình nữa. Tựa đề của cuốn sách nổi tiếng này cũng rút từ một bài thơ của Rojdesvensky, về những đứa trẻ lỡ lên chuyến tàu rời xa thành phố tuổi thơ và không thể quay trở lại.Thật ra motif kể những câu chuyện hồi bé rồi so sánh với hiện tại người lớn và rút ra triết lý rất dễ đoán. Nhưng bác có cách đặt vấn đề gây hứng thú, như một câu trần thuật “một ngày, tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật buồn chán và tẻ nhạt”, hay, “chúng tôi đã trở thành lũ giết người như thế nào”, khiến người đọc thắc mắc, rốt cuộc những đứa trẻ tám tuổi này đã nghĩ những gì, làm những gì? Hoặc vì những trò chơi với sự sáng tạo không điểm dừng của mấy đứa nhóc Mùi, Tí Sún, Hải Cò và Tũn, mình không thể ngừng đọc với tâm trạng háo hức cho câu chuyện tiếp theo. Người không có tuổi thơ như mình còn bị cuốn thế, những ai từng trải qua những chuyện như thế thì chắc sẽ có cảm xúc bồi hồi ấm lòng lắm nhỉ. Như xem một cuộn phim ký ức.

2 Truyện kể về những câu chuyện ngây ngô, trong sáng nhưng cũng không kém sâu sắc của các nhân vật: Cu Mùi, Hải Cò, Tí Sún và Tủn. Với trí tưởng tượng của mình, chúng tự bày ra những trò rất khác người. Kiểu như ba nhân năm bằng mấy cũng được, nhưng chắc chắn không phải là mười lăm. Nếu là con gà thì gọi là con vịt vẫn được, chả ai bắt đi tù cả. Chúng tự bày ra một cuộc cách mạng để thay đổi sự nhàm chán, lặp đi lặp lại của cuộc sống như vậy đó. Những chuyện tưởng như chẳng bao giờ có thể lại được chúng thêu dệt nên rất hợp lý. Từ đó mang đến thật nhiều tiếng cười sảng khoái cho người đọc. Đặc biệt, khi chúng hóa thân vào những trò chơi, tự biến mình thành luật sư kể chuyện về cha mẹ của chúng. Các bậc phụ huynh như thức tỉnh bởi những lời tố tụng đó. Bởi họ đã, đang cướp mất tuổi thơ của chúng. Giống như lời tác giả bộc bạch: “Tôi không viết cuốn này cho trẻ em, tôi viết cuốn này cho ai từng là trẻ em”. Đây như hồi chuông cảnh tỉnh, rất đáng suy ngẫm về cách dạy dỗ con cái của các bậc phụ huynh..

3 Không có một cuốn sách nào của Nguyễn Nhật Ánh mà không hay cả .”Hãy cho tôi một lần trở về tuổi thơ. Sống không âu lo không buồn phiền. Chỉ sợ ngày mai tới. Hãy cho tôi, cho tôi trở về.” Câu hát của chương trình “Bố ơi mình đi đâu thế?” vang lên trong đầu mình ngay khi thấy cuốn sách này. Tuổi thơ xinh đẹp và cũng đáng yêu. Tuổi thơ mình cũng vui vẻ và đáng yêu thôi, nhưng có lẽ là từ khi lọt lòng mình vốn đã cứng nhắc nên cũng không hay biểu lộ ra ngoài những cảm xúc, nên khi đọc cuốn sách này, mình như đã tìm được người bạn thấu hiểu cho mình vậy. Hồn nhiên và cũng đáng yêu như chính cái tên của nó. Trân trọng những ngày thơ bé khi bản thân đã bay cao bay xa, đấy có lẽ là điều đáng trân quý nhất. Bác Ánh vẫn thành công trong việc xây dựng nên những câu chuyện gần gũi và đầy sắc màu. Ước mong sao cho thế hệ trẻ bây giờ sẽ có nhiều hơn những kỷ niệm tuổi thơ để sau này nghĩ về sẽ chẳng còn tiếc nuối.

4 Một quyển sách đặc biệt đến từ tác giả Nguyễn Nhật Ánh và đặc biệt hơn là được sản xuất hoàn toàn bằng tiếng anh. Một phong cách mới mẻ và sẽ khá hấp dẫn, bổ ích với bạn đọc. Tiếp tục là những mẩu truyện chân thực về cuộc đời của những nhân vật, đặc biệt hơn là một cốt truyện về tuổi thơ, đề tài quen thuộc với bạn trẻ. Ai cũng có những mong ước nhỏ nhoi, những tiếc nuối về khoảng thời gian đã qua, về những năm tháng tuổi thơ khờ dại nhưng đầy ý nghĩa và khó quên. Nếu như có một tấm vé trở về tuổi thơ, liệu bạn có lựa chọn trở lại. Khoảng thời gian đẹp đẽ nhất chính là khoảng thời gian không thể nào quay trở lại… Mình hi vọng sau này sẽ có nhiều cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh được dịch sang tiếng anh hơn nữa.

5 Câu chuyện về một người đàn ông nhìn lại cuộc đời mình, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ ghi lại kết cấu của tuổi thơ trong tất cả sự phong phú của nó. Khi chúng ta học được từ những phép màu và bi kịch nhỏ tạo nên cuộc đời của người kể chuyện – những sai lầm và những hành động sai trái – chúng ta gặp những người bạn đã mất từ ​​lâu của mình, không ai có thể quên được cuộc sống của họ như thế nào. Và ngay cả khi Nguyễn Nhật không thể đưa chúng ta trở về thời thơ ấu của chính mình, anh ấy đã nắm bắt những khoảng thời gian ngây thơ đó bằng một sự khéo léo tuyệt vời. Một câu chuyện ngụ ngôn muốn quyến rũ trẻ em và trẻ em, “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là chiếm được cảm tình của độc giả Việt Nam.

Review sách Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ

Review sách Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ

Review sách Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ

1. Review sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của bạn Nguyễn Trần Khánh Thi

Thật sự là rất hay, là một trong 3 cuốn mà mình đọc xong rất nhanh luôn ý ( Còn chút gì để nhớ; Mùa hè thiên đường và cuốn này), mình đọc vỏn vẹn chỉ trong hơn nửa ngày, chứng tỏ là mình thật sự rất rất thích sách.

Thật sự chưa cuốn nào diễn tả cái suy nghĩ của tác giả và kể lại câu chuyện mà khiến mình tâm đắc đến vậy, nó thật sự rất chân thật luôn nên có nhiều khúc hài cực tại vì nó quá đúng.

Về nội dung: Kể về cái thời thơ ấu ngây ngô tinh nghịch xen lẫn hài hước của 4 đứa nhóc 8 tuổi (trong đó có tác giả) về cuộc sống dưới quê hằng ngày, về một xíu học tập, một chút tình yêu trẻ con đáng yêu và hôn nhân. Chính tác giả là người tường thuật lại câu chuyện tuổi thơ ấy khi là một người lớn đây

Đúc kết: Nó khiến độc giả sẽ bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm của ngày thơ bé (đặc biệt là những bạn có tuổi thơ cùng bạn bè) và làm cho ta thấy cái nhìn khác nhau của người lớn và trẻ con

2. Review sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của bạn Trang Thị Tuyết Linh

Nếu ai đang chán ngấy trách nhiệm làm người lớn, thì đây sẽ nên là quyển sách mà họ nên tìm đọc. Cái đặc biệt của quyển sách này là giọng văn bàn luận của người lớn của bác Ánh pha chung giọng văn ngây ngô trẻ con, nhưng sự chuyển giao này rất mượt mà và không hề mang tí gượng ép. Và rồi bác dẵn dắt chúng ta về cái khoảng thời gian “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, những cuộc tình chớm nở tuổi con nít ranh và dăm ba trò phá làng phá xóm. Khi đọc ta bất giác sẽ bật cười trước sự ngây ngô khờ dại và tưởng niệm quãng thời gian đã qua. Quyển sách cũng đã từng đạt giải văn học ASEAN năm 2010.

3. Review sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của bạn Truong Thien Trinh

Rất dễ thương đúng là quyển sách dành cho những ai đã từng là đứa trẻ. Vừa đọc vừa mỉm cười vì thấy chính mình trong đó. Cũng cảm thấy tuổi thơ không điện thoại không Internet là điều thật may mắn. Những trò quậy phá luôn được update. Chỉ biết nói cám ơn rất nhiều tuổi thơ của tôi.

4. Review sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của bạn Lê Thị Phương Thảo

Những kỷ niệm như ùa về khi đọc xong cuốn “ cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”. Một cuốn sách lấy nhiều xúc cảm trong tôi. Đọc xong rồi mà tôi còn tìm xem có cái gì còn sót lại cho mình đọc tiếp hay không, lật mở những trang cuối cùng mà vẫn muốn còn nữa, còn nữa cho mình được đọc tiếp.

Nhưng tôi chắc chắn mình sẽ lại “gặm nhấm” cuốn này thêm ‘n lần” nữa. có thể là lúc rảnh rỗi, hay những lúc giải lao, có thể là lúc tôi cô đơn, buồn buồn…không biết những lần sau đó khi đọc lại tôi có còn cảm xúc như lúc này không? Nước mắt đã làm nhòe những trang cuối cùng. do những câu thơ sau đó nó “hình ảnh” quá, hay có thể là tôi đang khóc cho những kỷ niệm chợt ù về??? Với cuộc sống hiện đại này, không biết tuổi thơ của thế hệ sau này sẽ khác với tuổi thơ của thế hệ trước nhiều lắm không?.

Giờ ngay cả khi về quê,những trò chơi thả diều, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò…cũng có còn thấy nhiều nữa đâu. Chỉ thấy những đứa trẻ cắm đầu vào học, coi tv, ngồi vào máy tính, chơi bất cứ trò gì cũng gắn với công nghệ…không biết mấy mươi năm sau chúng có còn đọc được những tác phẩm na ná như “cho tôi xin một vé đi tuổi thơ’ rồi lại hồi tưởng lại và lau nước mắt như tôi bây giờ? Có lẽ là không được “dữ dội”như thế này rồi (nhưng thời gian sẽ chứng minh thôi chứ t cũng chưa giám chắc chắn…).

Tôi nghĩ mình sẽ lại tìm đọc nhiều tác phẩm hơn nữa của Bác Nguyễn Nhật Ánh, không đơn giản là để đọc những câu chuyện tuổi thơ mà Bác viết, mà tôi đọc để cảm nhận được những triết lý sống trong đó… “Hãy cho tôi xin một vé không hai, vé trung thôi không cần quay trở lại. Chỉ cần cho tôi được trở về tuổi thơ, thì tôi sẽ xin…chờ hoài…”

5. Review sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của bạn Giang Hương Nguyễn

Nguyễn Nhật Ánh với giọng văn trong vắt và dí dỏm đã mang đến cho chúng ta một thế giới tuổi thơ hồn nhiên đầy ắp tiếng cười. “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” mở ra một thiên đường lồng lộng tiếng cười của trẻ thơ, cả cách nhìn hài hước, châm biếm về những đổi thay và sự khác biệt giữa thế giới của người lớn và trẻ nhỏ.

Truyện có những tình huống gây cười nhưng ản sau đó là một triết lí sống. Đây là một quyển sách không chỉ ý nghĩa cho trẻ con mà còn cả cho người lớn. Đọc đến trang cuối của sách, bản thân mình chợt muốn được quay trở lại tuổi thơ vui tươi đầy ắp tiếng cười 😀

Trích dẫn sách hay “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”

“Nhiều người sợ nỗi buồn. Nhưng tôi không sợ. Tôi chỉ sợ một cuộc sống không buồn không vui, nói chung là nhạt nhẽo. Đôi khi chúng ta cũng cần có nỗi buồn làm bạn, nhất là lúc cuộc sống bỗng dưng trống trải và cảm giác cô độc xâm chiếm ta từng phút.”

“Đêm nay tôi bước vội khỏi nhà.
Đến ga, xếp hàng mua vé:
Lần đầu tiên trong nghìn năm.
Có lẽ.
Cho tôi xin một vé đi Tuổi thơ.
Vé hạng trung
– Người bán vé hững hờ
Khe khẽ đáp:
Hôm nay vé hết!
– Biết làm sao!
Vé hết, biết làm sao!
Đường tới Tuổi Thơ còn biết hỏi nơi nào?”

“Một ngày, tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật buồn chán và tẻ nhạt”. Câu nói yêu thế đó của một đứa trẻ có thể bắt nguồn cho một cuốn sách vui nhộn. Nhưng bây giờ, đã lớn, nếu một ngày bạn cảm thấy sự bế tắc của cuộc sống gieo vào đâu bạn ý nghĩ ảm đạm đó thì rất có thể đó kaf khởi đầu cho một câu chuyện tệ hại và chân trời có khả năng khép lại trước mắt bạn.”

Chương 4: Buồn ơi là sầu (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ)

Tôi hỏi chú Nhiên “Tại sao chú yêu cô Linh?” thì chú không trả lời được, và sự bối rối của chú làm tôi rất ngạc nhiên.

Sau này, khi đã biết đến mối tình đầu thứ tám thì tôi mới hiểu rằng cắt nghĩa tại sao ta không yêu một người nào đó dễ dàng hơn rất nhiều so với việc giải thích tại sao ta yêu họ.

Người ta nói đàn ông sẵn sàng cưới một cô gái chỉ vì một chiếc cằm xinh nhưng phụ nữ không bao giờ lấy đàn ông chỉ vì một cặp đùi đẹp. Ðiều đó không đúng. Cả đàn ông lẫn phụ nữ không ai lấy người kia chỉ vì một bộ phận nếu anh ta (hay cô ta) thực sự tin rằng lấy một người có nghĩa là cuộc đời mình bị cột chặt vào người đó bằng sợi xích vững chắc của số phận.

Chiếc cằm xinh hay đôi mắt đẹp khiến người đối diện chú ý nhưng nó chỉ đóng vai trò soi đường như ánh đèn pin trong tay người dẫn chỗ trong rạp hát. Khi tấm màn nhung đã kéo lên, đèn folo rọi xuống và những nhân vật đã xuất hiện trên sân khấu, lúc đó cuộc phiêu lưu tâm hồn mới thực sự bắt đầu và tùy theo vở diễn hấp dẫn hay nhạt nhẽo mà chúng ta sẽ quyết định ngồi lại đến phút chót hay bỏ về nửa chừng.

Tình yêu cũng vậy, ấn tượng bề ngoài rất đáng kể nhưng đáng kể hơn nữa là vẻ bề ngoài đó có đang cất giấu điều gì đáng kể ở đằng sau nó hay không.

Ôi, tôi đang vung vít gì thế này?

Tôi đang nói chuyện chú Nhiên.

Chú Nhiên yêu cô Linh.

Họ là một cặp.

Một cặp hoàn toàn khác với tôi và con Tí sún hay thằng Hải cò và con Tủn.

Cái khác dễ thấy nhất là họ sắp cưới nhau.

Họ sắp là vợ chồng. Vợ chồng thật.

Bọn tôi thì còn khuya.

Tôi không biết cảnh sát trưởng khi lớn lên có cưới tiếp viên hàng không làm vợ hay không, nhưng thầy hiệu trưởng chắc chắn không dại gì rinh nàng Bạch Tuyết về nhà.

Sở dĩ con Tí sún nằm ngoài kế hoạch hôn nhân của tôi (nếu tôi thực sự có kế hoạch lấy vợ vào lúc tám tuổi) chỉ bởi một lý do đơn giản: con Tí sún là đứa con gái nấu ăn kém nhất trong những đứa con gái mà tôi từng biết và sẽ biết.

Như đã nói, tôi ăn uống chẳng cầu kỳ gì. Tôi chẳng buồn quan tâm đến thành phần dinh dưỡng của món ăn. Rất lâu về sau này, khi tuổi tác ngày càng chất chồng và cơ thể tôi bắt đầu chống lại tôi, tôi mới bắt đầu để ý có bao nhiêu phần trăm proteine, cholesterol, glucide, lipide trong cái thứ mà mình sắp tống vào dạ dày chứ hồi tôi tám tuổi chất béo đối với tôi cũng có giá trị ngang chất xơ, còn đạm và đường hiển nhiên là một.

Hồi đó, tôi chỉ thích có ba món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói. Là cái thứ mà nếu bắt gặp tôi ôm trong người thế nào mẹ tôi cũng giằng khỏi tay tôi, kể cả bằng biện pháp bạo lực hoàn toàn trái với bản tính hiền lành của bà.

Tóm lại, muốn ăn mì gói tôi phải trốn qua nhà con Tí sún, nhờ nó nấu giùm. Gọi nấu mì là gọi cho oai, chứ thực ra chỉ là nấu một ấm nước sôi. Con Tí sún chỉ bỏ mì vô tô, sau đó bỏ thêm các bịch gia vị có sẵn rồi chế nước sôi vào.

Có lẽ trên đời không có món ăn nào dễ nấu như mì gói. Dễ đến mức so với nó, tráng một quả trứng bỗng hóa thành phức tạp ngang với việc phóng phi thuyền lên mặt trăng. Vậy mà con Tí sún chưa bao giờ nấu được một tô mì ra hồn trong suốt cuộc đời mình, nếu như cuộc đời nó chỉ tính đến tuổi lên tám.

Tô mì hôm thì khô không khốc, hôm thì nước nhiều đến mức tôi có cảm giác nếu con Tí sún không muốn dìm chết một kẻ thù vô hình nào đó vừa sẩy chân rớt vào trong tô thì hẳn là nó muốn trả thù tôi về những lời quát tháo lúc tôi làm chồng nó cách đó mấy ngày. Cũng có lúc con Tí sún gặp hên chế nước sôi vừa phải, nhưng những lúc hiếm hoi như vậy bao giờ nó cũng quên bỏ gia vị vô tô mì.

Vì tất cả những lẽ đó, tôi chỉ cho phép con Tí sún nấu mì giùm tôi tổng cộng ba lần. Tới lần thứ tư thì tôi gắt (dù lúc này chúng tôi không chơi trò vợ chồng nhưng con Tí sún vẫn ngoan ngoãn nghe lời tôi):

Mày xê ra! Ðưa ấm nước sôi đây, tự tao làm!
oOo

Khi tôi được chín tuổi thì mẹ tôi sinh em bé.

Khi tôi mười bảy tuổi thì em gái tôi lên tám, bằng tuổi con Tí sún lúc tôi gắt nó “xê ra”.

Tám tuổi, em gái tôi đã biết nấu cơm, kho cá, quét nhà, rửa chén và biết làm thuần thục hàng đống thứ tội nợ khác.

Mẹ tôi bảo:

Con gái là phải biết làm mọi thứ. Mai mốt con lớn lên, con đi lấy chồng, nhìn con khéo léo hay vụng về, người ta sẽ biết mẹ dạy con như thế nào.
Mẹ tôi nói giống như người phương Tây sáng tác ngạn ngữ. Người Pháp nói “Bạn hãy cho tôi biết bạn đọc sách gì, tôi sẽ nói bạn là người như thế nào!”.

Câu nói của mẹ tôi cũng đại ý như thế “Bạn hãy cho tôi biết con gái bạn làm việc nhà như thế nào, tôi sẽ nói bạn là ai!”.

Ðó là cách suy nghĩ của mẹ tôi, cũng là cách suy nghĩ của mọi bà mẹ Việt Nam truyền thống. Căn cứ theo cách đánh giá này thì rõ ràng mẹ con Tí sún không hề dạy nó bữa nào.

Mà sự thật là như vậy. Mẹ con Tí sún không hề dạy con.

Mẹ nó mất ngay khi nó vừa chào đời. Người ta bảo mẹ nó bị băng huyết.

Con Tí sún là đứa mồ côi mẹ và nó chỉ có một con đường duy nhất là học cách nấu ăn dở tệ từ ba nó.

Tất nhiên vào lúc tám tuổi, tôi chưa có em gái và mẹ tôi chưa có dịp thốt ra những lời vàng ngọc như vậy. Nhưng ngay lúc đó, tôi đã cương quyết sẽ không lấy con Tí sún làm vợ, cho dù hai đứa chắc chắn sẽ cùng lớn lên cạnh nhau từ tuổi ấu thơ đến lúc mỗi đứa phải lập gia đình. Chơi trò vợ chồng và sinh ra thằng Hải cò và con Tủn để mắng cho sướng miệng thì được. Còn trở thành vợ chồng thật thì không bao giờ.

Tiêu chuẩn người bạn đời của tôi lúc đó chẳng lấy gì làm cao. Chỉ có một tiêu chuẩn be bé thôi: Phải biết nấu mì gói cho tôi ăn. Thế mà tiêu chuẩn bé như con kiến đó, con Tí sún cũng chẳng đáp ứng được.

Khi đọc tới chỗ này, chắc bạn sẽ mỉm cười: Ối giời, chuyện trẻ con!

Nhưng không phải đâu. Khi lớn lên, tôi vẫn thấy chuyện nấu nướng khá là quan trọng trong đời sống vợ chồng. Tất nhiên chuyện nội trợ chẳng đóng vai trò gì đáng kể trong quá trình yêu nhau giữa một chàng trai và một cô gái. Từ trước đến nay, có hàng ngàn cuốn tiểu thuyết Ðông Tây kim cổ viết về đề tài tình yêu, nhưng chẳng có cuốn nào đề cập đến một mối tình trong đó chàng yêu nàng vì tài làm bếp hoặc chàng bỏ rơi nàng vì món súp nàng nấu quá mặn cả. Romeo bất chấp sự hiềm khích giữa hai dòng họ để đeo đuổi Juliet chắc chắn không phải vì món chả cá của cô ta. Ðiều đó chẳng có gì sai, vì các nhà văn viết chuyện ái tình chứ đâu có viết chuyện hôn nhân. Do đó tôi vẫn tin rằng mối tình Romeo và Juliet sở dĩ trở nên tuyệt đẹp bởi cả hai đã chết trước khi họ kịp lấy nhau và nàng Juliet chưa có dịp nấu mì gói cho Romeo.

Bạn ngẫm mà xem: Có phải trên thực tế, cho đến khi rước được người đẹp về nhà các chàng trai gần như không có lấy mảy may cơ hội để đánh giá tài bếp núc của người bạn đời tương lai?

Chỗ này cần nói rõ để tránh gây hiểu lầm: Ðó là do các chàng trai không quan tâm chứ không phải các cô gái cố tình giấu giếm. Ðang tắm mình trong bầu không khí lãng mạn của những ngày tháng yêu đương thì cái ăn rõ ràng chỉ là chuyện thứ yếu, thậm chí còn bị xếp vào phạm trù phàm tục. Yêu dứt khoát phải thơ mộng hơn ăn, như trái tim nhất định phải cao quý hơn dạ dày. Trương Chi thời xưa chắc từng nghĩ thế và Trương Chi thời nay cũng không nghĩ khác.

Rồi bạn hãy ngẫm tiếp: Có phải khi yêu nhau chàng vẫn thích dẫn nàng đi ăn ở ngoài? Nhiều tiền thì vào nhà hàng sang trọng hoặc khu ăn uống ở các plaza, ít tiền thì vào các quán ăn bình dân, ít tiền hơn cả ít tiền thì ra ngoài lề đường ngồi lai rai nghêu sò ốc hến. Còn hôm nào rỗng túi thì chàng quyết nằm bẹp ở nhà, với lý do hết sức cao cả “Hôm nay anh bận việc cơ quan”. Chẳng chàng trai nào nghĩ đến chuyện rủ người đẹp về nhà bắt nàng nấu cho mình ăn. Các chàng đều nghĩ, rất tự trọng: Ăn là cái quái gì mà quan trọng thế! Người đàng hoàng yêu nhau bằng thị giác, thính giác, khứu giác và xúc giác, chỉ có bọn phàm phu lỗ mãng mới yêu nhau bằng vị giác!

Các chàng nghĩ đúng quá, và chẳng chàng trai nào buồn khảo sát tài nấu nướng của kẻ sắp phụ trách khâu ẩm thực cho suốt quãng đời còn lại của mình.

Mãi đến khi tấm lưới hôn nhân đã giăng ra, người đàn ông khốn khổ đó mới phát hiện lãnh vực mà chàng chẳng mấy chú ý khi yêu nhau lại là lãnh vực mà chàng phải chạm trán hàng ngày khi lấy nhau.

Khoa nấu nướng vốn xa lạ với đời sống tình yêu lại trở nên mật thiết với đời sống vợ chồng. Tài nội trợ của nàng chưa bao giờ được đếm xỉa đến trong những tiêu chuẩn kết bạn của chàng bỗng nhiên nổi lên như một yếu tố hàng đầu trong việc góp phần vào việc củng cố hay làm tan nát gia đình.

Vào một ngày có lẽ là không xa lắm, chàng đau khổ nhận ra chàng phải đối diện với cái bàn ăn trong nhà mỗi ngày tới những ba lần. Nàng có biết nấu mì gói hay không, cái chuyện vặt đó bây giờ bỗng trở thành thiết thân, thường trực và đáng đem ra chì chiết nhau hơn bao giờ hết.

Con Tí sún nấu mì gói cho tôi ba lần tôi đã không chịu nổi (nó nấu một món để người ta ghê tởm mì gói thì đúng hơn), thế còn bạn, bạn có cam tâm chịu đựng hoàn cảnh tương tự – không chỉ ba lần hay ba chục lần mà cho đến mãn đời?

Nếu bạn thành thực trả lời rằng “không” thì ắt bạn sẽ đồng ý với tôi rằng hạnh phúc đôi khi tan vỡ không hẳn do sự thiếu chung thủy hay do xung đột về tính cách, nó hoàn toàn có thể bắt nguồn từ bàn ăn, thậm chí từ một chén nước mắm!

Ðó là những gì tôi nghiền ngẫm và đúc kết vào lúc tôi bốn mươi tuổi hay hơn một chút, tức là lúc tôi đã đủ trưởng thành để dành cho những nhu cầu tầm thường của thể xác một mối quan tâm ngang với những nhu cầu cao quý của tâm hồn và sẵn sàng coi trọng cả hai.

Một thời gian sau nữa, tức là vào lúc tôi viết cuốn sách này, tôi trưởng thành thêm một bậc khi phát hiện ra những gì tôi nói huyên thuyên nãy giờ về mối quan hệ keo sơn giữa nấu nướng và hạnh phúc, giữa phòng ăn và phòng ngủ thực ra chẳng có gì nghiêm trọng hết.

Bởi một lý do hết sức đơn giản: nấu nướng là lãnh vực hoàn toàn có thể học hỏi và tự hoàn thiện mỗi ngày – dĩ nhiên với điều kiện người vợ quyết tâm hoàn thiện để giữ không cho chồng mình sa vào cái bếp của một người đàn bà khác.

Thú thực là tôi hết sức xúc động về phát hiện muộn màng đó, có lẽ không kém gì nỗi xúc động của Newton lúc ông phát hiện khi quả táo rơi thì nó rơi trúng đầu mình chứ không rơi trúng đầu của người ngồi cách đó một cây số hay rơi ngược trở lên ngọn cây.

Những khám phá vĩ đại trong cuộc sống xưa nay đều giản dị như vậy. Nhưng khám phá của tôi vĩ đại nhất ở chỗ nó giúp cho các bà các cô lâu nay vẫn mặc cảm và lo lắng về tài làm bếp của mình từ giờ trở đi đã có thể ăn ngon ngủ yên.

Tóm lại, nếu dùng ánh sáng thông thái của hiện tại để soi rọi lại quá khứ thì việc tôi quyết định không lấy con Tí sún làm vợ có thể gọi là một quyết định sai lầm. Bởi vì cho đến bây giờ, sau rất nhiều năm vợ chồng con Tí sún sống với nhau mà vẫn chưa tan vỡ, thậm chí còn đẻ sòn sòn mỗi năm một đứa, tôi buộc phải kết luận rằng nó đã cải thiện được khả năng làm bếp của mình và rất có thể nó đã trở thành người nấu mì gói ngon nhất thế giới cũng nên.

Sai lầm của tôi còn ở chỗ này: nếu đã khắc phục được sự vụng về xảy ra trong khu vực bếp núc, con Tí sún xứng đáng được coi là mẫu người vợ lý tưởng cho bất cứ chàng trai khó tính nào.

Con Tí sún tất nhiên rất siêng năng, rất chịu khó, rất yêu chồng. Nhưng siêng năng, chịu khó và yêu chồng thì trên đời này có hàng mớ. Phẩm chất cao quý nhất, cao quý tột bậc của nó – cũng là phẩm chất khiến nó có giá trị hơn một người vợ là nó biết nói khi cần nói, biết im khi cần im, một đức tính hiếm hoi nơi phụ nữ thông thường.

Sở dĩ tôi nói như vậy vì khi sống đến từng này tuổi rồi tôi đã chứng kiến không ít những người vợ luôn luôn nói khi cần im và luôn luôn im khi cần nói, đại khái giống như một chiếc tivi bị hỏng volume.

Ðôi khi bạn bảo “im” thì vợ bạn không những không im mà còn quát to hơn, đến mức có cảm giác mọi chiếc tàu ngoài Thái Bình Dương đều nghe thấy. Lúc đó, người phải im chính là bạn.

Không biết các bạn thế nào chứ tôi thì tôi từng có trong nhà một chiếc tivi cũ kỹ (do bố vợ hụt tặng tôi lúc tôi đồng ý không tiếp tục theo đuổi con gái ông), đó là chiếc tivi cà tàng đến mức tôi phải vung nắm đấm nện thình thình thì nó mới chịu nói, và khi muốn tắt thì tôi phải nện cật lực thêm một hồi nữa, cho đến lúc hai bàn tay đỏ nhừ như vừa bước ra khỏi sàn đấu quyền Anh.

Con Tí sún không có chút gì giống như vậy. Nếu không coi lối ví von sau đây là bất nhã thì con Tí sún là một chiếc tivi mà khách tiêu dùng nào cũng ao ước. Nó chỉ thua chiếc tivi thật ở chỗ nó không biết ca hát, không biết dự báo thời tiết lẫn bình luận thể thao, cũng không biết tổ chức các trò chơi có thưởng, nhưng nó hơn xa chiếc tivi ở khía cạnh trung thực: màu sắc trung thực, tâm hồn trung thực, lời ăn tiếng nói cũng trung thực, nhất là volume không bao giờ bị hỏng, hoặc nếu không thể không hỏng theo thời gian thì đó là bộ phận chỉ hỏng cuối cùng sau những bộ phận khác.

Ngay hồi tám tuổi, chỉ giả vờ chơi trò vợ chồng thôi, phẩm chất đó nơi con Tí sún đã sớm bộc lộ rồi.

Tiếc là tôi không để ý. Lúc đó tôi chỉ quan tâm đến những gì thuộc về vật chất tầm thường.

Mì gói đã hại tôi.

oOo

Tôi lại nói chuyện chú Nhiên và cô Linh.

Chú Nhiên không giải thích được tại sao chú yêu cô Linh và sắp sửa lấy cô Linh làm vợ. Nhưng điều đó không ngăn cản chú gửi tin nhắn cho cô Linh mỗi ngày.

Chú gửi tin nhắn bằng chiếc điện thoại di động be bé, và một trong những lý do khiến tôi ngày nào cũng mong chú đến chơi là để được nghịch chiếc điện thoại của chú.

Nói cho công bằng, không chỉ tôi mong gặp chú mà chú cũng mong gặp tôi. Chỉ vì tôi hay hỏi chú về cô Linh.

Tôi hỏi mười câu, chú chỉ trả lời suôn sẻ được năm câu. Năm câu còn lại, chú không trả lời được, chú chỉ cười khà khà. Nhưng trông chú có vẻ thích thú.

Một lần, tôi đọc thấy chú nhắn cho cô Linh:

“Chiều nay chúng ta đi dạo một chút chăng? Buồn ơi là sầu!”

Tôi thấy tin nhắn đó hay hay (tại sao hay hay thì tôi cũng không rõ), liền vội vàng chạy qua nhà con Tí sún:

Mày có điện thoại di động không?
Con Tí sún bảo “không”. Tôi chạy qua nhà con Tủn:

Mày có điện thoại di động không?
Mình không có nhưng mẹ mình có.
Tôi mừng rơn:

Lát nữa mày mượn mẹ mày chiếc điện thoại đi. Ăn trưa xong, tao sẽ nhắn tin cho mày.
Con Tủn khoái lắm. Xưa nay chưa có ai nhắn tin cho nó bao giờ.

Hôm đó, trước khi làm cái chuyện chán ngắt là ngủ trưa, tôi kịp mượn điện thoại của chú Nhiên gửi mẩu tin đó vào điện thoại của con Tủn (đúng ra là của mẹ con Tủn).

Chiều, tôi học bài qua quít rồi lén ba mẹ vù ra cổng, đứng ngó qua nhà nó.

Tôi đứng vẩn vơ một hồi, thấy con Tủn trong nhà đi ra. Nó cũng ngó qua nhà tôi.

Hì hì, sau đó không nói thì ai cũng biết là tôi và con Tủn đã hớn hở đi dạo một chút với nhau. Chẳng đi đâu xa. Chỉ là loanh quanh sau hè nhà hàng xóm rồi ra đứng cạnh ao rau muống bên hông nhà thằng Hải cò nhìn châu chấu nhảy tới nhảy lui, chốc chốc lại lấy tay vỗ vào đùi bem bép vì bị muỗi chích. Nhưng như vậy cũng đã thích thú lắm. Y như người lớn. Một chuyện hẹn hò.

Mấy hôm sau, tôi lại nhắn cho con Tủn một tin nhắn mới. Cũng cóp từ mẩu tin chú Nhiên gửi cô Linh:

“Chiều nay chúng ta lai rai một chút chăng? Buồn ơi là sầu!”

Và chiều đó hai đứa tôi đã lai rai một chút ở quán bà Hai Ðọt. Tôi ăn cắp tiền của mẹ tôi để đãi con Tủn ăn chè đậu đỏ bánh lọt. Tôi mất tiền vì con Tủn nhưng tôi không tiếc. Ðời thế mới vui.

Nhưng đời chỉ vui được có hai lần. Tới lần thứ ba thì tôi gặp nạn.

Mẩu tin mới nhất của chú Nhiên đã hại tôi. Tôi háo hức nhắn cho con Tủn:

“Chiều nay chúng ta lên giường một chút chăng? Buồn ơi là sầu!”

Dĩ nhiên một chú bé tám tuổi thì không thể hiểu nội dung thực sự của mẩu tin quái ác đó.

Chiều, tôi lại ra đứng trước cổng ngó mông qua nhà con Tủn thấp thỏm chờ đợi theo thói quen.

Một lát, trong nhà nó có người đi ra. Lần này không phải con Tủn, mà là mẹ nó. Bà đi xăm xăm sang nhà tôi.

Kết quả: chiều đó chỉ có mình tôi lên giường.

Tôi leo lên giường nằm sấp xuống cho ba tôi đét roi vào mông.

Chỉ vì cái tội mà thực ra tôi không hề mắc phải: Mới nứt mắt đã bày đặt lăng nhăng.

Buồn ơi là sầu!

Mua sách Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ” khoảng 63.000đ đến 69.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ Fahasa” tại đây

Đọc sách Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ ebook pdf

Để download “sách Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 02/04/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Chúng tôi rất vui khi nghe suy nghĩ của bạn về cuốn sách này

Leave a reply

Siêu thị sách 86