Kẻ Sát Nhân Lương Thiện
Giới thiệu sách Kẻ Sát Nhân Lương Thiện – Tác giả Lại Văn Long
Kẻ Sát Nhân Lương Thiện
Suốt 30 năm nay, cái tên tên Lại Văn Long luông gắn với “Kẻ sát nhân lương thiện” – Tác phẩm được giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ – Hội Nhà văn Việt Nam 1990 – 1991.
Anh từng “tắc tị” suốt 15 năm sau khi nhận giải thưởng danh giá này, mãi đến năm 2009 mới in được tiểu thuyết đầu tay “Thạch Đế” (NXB Văn học), đến năm 2012 mới thêm tập truyên ngắn “Thủy cơ” (NXB Quân đội nhân dân), hai đầu sách này đã giúp anh hưng phấn nên chỉ trong 7,8 năm tiếp theo, Lại Văn Long đã viết một lèo 10 tiểu thuyết và hơn 30 truyện ngắn đăng trên các báo. Một số tiểu thuyết, truyện ngắn của anh được chuyển thể làm phim, được chiếu trên nhiều kênh truyền hình, nhận được nhiều giải thưởng.
Riêng truyện ngắn “Kẻ sát nhân lương thiện” đã được in lại hàng chục lần trên các báo, sách, được đưa vào nhiều công trình nghiên cứu văn học, tự điển, được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc; được giảng dạy trong rất nhiều trưởng đại học trong và ngoài nước. Phim “Biệt thự pensseér” chuyển thể từ tác phẩm này cũng đã nhận được giải cánh Diều bạc năm 2015, Lại Văn Long mới ra tập truyện ngắn mang tên tác phẩm nổi tiếng này. Anh cho biết: “Đây là tập truyện ngắn thứ ba của tôi (Sau hai tập Thủy cơ 2012 và “Đường lên trời xa lắm” 2016). Tôi chọn tên “Kẻ sát nhân lương thiện” không phải vì “ăn mày dĩ vãng”. Đã 30 năm rồi, tác phẩm này vẫn được dư luận chú ý, nhất là sau các vụ tranh chấp nhà đất dẫn đến đổ máu – diễn biến như “Kẻ sát nhân lương thiện” đã cảnh báo. Hơn tháng trước, truyện này trong cuốn “Other Moons short stories of the American war and LtS aftermath” (Những vầng trăng khát – truyện ngắn Việt Nam về cuộc chiến tranh chống Mỹ và thời hậu chiến) được tờ The New York Time (Mỹ) giới thiệu. Dịch giả cuốn sách này là GS.TS Hà Mạnh Quân – Phó trưởng khoa Ngữ văn Anh đại học Montana (Hoa Kỳ) hi vọng tuyển tập này sẽ được giảng dạy ở bộ môn văn học về Chiến tranh tại nhiều trường đại học ở Mỹ…” Nghĩa là tác phẩm vẫn còn tính thời sự, vẫn được độc giả quan tâm,… Lại Văn Long cho biết thêm: “Trong tập truyện ngắn “Kẻ sát nhân lương thiện” (NXB Hội Nhà văn, do SBOOKS phát hành 10-2020) còn có phần nối tiếp của truyện ngắn từng được giải nhất này, có tên “Lá bồ đề”. Đó là 22 năm sau, “hắn” (nhân vật chính) trở về từ trại giam và chứng kiến nhiều chuyện trớ trêu, khó ngờ của xã hội Việt Nam thời mở cửa, hội nhập. Tầng lớp “chủ nhân mới” hống hách, kênh kiệu, xa hoa làm “hắn” muốn “đấu tranh giai cấp” một lần nữa. Nhưng nghĩ đến những tháng ngày chịu án chung thân, hắn “lạnh gáy”. Cuối cùng hắn hướng vào cửa từ bi, ép lá bồ đề vào hai tay từng giết người để “đòi công bằng”. Lòng vị tha nhân ái của Đức Phật đã làm hắn “mát cả dạ lẫn tâm”…
Hai lý do đó khiến Lại Văn Long đặt tên “Kẻ sát nhân lương thiện” cho tập truyện này
Ngoài ra, còn 12 truyện ngắn được Long sáng tác trong ba năm gần đây. Một số truyện được giải thưởng, như: “Giải độc đắc”, “Kính thiên văn” hoặc vào top 10 truyện ngắn hay của báo Văn Nghệ 2017, như: “ Thổn thức gió Cao nguyên”. Một số truyện khác từng đăng trên các báo. Mỗi truyện là một bức tranh sống động ẩn chứa các quan điểm của tác giả về tình yêu, danh vọng, đạo lý, Qua ngôn ngữ đối thoại và hình tượng nhân vật, mỗi truyện ngắn tập trung vào một “mệnh đề” gây bất ngờ cho người đọc, như: truyện “Lộc tình” có cô hoa hậu ước mơ được…xấu xí; truyện “Ăn để sống – Sống để ăn” có ông chủ ngân hàng “cố gắng phấn đấu” để trở về với cuộc sống nghèo khổ; truyện “Cá vàng” lại bênh vực rất hợp lý cho…ngoại tình, nhờ hành động bị coi là “xấu xa” đó mà hàng trăm người được giải cứu khỏi thất nghiệp. Truyện “Tội nghiệp thằng Mõ” là tiếng cười chua xót về một ngôi làng “lúc nhúc” quan lại, cường hào. Và “nghề mõ” (Thủy tổ của nghề báo) phải chịu rất nhiều “cực hình” trong việc thông tin cho cộng đồng. Truyên “Hai bóng ma” kể về đám quan tham, ninh thần dùng nhiều thủ đoạn đê tiện để được thăng quan tiến chức, mua danh. Truyện Thứ trưởng sa cơ là hoàn cảnh trớ trêu của một nhân vật quyền cao chức trọng bị “hốt” vào trung tâm bảo trợ người vô gia cư (Do chính ông ta lập ra). Ông rơi vào thảm cảnh này bởi sự quan liêu của “Đệ tử ruột” do chính ông bổ nhiệm. Truyện Anh Ba vàng kể lại hành trình “vượt biên ngược” của những người một thời “cực đoan”, từ hải ngoại trở về quê hương, …
Những truyện ngắn này và những tiểu thuyết đã xuất bản, như: Thạch Đế, Đứa con thời hậu chiến, Người khổng lồ đội mồ kể chuyện, Mật danh Đ9, Oán thù trớ trêu, Gia tộc tướng cướp,…cho thấy Lại Văn Long đang viết rất khỏe, rất cảm hứng. Sáng tác của anh chia thành hai tuyến rất khác biệt, là “hình sự” và “dân sự”. Ở thể loại nào Lại Văn Long cũng có nhiều giải thưởng văn học. Với nghề báo anh cũng từng được hơn 20 giải thưởng, nhiều lần được nhất, nhì giải báo chí TP.HCM, báo chí Quốc gia. Anh cũng từng được thỉnh giảng các môn triết học, nghiệp vụ báo chí ở một số trường đại học, Đây là con người cần cù, say mê công việc tìm tòi, sáng tác.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Kẻ Sát Nhân Lương Thiện
- Mã hàng 9786043064995
- Nhà Cung Cấp CÔNG TY TNHH PHÁT HÀNH S BOOKS
- Tác giả: Lại Văn Long
- NXB: NXB Hội Nhà Văn
- Trọng lượng: (gr) 350
- Kích Thước Bao Bì: 20 x 13 cm
- Số trang: 332
- Hình thức: Bìa Mềm
- Xem thêm: Top sách nên đọc
2. Đánh giá Sách Kẻ Sát Nhân Lương Thiện
1 Sách hay, trình bày đẹp, giá tốt, chuyển nhanh.
2 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.
3 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.
4 Sách đẹp, sạch, shop gói kỹ, giao hàng khá nhanh. Rất thích. Thanks!
5 Đóng gói rất cẩn thận sách rất mới và tem chính hãng rất yên tâm và hài lòng!
Review sách Kẻ Sát Nhân Lương Thiện
Giá trị văn chương, đã đành! Nhưng còn là ý nghĩa thời sự của câu chuyện từng được nhà văn, nhà báo Lại Văn Long kể cách đây 23 năm, từng mang về cho anh giải Nhất Cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ những năm đầu “đổi mới” đã thúc tôi tìm gặp lại anh. Và cây bút từng được vinh danh, cũng như từng lặng lẽ biến mất khỏi văn đàn như chưa từng gây nổi sóng ấy đã nhiệt thành tiếp chuyện, mà không phải để nói về mình…
Phải, thời gian đã phủ lên một lớp bụi mờ, nhưng cũng đã “bù đắp” cho chủ nhân giải thưởng văn chương năm xưa (vào thời mà văn chương còn “có giá”) hơn 20 giải báo chí, vì những quyết liệt của Lại Văn Long – nhà báo (báo Công an TP.HCM) trên những nẻo đường tìm đến sự thật. Tác giả Kẻ sát nhân lương thiện (KSNLT), sau 23 năm, vì thế, đã có với chúng tôi một câu chuyện chứa đựng bao trăn trở về thế sự…
* KSNLT, ngay thời điểm ra đời, đã được đánh giá ở giá trị cảnh báo. Kể từ bấy đến nay, không ít chuyện xảy ra đã cho thấy lời cảnh báo ấy cần được lắng nghe hơn bao giờ hết. Xét trên góc độ văn chương, chắc hẳn anh vui?
– Như chị cũng biết, KSNLT, sau khi được giải, từng gây ra những dư luận trái chiều. Và tận đến sau này, truyện ngắn ấy của tôi thỉnh thoảng lại được nhắc lại, hay được dùng cho tiêu đề của một bài báo, vì một câu chuyện gợi liên tưởng nào đó…
Trước những chuyện đời thực tế như vậy, thật lòng tôi không hề vui. Ngược lại càng buồn, nỗi buồn sâu xa. Nhân vật trong truyện của tôi “nổ súng vào sự đè nén truyền kiếp”, thực hiện đấu tranh giai cấp lần cuối cùng bằng bạo lực. Đây là vấn đề mà hầu hết sinh viên thế hệ chúng tôi và trước đó đều được giáo dục qua các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng. Còn những hung thủ trong các vụ án gợi liên tưởng ở đây tuy cũng nêu lý do uất ức là vì bị đối xử không công bằng mà manh động, nhưng không thể coi đó là “đấu tranh giai cấp” như nhân vật của tôi. Tôi không ủng hộ những hành động như vậy.
* Oscar từng vinh danh bộ phim Không có đất dành cho người già. Có thể gọi truyện ngắn của anh bằng một cái tên khác: “Không có đất dành cho người…. nghèo”?
– Tôi chưa coi bộ phim đó, nhưng lúc viết KSNLT, hình như tôi đã nghĩ na ná như vậy. Nhưng đó là chuyện của 23 năm trước. Từ đó đến nay, đất nước ta đã thay đổi rất nhiều. Hồi xưa đói khổ nên ai cũng mong… mập. Còn bây giờ ăn uống thoải mái thì người ta lại sợ mập. Chỉ tâm lý phổ biến đó thôi đủ thấy giá trị của cuộc sống hôm nay. Hàng triệu người đã thoát nghèo trong quá trình đất nước đổi mới, hội nhập. Tôi cũng đi hơn chục nước và thấy cuộc sống của phần lớn dân mình hiện tại không có gì phải mặc cảm với các nước hàng xóm. So với thời bao cấp và ngày đầu đổi mới, chúng ta đã rất thành công trong cơ chế mới. Đó là thành tựu lớn lao không thể phủ nhận. Tất nhiên ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa vẫn còn những ngôi làng nghèo, còn những gia đình nghèo. Nhưng cái đáng quý là cả xã hội luôn sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ. “Không có đất dành cho người nghèo” nếu có cũng chỉ là hiện tượng đang thu hẹp dần trong quá trình phát triển kinh tế và lương tâm của cộng đồng.
“Cái được và cái mất vốn luôn đi kèm sát con người trong mọi hoàn cảnh. Cần phải ứng xử cho bình tĩnh và thông minh, chúng ta mới tránh được nguy cơ mất tất cả…”(Nhận định của báo Quân đội Nhân dân, số ra ngày 2.5.1992 về truyện ngắn KSNLT)
* Không ít vụ việc oan sai hay bị cho là manh động gần đây là xảy ra ở nông thôn và rơi vào những đối tượng bị cho là “ít học” và ít am hiểu pháp luật. Theo anh, đó có phải là một phần nguyên nhân dẫn đến những hành động bột phát, thiếu chín chắn?
– Nếu nói người “ít học” thường manh động là oan cho những người không có điều kiện học hành đến nơi đến chốn. Nói như thế cũng là xúc phạm người nghèo. Theo tôi, cơ chế gây ra những phản kháng dẫn đến tội ác không phải vì học nhiều hay học ít. Nó xuất phát từ bản chất ở mỗi người, bản chất đó được hình thành từ điều kiện sống, điều kiện thụ hưởng giáo dục để hình thành nên sinh lý và tâm lý. Một người với bản tính nhút nhát thì dù “không có chữ” vẫn rất khó cầm dao đâm người khác. Ngược lại như vụ “ném xác” ở thẩm mỹ viện Cát Tường, hung thủ học đến bác sĩ, thạc sĩ nhưng vẫn ra tay rất tàn nhẫn đó thôi! Hơn 10 năm trước ở TP.HCM cũng từng có một kiến trúc sư sát hại rồi phanh thây người tình… Cả hai trường hợp này đều là người trí thức, hiểu biết pháp luật, nhưng trong vô thức đã có mầm mống ác.
* Thế nhưng, vụ án oan 10 năm tại Bắc Giang vừa qua, chẳng hạn, lại cho thấy: Nhà báo – người sở hữu trong tay “quyền lực thứ tư”, từng đưa vụ việc này ra công luận cách đây 7 năm, lại thua… một bà nông dân không biết chữ, không am tường pháp luật (vợ ông Chấn) trên hành trình đưa sự thật ra ánh sáng. Với cương vị một nhà báo thuộc ngành công an, anh thấy buồn hay… xấu hổ?
– Nói thế tôi e là chưa đầy đủ. Theo tôi, việc kêu oan của vợ ông Chấn đã may mắn gặp được “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” nên mới có kết quả thành công như vậy. Tôi nhớ khoảng 10 năm trước ở Bình Thuận cũng từng có “vụ án vườn điều”, với một gia đình gồm nhiều người đã bị đi tù suốt 12 năm trước khi sự việc được làm sáng tỏ. Ở Đồng Nai năm 1998 cũng có vụ Bùi Minh Hải bị khép tội giết người, kết án chung thân, sau đó hung thủ thật sự ra đầu thú… Nhưng cả hai vụ án này đều không “tạo được tiếng vang” như vụ ông Chấn. Tại sao? Theo tôi vì hai vụ trên được phát hiện trong thời kỳ chưa hội đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” như vụ ông Chấn (đúng lúc đang diễn ra kỳ họp Quốc hội và được nhiều đại biểu Quốc hội nêu ra tại nghị trường). Từ đó vấn đề nhanh chóng được quan tâm ở “cấp độ quốc gia” và tạo dư luận mạnh mẽ trong xã hội.
* Hơn 20 năm làm báo đã cho anh không ít cơ hội tiếp xúc với nông thôn và người nghèo. Điều gì đang diễn ra ở nông thôn lúc này, theo anh?
– Nông thôn của ta đang phát triển từng ngày, có nơi nhanh, nơi chậm, nhưng đều đang cố gắng bứt phá khỏi đói nghèo. Ở nông thôn có nhiều cái mới tồn tại cùng những biểu hiện lạc hậu, trì trệ. Nhưng đó là quy luật phát triển, không thể nóng vội được. Đã có quốc gia từng muốn đưa nông thôn “đại nhảy vọt” và phải trả giá đau đớn suốt hàng chục năm sau đó.
* Xã hội càng phức tạp, càng cần đến những “ca đại phẫu” của tiểu thuyết hay ít ra, là những loạt phóng sự điều tra, hơn là một “ca tiểu phẫu”: một bài thơ hay một truyện ngắn. Thế nhưng với trường hợp của anh thì hình như ngược lại: Truyện ngắn KSNLT lại có sức “công phá” hơn nhiều so với cuốn tiểu thuyết mà anh cho ra đời cách đây chưa lâu?
– Như đã nói, trăm sự cũng là bởi “thiên thời, địa lợi…” – điều mà những tác phẩm sau này của tôi đã không có được, dù được đầu tư kỹ hơn, được bạn bè đánh giá khá hơn. Nhưng điều đó không làm tôi buồn hay nao núng vì nếu như chúng thực sự có giá trị, thì sớm muộn gì cũng được biết đến. Nếu tôi bất tài nhưng cố lợi dụng những vấn đề ngoài văn chương để lăng-xê tác phẩm của mình, không trước thì sau, người đọc cũng sẽ nhận ra và quay lưng.
* 23 năm sau KSNLT, vẫn còn đó không ít những KSNLT – phần nào đó là cơ hội để… kéo dài tuổi thọ tác phẩm văn chương của anh. Có mâu thuẫn không giữa những điều anh mong mỏi, cho mình và cho cuộc sống?
– Tuổi thọ của tác phẩm không phụ thuộc vào mong muốn của tác giả. Nếu sau khi tác phẩm ra đời, những cảnh báo trong tác phẩm được hiện thực cuộc sống chứng minh thì đó là thành công của tác giả. Nhưng chưa chắc tác giả đã vui mừng vì điều đó. Nếu như không muốn nói, tác giả KSNLT đã có lúc cảm thấy lạnh người rồi bàng hoàng khi bắt gặp một câu chuyện quá giống câu chuyện tôi từng kể. Chẳng hạn như câu chuyện về Đặng Ngọc Viết. Hình ảnh đó và hoàn cảnh của thủ phạm khá giống với nhân vật trong truyện của tôi. Tôi đã cho nhân vật hành động như vậy khi mới 25, 26 tuổi – cái tuổi thiếu kiềm chế và thường buông thả theo cảm xúc. Còn bây giờ, tôi được cộng thêm 23 năm nếm trải vui, buồn cuộc đời, suy nghĩ chắc chắn không giống như lúc còn tuổi thanh niên. Tôi không háo hức hay vui mừng khi thấy ai đó hành động như nhân vật văn học của mình. Tôi thầm cầu trời Đặng Ngọc Viết chưa đọc tác phẩm của tôi. Tôi mong điều ác không xảy ra với bất cứ ai, tôi mong cuộc sống thanh bình…
Mua sách Kẻ Sát Nhân Lương Thiện ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Kẻ Sát Nhân Lương Thiện” khoảng 75.000đ đến 78.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Kẻ Sát Nhân Lương Thiện Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Kẻ Sát Nhân Lương Thiện Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Kẻ Sát Nhân Lương Thiện Fahasa” tại đây
Đọc sách Kẻ Sát Nhân Lương Thiện ebook pdf
Để download “sách Kẻ Sát Nhân Lương Thiện pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 22/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Kẻ Sát Nhân Trong Ngôi Nhà Chết Chóc
- Kẻ Lang Thang
- Thế Giới Kết Thúc Dịu Dàng Đến Thế
- Nhân Sự Cốt Cán
- Nhận Thức Phật Giáo Hòa Hảo
- Covid -19: Đại Dịch Đáng Lẽ Không Bao Giờ Xảy Ra Và Làm Cách Nào Để Ngăn Chặn Đại Dịch Kế Tiếp
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free